Tin Tức (680)


Hòa bình trong năm giới

15,184

Hòa bình trong năm giới

Lịch sử loài người luôn luôn có chiến tranh, đến độ học lịch sử là học về những cuộc chiến tranh. Hòa bình là điều khó khăn đối với con người.

Đến cả một danh nhân như Einstein mà cũng hỏi Freud, trong một bức thơ gởi công khai: “Có thể giải thoát con người khỏi chiến tranh không?” Freud đã trả lời: “Theo khái niệm Eros (bản năng sống) và Thanatos (bản năng chết) thì không thể tách tính hiếu chiến, tính tàn phá ra khỏi con người”.

Nhưng Freud cũng nói sự phát triển văn hóa có khả năng chấm dứt chiến tranh vì sẽ làm cho lý trí phát triển. Lý trí phát triển có thể kiểm soát, làm dịu “bản năng bạo động, hiếu chiến”.

Quả thật trong lịch sử loài người cũng có không ít người giải thoát khỏi chiến tranh. Như vua Trần Nhân Tông trước khi chiến đấu chống quân Nguyên Mông, vào cuối năm 1284, đã triệu tập các bô lão trong nước hỏi ý kiến đánh hay hàng trong hội nghị Diên Hồng.

Sau khi chiến thắng vua cho thả tất cả tù binh về nước, thậm chí đã bỏ qua không xét đến những người đầu hàng, theo giặc. Điều này nói lên rằng sự chiến thắng của đời Trần không phải là một bạo lực thắng một bạo lực mà là một sức mạnh của hòa bình thắng một bạo lực; không phải là chiến tranh thắng chiến tranh, mà là hòa bình thắng chiến tranh.

Gandhi đã tiến hành một cuộc chiến tranh bất bạo động với đế quốc Anh để đem lại độc lập cho Ấn Độ, nền độc lập sớm nhất ở Châu Á thuộc địa. Sức mạnh để giải phóng Ấn Độ là sức mạnh của bất bạo động.

Bất bạo động của Gandhi lấy cảm hứng không ít từ Phật giáo. Sau đây chúng ta khảo sát bất bạo động, không hiếu chiến, hòa bình trong Năm Giới căn bản của một con người. Tổng quát, Năm Giới là sự không làm hại, không bạo động, không gây khổ đau thấm nhuần nơi thân khẩu ý. Một thân khẩu ý không làm hại, không gây khổ đau là một thân khẩu ý từ bi.

Không giết hại: không làm hại người khác và thiên nhiên. Nói cách khác, tôn trọng sự sống. Đây là sự cộng sinh hòa bình với thế giới và con người, trong đó có sự tôn trọng tính đa dạng.

Không trộm cướp: trộm cướp là dùng bạo lực để đạt cái mình tham muốn một cách phi pháp. Chúng ta thấy tham nhũng, bóc lột, đầu cơ…cho đến đạo văn, đạo nhạc đều là sự bạo động đến quyền lợi của người khác. Những bạo động ấy làm mất đi sự công bằng và hòa bình trong xã hội.

Không tà dâm: có hành động dục tính với một người nào đó mà không được sự chấp nhận của hai bên liên hệ (cha, mẹ, gia đình…) là tà dâm. Điều này làm hư hỏng những tương quan của hai đương sự với những người thân, và mở rộng ra, với xã hội.

Không nói dối: (nếu kể thêm cho đủ những giới về khẩu là: không nói lưỡi hai chiều, không ác khẩu, không nói lời thêu dệt). Nói dối làm mất hòa bình, vì sự bạo động này làm rối loạn xã hội, nói dối là làm hại người khác bằng cái không phải là sự thật. Ác khẩu như chửi thề là bạo động, làm hư hại ngôn ngữ và dùng ngôn ngữ để bạo động, tấn công và làm hại người khác.

Không say sưa mất tự chủ: sự say sưa mất tự chủ đưa đến làm hại người khác.

Chỉ nói sơ qua như vậy, vì năm giới có nơi mọi ngóc ngách của đời sống, vì năm giới bao gồm thân khẩu ý tức là toàn bộ thế giới của một con người. Phạm vào năm giới là xâm phạm sự an toàn và hòa bình của xã hội. Một người quý trọng hòa bình là người giữ được năm giới. Ngoài ra năm giới giữ gìn tính minh bạch, tức là một yếu tố quan trọng của sự lành mạnh của xã hội.

Một điều chúng ta cần phải thấy là năm giới liên hệ mật thiết với nhau. Phạm một giới  là đồng thời phạm cả năm giới , dù chỉ phạm trong ý, vì một giới ngầm chứa bốn giới kia. Chẳng hạn ‘ tà dâm’ là chúng ta đã ‘trộm cắp’ sự trong sạch của một người, ‘trộm cắp’ của gia đình người khác, đã ‘giết hại’ người khác, đã ‘nói dối’, đã ‘ say sưa mất tự chủ’. Còn ‘say sưa mất tự chủ’ chẳng hạn bằng rượu, chúng ta đã tự ‘nói dối’ với mình rằng rượu không tác hại, chúng ta có thể làm điều ‘tà dâm’, có thể ‘trộm cắp’, và có thể ‘giết hại’.

Năm giới càng lúc càng được hiểu  một cách vi tế hơn và phát huy sức mạnh của nó một cách rộng lớn hơn, khi tâm thức chúng ta càng vi tế, tinh nhạy và sắc bén hơn.

Giữ giới trước hết là cho chính mình. Cầm đồ dơ thúi liệng ai, tay chúng ta bị dơ thúi trước. Chửi mắng chê bai ai, miệng chúng ta tổn thương trước. Nghĩ xấu ác cho ai, ý chúng ta bị dính nhiễm xấu ác trước.

Ban đêm, trời mưa mới xong, côn trùng cóc nhái kêu inh ỏi, phải dẫm lên cỏ để đi vệ sinh, chúng ta phát khởi một tâm không muốn làm hại, không muốn đạp chết những côn trùng, chúng ta tránh hết sức, tâm chúng ta liền nảy nở sự không muốn làm hại, sự muốn bảo toàn đời sống, lúc đó chúng ta chứng nghiệm ngay từ bi là gì. Nếu giữ được tâm không muốn làm hại như vậy suốt một ngày, chúng ta sẽ thấy tâm ta tràn đầy từ bi an ổn, cuộc đời tràn đầy hòa bình và hạnh phúc như thế nào.

Thậm chí nếu tôi đang viết bài này với một tâm trạng muốn hơn người, ai chê thì tôi sẳn sàng phản công, chiến đấu, tôi đã có một tâm hiếu chiến, tôi đã bạo động, tôi đã đánh mất hòa bình trong tâm mình. Mà hòa bình là một trạng thái của hạnh phúc.

Không sống bằng sự khổ đau của người khác, không tạo dựng hạnh phúc của mình trên bất hạnh của người khác, trái lại muốn cho người khác được hạnh phúc, được khỏi dau khổ, được an vui, được thanh thản, hòa bình, đó là Từ Bi Hỷ Xả.

Đó là hạnh phúc trường cửu nơi tâm của một người mà người ấy có thể có trên thế gian này. Hạnh phúc ấy có thể lớn rộng đến vô lượng vì Từ Bi Hỷ Xả có thể mở rộng đến vô lượng  (Bốn Vô Lượng Tâm). Không gây đau khổ cho người khác, trái lại mong muốn và làm việc cho hạnh phúc của người khác, nền tảng Giới này làm phát sanh mọi thái độ sống của người Phật tử như Lục Hòa, Bốn Nhiếp Pháp, Phát Nguyện, Hồi Hướng, Sáu Ba La Mật…

Chúng ta cần thấy rõ điều này: giới là hòa bình, là sự không muốn gây tổn hại ở trong tâm. Nó có trước và cần có trước pháp luật. Pháp luật chỉ là cái đến sau, cái để trừng phạt điều đã xảy ra. Khi pháp luật ra tay thì mọi sự đã xảy ra rồi, sự tổn hại đã làm rồi, khổ đau đã xảy ra rồi.

Không làm hại không chỉ là luân lý, đạo đức mà là toàn bộ văn hóa. Có một người nào làm hại người khác mà được nhân loại xem là anh hùng, là danh nhân? Và có phải vì làm được nhiều lợi ích, đem lại nhiều hạnh phúc cho người khác mà một người được tôn vinh là một  danh nhân, vĩ nhân, là Thánh, là Bồ Tát ?

Đời sống hằng ngày vẫn diễn ra trong nền tảng giá trị không làm hại này, mặc dầu chúng ta ít nhận ra: những lời ‘xin lỗi’, ‘cám ơn’, ‘cho phép tôi…’, ‘tôi có làm phiền…’ chính là sự biểu lộ của văn hóa không làm hại, văn hóa hòa bình này. Một thí dụ về văn hóa: trà đạo của Đông Á. Trà đạo không chỉ là uống trà, mà là uống và thưởng thức một tâm thức hòa bình nơi chính mình, nơi người khác và nơi sự vật.

Giữ giới là từ bi và trí huệ khai mở, nghĩa là Phật tính khai mở.

Giới không phải là một phương tiện mà chúng ta  sẽ bỏ lại khi đến gần những giai đoạn cuối trên con đường Phật đạo. Trái lại, giới là nền tảng của con đường trí huệ và từ bi, nó không thể tách rời trí huệ và từ bi, và cho đến lúc cuối cùng, nhờ đi kèm với trí huệ và từ bi mà nó trở thành ‘muôn hạnh muôn đức’ của một con người toàn thiện và toàn diện, của một vị Phật.

Nguyễn Thế Đăng

Theo: phattuvietnam.net

15,184

ĐI VÀO BÀI THƠ HOA MỘC CẬN CỦA NGUYỄN TRÃI

ĐI VÀO BÀI THƠ HOA MỘC CẬN CỦA NGUYỄN TRÃINguyễn Thế ĐăngMộc cận    Ánh nước hoa in một đóa hồngVẩn nhơ chẳng bén, Bụt là lòngChiều mai nở chiều hôm rụngSự lạ

22,432
Thay đổi nếp sống có thể làm bệnh tiểu đường chậm phát

Thay đổi nếp sống có thể làm bệnh tiểu đường chậm phátNhóm nghiên cứu của Giáo sư Guangwei Li (Bắc kinh) đã làm thí nghiệm trên 577 người lớn, tuổi từ 25

16,855
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,448
TẠI SAO CHÚNG TA THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC?

Thầy dạy chánh niệm là không có thất niệm, chánh niệm là nhận ra tâm đang nhận biết sáng tỏ.Tại sao chúng ta phải thực hành Chánh niệm tỉnh giác?Chúng ta phải

681
QUANG MINH CỦA TÂM - DUDJOM DORJEE

QUANG MINH CỦA TÂM - DUDJOM DORJEEKhi chúng ta nhìn vào tâm ở trạng thái tự nhiên của nó, đặc trưng định tính đầu tiên mà chúng ta thấy là sự quang

876
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,347
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,771
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,678
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,448
Chùa Việt
Sách Đọc