Other (439)


DÁM BỊ GHÉT - KHÔNG ĐƯỢC SỐNG ĐỂ ĐÁP ỨNG MONG ĐỢI CỦA NGƯỜI KHÁC

819

🍁 Triết gia:
Đúng là được người khác thừa nhận thì rất đáng vui mừng. Nhưng được người khác thừa nhận có thật sự là điều cần thiết không, thì tuyệt đối không. Vốn dĩ tại sao cậu lại muốn được thừa nhận? Nói thẳng thắn hơn thì tại sao lại muốn được người khác khen?
🍀 Chàng thanh niên:
Đơn giản thôi. Khi được người khác thừa nhận, chúng ta có thể cảm thấy "mình có giá trị". Thông qua sự thừa nhận của người khác, chúng ta có thể xua đi cảm giác tự ti, và thấy tự tin hơn vào bản thân. Đúng vậy, đây đúng là vấn đề "giá trị". Lần trước thầy cũng đã nói cảm giác tự ti là vấn đề đánh giá giá trị. Chính vì không được bố mẹ thừa nhận nên tôi mới sống mãi trong tự ti đấy.

🍁 Triết gia:
Giờ ta hãy nghĩ đến một ví dụ gần gũi. Chẳng hạn, cậu thấy rác bẩn ở chỗ làm việc bèn nhặt vứt đi. Dù vậy, những người xung quanh hoàn toàn không để ý. Hoặc giả có để ý thì cũng chẳng ai tỏ ra biết ơn, cũng chẳng nói một lời cảm ơn. Cậu sẽ tiếp tục nhặt rác chứ?
🍀 Chàng thanh niên:
Một tình huống khó khăn thật. Nếu không ai tỏ lòng biết ơn thì có lẽ tôi sẽ không làm nữa

🍁 Triết gia:
Tại sao?
Chàng thanh niên:
Tôi nhặt rác là vì mọi người. Vất vả vì mọi người mà chẳng nhận được một lời cảm ơn. Thế thì cũng chẳng còn muốn làm nữa.

🍁 Triết gia:
Nhu cầu được thừa nhận nguy hiểm ở chính chỗ đó đấy. Tại sao con người lại mong muốn được người khác thừa nhận? Nhiều trường hợp, đó là ảnh hưởng của nền giáo dục thưởng-phạt.
🍀 Chàng thanh niên:
Nền giáo dục thưởng-phạt ư?

🍁 Triết gia:
Nếu hành động đúng đắn sẽ được khen thưởng. Nếu hành động không đúng sẽ bị phạt. Adler phê phán gay gắt nền giáo dục thưởng-phạt như thế. Nền giáo dục thưởng-phạt sẽ sản sinh ra lối sống sai lầm "nếu không có khen sẽ không làm hành động đúng" hoặc "nếu không bị xử phạt sẽ làm cả hành động không đúng". Mục đích muốn được khen có trước nên mới dẫn đến hành động nhặt rác. Và rồi nếu không được ai khen thì sẽ bực bội, quyết định không bao giờ làm việc như thế nữa. Cách nghĩ này thật lạ phải không?
🍀 Chàng thanh niên:
Không phải! Tôi mong thầy đừng thu hẹp vấn đề này! Tôi không bàn luận về nền giáo dục. Nhu cầu được người mình yêu quý thừa nhận, được những người gần gũi mình chấp nhận là nhu cầu rất tự nhiên!

🍁 Triết gia:
Cậu đang ngộ nhận rồi. Nghe này, chúng ta không sống để đáp ứng mong đợi của người khác.
🍀 Chàng thanh niên:
Thầy nói sao cơ?

🍁 Triết gia:
Cậu không sống để đáp ứng mong đợi của người khác. Tôi cũng không sống để đáp ứng mong đợi của người khác. Chúng ta không cần đáp ứng mong đợi của người khác.
🍀 Chàng thanh niên:
Không, quan điểm thế này thì quá vị kỷ! Thầy đang bảo tôi cứ sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thôi sao?

🍁 Triết gia:
Trong giáo lý của Do Thái giáo có câu như thế này: "Nếu mình không sống cuộc đời mình vì chính bản thân mình thì ai sẽ sống vì mình." Cậu sống cuộc đời của riêng cậu. Nếu hỏi cậu sống vì ai thì tất nhiên là vì cậu rồi. Và nếu cậu không sống vì bản thân mình thì ai sẽ sống vì cậu? Xét cho cùng, chúng ta đều đang sống vì chính bản thân mình. Chẳng có lý do gì mà chúng ta không được nghĩ như thế cả.
🍀 Chàng thanh niên: Thầy, quả nhiên là thầy đã rơi vào chủ nghĩa hư vô rồi! Xét cho cùng chúng ta đang sống vì chính bản thân mình ư? Thầy nói như vậy cũng được sao? Thật là một suy nghĩ nhỏ nhen!

🍁 Triết gia: Đây không phải là chủ nghĩa hư vô. Ngược lại là đằng khác. Nhu cầu được người khác thừa nhận, suốt đời để ý đến đánh giá của người khác, cuối cùng sẽ thành ra sống cuộc đời của người khác.
🍀 Chàng thanh niên:
Thầy nói vậy nghĩa là sao?

🍁 Triết gia:
Quá mong muốn được thừa nhận thì sẽ sống theo cách người khác mong đợi "cậu là người như thế này". Nghĩa là vứt bỏ bản thân thực sự mà sống cuộc đời của người khác. Và hãy nhớ, nếu cậu không sống để đáp ứng mong đợi của người khác thì người khác cũng không sống để đáp ứng mong đợi của cậu. Nếu đối phương hành động không như mình muốn, cũng không được tức giận. Vì đó là điều hiển nhiên.
🍀 Chàng thanh niên:
Không phải! Nếu cứ theo quan điểm đó sẽ đảo lộn hoàn toàn xã hội của chúng ta! Chúng ta có nhu cầu được thừa nhận. Nhưng để được người khác thừa nhận thì trước hết phải thừa nhận người khác. Chính vì thừa nhận người khác, thừa nhận giá trị quan khác mà bản thân mình cũng sẽ được thừa nhận. Và chúng ta xây dựng nên "xã hội" chính là nhờ dựa vào mối quan hệ thừa nhận lẫn nhau đó! Thầy, quan điểm của thầy đẩy con người tới sự cô lập, thậm chí đối lập, và là một tư tưởng nguy hiểm cần đánh đổ! Một sự quyến rũ quỷ quyệt, chỉ tổ kích động lòng bất tín và nỗi hoài nghi!"

🍁 Triết gia:
Ha ha ha, cậu có vốn từ vựng quả là thú vị. Không cần phải cao giọng đâu. Hãy cùng nhau suy nghĩ nào. Nếu không được thừa nhận sẽ đau khổ. Nếu không được người khác thừa nhận, không được bố mẹ thừa nhận sẽ không tự tin. Liệu có thể nói cuộc sống như vậy là lành mạnh không? Chẳng hạn, nghĩ rằng "Thượng đế đang dõi theo nên phải làm điều thiện". Nhưng mặt trái của ý nghĩ đó lại chính là rơi vào thuyết hư vô: "Thượng đế không tồn tại nên có thể chấp nhận mọi hành động xấu". Cho dù Thượng đế không tồn tại, cho dù không được Thượng đế thừa nhận thì ta cũng phải sống cuộc đời này. Để vượt qua được tư tưởng hư vô trong một thế giới không có Thượng đế, cần phải phủ định sự thừa nhận của người khác."
🍀 Chàng thanh niên:
Tôi chẳng quan tâm Thượng đế ra làm sao cả! Hãy nghĩ một cách thẳng thắn hơn, trực diện hơn về tâm lý của những người đang sống trong cuộc đời này. Chẳng hạn, nhu cầu được thừa nhận, tức là muốn được xã hội thừa nhận. Tại sao con người lại muốn thành công trong một tổ chức? Tại sao lại muốn có địa vị và danh tiếng? Đó là bởi mong muốn được xã hội coi là người quan trọng, tức nhu cầu được thừa nhận!

🍁 Triết gia:
Vậy, cậu có thể nói là nếu được thừa nhận rồi thì sẽ thực sự hạnh phúc không? Những người có địa vị xã hội có cảm thấy hạnh phúc không?
🍀 Chàng thanh niên:
Không, chuyện đó thì...

🍁 Triết gia:
Khi mong muốn được người khác thừa nhận, hầu hết mọi người đều nhờ vào biện pháp "đáp ứng mong đợi của người khác", đúng theo quan điểm của nền giáo dục thưởng-phạt là hành động đúng đắn sẽ được khen thưởng. Nhưng, nếu mục đích chính của công việc là "đáp ứng mong đợi của người khác" thì công việc đó hẳn sẽ trở nên khá khó khăn. Vì khi đó, lúc nào cũng phải để ý đến ánh mắt người khác, sợ những đánh giá của người khác, ức chế cái "bản thân" của mình. Có thể cậu sẽ thấy bất ngờ, nhưng trong số những người đến xin tư vấn hầu hết không có ai là người vị kỷ cả. Họ là những người đang khổ sở vì muốn đáp ứng mong đợi của người khác, mong đợi của cha mẹ, giáo viên. Nói cách khác là không thể hành động như ý mình, tuy là theo nghĩa tích cực.
🍀 Chàng thanh niên:
Vậy là thầy bảo tôi hãy hành động vị kỷ?

🍁 Triết gia:
Không phải là hành động vì mình bất chấp người khác. Để hiểu được điều này, cần phải biết đến quan điểm "phân chia nhiệm vụ".
🍀 Chàng thanh niên:
Phân chia nhiệm vụ?
Lại là một thuật ngữ mới nhỉ. Tôi nghe đây.

Sự sốt ruột của chàng thanh niên đã lên tới đỉnh điểm. Bảo mình phủ định nhu cầu được thừa nhận ư? Không được đáp ứng mong đợi của người khác ư? Hãy sống theo ý mình ư? Vị này nói gì vậy? Nhu cầu được thừa nhận chẳng phải là động cơ lớn nhất để con người giao tiếp với người khác, hình thành nên xã hội sao? Nếu quan điểm "phân chia nhiệm vụ" đó mà không thuyết phục được mình thì... có lẽ suốt đời mình sẽ không chấp nhận được người này và cả ông Adler kia nữa.
-------🍁🍀🍁-------

Trích: Dám Bị Ghét, Tác Giả : Koga Fumitake – Kishimi Ichiro
Nguyễn Thanh Vân Dịch, NXB: Dân Trí, 2019

819

Milarepa Hướng Dẫn Một Thanh Niên Giác Ngộ Chân Tâm - Viet Nalanda

Một ngày nọ, khi Milarepa đang ở trong hang động một mình thì hai vị khách tìm đến hỏi han.- Ông ở một mình à? Ông không thấy cô đơn sao?- Tôi

1,274
Câu chuyện về Nhà sư Doanh nhân

Năng đoạn kim cương và câu chuyện về nhà sư doanh nhânTừ những thất vọng đầu đời trong chính cuộc sống của mình, Michael Roach đã quyết tâm tìm sự giải thoát

21,465
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về sự hủy diệt của Phật giáo tại Ấn Độ

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về sự hủy diệt của Phật giáo tại Ấn ĐộBài Phỏng vấn của Thomas Laird   H.H The XIV Dalai Lama Trong suốt thời gian từ năm

19,208
Thu phí đọc báo online sẽ là bắt buộc

Thu phí đọc báo online sẽ là bắt buộc Khi đưa ra quan điểm này tại một hội thảo quốc tế về công nghệ và nội dung số, ông Lê Quốc Minh, Tổng biên

17,265
SỰ SỐNG LÀ THIÊNG LIÊNG - - Nguyễn Tường Bách

Nepal chỉ là một nước nhỏ nằm giữa hai cường quốc khổng lồ và đông dân nhất thế giới, đó là Ấn Độ và Trung Quốc. Với một dân số khoảng 30

19,661
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc