Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM MỘNG THỆ THỨ 61.
(Kinh Ma Ha Bát Nhã ghi: Phẩm Mộng Trung)
(Kinh Đại Bát Nhã Phần 2 ghi: Phẩm Tăng Thượng Mạn Thứ 60)
            KINH: Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát ma-ha-tát cho đến trong mộng không tham địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật cũng không tham ba cõi, tuy quán các pháp như mộng, như huyễn, như tiếng vang, như sấm nắng, như hóa cũng không thủ chứng. Tu-bồ-đề! Nên biết đó là tướng trạng chẳng thối chuyển của Bồ-tát chẳng thối chuyển.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ở trong mộng thấy Phật thuyết pháp cho số trăm ngàn vạn ức Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Trời, Rồng, Quỷ, Thần, Khẩn-na-la v.v…; theo Phật nghe pháp liền hiểu đúng nghĩa, thực hành theo pháp (Dharmānusāra),[1] nên biết đó là tướng trạng chẳng thối chuyển của Bồ-tát chẳng thối chuyển.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ở trong mộng thấy Phật 32 tướng (dvātriṃśanmahā-puruṣa-lakṣaṇāni), 80 vẽ đẹp tùy hình (aṣīty-anuvyañjanāni), có hào quang lớn, vọt lên giữa hư không, thuyết pháp


[1] T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達摩俱舍論), quyển 23: Tùy tín hành và tùy pháp hành, vì có căn độn và lợi khác nhau.
Luận: Khi đang ở vào các sát-na này, hành giả có các căn chậm chạp (mṛdu, độn) được gọi là tùy tín hành (śraddhānusārin); hành giả có các căn lanh lợi (tīkṣṇa) được gọi là tùy pháp hành (dharmānusārin). Ở đây khi nói “căn” là để chỉ cho các căn tín, định, v.v..
Tùy tín hành có nghĩa là sự đi theo nhờ có tín (śraddhāya anusāraḥ); người có sự theo đuổi này, hoặc người có thói quen làm điều này nhờ có tín được gọi là tùy tín hành giả (śraddhānusārin), bởi vì trước đó (pūrvam) người này đã theo đuổi thánh đế (arthānusevana) (có nghĩa là đã có sự hiểu biết các đế) nhờ vào sự thúc dục của người khác, nhờ sự tin tưởng vào người khác (parapratyayena).
Tùy pháp hành cũng có ý nghĩa tương tợ như vậy, tức là sự theo đuổi nhờ có các pháp (dharmair anusāraḥ). Chính nhờ dựa vào các pháp, tức nhờ vào khế kinh nói về mười hai chi, mà bản thân hành giả đã theo đuổi được thánh đế trước đó.
Abhidharmakośa śāstra, Āryanirdeśa, tr. 353: mṛdvindriyas teṣu vartamānaḥ śraddhānusāri iti ucyate. Tikṣṇendriyo dharmānusāri iti. Śraddhānusāraḥ śraddhānusāraḥ. So’asya astiīti śraddhānusārī, śraddhānusartuṃ śīlam asya iti vā. Pūrvaṃ parasaṃpratyayena artha anusaraṇāṭ evaṃ dharmānusārī. Pūrvaṃ svayam eva sūtra ādibhir dharmair artha anusaraṇāt. Xem Tạp a-hàm kinh, quyển 33, luận Thành thật, quyển 11. 

* Trang 614 *
device

pháp cho đại Tỳ-kheo Tăng; hiện thần lực lớn, hóa làm hóa nhơn đi đến quốc độ Phật khác thi hành Phật sự. Nên biết đó là tướng trạng chẳng thối chuyển của Bồ-tát chẳng thối chuyển.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát ở trong mộng thấy binh lính nỗi lên phá làng xóm, hoặc thấy phá thành ấp hoặc thấy hỏa hoạn, hoặc thấy lồi hổ lang sư tử dũng mãnh sát hại, hoặc thấy người muốn đến cấp cho cái đầu họ, hoặc thấy cha mẹ chết, anh em, chị em và thân hữu tri thức chết. Thấy các việc sầu khổ như vậy mà không kinh, không sợ, cũng không ưu não, từ mộng thức dậy liền suy nghĩ: Ba cõi hư dối đều như mộng! Khi ta được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng sẽ vì chúng sanh nói ba cõi như mộng. Này Tu-bồ-đề! Nên biết đó là tướng trạng chẳng thối chuyển của Bồ-tát chẳng thối chuyển.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề! Làm sao biết Bồ-tát chẳng thối chuyển ấy khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trong nước không có ba đường ác. Này Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát ở trong mộng thấy cảnh địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ liền nghĩ rằng: Ta sẽ siêng tinh tấn, khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, khiến trong nước ta không có ba đường ác, vì sao? Vì mộng ấy và các pháp không hai không khác. Này Tu-bồ-

* Trang 615 *
device

đề! Nên biết đó là tướng trạng chẳng thối chuyển của Bồ-tát chẳng thối chuyển.[1]
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ở trong mộng thấy lửa địa ngục đốt chúng sanh, liền thề rằng: Nếu ta thực là bậc chẳng thối chuyển thời lửa ấy sẽ tắt! Lửa ấy liền tắt; nếu lửa địa ngục liền tắt thời đó là tướng trạng chẳng thối chuyển.
            * Lại nữa, nếu Bồ-tát trong ban ngày thấy lửa nổi lên giữa thành quách liền nghĩ rằng: Ta ở trong mộng, thấy hành, loại, tướng mạo chẳng thối chuyển, nay ta thực có việc ấy, tự lập thệ rằng: Lửa ấy sẽ tắt. Nếu lửa tắt thời nên biết Bồ-tát ấy đã được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, an trú địa vị chẳng thối chuyển. Nếu lửa không tắt, thời đốt một nhà, chừa một nhà, đốt một làng, chừa một làng.[2] Này Tu-bồ-đề! Nên biết nhà bị đốt là vì nhân duyên của nghiệp phá pháp sâu dày. Vì thế nên đốt một nhà chừa một nhà, ấy là các chúng sanh đời nay chịu dư ương của nghiệp phá pháp nên bị đốt. Này Tu-bồ-đề! Do nhân duyên ấy, nên biết đó là tướng trạng chẳng thối chuyển của Bồ-tát chẳng thối chuyển.
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Nay sẽ lại vì ông nói hành, loại, tướng mạo của địa vị chẳng thối chuyển. Này Tu-bồ-đề! Hoặc nam tử, hoặc nữ nhơn bị hàng phi nhơn cầm giữ, khi ấy hàng Bồ-
 

[1] T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 14, phẩm A duy việt trí tướng thứ 62 (阿惟越致相品 62), tr. 96a2-5: Này Tu-bồ đề! Bồ-tát nếu thấy địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, các sự khổ trong ba đường ác, nên phát nguyện rằng: khi thành tựu Phật trí, ta sẽ làm cho nước ta không có ba đường ác. Vì sao? Vì các việc thấy trong mộng và các pháp không hai, nên biết đó là tướng không thoái chuyển; T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 452, tr. 283b19-25.
[2] T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 14, phẩm A duy biệt trí thứ 62  (阿惟越致相品 62) tr. 96a11-18: Nếu lửa đốt cháy nhà này đến nhà khác, làng này qua làng khác, hoặc thiêu đốt nhà này mà không thiêu đốt nhà khác, hoặc thiêu đốt làng này mà không thiêu đốt làng khác, nên biết những nhà bị thiêu đốt là do đời trước hủy hoại Chánh pháp nên đời này phải chịu tai hoạ ấy. Từ đó về sau, dư nghiệp đều dứt, đây là tội diệt phước sinh, đó là tướng không thoái chuyển; T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 452, tr. 283c15-17. 

* Trang 616 *
device

tát nghĩ rằng: Nếu ta được chư Phật quá khứ thọ ký, tâm ta thanh tịnh cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tu hành chánh đạo thanh tịnh, xa lìa tâm cầu Thanh-văn, Bích-chi Phật, xa lìa niệm cầu Thanh-văn, Bích-chi Phật, nên sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ta chắc chắn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chứ chẳng phải không được; vô lượng chư Phật hiện tại trong mười phương quốc độ, không có điều gì không biết, không thấy, không hiểu, không chứng. Chư Phật biết thâm tâm của ta, thẩm định biết ta chắc chắn sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Do thệ nguyện chí thành ấy nên thiện nam thiện nữ kia bị hàng phi nhơn cầm giữ, não hại, thì hàng phi nhơn ấy sẽ rời bỏ đi xa. Này Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát thệ nguyện như vậy, hàng phi nhơn không bỏ đi, thời nên biết Bồ-tát ấy chưa được chư Phật quá khứ thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề ! Bồ-tát ấy thệ nguyện như vậy, nếu hàng phi nhơn bỏ đi, thời nên biết Bồ-tát ấy đã được chư Phật quá khứ thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề! Do hành, loại, tướng mạo như vậy nên biết đó là tướng trạng chẳng thối chuyển của Bồ-tát chẳng thối chuyển.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát xa lìa sáu Ba-la-mật và sức phương tiện, không tu hành lâu bốn niệm xứ cho đến không, vô tướng, vô tác tam-

* Trang 617 *
device

muội, chưa vào Bồ-tát vị, bị ma quấy nhiễu, Bồ-tát thề rằng: Nếu ta thật được chư Phật thọ ký thời hàng phi nhơn ấy sẽ bỏ đi. Khi ấy ác ma liền khéo léo bảo kẻ phi nhơn bỏ đi. Ác ma có uy lực hơn hàng phi nhơn nên kẻ phi nhơn liền bỏ đi. Khi ấy Bồ-tát nghĩ rằng vì nguyện lực của ta nên kẻ phi nhơn bỏ đi.
Vì không biết đó là do sức của ác ma, mà ỷ thị vào chứng cớ ấy nên khinh lộng, chê bai các Bồ-tát khác nói rằng: “Ta đã được chư Phật thọ ký, còn ngươi chưa được”. Dùng lời thề trống không ấy, không có sức phương tiện tu tập, nên sinh ra tăng thượng mạn. Vì việc ấy nên xa lìa Nhất thiết trí, xa lìa Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề! Nên biết người ấy rơi vào hai địa vị hoặc Thanh-văn, Bích-chi Phật, do nhân duyên của lời thề ấy nên khởi lên ma sự. Người ấy không thân cận, nương tựa thiện tri thức, không hỏi tướng trạng của chẳng thối chuyển, nên bị ma trói buộc, càng thêm bền chắc, vì cớ sao? Vì Bồ-tát ấy không tu hành lâu sáu ba-la-mật, Không có sức phương tiện. Nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
            Này Tu-bồ-đề! Tại sao Bồ-tát không tu hành lâu sáu ba-la-mật cho đến chưa vào Bồ-tát vị, bị ác ma quấy nhiễu? Này Tu-bồ-đề! Ác ma biến hóa thành nhiều thân đến nói với Bồ-tát rằng: 

* Trang 618 *
device

“Ngươi ở chỗ Phật được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tên ngươi như vậy, tên cha ngươi như vậy, tên mẹ ngươi như vậy, tên anh em, chị em như vậy, tên cha mẹ bảy đời của ngươi như vậy, ngươi sanh ở nước ấy, thành ấy, xóm làng ấy”. Nếu thấy Bồ-tát tánh hạnh nhu hòa liền nói tiếp với Bồ-tát rằng: Ngươi đời trước cũng nhu hòa; nếu thấy Bồ-tát tánh hạnh bạo ngược liền nói: ngươi đời trước cũng có tánh như vậy; nếu thấy Bồ-tát tu hạnh tịch tịnh thời liền nói: ngươi đời trước cũng tu hạnh tịch tịnh; nếu thấy Bồ-tát mặc áo vá đi khất thực, sau giờ ngọ không uống thức ăn lỏng, một lần ngồi ăn, một bình bát xin ăn nơi người khác, nghỉ ở giữa gò mã, ở chỗ đất trống, dưới cây, thường ngồi không nằm, như trải tòa ngồi, chỉ dùng ba y, hoặc ít muốn, hoặc biết đủ, hoặc ở chỗ xa làng xóm, hoặc không dùng dầu xoa chân, hoặc ít nói năng. Liền nói với Bồ-tát ấy rằng: Ngươi đời trước cũng có hạnh như vậy, vì sao? Vì ngươi nay có công đức khổ hạnh ấy nên biết ngươi đời trước cũng chắc chắn có công đức ấy. Bồ-tát ấy nghe việc và tên họ đời trước của mình, nghe tán thán công đức khổ hạnh của mình, liền vui mừng sanh tâm kiêu mạn. Khi ấy ác ma nói với Bồ-tát rằng: Ngươi có công đức như vậy, có tướng mạo như vậy, thật ngươi đã được chư Phật thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

* Trang 619 *
device

Này Tu-bồ-đề! Ác ma họặc làm Tỳ-kheo mặc áo pháp, hoặc làm thân cư-sĩ, hoặc làm thân cha mẹ đi đến chỗ Bồ-tát nói như vầy: Ngươi đã được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì sao? Vì tướng trạng công đức của bậc chẳng thối chuyển, ngươi đã có đầy đủ. Này Tu-bồ-đề! Ta đã nói Bồ-tát ấy vĩnh viễn thật không có hành, loại, tướng mạo của bậc chẳng thối chuyển. Nên biết Bồ-tát ấy bị ma cầm giữ. Vì sao? Vì Bồ-tát ẫy vinh viễn không có hành, loại, tướng mạo của bậc chẳng thối chuyển, chỉ vì nghe danh tự nên sinh tâm kiêu mạn, khinh lộng chê bai người khác. Này Tu-bồ-đề, ấy là Bồ-tát bị ma cầm giữ, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát không tu hành lâu sáu Ba-la-mật, không biết tướng danh tự, không biết tướng sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ác ma đi đến nói rằng: Tương lai ông sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác có tên gọi như vậy, tùy theo bổn niệm người kia mà nói lên danh hiệu của nó. Vị Bồ-tát không có trí, không có phương tiện liền nghĩ rằng: Ta đời trước cũng có danh hiệu thành Phật, người kia nói đúng như ý nghĩ của ta, lời người kia nói hợp với bản nguyện của ta, ta chắc chắn đã được Phật thọ ký. Này Tu-bồ-đề! Ta đã nói Bồ-tát ấy vĩnh viễn không có hành, loại, tướng mạo của bậc chẳng thối chuyển,[1] chỉ vì chấp lấy danh tự suông mà khinh
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 453, tr.285a17-18: Như ta đã nói Bồ-tát ma-ha-tát các hành, loại, tướng mạo của bậc chẳng thoái chuyển, Bồ-tát ma-ha-tát thật không có; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), tr. 96c2-3: Phật bảo Tu bồ đề, Ta sẽ nói hành động, tướng mạo của Bồ tát không thoái chuyển, thật ra Bồ tát đó không có được tướng này. 

* Trang 620 *
device

lộng chê bai người khác, vì thế nên xa lìa Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bồ-tát ấy xa lìa Bát-nhã ba-la-mật, không có sức phương tiện, xa lìa thiện tri thức, tương đắc với ác tri thức, nên rơi vào hai địa vị Thanh-văn và Bích-chi Phật. Nếu nhiều lần qua lại trong đường sanh tử, vậy sau trở lại nương tựa Bát-nhã ba-la-mật, hoặc gặp thiện tri thức thường theo dõi, thân cận, nên được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Người ấy ở ngay thân này, nếu không hối cải liền, thời sẽ rơi vào hai địa vị hoặc A-la-hán hoặc Bích-chi Phật.
Thí như Tỳ-kheo đối với bốn trọng giới, nếu phạm một giới tức chẳng phải Sa-môn, chẳng phải Thích-tử. Người ấy hiện thân không được bốn quả Sa-môn. Này Tu-bồ-đề! Tâm của Bồ-tát đắm vào danh tự suông cũng như vậy, vì khinh lộng chê bai người khác, nên biết tội ấy nặng hơn tội phạm bốn trọng giới của Tỳ-kheo, hơn nữa còn quá hơn tội ngũ nghịch. Vì đắm vào danh tự mà sanh tâm cao ngạo, khinh lộng chê bai người khác, nếu sanh tâm như vậy, nên biết tội ấy rất nặng, các ma sự vi tế về danh tự như vậy, hàng Bồ-tát nên giác tri.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ở nơi chỗ xa vắng, không nhàn, núi chầm, ma đi đến chỗ Bồ-tát, khen ngợi việc ở xa lìa xóm làng ấy rằng: 

* Trang 621 *
device

: “Thiện nam tử! Việc ngươi làm đúng theo lời Phật khen ngợi”. Này Tu-bồ-đề! Ta không khen ngợi xa lìa là chỉ ở chỗ trống không, nhàn tịnh, núi chầm, khống đạt xa xôi.
Tu-bồ-đề thưa: Nếu chỗ trống không, nhàn tịnh, núi chầm, khống đạt xa xôi không phải là cách xa lìa, vậy lại có cách xa lìa khác thế nào?
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát xa lìa tâm cầu Thanh-văn, Bích-chi Phật mà ở chỗ trống không, nhàn tịnh, núi chầm, khống đạt xa xôi thời đó là cách xa lìa được Phật khen ngợi. Này Tu-bồ-đề! Cách xa lìa như vậy, Bồ-tát nên phải ngày đêm thực hành cách xa lìa ấy, đó gọi là Bồ-tát tu hạnh xa lìa. Này Tu-bồ-đề! Nếu ác ma nói cách xa lìa là ở chỗ trống không nhàn tịnh, núi chầm, khống đạt xa xôi, thì Bồ-tát đó tâm vẫn ở chỗ huyên náo là vì không xa lìa tâm cầu Thanh-văn, Bích-chi Phật, không siêng tu Bát-nhã ba-la-mật, Bồ-tát ấy không thể đầy đủ trí Nhất thiết chủng. Bồ-tát ấy hành theo cách xa lìa của ác ma nói, nên tâm không thanh tịnh, khinh khi Bồ-tát khác ở gần thành thị mà tâm thanh tịnh, không có sự huyên náo của Thanh-văn, Bích-chi Phật, cũng không có các tâm tạp ác khác; được đầy đủ thiền định, giải thốt, trí tuệ, thần thông. Bồ-tát lìa Bát-nhã ba-la-mật không có sức phương tiện, thời tuy ở chỗ cầm thú, quỷ thần, la-sát ở, xa

* Trang 622 *
device

ngồi trăm ngàn do tuần, trải qua hoặc một năm, trăm ngàn vạn ức năm, hoặc quá vạn ức năm mà không biết cách xa lìa của Bồ-tát, đó là Bồ-tát do cách xa lìa ấy, mà thâm tâm phát nguyện được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không hành tạp nhạp. Bồ-tát tu ở chỗ huyên náo mà nương tựa, đắm trước tướng xa lìa, việc làm người ấy, Phật không chấp thuận hứa.
Này Tu-bồ-đề! Ta nói cách xa lìa thật là Bồ-tát không ở trong đó cũng không thấy tướng “xa lìa”, vì sao? Vì chỉ thực hành hạnh không “xa lìa”. Khi ấy ma đến ở giữa hư không khen ngợi rằng: “Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, đó là cách xa lìa chơn chánh của Phật nói, ngươi thực hành hạnh xa lìa ấy mau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác” Bồ-tát ấy nghe như vậy, khởi niệm đắm trước hạnh xa lìa mà khinh dễ các Tỳ-kheo thanh tịnh cầu Phật đạo cho là huyên náo; lấy huyên náo làm không huyên náo, lấy không huyên náo làm huyên náo, nên cung kính lại không cung kính, không nên cung kính lại cung kính. Bồ-tát ấy nói rằng: “Kẻ phi nhơn nghĩ đến ta mà khen ngợi ta sở hành của ta là hạnh xa lìa chơn chánh, còn người ở gần thành thị thì ai đến khen ngợi ông!” Do nhân duyên ấy nên khinh các Bồ-tát khác. Này Tu-bồ-đề! Nên biết đó là hạng Bồ-tát Chiên-đà-la làm ô nhiễm các Bồ-tát; người ấy tương tợ Bồ-tát mà thật là giặc lớn giữa trời

* Trang 623 *
device

người, cũng là kẻ giặc trong hàng Sa-môn mặc áo pháp. Người như vậy, các người cầu Phật đạo không nên thân cận, không nên cúng dường cung kính, vì sao? Này Tu-bồ-đề! Vì nên biết người ấy đã rơi vào tăng thượng mạn. Thế nên nếu Bồ-tát muốn không bỏ Nhất thiết trí, muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nhất tâm muốn cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, muốn lợi ích chúng sanh, thời không nên thân cận, cung kính, cúng dường người ấy. Pháp của Bồ-tát là thường nên siêng cầu tự lợi, nhàm sợ thế gian, tâm thường xa lìa ba cõi, đối với người ấy nên khởi tâm từ, bi, hỷ, xả, ta tu Bồ-tát đạo, không nên sinh các tội lỗi như vậy, nếu sinh hãy nên diệt gấp. Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát nên khéo giác tỉnh việc ấy, đối với việc ấy khéo tự mình ra khỏi.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát thâm tâm muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hãy nên thân cận, cung kính, cúng dường thiện tri thức.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là thiện tri thức của Bồ-tát?
            Phật bảo Tu-bồ-đề : Các đức Phật là thiện tri thức của Bồ-tát, các Bồ-tát cũng là thiện tri thức của Bồ-tát, A-la-hán cũng là thiện tri thức của Bồ-tát, sáu Ba-la-mật cũng là thiện tri thức của Bồ-tát, bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung, cũng là thiện tri thức của Bồ-tát. Như như, 

* Trang 624 *
device

thực tế, pháp tánh cũng là thiện tri thức của Bồ-tát.
            Này Tu-bồ-đề! Sáu Ba-la-mật là Thế Tôn, sáu Ba-la-mật là đạo, sáu Ba-la-mật là ánh sáng lớn, sáu Ba-la-mật là ngọn đuốc, sáu Ba-la-mật là trí, sáu Ba-la-mật là tuệ, sáu Ba-la-mật là cứu vớt, sáu Ba-la-mật là chỗ về, sáu Ba-la-mật là gò bãi, sáu Ba-la-mật là đạo rốt ráo, sáu Ba-la-mật là cha mẹ. Bốn niệm xứ cho đến trí Nhất thiết chủng cũng như vậy, vì sao? Vì sáu Ba-la-mật và ba mươi bảy pháp trợ đạo cũng là cha mẹ của chư Phật quá khứ, cũng là cha mẹ của chư Phật vị lai, hiện tại, vì sao? Vì chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều từ trong sáu Ba-la-mật, ba mươi bảy pháp trợ đạo xuất sanh. Vì thế nên Bồ-tát muốn cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh, nên học sáu Ba-la-mật, ba mươi bảy pháp trợ đạo và bốn nhiếp pháp mà nhiếp thủ chúng sinh.
Những gì là bốn nhiếp pháp? Đó là bố thí (dāna-saṃgraha), ái ngữ (priya-vādita-saṃgraha), lợi hành (artha-caryā-saṃgraha), đồng sự (samānārtha-saṃgraha). Này Tu-bồ-đề! Vì sự lợi ích ấy nên ta nói sáu Ba-la-mật và ba mươi bảy pháp trợ đạo là Thế Tôn của Bồ-tát ; là đạo, là ánh sáng lớn, là ngọn đuốc, là trí, là tuệ, là cứu vớt, là chỗ về, là gò bãi, là đạo rốt ráo, là cha mẹ của Bồ-tát. Do lẽ ấy nên Bồ-tát muốn không theo lời dạy của người khác, mà an trú muốn dứt hết

* Trang 625 *
device

nghi lầm cho chúng sinh, muốn nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, nên học Bát-nhã ba-la-mật, vì cớ sao? Vì trong Bát-nhã ba-la-mật nói rộng các pháp, đó là chỗ Bồ-tát nên học.
            LUẬN: Hỏi: Trong phẩm “Chẳng thối chuyển”[1] đã nói rộng tướng trạng chẳng thối chuyển, cớ sao nay nói lại?
            Đáp: Nghĩa Bát-nhã ba-la-mật được nói đều là tướng trạng chẳng thối chuyển, nhưng trong phẩm “chẳng thối chuyển” nói nhiều việc ấy; còn trong các phẩm khác cũng có nhiều chỗ nói tướng trạng chẳng thối chuyển nhưng không có thứ lớp. Có người nói: Vì chúng sanh hậu lai mà nói tướng trạng chẳng thối chuyển với lời lẽ khác. Có người nói: Có hai thứ chẳng thối chuyển: 1. Là đã được thọ ký; 2. Là chưa được thọ ký. Được thọ ký có hai: 1. Là được thọ ký trong hiện tiền. 2. Là không được thọ ký trong hiện tiền. Không được thọ ký trong hiện tiền có hai: 1. Là đầy đủ nhân duyên thọ ký. 2. Là chưa đầy đủ nhân duyên thọ ký. Đầy đủ nhân duyên thọ ký là biết thực tướng các pháp, đầy đủ sáu Ba-la-mật; không đầy đủ nhân duyên thọ ký là chỉ biết thực tướng các pháp, được một phần Bát-nhã ba-la-mật; còn các Ba-la-mật khác chưa đầy đủ. Bồ-tát ấy có thể đối đáp như Bồ-tát chẳng thối chuyển, đây là tướng trạng chẳng thối chuyển, được nói ở cuối phẩm trước. Thế nên thứ lớp nói: Trong mộng không tham hai địa Nhị thừa, nên tuy chưa đầy đủ pháp chẳng
 

[1] Xem Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra-大智度論), phẩm Chẳng thoái chuyển thứ 55, phẩm Chuyển bánh xe bất thoái thứ 56. 

* Trang 626 *
device

thóai chuyển cũng gọi là chẳng thối chuyển, như vậy nên trong phẩm này thứ lớp nói. Bồ-tát ấy trong ban ngày, thường tu tập “không” nên ban đêm ở trong mộng cũng không tham ba cõi; người ấy thường tu hành tâm từ bi đối với chúng sanh, ưa vui Phật pháp, nên không tham Nhị thừa, hoặc khi mộng, khi thức đều quán các pháp như mộng, như huyễn. Bồ-tát ấy tuy chưa được hiện tiền thọ ký, chưa đầy đủ các pháp khác, cũng được gọi là tướng trạng chẳng thối chuyển, vì sao? Vì Bồ-tát thối chuyển ở hai nơi. 1. Là đắm trước cái vui của thế gian nên thối chuyển. 2. Là thủ chứng Nhị thừa nên thối chuyển. Còn Bồ-tát tâm kiên cố, sâu vào “không” và có tâm từ bi, nên cho đến trong mộng cũng không tham ba cõi Nhị thừa, huống gì trong khi thức.
            * Lại nữa, nếu Bồ-tát trong mộng thấy Phật thuyết pháp ở giữa đại chúng trời, người, đó là nghĩa thực tướng của các pháp. Bồ-tát biết nghĩa ấy tâm hợp với pháp.
            * Lại nữa, Pháp bí mật của chư Phật, Bồ-tát trong mộng được thấy, đó là thấy thân Phật vô lượng quá núi tu-di, sắc như vàng Diêm-phù-đề, tự trang nghiêm với 32 tướng, 80 vẽ đẹp tùy hình, phóng ra vô lượng hào quang, phạm âm thuyết pháp; lại từ lỗ chân lông trên thân, biến ra vô lượng hóa Phật đi đến mười phương dùng sức phương tiện, thi hành Phật sự, độ thốt chúng sinh. Bấy giờ Bồ-tát ấy thấy sức thần thông của Phật, nên thâm tâm trong sạch, hỏi Phật pháp, biết được thực tướng các pháp, ấy gọi là chẳng thóai chuyển. Bồ-tát ấy

* Trang 627 *
device

thường tập hành rốt ráo không, nên các phiền não chấp ta và của ta bị bẻ mỏng, cho đến đối với tự thân không tiếc, huống gì kẻ thân thích khác. Vì nhân duyên ấy nên nếu trong mộng thấy hoặc tự thân, hoặc cha mẹ, hoặc bị giết, hoặc chết, và làng xóm bị phá hoại cũng không ưu não sợ hãi. Khi thức dậy suy nghĩ: Như trong mộng không chết mà thấy chết, không sợ mà thấy sợ, hết thảy ba cõi đều như vậy, chứ đâu chỉ trong mộng. Khi ta thành Phật sẽ vì chúng sanh nói các pháp rốt ráo không, như mộng.
* Lại nữa, có Bồ-tát khi gieo trồng nhân duyên về cõi nước thanh tịnh nguyện rằng: Ta trong thời gian bao nhiêu chứa nhóm công hạnh làm cõi nước thanh tịnh. Tu tập tâm ấy, nên trong mộng nếu thấy chúng sanh trong ba đường ác, liền được tâm ấy, khi ta thành Phật khiến cõi nước ta cho đến không có danh tự ba đường ác.
            * Lại nữa, Bồ-tát thường tu tâm từ bi, nên trong mộng thấy lửa địa ngục đốt chúng sinh liền thề, lửa liền tắt ; khi thức dậy giữ lấy tướng ấy, nếu thấy lửa thiệt đốt thành quách liền nghĩ rằng: Ta trong mộng có thể làm tắt lửa, thời lửa này cũng sẽ phải tắt, vì cớ sao? Vì Phật nói cảnh mộng và thức không khác nhau. Do Bồ-tát ở trong vô lượng kiếp tu tập phước đức, được thật tướng các pháp nên quỷ thần, long vương giúp đỡ làm tắt lửa. Trong đó có thứ lửa không tắt mà đốt cháy một nhà chừa một nhà, đó là vì chúng sanh tội nặng, sức phước đức và trí tuệ của Bồ-tát không thể dứt tội nặng 

* Trang 628 *
device

ấy vì đó là tội phá pháp. Pháp đây là Bát-nhã ba-la-mật. Sự lợi ích của các pháp khác không sánh kịp Bát-nhã ba-la-mật, thế nên phá Bát-nhã ba-la-mật mắc tội nặng. Do sức thệ nguyện của Bồ-tát nên lửa không thứ lớp đốt cháy, chỉ vì tội nặng không thể cứu, chứ không ngại gì tướng trạng chẳng thối chuyển. Bị kẻ phi nhơn cầm giữ cũng như lửa chú thuật. Có Bồ-tát chưa biết vô sanh pháp nhẫn, nghe nói đọc câu chú chẳng thối chuyển, quỉ bỏ đi, liền đọc chú. Bồ-tát ấy tự mình chưa có sức, ác ma đến khiến quỷ thần bỏ đi, lại tự ỷ thị cho là do sức của mình. Vì có lỗi lầm như vậy nên Phật dạy phải giác tĩnh.
            * Lại nữa, Bồ-tát chưa vào chính vị, ác ma hiện các loại hình, theo tâm niệm của Bồ-tát đi đến nói rằng: Ông đã được thọ ký, ông có tướng ấy, chỉ vì mắt thịt nên không biết. Do nhân duyên đó, nên Bồ-tát sinh tâm tăng thượng mạn, khinh miệt người khác.
            * Lại nữa, Bồ-tát không ngộ được thực tướng các pháp, không biết năm uẩn hòa hợp bèn có ra tướng danh tự. Ác ma đi đến thọ ký cho rằng: Ông sẽ làm Phật, danh tự như vậy, như vậy. Bồ-tát ấy suy nghĩ, ta vốn có ý nghĩ về danh tự ấy, nay ma nói đồng với sở nguyện của ta, chắc chắn chư Phật thọ ký cho ta thế nên sanh tâm kiêu mạn, khinh các đại Bồ-tát khác. Do nhân duyên ấy nên xa lìa đạo Vô thượng, khi chịu tội xong, lại rơi vào hàng Nhị thừa. Nếu ngay thân này biết sám hối, thời sau khi đền tội xong sẽ trở lại nương tựa Bát-nhã ba-la-mật được làm Phật, vì cớ sao? Nếu để

* Trang 629 *
device

qua thân khác mới sám hối thời tội càng nặng khó dứt, không được làm Phật. Tâm Bồ-tát ấy đắm trước vào danh tự suông, mắc tội nặng, nên Phật nói thí dụ về bốn trọng cấm; phá trọng cấm ấy thời hiện thân không được thành bốn đạo quả, vì cớ sao? Vì trong bốn trọng cấm, tội đại vọng ngữ là tự xưng ta là A-la-hán; còn trong kinh này, đắm trước theo danh từ thọ ký mà tự cho mình sẽ làm Phật, nên tội nặng hơn phạm bốn trọng cấm.
            Quá hơn tội ngũ nghịch là như trong phẩm ĐỊA NGỤC[1] đã nói về tội phá hoại Bát-nhã ba-la-mật.
            Ma sự vi tế: Tế là không trái ý kia, tùy theo bản nguyện của người kia giúp thành tâm niệm họ; Bồ-tát ấy chưa được pháp chẳng thối chuyển, bị ma dối gạt nói đã được; đó là ma sự vi tế. Hàng Bồ-tát lợi căn nên giác tĩnh trừ bỏ xa lìa.
            * Lại nữa, Bồ-tát ở chỗ xa lìa làng xóm, ác ma đi đến khen ngợi rằng: “Ngươi có thể xa lìa thân tộc, bạn đồng học, một mình ở giữa rừng sâu, hành Phật đạo, ấy là đạo hạnh của vị chơn Bồ-tát”. Bồ-tát nghe lời nói ấy sanh tâm kiêu mạn, khinh các Bồ-tát khác đang ở giữa đại chúng. Vì việc ấy nên xa lìa Phật đạo, rơi vào Nhị thừa. Phật dùng mọi cách, quở trách Bồ-tát ấy là giặc là Chiên-đà-la v.v… như trong kinh nầy nói, không nên thân cận hạng người ấy. Phật nói xa lìa là tâm xa lìa Nhị thừa, ba cõi, ấy là “chơn xa lìa”. Như trong kinh nói rộng về các ma sự vi tế như vậy, hãy nên giác tĩnh mà xa lìa.
 

[1] Tham khảo T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 11, tr. 304c; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 9, tr. 63a; T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 435, tr. 187c; T. 8: Đạo hành bát-nhã kinh (道行般若經), quyển 3, tr. 441b; T. 8: Đại minh độ kinh (大明度經), quyển 3, tr. 488a; T. 8: Ma- ha bát-nhã sao kinh (摩訶般若鈔經), quyển 3, tr. 523a; T. 8: Tiểu phẩm bát-nhã kinh (小品般若經), quyển 3, tr. 550c. 

* Trang 630 *
device

* Lại nữa, Bồ-tát thâm tâm muốn cầu được đạo Vô thượng; thâm tâm là nhứt tâm, là tâm chuyên nhứt, tâm cẩn trọng, tâm ưa Phật đạo, vượt ra ngồi cái vui thế gian, nên thân cận thiện tri thức, vì cớ sao? Vì có hai nhân duyên được vô thượng đạo: 1. Là trong. 2. Là ngồi. Trong là nhớ nghĩ, tư duy, trù lượng các pháp một cách đúng đắn; ngồi là thiện tri thức.[1] Phật ở nhiều nơi nói về tướng mạo thiện tri thức, thế nên Tu-bồ-đề hỏi Phật: Thế nào là thiện tri thức của Bồ-tát? Phật đáp: Chư Phật, đại Bồ-tát và Thanh-văn là thiện tri thức của Bồ-tát; sáu Ba-la-mật cho đến trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna), như như, pháp tánh, thực tế cũng là thiện tri thức. Vì các pháp ấy có thể làm thành tựu sự việc Bồ-tát nên nói sáu Ba-la-mật v.v… là thiện tri thức. Ba hạng Thánh nhơn lấy sáu Ba-la-mật ấy, khiến Bồ-tát phụng hành, được làm Phật. Thế nên pháp và người, chung gọi là thiện tri thức.
            Hỏi: Phật và Bồ-tát, sáu Ba-la-mật có thể làm thành Bồ-tát nên là thiện tri thức, còn Tiểu thừa đạo thì khác, làm sao cùng làm thiện tri thức được?
            Đáp: Có người Tiểu thừa đời trước cầu Phật đạo nên có lợi căn, tuy là Tiểu thừa mà có tâm thương xót, xem xét họ có thể thành Đại thừa nên vì họ nói pháp Đại thừa, biết báo ân Phật, khiến cho giống Phật không dứt. Như Xá-lợi-phất trong 60 kiếp cầu Phật đạo, tuy thối chuyển làm A-la-hán, nhưng cũng có trí tuệ lợi căn có thể vì hàng Bồ-tát nói pháp Đại thừa. Tu-bồ-đề thường tu hạnh vô tránh tam-muội, thường có tâm từ bi
 

[1] Tham khảo T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含), quyển 58, Đại câu hy la kinh (大拘絺羅經), tr. 790c28-791a3. 

* Trang 631 *
device

bi đối với chúng sinh nên cũng có thể giáo hóa hàng Bồ-tát về pháp Đại thừa. Như Ma-ha Ca-diếp dùng sức thần thông duy trì thân này cho đến ngày Phật Di-lặc ra đời, ở núi Cửu-túc đi ra, làm nhân duyên đắc đạo cho đại chúng.[1] Những việc như vậy rất nhiều.
            Hỏi: Sáu Ba-la-mật thu nhiếp hết các pháp, sao nay còn nói riêng ba mươi bảy pháp trợ đạo cho đến “như như, pháp tánh, thật tế”?
            Đáp: Sáu Ba-la-mật là nói lược, bốn niệm xứ v.v… là nói rộng, giải thích sáu Ba-la-mật. Sáu Ba-la-mật là sơ đạo của Bồ-tát, hơi xa, còn ba mươi bảy pháp trợ đạo là nhân duyên gần. Trong sáu Ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật rất lớn; thí như tuy có nhiều sao sáng, mà mặt trời, mặt trăng sáng hơn. Trong hai Ba-la-mật ấy, bốn niệm xứ và mười trí lực của Phật rất thù diệu, có thể làm lợi ích lớn, hiện đời làm cho người ta đắc đạo, còn trì giới, bố thí v.v… không sánh bằng. Nói riêng về pháp vô vi, như như, pháp tánh, thật tế, vì là chân thật không hư dối, nên có thể thành Bồ-tát sự. Tu bốn niệm xứ, ngộ được như như, pháp tánh khiến Bồ-tát ra khỏi pháp hư dối nên gọi là thiện tri thức.
            * Lại nữa, sáu Ba-la-mật như Phật không khác, hiện tại Phật dùng pháp ấy độ người, nên gọi là Thế Tôn. Lời Thế Tôn nói không thể hoại, lời của sáu Ba-la-mật nói cũng không thể hoại, thế nên nói sáu Ba-la-mật là Thế Tôn. Đó là đạo, tu theo đạo ấy đi thẳng vào vô
 

[1] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama- 增壹阿含經), quyển 44, phẩm mười bất thiện (十不善品), tr. 788c28-789a1: Bấy giờ Thế Tôn bảo Ca-diếp: “Nay tuổi Ta đã suy hao, hơn tám mươi. Nhưng nay Như Lai có bốn Đại Thanh-văn có thể đảm trách du hóa, mà trí tuệ vô tận, đầy đủ các phẩm đức. Bốn vị này là những ai? Đó là Tỳ kheo đại Ca-diếp (Mahākāśyapa), Tỳ-kheo Quân-đồ-bát-hán, Tỳ kheo Tân-đầu lô (Piṇḍola-bhāradvāja), Tỳ kheo La-hầu-la (Rāhula). Các ngươi bốn Đại Thanh văn không nên bát-niết-bàn. Hãy đợi khi nào pháp Ta mất hẵn rồi hãy bát niết-bàn. Đại Ca-diếp cũng không nên bát-niết-bàn. Hãy đợi cho đến Di-lặc xuất hiện thế gian. Vì sao? Vì Các đệ tử được hóa độ bởi Di-lặc thảy đều là đệ tử của Thích-ca Văn, do sự giáo hóa của Ta được lưu lại mà dứt sạch các lậu. Trong thôn Tỳ-đề, quốc giới Ma-kiệt, Đại Ca-diếp sẽ trú trong núi ở đó. Về sau, Phật Di-lặc sẽ dẫn vô số tùy tùng đi đến núi này. Do ân đức của Phật, các quỷ thần sẽ mở cửa núi, và được thấy Ca-diếp trong hang thiền. Khi ấy đức Di-lặc duỗi cánh tay phải chỉ Ca-diếp mà bảo đại chúng: ‘Đây là đệ tử của Phật Thích-ca Văn trong thời quá khứ xa xưa, tên là Ca-diếp, vẫn tồn tại cho đến nay, là vị đầu đà khổ hành bậc nhất.’ Mọi người khi ấy tán thán là chưa từng có. Ngay lúc ấy, vô số trăm nghìn người dứt sạch trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh; T. 24: Căn bn thuyết nht thiết hu b tỳ-ni-da tp s (根本說一切有部毘奈耶雜事), quyển 40, tr. 409a14-19.

* Trang 632 *
device

lượng Phật pháp. Những lời nói trong sáu Ba-la-mật, người biết trù lượng tư duy phân biệt thường tu hành thời được trí tuệ lớn, phá các vô minh thế gian, thế nên nói sáu Ba-la-mật là ánh sáng lớn, là đuốc lớn, là trí, là tuệ, là cứu vớt, là chỗ về, là gò bãi, là đạo rốt ráo như trên nói.[1]
Bát-nhã ba-la-mật là mẹ, năm Ba-la-mật kia là cha hợp lại nói sáu Ba-la-mật là cha mẹ, như sáu Ba-la-mật nói về bốn niệm xứ cũng như vậy. Trong kinh này nói nhân duyên sáu Ba-la-mật cũng là cha mẹ của chư Phật mười phương ba đời. Sáu Ba-la-mật là pháp tự lợi. Người tu hành muốn lấy sáu Ba-la-mật giáo hóa chúng sanh, nghiêm tịnh cõi Phật, nên lấy bốn nhiếp pháp nhiếp thủ chúng sinh. Tự lợi, lợi tha như vậy nên Phật nói sáu Ba-la-mật, ba mươi bảy pháp trợ đạo là Thế Tôn, là đạo. Thế nên Bồ-tát nếu muốn không tùy theo giáo lý khác, không tùy theo giáo lý khác là tự biết thực tướng các pháp, cho đến gặp ma biến làm thân Phật đi đến nói khác với pháp thực tướng cũng không tin, không theo. Tự được Bồ-tát đạo, dần dần đầy đủ Phật pháp, nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sinh, được Phật đạo nên có thể dứt nghi lầm cho chúng sinh; nếu muốn được đạo ấy nên học Bát-nhã. Trong Bát-nhã ba-la-mật nói đủ các việc thế gian, xuất thế gian, hoặc lớn, hoặc nhỏ.
(Hết cuốn 76 theo bản Hán)
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 62, 71.
biết báo ân Phật, khiến cho giống Phật không dứt. Như Xá-lợi-phất trong 60 kiếp cầu Phật đạo, tuy thối chuyển làm A-la-hán, nhưng cũng có trí tuệ lợi căn có thể vì hàng Bồ-tát nói pháp Đại thừa. Tu-bồ-đề thường tu hạnh vô tránh tam-muội, thường có tâm từ bi
  

* Trang 633 *
device

            KINH: Bấy giờ Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là tướng Bát-nhã ba-la-mật?
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Như tướng hư không là tướng Bát-nhã ba-la-mật. Này Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật không có tướng gì.
            Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn! Vã chăng có nhân duyên như tướng Bát-nhã ba-la-mật, tướng các pháp cũng như vậy ư?
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy! Như vậy! Như tướng Bát-nhã ba-la-mật, tướng các pháp cũng như vậy, vì sao? Vì tướng các pháp là tướng lìa, là tướng không, vì nhân duyên ấy, như tướng Bát-nhã ba-la-mật, tướng các pháp cũng như vậy, đó là tướng lìa, tướng không.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Nếu hết thảy pháp hết thảy pháp lìa, hết thảy pháp hết thảy pháp không, làm sao biết chúng sanh hoặc nhơ, hoặc sạch. Bạch Thế Tôn! Pháp tướng lìa không nhơ, không sạch; pháp tướng không, không nhơ không sạch; pháp tướng lìa, tướng không, không thể chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tướng lìa tướng không thì không có pháp có thể thủ đắc. Bạch Thế Tôn! Trong tướng lìa, tướng không không có Bồ-tát chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

* Trang 634 *
device

Bạch Thế Tôn! Tôi làm sao hiểu được nghĩa Phật nói.
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao, chúng sanh suốt đêm dài hành theo tâm chấp ngã, ngã sở chăng? Như vậy bạch Thế Tôn. Chúng sanh suốt đêm dài hành theo tâm chấp ngã, ngã sở.
            Ý ông nghĩ sao? Tướng tâm chấp ngã, ngã sở ấy là xa lìa, là “không” chăng?
            Tu-bồ-đề thưa: Tướng tâm chấp ngã, ngã sở ấy, là xa lìa, là không.
Ý ông nghĩ sao, do tâm chấp ngã, ngã sở mà chúng sanh qua lại trong đường sanh tử chăng? Như vậy bạch Thế Tôn, do tâm chấp ngã, ngã sở mà chúng sanh qua lại trong đường sanh tử.
Đúng như vậy Tu-bồ-đề! Vì chúng sanh qua lại trong đường sanh tử nên biết có cấu uế phiền não. Nếu chúng sanh không có tâm chấp ngã, ngã sở, không có tâm nhiểm trước thời chúng sanh ấy không còn qua lại trong đường sanh tử; nếu không qua lại trong đường sanh tử, thời biết không có cấu uế phiền não. Như vậy, chúng sanh có được thanh tịnh.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Nếu Bồ-tát tập hành như vậy là không tập hành theo sắc, thọ, tưởng, hành, thức; là không tập hành theo bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo 

* Trang 635 *
device

đạo phần; là không tập hành nội không cho đến vô pháp hữu pháp không; là không tập hành mười trí lực cho đến trí Nhất thiết chủng của Phật, vì sao? Vì pháp ấy không thể có được, cũng không thể có người tập hành, cũng không có chỗ tập hành, cũng không có pháp tập hành. Bồ-tát tập hành như vậy, hết thảy thế gian người, trời, A-tu-la không thể hàng phục được. Bồ-tát ấy, hết thảy Thanh-văn, Bích-chi Phật không thể sánh kịp, vì sao? Vì nơi trú xứ không thể sánh kịp, đó là Bồ-tát vị. Bạch Thế Tôn! Bồ-tát ấy tập hành tâm tương ưng với Nhất thiết trí nên không ai có thể sánh kịp. Tu-bồ-đề, Bồ-tát tập hành như vậy mau gần Nhất thiết trí.
            Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, nếu chúng sanh trong cõi Diêm-phù-đề đều được làm thân người, được làm thân người rồi, đều được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; nếu có kẻ thiện nam, người thiện nữ suốt đời cúng dường, tôn trọng, tán thán các chúng sanh ấy, rồi đem thiện căn ấy hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thiện nam, thiện nữ ấy do nhân duyên đó được phước nhiều chăng? Tu-bồ-đề thưa: Rất nhiều, bạch Thế Tôn.
            Phật dạy: Chẳng bằng kẻ thiện nam, người thiện nữ ở giữa đại chúng diễn nói, chỉ bày, phân biệt, soi sáng, khai triển Bát-nhã ba-la-mật và 

* Trang 636 *
device

nhớ nghĩ đúng đắn, thực hành ứng hợp Bát-nhã ba-la-mật, phước đó rất nhiều. Cho đến đối với chúng sanh trong ba ngàn đại thiên thế giới cũng như vậy.
            Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, chúng sanh ở trong cõi Diêm-phù-đề cùng một lúc đều được làm thân người, được làm thân người rồi, nếu có kẻ thiện nam, người thiện nữ dạy họ tu mười thiện đạo, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, dạy họ khiến được đạo Tu-đà-hồn cho đến A-la-hán, Bích-chi Phật, dạy họ khiến được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi đem thiện căn ấy hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, kẻ thiện nam, người thiện nữ ấy được phước nhiều chăng? Tu-bồ-đề thưa: Rất nhiều. Bạch đức Thế Tôn!
            Phật dạy: Chẳng bằng kẻ thiện nam, người thiện nữ đem Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm, vì chúng sanh thuyết giảng, chỉ bày, phân biệt, soi sáng, khai triển và chẳng lìa Nhất thiết trí, được phước rất nhiều. Cho đến đối với chúng sanh trong ba ngàn đại thiên thế giới cũng lại như vậy. Bồ-tát ấy, không xa lìa tâm tương ưng với Nhất thiết trí, thời đạt đến bờ mé hết thảy phước điền, vì sao? Vì trừ Phật ra không có pháp nào khác sánh bằng thế lực của Bồ-tát, vì sao? Vì Bồ-tát khi tu Bát-nhã, đối với hết thảy chúng sanh khởi

* Trang 637 *
device

tâm đại từ, thấy chúng sanh đi đến chỗ chết mà khởi tâm đại bi; khi tu đạo ấy vui vẽ sanh tâm đại hỷ, không có ý tưởng phân biệt, liền được đại xả. Tu-bồ-đề, ấy là đại trí sáng suốt của Bồ-tát. Đại trí sáng suốt là sáu Ba-la-mật.
Này Tu-bồ-đề! Các thiện nam tử ấy, tuy chưa làm Phật mà có thể vì chúng sanh làm ruộng phước lớn, đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng không thối chuyển. Được thọ nhận sự cúng dường, y phục, ăn uống, đồ nằm, giường chiếu, thuốc chửa bệnh và các thứ cần để nuôi sống, tập hành tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật, nhớ nghĩ tới ân thí chủ, có thể báo đáp, chóng gần Nhất thiết trí. Vì thế, nên nếu Bồ-tát muốn không hư phí ăn của thí chủ trong quốc độ, muốn chỉ bày con đường ba thừa cho chúng sanh, muốn vì chúng sanh làm ánh sáng lớn, muốn vớt chúng sanh ra khỏi lao ngục ba cõi, muốn cho chúng sanh con mắt sáng, thời nên thường tập hành Bát-nhã ba-la-mật, khi tập hành Bát-nhã ba-la-mật nếu muốn giảng nói chỉ giảng nói Bát-nhã ba-la-mật; giảng nói Bát-nhã ba-la-mật rồi thường nhớ nghĩ Bát-nhã ba-la-mật; thường nhớ nghĩ Bát-nhã ba-la-mật rồi, thường thực hành Bát-nhã ba-la-mật không để cho ý niệm khác khởi lên, ngày đêm siêng tập hành niệm tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật, không ngừng, không nghỉ. Thí như kẻ sĩ phu, chưa từng được ngọc ma-ni, lúc sau mới

* Trang 638 *
device

mới được, được rồi rất vui mừng nhảy nhót, sau đó lại mất đi, liền rất ưu sầu thương nhớ nghĩ ngọc ma-ni ấy, nghĩ rằng: Ta vì sao bỗng chốc mất của báu lớn ấy. Này Tu-bồ-đề ! Bồ-tát cũng như vậy, thường nhớ nghĩ Bát-nhã ba-la-mật, tâm không lìa Nhất thiết trí.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Tính của hết thảy ý niệm tự “xa lìa”, tính của hết thảy ý niệm tự “không”, làm sao Bồ-tát tập hành Bát-nhã ba-la-mật, không lìa ý niệm tương ưng với Nhất thiết trí ? Trong pháp “xa lìa” và “không” ấy, không có Bồ-tát, không có ý niệm, không có tương ưng Nhất thiết trí?
            Phật bảo Tu-bồ-đề : Nếu Bồ-tát biết tính hết thảy pháp tự xa lìa, tính hết thảy pháp tự không, chẳng phải Thanh-văn, Bích-chi Phật làm, cũng chẳng phải Phật làm. Biết tướng các pháp là thường trú, pháp tướng, pháp trụ, pháp vị, như như, thật tế, ấy gọi là Bồ-tát tập hành Bát-nhã ba-la-mật, không xa lìa tâm niệm tương ưng với Nhất thiết trí, vì sao ? Vì tính Bát-nhã ba-la-mật tự xa lìa, tự không, không thêm, không bớt.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Nếu tính Bát-nhã ba-la-mật tự xa lìa, tự không, thời làm sao Bồ-tát cùng với Bát-nhã ba-la-mật được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

* Trang 639 *
device

Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát với Bát-nhã ba-la-mật không thêm, không bớt, vì sao? Vì như như, pháp tính, thật tế không thêm, không bớt, vì cớ sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật chẳng phải một, chẳng phải khác. Nếu Bồ-tát nghe nói tướng Bát-nhã ba-la-mật như vậy mà tâm không kinh, không thối mất, không sợ, không hãi, không nghi, nên biết Bồ-tát ấy tập hành Bát-nhã ba-la-mật, nên biết Bồ-tát ấy chắc chắn trú trong địa vị chẳng thối chuyển
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật không, không có gì của chính nó, tướng không kiên cố ấy là tập hành Bát-nhã ba-la-mật chăng? –Không phải, Tu-bồ-đề.
Bạch đức Thế Tôn! Lìa “không” lại có pháp tập hành Bát-nhã ba-la-mật chăng? – Không phải, Tu-bồ-đề.
Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật tập hành Bát-nhã ba-la-mật chăng? – Không phải, Tu-bồ-đề.
Bạch đức Thế Tôn! Lìa Bát-nhã ba-la-mật tập hành Bát-nhã ba-la-mật chăng? – Không phải, Tu-bồ-đề.
Bạch đức Thế Tôn! Sắc tập hành Bát-nhã ba-la-mật chăng? – Không phải, Tu-bồ-đề.
 

* Trang 640 *
device

Bạch đức Thế Tôn! Thọ, tưởng, hành, thức, tập hành Bát-nhã ba-la-mật chăng? – Không phải, Tu-bồ-đề.
Bạch đức Thế Tôn! Sáu Ba-la-mật tập hành Bát-nhã ba-la-mật chăng? Không phải, Tu-bồ-đề.
Bạch đức Thế Tôn! Bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung tập hành Bát-nhã ba-la-mật chăng? – Không phải, Tu-bồ-đề.
Bạch đức Thế Tôn! Tướng sắc không, hư dối không thật, không có gì của chính nó, tướng không kiên cố, tướng sắc như như, pháp tính, pháp vị, thật tế tập hành Bát-nhã ba-la-mật chăng? Không phải, Tu-bồ-đề.
Bạch đức Thế Tôn! Tướng thọ, tưởng, hành, thức, cho đến mười tám pháp không chung không, hư dối không thật, không có gì của chính nó, tướng không kiên cố, như như, Pháp tính, Pháp trụ, Pháp vị, thật tế tập hành Bát-nhã ba-la-mật chăng?  Không phải, Tu-bồ-đề.
Bạch đức Thế Tôn! Nếu các pháp ấy đều không tập hành Bát-nhã ba-la-mật thời làm sao tập hành, gọi là Bồ-tát tập hành Bát-nhã ba-la-mật?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao, ông thấy riêng có pháp tập hành Bát-nhã ba-la-mật chăng? – Thưa không, Bạch đức Thế Tôn.

* Trang 641 *
device

Nầy Tu-bồ-đề! Ông thấy chỗ khả hành Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát chăng? - Thưa không, Bạch đức Thế Tôn.
Nầy Tu-bồ-đề! Pháp mà ông không thấy, pháp ấy có thể có được chăng? – Thưa không, Bạch đức Thế Tôn.
Nầy Tu-bồ-đề! Nếu pháp không thể có được, pháp ấy sẽ sinh ra chăng? – Thưa không, Bạch đức Thế Tôn.
Nầy Tu-bồ-đề! ấy gọi là Bồ-tát được vô sanh pháp nhẫn, Bồ-tát thành tựu nhẫn ấy, thời được thọ ký vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tu-bồ-đề! Ấy gọi là trí không ngại, không sợ của chư Phật. Bồ-tát tập hành Pháp ấy một cách siêng năng, tinh tấn, nếu không được trí lớn, trí nhứt thiết chủng tức là trí vô thượng chánh đẳng chánh giác, thời không có lẽ ấy. Vì sao? Vì Bồ-tát ấy từ khi được vô sanh pháp nhẫn cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không giảm, không thối.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Tướng các pháp là vô sinh, ở trong đó được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? – Không phải, Tu-bồ-đề.
Bạch Thế Tôn: Tướng các pháp sinh, ở trong đó được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? – Không phải, Tu-bồ-đề.

* Trang 642 *
device

Bạch Thế Tôn: Tướng các pháp chẳng phải sinh, chẳng phải không sinh ở trong đó được tho ký vô thượng chánh đẳng chánh giác chăng? – không phải, Tu-bồ-đề.
Bạch Thế Tôn: Vậy các Bồ-tát làm sao biết các pháp mà được thọ ký vô thượng chánh đẳng chánh giác?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Ông thấy có pháp được thọ ký Vô Thượng Chánh đẳng Chánh Giác chăng? Thưa không, Bạch  Thế Tôn, con không thấy có pháp được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cũng không thấy pháp có người được và chỗ được. Phật dạy: Như vậy; Như vậy.
Nếu Bồ-tát khi đối với hết thảy pháp không có sở đắc gì, nên không nghĩ rằng ta sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hoặc dùng việc ấy được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ấy gọi là chỗ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì sao? Vì các Bồ-tát tập hành Bát-nhã ba-la-mật không có các ức tưởng phân biệt. Vì cớ sao? Vì trong Bát-nhã ba-la-mật không có các ức tưởng phân biệt.
LUẬN: Hỏi:  Trên đã nói mỗi mỗi tướng Bát-nhã,[1] sao nay còn hỏi lại?
Đáp: Bát-nhã ba-la-mật vi diệu đệ nhất, nghe không chán, không có khi nào đủ, không có tướng nhất định nên không nên nạn hỏi. Như đại Bồ-tát ở ngôi
 

[1] Tham khảo Đại phẩm bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 14, phẩm vấn tướng (問相品), tr. 325b17-326a6; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經) quyển 11, phẩm vấn tướng (問相品), tr. 77b14-c27. 

* Trang 643 *
device

thập trụ đối với Bát-nhã ba-la-mật còn chưa đầy đủ, huống gì Tu-bồ-đề là hạng người Tiểu thừa!
* Lại nữa, nghe trên kia mỗi mỗi khen ngợi Bát-nhã là cha, là mẹ[1] v.v… thế nên hỏi lại.[2] Phật nhân Tu-bồ-đề hỏi, nên vì các chúng sinh khác nói rộng tướng Bát-nhã ba-la-mật. Tu-bồ-đề gọi tướng hư không là tướng Bát-nhã ba-la-mật. Như tướng hư không không có sắc, không có tướng phi sắc; Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, không có tướng gì của chính nó. Tu-bồ-đề lại hỏi: Vả chăng có nhân duyên mà tướng các pháp như tướng Bát-nhã chăng? Phật đáp: Có, vì hết thảy pháp rốt ráo không, rốt ráo lìa tướng, nên nói như tướng Bát-nhã ba-la-mật, hết thảy pháp cũng vậy. Tu-bồ-đề gạn hỏi: Nếu hết thảy lìa tướng, không tướng thời làm sao biết có nhơ có sạch? làm sao Bồ-tát được đạo Vô thượng?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao? Chúng sinh suốt đêm dài hành theo tướng ngã, ngã sở; theo nghĩa của Phật nói: Như ngã, ngã sở rốt ráo không có, vì chúng sinh điên đảo, si cuồng chấp có nên sinh các phiền não, nhân các phiền não nên có nghiệp, nhân nghiệp nên qua lại trong đường sinh tử; các việc ấy rốt ráo không, vì sao? Vì ngã không có, nên tâm ngã sở hư dối; tâm ngã sở hư dối nên các pháp nhân quả khác, triển chuyển đều hư dối. Nếu do thật trí tuệ Bát-nhã ba-la-mật quán năm uẩn vô thường, khổ, không, vô ngã, lìa tự tướng, tự tướng không, từ xưa nay rốt ráo không sinh. Bấy giờ tâm chấp ngã, ngã sở tiêu diệt; như mặt trời xuất hiện, các bóng tối
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 76.
[2] Tham khảo Đại trí độ luận, quyển 54, 67, 70; Đại phẩm bát-nhã, quyển 14, Phóng quang bát-nhã, quyển 11. 

* Trang 644 *
device

tối đều mất. Vì tâm chấp ngã, ngã sở diệt nên các phiền não diệt; vì các phiền não diệt nên nghiệp duyên cũng diệt; vì nghiệp duyên diệt nên việc qua lại trong đường sinh tử chấm dứt; ấy gọi là tịnh.
Tuy tướng hết thảy pháp đều không, nhưng cũng do nhân duyên như vậy nên có sạch có nhơ. Khi ấy Tu-bồ-đề suy nghĩ, trù lượng lời Phật xong, bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát hành như vậy thật không hành sắc… Vì sao? Vì Bồ-tát không thủ đắc tướng tập hành, chỗ tập hành, người tập hành. Bạch Thế Tôn, Bồ-tát tập hành được như vậy thời hết thảy trời, người, thế gian không ai hàng phục được. Người thế gian đều chấp trước giả danh, còn hành giả thời tu hành thật pháp, cho nên không thể hàng phục. Người thế gian chấp đắm vào mọi thứ hư dối, điên đảo và quả báo hư dối, còn Bồ-tát đối với rốt ráo không, còn không chấp trước, huống gì các pháp khác! Như vậy làm sao hàng phục được?
Trời, người, A-tu-la, thế gian là hạng người có trí tuệ trong ba đường thiện, nên nói không thể hàng phục. Lại nữa, hết thảy Thanh-văn, Bích-chi Phật không thể sánh kịp, đây là hạng ở trên ba đường thiện, là y cứ nơi người chưa đắc đạo mà nói, còn trong đây nói người đắc đạo không thể sánh kịp. Lý do không thể sánh kịp là khi Bồ-tát vào pháp vị thời hết thảy ma, kẻ ma xui khiến không thể làm não hại. Bồ-tát ấy thường tập hành tâm tương ưng nhất thiết trí, gần với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì sao? Vì không chấp trước 

* Trang 645 *
device

trước hết thảy pháp, thường chứa nhóm hết thảy pháp trợ đạo, nên Phật chấp thuận lời kia mà khen ngợi.[1]
Phật muốn đem trí tuệ như vậy, vì người khác nói,[2] nên trước tán thán hạnh tự lợi của Bồ-tát, nay vì lợi tha, phân biệt quả báo phước đức nên hỏi Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao? Chúng sinh ở cõi Diêm-phù-đề đều được làm thân người như trong kinh nầy nói rộng, cho đến tâm tương ưng với nhất thiết trí là vượt trên hết thảy ruộng phước. Trong đây nói nhân duyên rằng: Nếu Bồ-tát tự tu Bát-nhã ba-la-mật, cũng dạy người khác tu; người ấy đối với hết thảy ruộng phước có thể đạt đến bờ mé nó.
Ruộng phước là từ Tu-đà-hồn cho đến Phật. Bồ-tát có thể thực hành như Bát-nhã nói, thời được làm Phật; các phước đức thiện pháp khác vì lìa Bát-nhã ba-la-mật, nên đều cùng tận, còn Bát-nhã ba-la-mật không thể cùng tận.
Kinh nói: Không có phước đức nào khác bằng thế lực của Bồ-tát, là khi Bồ-tát tu hành Bát-nhã, được các nhẫn lực đối với các pháp bình đẳng; được bình đẳng nhẫn nên tuy tu hành “không”, cũng có thể tu bốn tâm vô lượng. Trong bốn tâm vô lượng, tâm đại bi là gốc của đại thừa, thấy chúng sinh đi đến cái chết như người tù bị giết, các Bồ-tát có thể phát sinh sáu Ba-la-mật cho đến trí nhất thiết chủng, nên tuy chưa được đạo Vô thượng, đã là ruộng phước cho hết thảy chúng sinh. Thế nên nói: Bồ-tát nếu muốn không luống uổng ăn của thí chủ trong nước, hãy nên học Bát-nhã ba-la-mật. Không luống uổng ăn là có thể báo đáp ơn thí chủ, có thể phát sinh đạo, có thể làm
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 77.
[2] Tục Tạng 46: Đại trí độ luận sớ (大智度論疏), quyển 24, tr. 904c.
amily:CN-Times'>大品般若經), quyển 14, phẩm vấn tướng (問相品), tr. 325b17-326a6; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經) quyển 11, phẩm vấn tướng (問相品), tr. 77b14-c27. 

* Trang 646 *
device

cho phước đức của thí chủ không cùng tận cho đến vào Niết-bàn. Nếu chỉ bày đạo ba thừa cho chúng sinh, chỉ bày nhất thiết trí rất sáng cho chúng sinh, cũng muốn kéo chúng sinh ra khỏi bốn trói buộc[1] trong ngục ba cõi, muốn chúng sinh được năm mắt, phải nên thường tu niệm tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật. Niệm tương ưng tức là tâm Bát-nhã. Nếu tập hành tâm Bát-nhã thời nếu có nói gì chỉ nói Bát-nhã ba-la-mật mà thôi.
Phật sắc dạy đệ tử, nếu hòa hợp cộng trú thường nên hành hai việc: một là hiền thánh im lặng; hai là thuyết pháp. Hiền thánh im lặng là tâm Bát-nhã; thuyết pháp là thuyết Bát-nhã ba-la-mật. Người ấy từ tâm Bát-nhã phát xuất, thuyết Bát-nhã ba-la-mật; thuyết Bát-nhã ba-la-mật rồi trở lại vào trong Bát-nhã, không để cho tâm khác, lời khác xen vào, ngày đêm thường tu như vậy không ngừng, không nghỉ như vậy sẽ được công đức như trước nói. Phật muốn làm cho việc ấy rõ ràng nên nói thí dụ: Như người nghèo mất của báu có giá trị lớn, thường nhớ mãi không rời, Bồ-tát cũng như vậy, không rời tâm nhất thiết trí, thường tu Bát-nhã ba-la-mật không ngừng, không nghỉ.
Bấy giờ Tu-bồ-đề nghe việc ấy liền bạch Phật rằng: Bạch đức Thê Tôn, nếu hết thảy tâm niệm đều không, làm sao Bồ-tát không rời niệm nhất thiết trí? Vì trong không, Bồ-tát không thể có được, nhất thiết trí cũng không thể có được?
Phật đáp : Nếu Bồ-tát biết hết thảy pháp xa rời tự tánh, chẳng phải Thanh-văn, Bích chi Phật làm ra,
 

[1] T. 1: Trường a-hàm kinh (Dīrghāgama- 長阿含經), quyển 8, Chúng tập kinh (眾集經), tr. 50c6-7: Lại có bốn pháp tức là bốn phược: 1. Thân phược bởi dục tham, 2. Thân phược bởi sân nhuế, 3. Thân phược bởi giới đạo, 4. Thân phược bởi ngã kiến.
 

* Trang 647 *
device

cũng chẳng phải Phật làm ra, mà từ nhân duyên xuất sinh các pháp tướng như như, thật tế thường trụ thế gian, tức là Bồ-tát không rời hạnh Bát-nhã ba-la-mật. Phật tự nói nhân duyên, vì Bát-nhã ba-la-mật không, xa lìa, nên không thêm không bớt.
Tu-bồ-đề nghe như vậy lại hỏi Phật: Nếu Bát-nhã ba-la-mật tánh không, làm sao Bồ-tát hợp cùng Bát-nhã được đạo Vô thượng? Phật theo câu hỏi của Tu-bồ-đề mà nói rằng: Nếu Bồ-tát hợp cùng Bát-nhã ba-la-mật thời không thêm không bớt; vì các pháp như như, pháp tánh, thật tế[1], không thêm không bớt nên Bát-nhã ba-la-mật không thêm không bớt. Bát-nhã tức là các pháp như như, pháp tánh, thật tế; như như, pháp tánh, thật tế tức là Bát-nhã ba-la-mật. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Như như như, pháp tánh, thực tế chẳng phải một, chẳng phải khác, Bát-nhã cũng như vậy. Pháp thế gian chẳng phải một tức là hai, chẳng khác tức là một, còn Bát-nhã ba-la-mật không như vậy, nên Bát-nhã ba-la-mật vô lượng vô biên. Vì không, vô tướng, vô tác nên không thêm không bớt; nếu Bồ-tát ngộ được tính không thêm không bớt ấy, thời chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nếu Bồ-tát nghe việc ấy mà thông suốt, không chướng ngại vào trí tuệ Phật, nên tuy chưa làm Phật nhưng nhờ tín lực (śraddhābala)[2] mà đối với Phật pháp cũng không nghi, không kinh, không sợ, vì cớ sao? Vì kẻ phàm phu tâm chấp ngã nên có sợ, Bồ-tát dứt hết ngã tưởng nên không sợ, nên biết Bồ-tát ấy an trụ địa vị chẳng thối chuyển, cũng có thể hành đúng Bát-nhã.
 

[1] Thực tế (Bhūta-koṭi): Tột cùng chân thực. Chỉ cho thực chứng Niết bàn, lìa hẳn hư vọng. Cũng chỉ cho lý thể của Chân như; Đại trí độ Luận, quyển 32: Thực tế: lấy pháp tánh làm chỗ thật chứng, nên gọi là tế. Lại như bậc A la hán gọi là trú nơi Thực tế (…) khéo chứng nhập pháp tánh, đó là Thực tế (…). Thực tế chính là Niết bàn; Trung luận (中論), quyển 4, phẩm 25: quán về niết bàn: Tính đích thực của Niết-bàn và tính đích thực của thế gian, hai tính đích thực ấy không có mảy may sai khác (Madhyamaka śāstra, Nirvāṇaparīkṣā: Nirvāṇasya ca yā koṭiḥ koṭiḥ saṁsaraṇasya ca| Na tayorantaraṁ kiṁcitsumūkṣmamapi vidyate (20). Luận: suy tìm rốt ráo thực tế của thế gian và Niết bàn là vô sinh, vì bình đẳng không thể phân biệt, nên không có mảy may sai khác. Ý nói Niết bàn chính là Thực Tế, còn sinh tử và Niết bàn cũng đều bình đẳng không thể phân biệt, cho nên giống hệt nhau, không hề sai trái; T. 9: Kinh Kim Cương tam muội, quyển thượng, tr. 370: “Đức Phật dạy: Pháp là thực tế, Pháp không có bờ mé (vô tế); tâm không bờ mé thì vào được thực tế”; Xem phẩm Thực tế trong Đại phẩm bát-nhã, quyển 25; kinh Lăng già a bạt đà la, quyển 2; Kinh Kim quang minh tối thắng vương, quyển 1; Đại thừa nghĩa chương, quyển 1.
[2] Tục Tạng 46: Đại trí độ luận sớ (大智度論疏), quyển 24, tr. 905a: Tín lực: dưới từ phàm phu trên đến chư Phật thảy đều đầy đủ tín v.v… năm căn, thông cả hữu lậu, vô lậu. Nếu trong khi quán không có tín, thì cũng không có tuệ. Vì sao? Vì trong Phật pháp chắc chắn phải tương ưng với tín tuệ. Tuệ không có tín thuộc về tà tuệ. Nếu nói vì nhập vào không nên phải có tuệ; cũng vì vào Phật pháp, nên phải có tín. Ở trên giải thích tín không nghi v.v… là nghĩa này vậy, nên nói. 

* Trang 648 *
device

Tu-bồ-đề nghe nói Bồ-tát hành đúng Bát-nhã nên lại hỏi Phật: Bát-nhã ba-la-mật quán hết thảy đều không, không bền chắc, tướng không ấy là hành Bát-nhã chăng? - Phật đáp: Không phải, vì sao? Vì nếu pháp không, không có, làm sao hành Bát-nhã? - Lìa pháp không ấy lại riêng có pháp hành Bát-nhã chăng? - Phật đáp: Không phải, vì sao? Vì nếu hết thảy pháp không, vô tướng, vô tác làm sao lìa không lại có pháp khác; thế nên đáp không phải. Tu-bồ-đề nghe nói “Không” chẳng phải hành Bát-nhã; lìa “Không” chẳng phải hành Bát-nhã; hết thảy pháp đều thu nhiếp ở trong Bát-nhã, nay chỉ hỏi Bát-nhã tập hành Bát-nhã chăng? - Pháp không tự tập hành, phải do pháp khác tập hành, nên đáp “không”.
Lại hỏi lìa Bát-nhã lại riêng có pháp tập hành Bát-nhã chăng? Phật đáp: Không, vì sao? Vì hết thảy pháp thu nhiếp ở trong Bát-nhã, không thể riêng có pháp tập hành Bát-nhã. Từ trước lại đây lược hỏi người thực hành Bát-nhã, nay hỏi về lý do danh tự năm uẩn tập hành Bát-nhã chăng? Phật đáp: Không, vì sao? Vì năm uẩn từ nhân duyên hòa hợp hư dối, không tự tại không có tướng “tác vi”, làm sao tập hành được? Tu-bồ-đề lại hỏi : Nếu Bồ-tát chỉ là danh tự giả, trống không, không thật, nên không tập hành Bát-nhã, vậy Ba-la-mật và các pháp trợ đạo tập hành Bát-nhã ba-la-mật chăng? Phật đáp: Không, vì sao? Vì như năm uẩn do hòa hợp mà có nên không thể tập hành, sáu Ba-la-mật cũng như vậy. Sắc pháp tướng không, không bền chắc; như như, pháp tính, pháp vị, pháp trụ, thật tế, pháp ấy

* Trang 649 *
device

tập hành Bát-nhã chăng? Phật đáp: Pháp ấy là pháp vô vi chẳng sinh chẳng diệt, tự tính thường trú nên không tập hành.
Tu-bồ-đề lại hỏi Phật: Người là danh tự giả, nên không tập hành; các pháp cũng do nhân duyên hòa hợp sinh, không có tự tính nên cũng không tập hành, vậy ai sẽ tập hành Bát-nhã? Nếu không tập hành làm sao được đạo Vô thượng? Phật đáp bằng cách hỏi ngược lại: Ý ông nghĩ sao? Vì thấy Tu-bồ-đề gấp rút tìm biết người tập hành Bát-nhã, thế nên Phật hỏi: Ông lấy mắt tuệ xem thấy có một pháp nhất định tập hành Bát-nhã chăng? Tu-bồ-đề nhân ba cửa giải thốt được vào thật tướng các pháp, tướng các pháp còn không thể có được, huống gì người tập hành? Thế nên đáp rằng: Bạch Thế tôn! Không thấy có người tập hành Bát-nhã. Phật lại hỏi: Oâng thấy có chỗ Bồ-tát tập hành Bát-nhã ba-la-mật? Tu-bồ-đề đáp: Không thấy, vì sao? Vì trong Bát-nhã ba-la-mật, hết thảy pháp quán hoặc thường hoặc vô thường; hoặc sinh hoặc diệt đều dứt; không có một pháp có tướng nhất định gọi là Bát-nhã, làm sao nói đó là Bát-nhã ba-la-mật!
Phật lại hỏi: Nếu ông dùng mắt tuệ không thấy pháp, vậy pháp không thấy ấy là có hay là không? Tu-bồ-đề đáp: Không, vì sao? Vì theo Phật nói, mắt tuệ chơn thật, còn mắt thịt, mắt trời hư dối, Tu-bồ-đề dùng mắt tuệ quán sát không thấy, nên đáp: Không. Phật lại hỏi: Nếu pháp không, không thể có được, pháp ấy có sinh chăng? Tu-bồ-đề đáp: Không sinh. Pháp ấy vốn tự không có, rốt ráo không, không có gì của chính nó, Hý 

* Trang 650 *
device

luận về các pháp có hay không đã diệt làm sao có sinh? Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát đối với pháp ấy thông suốt vô ngại, có tín lực (śraddhā-bala), tuệ lực (prajñā-bala) nên có thể an trú trong pháp ấy, ấy gọi là Vô sinh nhẫn (Anutpattika-dharma-kṣānti).
Trong năm uẩn (pañcaskandha) giả gọi là Bồ-tát, được pháp như vậy, ấy gọi là hành đúng Bát-nhã ba-la-mật. Đây theo pháp thế tục nên nói, chẳng phải theo đệ nhất nghĩa, trong đệ nhất nghĩa, các hý luận tức là vô sinh. Được vô sinh nhẫn ấy liền được thọ ký đạo Vô thượng. Phật dạy: Nếu Bồ-tát nhất tâm, siêng tinh tấn, không ngừng không nghỉ, hành theo Vô sinh nhẫn mà không được trí tuệ lớn, trí tuệ vô thượng, nhất thiết trí, thời không có lẽ đó, vì sao? Vì như Kinh nói: Nếu không nhân không duyên thời không có quả báo, tà nhân tà duyên cũng không có quả báo, nhân duyên ít cũng không có quả báo.[1] Bồ-tát được vô sinh pháp nhẫn như vậy, khi bỏ nhục thân sinh tử liền được thân pháp tánh sinh, trú trong quả báo thần thông của Bồ-tát, trong một lúc có thể biến hóa làm vô lượng thân, nghiêm tịnh cõi Phật, độ thốt chúng sinh. Người ấy ở thân cuối cùng đầy đủ Phật pháp, ngồi đạo tràng. Đầy đủ nhân duyên chính, nếu không được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thời không có lẽ ấy, vì cớ sao? Vì người ấy được pháp vô sinh nhẫn, nhất tâm tiến thẳng, không có lùi bỏ. Bồ-tát chưa được Vô sinh pháp nhẫn, còn đắm sâu pháp thế gian, các phiền não sâu dày; tuy có thiện tâm phước đức mà mỏng manh không chứa nhóm được, nên bị phiền não ngăn che, nếu được vô sinh pháp nhẫn thời không còn có việc ấy. Chưa được vô sinh pháp nhẫn thời dùng
 

[1] Tục Tạng 46: Đại trí độ luận sớ (大智度論疏), quyển 24, tr. 905a: Tà nhân duyên là không được chánh quả, nay trong đây luận về chánh quả báo vậy. Nhân duyên ít phải tu vạn hạnh cụ túc, mới được diệu quả. Bồ-tát đối trong pháp tánh, công đức trí tuệ pháp thân đối với pháp tánh tăng trưởng minh đầy đủ, nên gọi là pháp tánh sanh biến hóa thân, là dùng thân pháp tánh vậy.
[2] Tục Tạng 46: Đại trí độ luận sớ (大智度論疏), quyển 24, tr. 905a: Tín lực: dưới từ phàm phu trên đến chư Phật thảy đều đầy đủ tín v.v… năm căn, thông cả hữu lậu, vô lậu. Nếu trong khi quán không có tín, thì cũng không có tuệ. Vì sao? Vì trong Phật pháp chắc chắn phải tương ưng với tín tuệ. Tuệ không có tín thuộc về tà tuệ. Nếu nói vì nhập vào không nên phải có tuệ; cũng vì vào Phật pháp, nên phải có tín. Ở trên giải thích tín không nghi v.v… là nghĩa này vậy, nên nói. 

* Trang 651 *
device

sức khó khăn, thí như đi bộ; được vô sinh pháp nhẫn rồi thời dùng sức rất dễ, thí như cỡi thuyền.
Thế nên các Bồ-tát quý vô sinh pháp nhẫn, vì quý nên Tu-bồ-đề hỏi Phật: Được pháp vô sinh nên được thọ ký chăng? Phật đáp: Không phải, vì sao? Vì pháp vô sinh không sinh không diệt, không có tướng được, làm sao nhân đó được thọ ký. Tu-bồ-đề lại hỏi: Pháp sinh được thọ ký ư? Phật đáp: Không được, vì sao? Vì pháp sinh là hư đối, các pháp là pháp vọng ngữ tạo tác, làm sao được pháp chơn thật Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu-bồ-đề lại hỏi: Pháp sinh và chăng sinh được thọ ký chăng? Phật đáp: Không được, vì sao? Vì cả hai đều có lỗi. Tu-bồ-đề lại hỏi: Nếu như vậy làm sao sẽ được thọ ký? Phật hỏi ngược lại: Ông lấy mắt tuệ quán sát thấy có pháp thọ ký cho hàng Bồ-tát chăng? Tu-bồ-đề đáp: Không thấy, vì sao? Vì pháp ấy từ trước lại đây tướng tịch diệt, trong đó không có thấy và chẳng thấy, không có thọ ký và chẳng thọ ký, cũng không thấy Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không có pháp để đắc cũng không có người đắc. Vì Bát-nhã ba-la-mật không có sự ức tưởng phân biệt ấy.
Hỏi: Trên đây Tu-bồ-đề hỏi Bồ-tát do được vô sinh nhẫn nên được thọ ký chăng? Phật đáp không, sao nay Phật lại lấy lý vô sinh để đáp rằng Bồ-tát khi tu Bát-nhã không có các ức tưởng phân biệt?
Đáp: Hành giả thật do vô sinh nhẫn nên được thọ ký, nhưng Tu-bồ-đề vì hàng Bồ-tát nên lấy tâm chấp trước, tâm sở đắc để hỏi, vì vậy Phật đều đáp không. 

* Trang 652 *
device

Như hết thảy pháp thật không có ngã mà Phạm-chí Bà-sa hỏi Phật có ngã chăng? Phật im lặng không đáp. Hỏi không có ngã chăng? Phật cũng im lặng không đáp. Hết thảy pháp tuy thật không có ngã, nhưng vì Phạm-chí đem tâm chấp trước hỏi, muốn hý luận vô ngã, nên Phật không đáp.
Ý Tu-bồ-đề hỏi, biết chắc chắn có việc thọ ký nhưng không biết quán pháp gì mà được thọ ký nên hỏi. Thế nên Phật đem điều sở đắc của Tu-bồ-đề hỏi lại: Ông lấy mắt tuệ thấy nhất định có pháp thọ ký chăng? Tu-bồ-đề trú trong ba cửa giải thốt, quán pháp tánh không thấy nhất định có người thọ ký, vì tánh của các pháp là vô tướng, vô lượng. Nếu không thấy có pháp thọ ký thời làm sao sẽ có người được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu-bồ-đề nghe người thọ ký ấy không, tâm nạn vấn liền dứt, tự hiểu rõ không nghi. Phật chấp nhận ý ông, nói: Như vậy, như vậy! Ông chẳng thấy pháp chẳng được là thật, vì sao? Vì tướng Bát-nhã ba-la-mật không có phân biệt.
_________

 

* Trang 653 *
device

Xem mục lục