Để đạt được giải thoát đòi hỏi biết bao nỗ lực; và chúng ta càng nôn nóng muốn được giải thoát bao nhiêu, thì chúng ta càng cần tăng nỗ lực đó lên bấy nhiêu. Chúng ta cần năng lực mạnh mẽ để chế ngự những trở ngại trong việc tu tập, và đi theo con đường đạo. Năng lực đó từ đâu đến? Nó đến từ việc nhớ nghĩ đến sự vô thường của sống chết. Ngay cả những ân sủng mà các vị chứng đắc luôn ban cho tất cả chúng sanh cũng có thể truy nguyên trở về từ việc quán tưởng về cái chết.
Quán tưởng đến vô thường và cái chết cũng rất quan trọng nếu chúng ta muốn tự giải thoát khỏi vòng luân hồi. Quán tưởng về vô thường và cái chết giúp chúng ta chấm dứt được 84,000 tâm uế nhiễm. Tất cả các trạng thái tâm uế nhiễm khác nhau –phát xuất từ gốc căn của tham, sân và si, tất cả những vô minh này làm trở ngại sự giải thoát khỏi luân hồi –có thể được chấm dứt bởi năng lựơng phát khởi từ việc quán tưởng đến vô thường và chết. Thiền quán này là nguồn gốc chính của việc chấm dứt mọi vọng tưởng, đưa đến Giác Ngộ. Nó rất mạnh mẽ.
Nếu chúng ta luôn quán tưởng đến vô thường và cái chết, ta có thể tránh làm phát khởi các tâm tiêu cực tầm thường như tham, vô minh, sân hận, tự ái, ganh tỵ, vân vân –các loại tâm khiến chúng ta khó chịu, khổ đau và phiền não. Chúng không thể phát khởi vì khi luôn quán tưởng đến vô thường và chết, chúng ta thực sự biết sợ cái chết và sự ngắn ngủi của kiếp con người. Cái sợ đúng đắn này là cái sợ rất cần thiết, giúp tâm ta được bình ổn, ngay chính trong hiện tại.
Quán tưởng đến vô thường và cái chết không chỉ ích lợi lúc ta bắt đầu tu tập –khi nó khiến chúng ta tìm đến Phật Pháp và bắt đầu tu tập thay vì chỉ chạy đuổi theo các tâm vọng tưởng- mà nó cũng hữu ích suốt trong quá trình hành Pháp của ta. Một khi chúng ta đã bước trên con đường đạo, nó sẽ tạo động lực để ta tiếp tục đi tới. Vì dầu đã biết đạo, quán tưởng đến cái chết sẽ giúp ta không lạc hướng trong tu tập và nó sẽ giúp ta tiếp tục không ngừng nghỉ để tiến đến những mức độ tu chứng cao hơn trên đường đạo. Do đó, quán tưởng đến vô thường và cái chết cũng hữu ích ở khúc cuối của quá trình tu tập của chúng ta.
Cuối cùng, đến giờ phút ta phải ra đi, sự quán tưởng này cũng hữu ích vì nó giúp chúng ta ra đi một cách bình an, tự tại, với tâm buông xả, không còn vướng bận điều gì nữa. Việc quán tưởng này giúp ta ra đi với tâm hoan hỷ. Người mà cả đời đã luôn hằng ngày quán tưởng đến cái chết, sẽ không ngừng thanh lọc tâm mình, tạo nhiều công đức, tạo ít nghiệp xấu, thì chắc chắn sẽ không có vấn đề gì trước giờ ra đi của mình.
PHƯƠNG CÁCH QUÁN TƯỞNG VỀ VÔ THƯỜNG
Liên hệ những gì chúng ta nhìn thấy ở thế giới bên ngoài với nội tâm chúng ta rất hữu ích, nó có thể trở thành một loại thiền phân tích. Do đó:
Khi chúng ta ngắm một dòng sông, nhìn dòng nước chảy, ta có thể nghĩ là cuộc đời ta cũng qua đi nhanh chóng như dòng nước chảy.
Khi nhìn mặt trời mọc lên và lặn xuống, hãy quán tưởng đến cuộc đời ta cũng nhanh chóng qua đi như thế.
Như dầu trong ngọn đèn đang cháy, liên tục bị tiêu hao, và cuộc đời chúng ta cũng thế.
Như những mùa qua đi, cuộc đời chúng ta cũng thế; như hạ, thu, đông và xuân qua đi nhanh chóng, cuộc đời chúng ta cũng trở nên càng lúc càng ngắn hơn, càng lúc càng nhanh chóng qua đi.
Diệu Liên Lý Thu Linh
(Trích dịch theo Transforming Your Anxiety about Impermanence and Death
Một người hỏi: “Không có một vị thầy nào từ thời xưa cho đến bây giờ mà không nói rằng không có Phật ở ngoài tâm. Dù từ điều này, rõ ràng
GIỚI THIỆUKINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐAĐào NguyênKinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà-Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền,
Nếu muốn tham thiền học đạo, đốn siêu pháp môn phương tiện, tâm khế hợp Đạo mầu; phải cứu xét cơ tinh yếu, chọn lấy xác quyết cái sâu xa, tỏ ngộ
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi
Vấn nạn chính mà tất cả chúng ta đều có là sự khổ đau khi không đạt được các điều mong muốn, bao gồm những nhu cầu vật chất cần thiết như
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt