GIẢI THÍCH: PHẨM TRI THỨC THỨ 52
(Kinh Ma-ha Bát-nhã ghi: Phẩm Thiện Tri Thức)
KINH: Bấy giờ, Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, hàng Bồ-tát tân học, nên học Bát-nhã ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Trì giới ba-la-mật, Thí ba-la-mật như thế nào?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Hàng Bồ-tát tân học, nếu muốn học Bát-nhã ba-la-mật, Thiền, Tinh tấn, Nhẫn, Giới, Thí ba-la-mật. Trước tiên nên thân cận cúng dường thiện tri thức, người có thể thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu. Người ấy dạy rằng: Thiện nam tử, ngươi có bố thí gì, tất cả hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, có Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, tất cả hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ngươi chớ cho sắc là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; chớ cho thọ, tưởng, hành, thức là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; chớ cho Thí ba-la-mật là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; chớ cho Giới, Nhẫn, Tấn, Thiền, Bát-nhã ba-
* Trang 415 *
la-mật là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; chớ cho nội không cho đến vô pháp, hữu pháp không là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; chớ cho bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám thánh đạo phần là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; chớ cho bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; chớ cho mười trí lực cho đến mười tám pháp không chung của Phật là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì cớ sao? Vì không chấp thủ sắc liền được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; không chấp thủ thọ (vedanā), tưởng (saṃjña), hành (saṃskāra), thức (vijñāna) liền được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Không chấp thủ Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật liền được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; không chấp thủ nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung liền được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Thiện nam tử, khi tu Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu chớ tham sắc, vì sao? Vì sắc chẳng phải cái có thể tham; chớ tham thọ, tưởng, hành, thức, vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là cái có thể tham. Thiện nam tử, chớ tham Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, chớ tham nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, chớ tham bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần,
* Trang 416 *
chớ tham bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, chớ tham mười trí lực cho đến trí Nhất thiết chủng của Phật. Vì sao? Vì trí Nhất thiết chủng chẳng phải là cái có thể tham. Thiện nam tử, chớ tham quả Tu-đà-hồn cho đến quả A-la-hán; chớ tham Bích-chi-Phật đạo, chớ tham Bồ-tát pháp vị, chớ tham Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chẳng phải là cái có thể tham, vì sao? Vì các pháp tự tánh không.
LUẬN: Hỏi: Tu-bồ-đề hỏi chỗ sở hành của hàng tân học cớ sao Phật đáp việc tu hành vi diệu lâu ngày của Bồ-tát, đó là không chấp thủ hết thảy pháp, vì hết thảy pháp tánh không?
Đáp: Các pháp tánh không có hai: 1. Cái không của đại Bồ-tát ngộ được. 2. Là nhu thuận nhẫn của tiểu Bồ-tát học được vì trí tuệ mà phát tâm. Trong đây chỉ nói về cái không của tiểu Bồ-tát học được.
* Lại nữa, có khí vị của trí tuệ, Phật kể: là Bồ-tát, nếu không có khí vị của trí tuệ, thời tuy tu hành các công đức khác lâu ngày, Phật không kể là Bồ-tát. Thí như Phật nói, tướng trạng của Đảnh pháp ở trong Thanh-văn đối với Tam Bảo có lòng tin chút ít, gọi là Đảnh pháp (mūrdha-dharma);[1] lòng tin ấy cao hơn Nỗn pháp nhờ tu thiền định phát sanh, do tâm cõi Sắc đạt được, nó đối với vô ngại giải thốt của Phật là bé nhỏ, nhưng đối với người phàm là lớn. Như vậy, Bồ-tát mới phát tâm có được khí
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 48; T. 26: Phát trí luận (發智論), quyển 1, tr. 918a10-919a8; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 6, tr. 26b9-c5.
* Trang 417 *
vị của Bát-nhã ba-la-mật, nên có thể lảnh thọ sự giáo hóa gọi là tân học, quá hơn công đức năm Ba-la-mật đối với người phàm là lớn, đối với Phật là nhỏ.
* Lại nữa, Phật không nói thẳng các pháp tánh không, mà trước tiên dạy cúng dường thân cận thiện tri thức, nhờ thiện tri thức nói cho công đức năm Ba-la-mật. Thiện tri thức tuy mỗi mỗi giáo hóa, nhưng Phật chỉ khen pháp bất hoại, đó là đối với sắc pháp v.v… không tham, không đắm, không thủ. Thí như chim cánh vàng mới sanh, từ một núi Tu-di bay đến một núi Tu-di, Bồ-tát cũng như vậy, mới học đã có thể sanh trí sâu xa như vậy, huống gì học lâu. Lại như đóm lửa nhỏ có thể đốt cháy, huống gì lửa lớn. Bồ-tát cũng như vậy, lúc mới học có thể dùng trí tuệ, chuyển đổi pháp thế gian khiến rốt ráo không, đốt cháy các phiền não, huống gì đắc lực đầy đủ.
KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, các Bồ-tát làm được việc khó làm, ở trong hết thảy pháp tánh (dharmatā) không mà cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Phật dạy: Như vậy, như vậy! Tu-bồ-đề, Bồ-tát làm được việc khó, ở trong hết thảy pháp tánh không mà cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tu-bồ-đề, các Bồ-tát vì an ổn cho thế gian, nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác,
* Trang 418 *
vì an lạc cho thế gian, vì cứu thế gian, vì làm chỗ quy hướng cho thế gian, vì làm nơi nương tựa cho thế gian, vì làm gò bải cho thế gian, vì dẫn đạo thế gian, vì làm đạo rốt ráo cho thế gian, vì làm chỗ đi đến cho thế gian nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tu-bồ-đề, Bồ-tát vì an ổn cho thế gian nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như thế nào? Tu-bồ-đề, khi Bồ-tát được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đem chúng sanh ra khỏi sáu đường, đặt vào nơi bờ Niết-bàn vô úy. Tu-bồ-đề, ấy là Bồ-tát vì an ổn cho thế gian nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bồ-tát vì an lạc cho thế gian, nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác như thế nào? Tu-bồ-đề, Bồ-tát khi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đem chúng sanh ra khỏi cái u sầu, khổ não, đặt vào nơi bờ Niết-bàn vô úy. Ấy là Bồ-tát vì an lạc cho thế gian nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bồ-tát vì cứu thế gian, nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác như thế nào? Tu-bồ-đề, Bồ-tát khi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cứu các khổ nạn trong đường sanh tử cho chúng sanh, cũng thuyết pháp để dứt các khổ ấy, chúng sanh nghe pháp, tạm dùng Tam thừa để được độ thốt. Tu-bồ-đề, ấy là Bồ-tát vì cứu thế
* Trang 419 *
gian, nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bồ-tát vì làm chỗ quy hướng cho thế gian, nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác như thế nào? Tu-bồ-đề, Bồ-tát khi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cứu chúng sanh ra khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu bi, sầu não đem đặt vào nơi bờ Niết-bàn vô úy. Tu-bồ-đề, ấy là Bồ-tát vì làm chỗ quy hướng cho thế gian nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bồ-tát vì làm chỗ nương tựa cho thế gian nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác như thế nào? Tu-bồ-đề, Bồ-tát khi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì chúng sanh nói hết thảy pháp không có chỗ nương tựa. Tu-bồ-đề, ấy là Bồ-tát vì làm chỗ nương tựa cho thế gian nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, hết thảy pháp không có chỗ nương tựa như thế nào?
Phật dạy: Sắc không tương tục tức là sắc không sanh, sắc không sanh tức là sắc không diệt, sắc không diệt tức là sắc không có chỗ nương tựa; thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí Nhất thiết chủng cũng lại như vậy. Tu-bồ-đề, ấy là Bồ-tát vì làm chỗ nương tựa cho thế gian nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
* Trang 420 *
Bồ-tát vì làm đạo cứu cánh cho thế gian nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác như thế nào? Tu-bồ-đề, nếu khi Bồ-tát được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác vì chúng sanh nói pháp như vầy: Tướng rốt ráo của sắc chẳng phải là sắc; tướng rốt ráo của thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí Nhất thiết chủng chẳng phải là trí Nhất thiết chủng. Tu-bồ-đề, tướng cứu cánh “Như”, tướng hết thảy pháp cũng như vậy.
Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, nếu tướng hết thảy pháp cứu cánh “như” thời các Bồ-tát đều nên tu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì cớ sao? Vì trong tướng rốt ráo của sắc không có phân biệt; trong tướng rốt ráo của thọ, tưởng, hành, thức không có phân biệt cho đến trong tướng rốt ráo của trí Nhất thiết chủng không có phân biệt cho là sắc, là thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí Nhất thiết chủng.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy! Trong tướng rốt ráo của sắc không có phân biệt, trong tướng rốt ráo của thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí Nhất thiết chủng không có phân biệt gọi là sắc cho đến gọi là trí Nhất thiết chủng. Tu-bồ-đề, ấy là việc khó của Bồ-tát ma-ha-tát. Quán tướng các pháp tịch diệt như vậy, mà tâm không ẩn khuất, không sợ hãi, vì cớ sao? Vì Bồ-tát nghĩ rằng các pháp thâm sâu ấy ta nên biết như vậy sẽ
* Trang 421 *
* Trang 422 *
tám giới, bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo phần, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông chẳng sanh chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch; nói quả Tu-đà-hồn cho đến quả A-la-hán, Bích-chi-Phật đạo chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, nói mười trí lực cho đến trí Nhất thiết chủng của Phật chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch. Tu-bồ-đề, ấy là Bồ-tát ma-ha-tát vì làm dẫn đạo cho chúng sanh nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
LUẬN: Tu-bồ-đề phát tâm hy hữu bạch Phật rằng: Các Bồ-tát chưa dứt phiền não, chưa đủ đại bi, chưa được địa vị bất thối chuyển, biết các pháp vốn tánh không mà có thể phát tâm Vô thượng đạo, việc ấy rất khó. Phật nhận lời ấy rằng: Đúng như vậy. Lại tán thán nhân duyên hy hữu của Bồ-tát rằng: Bồ-tát vì an ổn cho thế gian nên phát tâm. An ổn là có thể phá hết thảy phiền não, rốt ráo không biến mất. Ví như thuốc hay chữa lành bệnh không cần hỏi ngọt đắng, chỉ cần rốt ráo trừ hết bệnh được an ổn. Phật hay làm cho chúng sanh thường an ổn, không kỳ hạn một đời, hai đời. Cái vui của thế gian là có cái tuy an ổn mà không vui, có cái đời nay khổ, đời sau vui như uống thuốc đắng trong bụng an ổn, trong miệng không ngon, thế nên nói Phật hay đem cho cái vui đời này đời sau. Sáu đường vì vô thường nên chẳng phải an ổn, thế nên nói ra khỏi sáu đường gọi là an ổn. Cái vui thế gian là nhân duyên
* Trang 423 *
của đắm trước nên lâu về sau, chắc chắn sanh ưu não, không gọi là vui; cái vui Niết-bàn trước sau không biến đổi, lìa hết ưu khổ gọi là vui. Cứu thế gian là như người bị giặc ốn đuổi bắt, nếu có thân thích, có thế lực quan quyền thời có thể cứu. Chúng sanh cũng như vậy, vì nhân duyên của tội ác, các phiền não và bị ma dân đuổi bắt. Chỉ có Phật thuyết pháp cứu hộ cho. Thế gian quy hướng là như người khi gặp gió dữ, mưa mạnh, chắc chắn tìm về phòng xá; các tà kiến phiền não thế gian trong ngồi thân tâm khổ não, già, bệnh, chết, ưu khổ, nên tìm về với Phật, Phật dùng các phương cách nhổ sạch ưu bi, khổ não. Nơi nương tựa là hết thảy pháp hữu vi, do nhân duyên hòa hợp sanh nên không có tự lực, không thể nương tựa. Chúng sanh bị khổ bức bách, đến nương tựa Phật, Phật vì nói cho pháp không có nương tựa. Pháp không có nương tựa là chân thật, đó là Vô dư Niết-bàn. Năm uẩn diệt, không còn tương tục, không tương tục tức là chẳng sanh, chẳng diệt; chẳng sanh chẳng diệt tức là rốt ráo không, không có nơi nương tựa.
Hỏi: Nếu không có nơi nương tựa cớ sao nói làm chỗ nương tựa?
Đáp: Nương tựa có hai: 1. Các phiền não ái kiến nương tựa pháp hữu vi. 2. Trí tuệ thanh tịnh nương tựa Niết-bàn. Vì phiền não kiến nên nói không có nương tựa. Đạo cứu cánh là thật tướng rốt ráo không của các pháp. Sắc pháp v.v… đời trước không có, đời sau không có, đời hiện tại cũng không có. Kẻ phàm phu vì thế lực của ức tưởng phân biệt, nghiệp quả báo tình thức nên điên đảo thấy có, còn Thánh nhân dùng con mắt trí tuệ
* Trang 424 *
quan sát thấy điều hư vọng không thật. Như đời trước đời sau; đời chính giữa cũng như vậy. Nếu không có trước sau làm sao có giữa? Như vậy, vì chúng sanh thuyết pháp là đặt chúng sanh an ổn trong đạo rốt ráo đệ nhất. Cồn bãi thế gian là như cồn bãi, bốn phía không có đất, sắc pháp cũng như vậy, đời trước đời sau đều không thể thủ đắc. Trung gian như trong cứu cánh đạo đã phá, vì đời trước đời sau “không” nên trung gian cũng không. Nước là ví cho các phiền não ba lậu,[1] bốn lưu[2] và hết thảy pháp thuộc nghiệp quả báo, rốt ráo không, không có gì để thủ đắc, đó là Niết-bàn, là cồn bãi. Chúng sanh chìm ở giữa bốn dòng nước, Phật lấy con thuyền bát chánh đạo vớt lên đặt vào trên cồn bãi Niết-bàn. Có các nhân duyên như vậy tiếp độ chúng sanh, ấy gọi là dẫn đạo.
KINH: Bồ-tát vì làm chỗ đến cho thế gian nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi) như thế nào?
Tu-bồ-đề, Bồ-tát khi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác vì chúng sanh nói chỗ đến của sắc là “không”; nói chỗ đến của thọ, tưởng, hành, thức là “không” cho đến nói chỗ đến của trí Nhất thiết chủng là “không”. Vì chúng sanh nói sắc chẳng phải chỗ đến, chẳng phải không chỗ đến, vì cớ sao? Vì tướng của sắc là “không”, chẳng phải chỗ đến, chẳng phải không chỗ đến; nói thọ, tưởng, hành, thức, chẳng phải chỗ đến, chẳng phải không chỗ đến, vì sao? Vì tướng thọ, tưởng,
[1] Ba lậu: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Ba loại này làm cho loài hữu tình lưu chuyển trong vòng sinh tử, lại thường tiết lậu các xấu xa ô nhiễm ra ở sáu căn không biết khi nào dứt; T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama- 雜阿含), quyển 31, kinh số 896, tr. 225b1-6: Như vậy tôi nghe, một thời, phật trú ở thành Vương xá Kỳ thọ Cấp-cô-đọc viên. Lúc bấy giờ, Thế-tôn bảo các tỳ-kheo: có ba hữu lậu, thế nào là ba? Đó là dục hữu lậu, hữu hữu lậu và vô minh hữu lậu. Vì đoạn trừ ba hữu lậu này, nên tầm cầu đại sư. Phật nói kinh này rồi, chư tỳ-kheo nghe Phật dạy như thế hoan hỷ phụng hành; T. 26: Tập dị môn túc luận (集異門足論), quyển 4, tr.383a4-9; T. 26: Phẩm loại túc luận (品類足論), quyển 6, tr. 717b16-20; Xem Đại trí độ luận, quyển 25.
[2] Bốn lưu: bốn dòng nước cuốn là dục lưu, hữu lưu, kiến lưu và vô minh lưu. Tính nó hay nhận chìm chúng sanh, nhận chìm pháp lành, nên gọi là bộc lưu; T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含), quyển 43, kinh số 1172, tr. 313c20-21; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 7, tr. 578b17-c10; T. 26: Tập dị môn túc luận (集異門足論), quyển 8, tr. 399b29-c8; T. 26: Phẩm loại túc luận (品類足論), quyển 7, tr. 719a26-b3; T. 28: A-tỳ-đàm tỳ-bà-sa luận (阿毘曇毘婆沙論), quyển 26, sử kiền độ 2 (使揵度2), tr. 192b5-13; T. 30: Du già sư địa luận (Yogācāryabhūmi-śāstra-瑜伽師地論), quyển 18, tr. 376b11-12; T. 32: Thành thật luận (Satyasiddhi-śāstra-成實論), quyển 10, Tạp phiền não phẩm 136 (雜煩惱品136), tr. 320b8-12.
* Trang 425 *
hành, thức là “không”, chẳng phải chỗ đến, chẳng phải không chỗ đến, cho đến trí Nhất thiết chủng “không” chẳng phải chỗ đến, chẳng phải không chỗ đến, vì sao? Vì tướng trí Nhất thiết chủng là “không” chẳng phải chỗ đến, chẳng phải không chỗ đến.
Như vậy, Tu-bồ-đề, Bồ-tát vì làm chỗ đến cho thế gian nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì sao? Vì chỗ đến của hết thảy pháp là “không”, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong “không” chỗ đến, chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “vô tướng” chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong “vô tướng” chỗ đến, chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “vô tác” chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong vô tác chỗ đến chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.[1]
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “không dấy khởi” chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong không dấy khởi, chỗ đến chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “không có gì của chính nó” chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chỗ đến ấy không
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 512, tr. 614c27-615a15: Thế nào là Bồ-tát ma-ha-tát cùng làm chỗ sở thú cho thế gian nên phát đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Bồ-tát ma-ha-tát mong cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, muốn vì hữu tình tuyên nói, khai thị, sắc lấy hư không làm chỗ đến (sở thú), thọ tưởng hành thức lấy hư không làm chỗ đến. Nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí lấy hư không làm chỗ đến; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí lấy hư không làm chỗ đến. Vì tất cả pháp đều như hư không vô sở hữu vậy. Muốn vì hữu tình tuyên nói khai thị sắc chẳng đến chẳng phải chẳng đến. Vì cớ sao? Vì tánh sắc không, trong không không có đến không chẳng đến vậy. Thọ tưởng hành thức chẳng đến chẳng phải chẳng đến. Vì cớ sao? Vì tánh thọ tưởng hành thức không, trong không không có đến không chẳng đến vậy. Nói rộng cho đến nhất thiết trí chẳng đến chẳng phải chẳng đến. Vì cớ sao? Vì tánh nhất thiết trí không, trong không không có đến không chẳng đến vậy. Ðạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng đến chẳng phải chẳng đến. Vì cớ sao? Vì tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không, trong không không có đến không chẳng đến vậy. Ðấy là Bồ-tát ma-ha-tát vì làm chỗ về đến cho thế gian nên phát đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Vì sao? Thiện Hiện! vì Tất cả pháp đều lấy không, vô tướng, vô nguyện làm đến. Các Bồ-tát ma-ha-tát đối đến như thế không vượt quá được. Vì cớ sao? Vì trong không, vô tướng, vô nguyện, đến cùng chẳng đến không thể thủ đắc.
* Trang 426 *
vượt quá được, vì sao? Vì trong chỗ đến không có gì của chính nó, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chỗ đến chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “như mộng”, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong mộng chỗ đến, chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “như huyễn”, như vang, như bóng, như hóa, chỗ đến ấy không vượt quá được,[1] vì sao? Vì trong huyễn hóa chỗ đến, chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “vô lượng, vô biên”, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong vô lượng, vô biên chỗ đến, chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “không cho, không lấy” chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong không cho, không lấy, chỗ đến chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “không cất lên, không hạ xuống”, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong không cất lên, không hạ xuống, chỗ đến chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 15, phẩm Tri thức thứ 52 (知識品52), tr. 333a8-9: Tu-bồ-đề! hết thảy pháp thú laø nhö huyeãn, nhö vang, nhö boùng, nhö hoùa, chỗ đến (thú) ấy không vượt quá được.
* Trang 427 *
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “không thêm, không bớt”, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong không thêm không bớt chỗ đến chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “không đến, không đi” chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong không đến không đi ấy, chỗ đến chẳng phải chỗ đến không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “không vào, không ra, không hợp, không tán, không vướng, không dứt” chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong không vướng không dứt, chỗ đến chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “ngã, chúng sanh, thọ mệnh, người; dấy khởi, người khiến dấy khởi; làm, người khiến làm, kẻ biết, kẻ thấy” chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì ngã cho đến kẻ biết kẻ thấy rốt ráo không thể thủ đắc, huống gì có chỗ đến chẳng phải chỗ đến.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “thường” chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì thường rốt ráo không thể thủ đắc, làm sao có chỗ đến chẳng phải chỗ đến.
* Trang 428 *
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “lạc, tịnh, ngã” chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì lạc, tịnh, ngã rốt ráo không thể thủ đắc, làm sao có chỗ đến chẳng phải chỗ đến.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là vô thường, khổ, bất tịnh, vô ngã, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì vô thường, khổ, bất tịnh, vô ngã rốt ráo không thể thủ đắc, làm sao có chỗ đến, chẳng phải chỗ đến.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “tham dục” chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì tham dục rốt ráo không thể thủ đắc, huống gì có chỗ đến, chẳng phải chỗ đến.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là sân hận, si mê, tà kiến, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì sân hận, si mê, tà kiến rốt ráo không thể thủ đắc, huống gì có chỗ đến, chẳng phải chỗ đến.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “như”, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong “như” không có đến không có đi.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là pháp tánh thực tế, tánh không thể nghĩ bàn, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong pháp tánh, thực tế, tánh không thể nghĩ bàn, không có đến, không có đi.
* Trang 429 *
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “bình đẳng”, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong bình đẳng chỗ đến chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “tướng bất động”, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong tướng bất động chỗ đến, chẳng phải chỗ đến không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “sắc” chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì sắc rốt ráo không thể thủ đắc làm sao có chỗ đến, chẳng phải chỗ đến.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “thọ, tưởng, hành, thức”, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo không thể thủ đắc, làm sao có chỗ đến chẳng phải chỗ đến. Mười hai xứ, mười tám giới cũng như vậy.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “Thí ba-la-mật”, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì Thí ba-la-mật rốt ráo không thể thủ đắc, làm sao có chỗ đến chẳng phải chỗ đến.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là Giới ba-la-mật; Nhẫn ba-la-mật; Tấn ba-la-mật; Thiền ba-la-mật; Bát-nhã ba-la-mật; chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì Giới ba-la-mật cho đến
* Trang 430 *
Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo không thể thủ đắc, làm sao có chỗ đến chẳng phải chỗ đến.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “nội không”, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì nội không rốt ráo không thể thủ đắc, làm sao có chỗ đến, chẳng phải chỗ đến.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là “ngoại không, nội ngoại không, cho đến vô pháp hữu pháp không”, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì vô pháp hữu pháp không rốt ráo không thể thủ đắc, làm sao có chỗ đến, chẳng phải chỗ đến.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo phần, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo phần rốt ráo không thể thủ đắc, làm sao có chỗ đến chẳng phải chỗ đến.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là mười trí lực cho đến trí Nhất thiết chủng của Phật, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong trí Nhất thiết chủng, chỗ đến chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là quả Tu-đà-hồn cho đến Bích-chi-Phật đạo, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong quả Tu-đà-hồn cho đến Bích-chi-Phật đạo chỗ đến chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
* Trang 431 *
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chỗ đến chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề, chỗ đến của hết thảy pháp là Tu-đà-hồn cho đến Phật, chỗ đến ấy không vượt quá được, vì sao? Vì trong Tu-đà-hồn cho đến Phật, chỗ đến chẳng phải chỗ đến đều không thể thủ đắc.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, ai tin hiểu được?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Có Bồ-tát trước tiên ở chỗ chư Phật, tu sáu Ba-la-mật lâu ngày, thiện căn thuần thục, cúng dường vô số trăm ngàn, vạn, ức Phật, thường đi theo thiện tri thức, hạng người ấy có thể tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, người tin hiểu được Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy có tánh gì, tướng gì, hình mạo gì?
Phật dạy: Dứt lìa tham, sân, si là tánh, tướng, mạo. Bồ-tát ma-ha-tát ấy có thể tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu.
LUẬN: Hỏi: Các việc trên chỉ lược nói, nay trong “chỗ đến” cớ sao nói rộng?
* Trang 432 *
Đáp: “Chỗ đến” là cuối phẩm tóm tắt hết chỗ hội quy của chín việc trên cho nên nói nhiều.[1]
* Lại nữa, an lạc v.v… và chỗ đến đều đồng một nghĩa, đều cứu chúng sanh ra khỏi khổ, đưa đến Niết-bàn. Nếu mỗi việc, mỗi việc nói rộng thời không thể nói hết. Chỗ đến ở sau hết nên nói rộng, nên biết các việc khác cũng đều nên nói rộng.
Chỗ đến của sắc pháp v.v… là không, như hư không chỉ có tên gọi mà không có thực pháp, sắc pháp v.v… cũng như vậy, cuối cùng quy về nơi không, vì tướng rốt ráo của các pháp chắc chắn là không, ngồi ra những cái khác đều hư vọng. Như người lúc mới đầu tuy có lời nói lành lâu lâu mới biết tình thật. Các pháp sắc v.v… cũng như vậy, khi vào Vô dư Niết-bàn thời cùng với hư không không khác; nên biết trước tiên cũng như vậy, chỉ vì người phàm phu do quả báo điên đảo cho nên thấy khác. Hết thảy pháp không có pháp gì qua khỏi tướng không v.v… như người muốn vượt quá hư không không thể được.
Mười sáu danh từ ngã, chúng sanh, thọ mệnh v.v… đều do năm uẩn hòa hợp, giả có danh từ đó, chứ không có thực pháp, làm sao có chỗ đến chẳng phải chỗ đến, nếu thường, lạc, ngã, tịnh, bốn điên đảo phá hỏng bốn thánh hạnh như bốn pháp thường, lạc, ngã, tịnh không thể thủ đắc, chỉ vì điên đảo, các pháp sắc v.v… cũng như vậy. Như thường, lạc, ngã, tịnh không thể thủ đắc thời vô thường, khổ, bất tịnh, vô ngã từ thường, lạc, ngã,
[1] Chín việc: 1.An ổn thế gian, 2.An lạc thế gian, 3.Cứu thế gian, 4. Thế gian quy, 5.Thế gian y xứ, 6. Thế gian châu, 7.Thế gian cứu tương đạo, 8.Thế gian cứu cánh đạo, 9.Thế gian thú.
* Trang 433 *
tịnh phát xuất cũng không thể thủ đắc. Thế nên nói, chỗ đến của hết thảy pháp là thường, lạc, ngã, tịnh, là vô thường, khổ, bất tịnh, vô ngã.
Tu-bồ-đề hỏi Phật: Pháp ấy sâu xa, vi tế, ai sẽ tin hiểu được? - Phật đáp: Người có nhân duyên tu hành lâu ngày tin được.
Lại hỏi: Người tu lâu ngày có tướng trạng gì? - Phật đáp: Người ấy lìa tâm ba độc, cũng không thấy lìa, thâm nhập thật tướng các pháp.
Hỏi: Người ấy chưa được vô sanh nhẫn làm sao nói dứt ba độc?
Đáp: Dứt có hai: 1. Là dứt cội gốc. 2. Là dứt ngành ngọn chút ít.[1] Trong đây nói dứt ngành ngọn chút ít, hành giả không phân biệt được sự dứt ấy, không phân biệt ấy là dứt, ấy là phiền não, vì sao? Vì tướng phiền não điên đảo không nhất định, nên phiền não tức là “dứt”, nên nói là ly.
____________
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 27.
* Trang 434 *