Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM CÁC BA LA MẬT  THỨ 44
(Kinh Ma-ha Bát-nhã ghi: Phẩm Bách Ba-la-mật Biến Thán)
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Bất Khả Đắc thứ 42).
            KINH: Bấy giờ, Tuệ-mạng Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật vô biên là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Ví như hư không vô biên.
            Bạch đức Thế Tôn, bình đẳng Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Vì các pháp bình đẳng.
            Bạch đức Thế Tôn, lìa Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật. (Kinh Đại Bát Nhã ghi: Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy là vô biên Ba-la-mật-đa; Phật dạy: Như vậy! Thí như hư không, không biên tế. Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy là bình đẳng Ba-la-mật-đa; Phật dạy: Như vậy, vì hết thảy pháp tánh bình đẳng. Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy là viễn ly Ba-la-mật-đa;

* Trang 188 *
device

Phật dạy như vậy, vì rốt ráo không v.v... N.D). Phật dạy: Vì rốt ráo không.
            Bạch đức Thế Tôn, chẳng hoại Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Vì hết thảy pháp chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, không bờ kia ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Vì không có danh không có thân.[1]
            Bạch đức Thế Tôn, không chủng Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Vì hơi thở ra vào chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, bất khả thuyết Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Vì giác quán chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, vô danh Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
                Phật dạy: Vì thọ (vedanā), tưởng (saṃjñā), hành (saṃskāra), thức (vijñāna) chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, không đi Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Vì hết thảy pháp không đến.
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 437, tr. 202a20-21: Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy là không bờ bên kia ba-la-mật-đa, Phật dạy: vì không có danh thể. 

* Trang 189 *
device

Bạch đức Thế Tôn, không di chuyển Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Vì hết thảy pháp không nép dấu.
            Bạch đức Thế Tôn, tận Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Vì hết thảy pháp rốt ráo tận hết.
            Bạch đức Thế Tôn, chẳng sanh Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Vì hết thảy pháp chẳng diệt.
            Bạch đức Thế Tôn, chẳng diệt Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Vì hết thảy pháp chẳng sanh.
            Bạch đức Thế Tôn, không tạo tác Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Vì tác giả chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, vô tri Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Vì tri giả chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, chẳng đến Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Vì sanh tử chẳng thể có được.[1]
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 437, tr. 202b9-10: Bạch đức Thế-tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy là không di chuyển ba-la-mật-đa. Phật dạy:  Như vậy, vì sanh tử chẳng thể có được.

* Trang 190 *
device

Bạch đức Thế Tôn, chẳng mất Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.
            Phật dạy: Vì hết thảy pháp chẳng mất.
            LUẬN: Ba-la-mật vô biên là Tu-bồ-đề nghe Phật nói nghĩa Ba-la-mật đại trân bảo, nhân đó mà tự tán thán Bát-nhã là đại Ba-la-mật (Mahāpāramitā). Lại lấy trí tuệ vào sâu mỗi mỗi pháp môn, quán Bát-nhã ba-la-mật như nước biển lớn vô lượng vô biên, biết sâu công đức Bát-nhã ba-la-mật, nhân đó phát tâm đại hoan hỷ. Muốn lấy mỗi mỗi nhân duyên tán thán Bát-nhã; cho nên bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! vô biên Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật. Nghĩa vô biên thì từ đầu phẩm cho đến hết đều là nghĩa vô biên, vì trở ngại nói việc khác nên lược nói. Nếu nói rộng thời vô lượng.
           * Lại nữa, thường là một bên, vô thường là một bên, ngã vô ngã, có, không, thế gian có biên giới không biên giới, chúng sanh có biên giới không biên giới, các pháp như vậy gọi là tà kiến biên; được Bát-nhã ba-la-mật thời không có các biên ấy, nên gọi là vô biên.
           * Lại nữa, thí như chỗ vật cùng tận gọi là biên, hư không, không có sắc không có hình, cho nên vô biên; Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo thanh tịnh không có biên, không có tận, không có chỗ thủ, không có chỗ thọ nhân, không có chỗ chấp đắm, thế nên Phật đáp: “Như hư không vô biên nên Bát-nhã ba-la-mật cũng vô biên.”

* Trang 191 *
device

Bồ-tát được pháp nhẫn (dharmakṣānti), quán hết thảy pháp đều bình đẳng, thế nên nói vì hết thảy pháp bình đẳng nên nói Bát-nhã ba-la-mật bình đẳng.
            Bồ-tát dùng tâm rốt ráo không, lìa các phiền não (kleśa), cũng lìa các pháp, thế nên gọi là lìa Ba-la-mật. Bồ-tát dùng Bát-nhã ba-la-mật ấy tìm tướng chung tướng riêng các pháp, không thấy được có tướng nhất định bằng lông tóc, vì chẳng thể có được, nên đối với hết thảy pháp tâm không chấp trước. Nếu người có tà kiến hý luận, dùng tâm tà kiến chấp trước, muốn phá hoại Bồ-tát, vì Bồ-tát ấy tâm không chấp trước, nên không phá hoại được; ấy gọi là chẳng hoại Ba-la-mật.
            Bờ này gọi là sanh tử (saṃsāra), bờ kia là Niết-bàn (nirvāṇa), ở giữa có sông lớn các phiền não, hết thảy người xuất gia, muốn bỏ bờ này tham đắm bờ kia, mà Bát-nhã ba-la-mật không có bờ kia. Bờ kia là Niết-bàn, không có sắc (rūpa) không có danh (nāma), nên nói vì không có sắc không có danh, ấy gọi là không bờ kia Ba-la-mật.
            Có hư không thời có hơi thở ra vào, hơi thở ra vào đều từ nghiệp nhân duyên hư dối sanh; thở ra chẳng phải thở vào, thở vào chẳng phải thở ra, niệm niệm sanh diệt, không có thật tướng khả đắc. Vì hơi thở không thể có được, nên hết thảy pháp cũng không thể có được. Không thể có được nên gọi là không chủng (không giới) Ba-la-mật.

* Trang 192 *
device

Hết thảy pháp tướng không tịch, nên chẳng cần giác quán. Vì không có giác quán thời không có ngôn thuyết, vì không có ngôn thuyết nên nói Bát-nhã ba-la-mật dứt đường nói năng, ấy gọi là bất khả thuyết Ba-la-mật.
            Hai pháp thu nhiếp hết mọi pháp đó là danh và sắc (nāma-rūpa). Bốn đại và bốn đại tạo tác, thu nhiếp về sắc; bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức thu nhiếp về danh.[1] Phân biệt các pháp là nói Bát-nhã ba-la-mật là tướng trí tuệ nên nhiếp về danh. Song nay không lìa sắc là danh, không lìa danh là sắc, vì Bát-nhã ba-la-mật không có tướng biết, nên nói thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể có được, ấy gọi là vô danh ba-la-mật.
            Hết thảy pháp không đi không lại, nên gọi là không đi Ba-la-mật.[2]
            Bát-nhã ba-la-mật là pháp tạng của ba đời mười phương chư Phật, ấn bằng ba pháp ấn, không có trời người phá được, nên gọi là không di chuyển Ba-la-mật.
            Các pháp hữu vi, niệm niệm tận diệt, không có lúc ngưng trụ, nếu như vậy, pháp quá khứ chẳng cùng tận, pháp vị lai cũng chẳng cùng tận, pháp hiện tại chẳng ngưng trụ nên chẳng cùng tận. Tướng ba đời cùng tận chẳng thể có được, nên gọi là rốt ráo cùng tận, vì rốt ráo cùng tận nên gọi là tận Ba-la-mật.
 

[1] Tương ưng bộ kinh II, tr. 4: Danh sắc là gì? “Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; đây gọi là danh. Tứ đại và sắc do tứ đại sanh; đây gọi là sắc. Đây là danh, đây là sắc gọi là danh sắc.” Ở đây thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý là thuộc thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn; sắc ấy là sắc uẩn. Như vậy danh sắc là năm thủ uẩn. Con người chính là năm uẩn hay năm uẩn chính là con người.
[2] Xem Trung luận (中論), phẩm 2: quán về đi lại; Madhyamaka śāstra, Gatāgataparīkṣā dvitīyaṁ prakaraṇam.

* Trang 193 *
device

Hết thảy pháp sanh trong ba đời chẳng thể có được, cho nên không có sanh, vì không có sanh nên gọi là vô sanh Ba-la-mật, không diệt Ba-la-mật cũng như vậy.
            Tạo tác có hai : 1. Chúng sanh tạo tác. 2. Pháp tạo tác. Chúng sanh tạo tác là bố thí, trì giới v.v... Pháp tạo tác là lửa cháy, nước làm rã nát, tâm thức hay biết. Vì chúng sanh "không" nên không có tác giả.[1] Vì hết thảy pháp độn, tướng không khởi không tác, nên pháp cũng không tạo tác. Vì hai không tạo tác ấy nên gọi là vô tác Ba-la-mật.
            Vô tri Ba-la-mật cũng như vậy, vì hết thảy pháp độn nên không biết.
            Thiên nhãn thấy có sanh tử, dùng tuệ nhãn không tướng thấy sanh tử chẳng thể có được. Vì sanh tử chẳng thể có được, nên chúng sanh chết đời nay không có đi đến đời sau; chỉ có năm uẩn do nhân duyên của nghiệp đời trước tương tục sanh ra, nên gọi là chẳng đến Ba-la-mật. Bát-nhã ba-la-mật chẳng làm mất thật tướng các pháp, cũng làm cho hết thảy pháp chẳng mất thật tướng, còn lìa Bát-nhã ba-la-mật, hết thảy pháp đều mất. Quán thật tướng hết thảy pháp, được Bát-nhã ba-la-mật, nên gọi là chẳng mất Ba-la-mật.
            KINH: Bạch đức Thế Tôn, mộng (svapna-upama) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Cho đến việc thấy trong mộng chẳng thể có được.
 

[1] Trung luận (中論), phẩm 8: quán về tác, tác giả; Madhyamaka śāstra, Karmakārakaparīkṣā aṣṭamaṁ prakaraṇam.

* Trang 194 *
device

Bạch đức Thế Tôn, tiếng vang (pratiśrutkā-upama) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì kẻ nghe tiếng chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, bóng (pratibimba-upama) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì mặt trong gương chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, sóng nắng (marīci-upama) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Dòng nước chẳng thể có được.[1]
            Bạch đức Thế Tôn, huyễn (māyā-upama) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì việc huyễn thuật chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, chẳng nhơ (amalā) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì các phiền não chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, chẳng sạch (na vimalā) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì phiền não hư dối.
            Bạch đức Thế Tôn, chẳng ô cấu Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì nơi chỗ chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, không hý luận Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hết thảy hý luận bị phá hoại.
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 437, tr. 202b18-20: Baïch ñöùc Theá Toân, Baùt-nhaõ ba-la-maät-đa như vậy là soùng naéng Ba-la-maät-đa? Phaät daïy: Như vậy, vì hết thảy pháp như doøng nöôùc tướng chaúng theå coù ñöôïc; Xem Đại trí độ luận, quyển 6, chương 10; Tham khảo Tương ưng bộ kinh III, Kinh Bọt nước (Pheṇapiṇḍa), tr. 141-143; T. 8: Kim cang bát-nhã ba-la-mật kinh (金剛般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 752b28-29.

* Trang 195 *
device

            Bạch đức Thế Tôn, chẳng niệm Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hết thảy niệm bị phá.
            Bạch đức Thế Tôn, bất động Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì pháp tánh thường trú.
            Bạch đức Thế Tôn, không nhiễm Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì biết hết thảy pháp vọng giải.[1] 
            Bạch đức Thế Tôn, chẳng khởi Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hết thảy pháp không phân biệt.[2]
            Bạch đức Thế Tôn, tịch diệt Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hết thảy pháp tướng chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, vô dục Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì dục chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, vô sân Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì sân hận không thật.
            Bạch đức Thế Tôn, vô si Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? Phật dạy: Vì vô minh tối tăm dứt.
            Bạch đức Thế Tôn, không phiền não Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì phân biệt ức tưởng hư vọng.
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật kinh (大 般若波羅蜜多經), quyển 437, tr. 202c4-6: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy là ly nhiễm trược ba-la-mật-đa. Phật dạy: như vậy, Vì biết hết thảy pháp không hư vọng.
[2] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật kinh (大 般若波羅蜜多經), quyển 437, tr. 202c6-7: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy là vô đẳng khởi ba-la-maät-đa. Phật dạy: như vậy, Vì đối với hết thảy pháp không phân biệt. 
 

* Trang 196 *
device

Bạch đức Thế Tôn, không có chúng sanh Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? Phật dạy: Vì chúng sanh không có.
            Bạch đức Thế Tôn, đoạn dứt Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì các pháp không khởi.[1]
            Bạch đức Thế Tôn, không có nhị biên Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì lìa nhị biên.
            Bạch đức Thế Tôn, chẳng phá hoại Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hết thảy pháp chẳng lìa nhau.
            Bạch đức Thế Tôn, chẳng thủ Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì quá địa vị Thanh văn, Bích-chi Phật.
            Bạch đức Thế Tôn, chẳng phân biệt Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì các vọng tưởng chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, vô lượng Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì các pháp lượng chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, hư không Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hết thảy pháp không có.
            LUẬN : Tu-bồ-đề tán thán Bát-nhã ba-la-mật, khai thị chúng sanh thế gian không, như mộng. Phật dạy: Mộng cũng chẳng thể có được, nên gọi là mộng Ba-la-mật.
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật kinh (大般若波羅蜜多經), quyển, 545, tr. 805b4-5: Vô đoạn Ba-la-mật-đa, vì hết thảy pháp vô đẳng khởi. 

* Trang 197 *
device

Tiếng vang, bóng, sóng nắng, huyễn cũng như vậy.[1] Tâm người cho tiếng là thật, vang là hư giả, bóng thì lấy mặt gương làm thật, tưởng là hư giả; sóng nắng thì lấy gió, bụi, ánh sáng mặt trời làm thật, nước là hư giả; huyễn thì lấy chú thuật làm thật, vật do chú thuật làm ra là hư giả.
            Tu-bồ-đề tán thán Bát-nhã lấy không làm ví dụ, Phật dạy: Dụ và việc chính đều không, vì việc chính đều không nên dụ cũng không.
            Bát-nhã ba-la-mật ấy không nhơ (amalā), đoạn diệt được hết thảy nhơ. Phật dạy: Các phiền não (kleśa) từ xưa lại đây thường không có, nay đoạn cái gì? Thế nên gọi là không nhơ Ba-la-mật.
            Ba-la-mật không sạch (na vimalā) cũng như vậy.
            Không có phiền não tức là sạch, các phiền não dâm dục, sân nhuế v.v... gọi là ô cấu. Bát-nhã ba-la-mật ấy, tất cả pháp ô cấu không thể làm ô cấu được. Sáu căn là trú xứ của các phiền não, sáu căn và hết thảy pháp là chỗ các phiền não duyên. Vì trú xứ đều chẳng thể có được nên gọi là chẳng ô cấu Ba-la-mật.
            Được Bát-nhã ba-la-mật ấy, hết thảy ức tưởng phân biệt hý luận đều dứt, nên gọi là chẳng hý luận Ba-la-mật.
            Vì hết thảy pháp rốt ráo không, không ức, không niệm tưởng; không ức, không niệm tưởng nên gọi là vô niệm Ba-la-mật.
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 6, chương 10: Mười dụ.

* Trang 198 *
device

Bồ-tát an trú pháp tánh, tất cả các luận nghị đều không thắng được. Tất cả kiết sử tà kiến không che lấp được, tất cả pháp vô thường phá hoại, tâm không sanh lo; do các nhân duyên như vậy nên gọi là bất động Ba-la-mật.
            Hết thảy pháp đều hư vọng, chẳng phải chỉ ái nhiễm, nên gọi là vô nhiễm Ba-la-mật.
            Ức tưởng phân biệt là căn bản của tất cả kiết sử. kiết sử hay tạo nghiệp đưa đến thân sau, biết được ức tưởng phân biệt là hư vọng, thời tất cả nghiệp đưa đến sanh ra thân sau không còn khởi lên nữa, nên gọi là chẳng khởi Ba-la-mật.
            Trong Bát-nhã ba-la-mật không thủ tướng lửa ba độc, nên gọi là tịch diệt Ba-la-mật.
            Phật dạy: Chẳng phải chỉ tướng ba độc tịch diệt, mà hết thảy pháp tướng đều chẳng thể có được. Bát-nhã ba-la-mật ấy, cho đến đối với thiện pháp còn không tham, huống gì các tham dục khác.
            Phật dạy: Vì dục từ xưa lại đây chẳng thể có được, tham dục hư dối, tự tánh chẳng thể có được, nên gọi là vô dục Ba-la-mật, chứ chẳng phải vì lìa dục nên gọi là vô dục.
            Tánh sân nhuế rốt ráo không có nên gọi là vô sân Ba-la-mật, chứ chẳng phải lìa sân nên gọi là vô sân.
            Đối hết thảy pháp, vô minh tối tăm bị phá trừ, nên gọi là vô si Ba-la-mật, chứ chẳng phải diệt si nên gọi là vô si.

* Trang 199 *
device

Ba-la-mật không có phiền não là vì Bồ-tát được vô sanh pháp nhẫn (anutpannā dharmakṣānti), nên tất cả phiền não dứt.
            Phật dạy: Ức tưởng phân biệt là căn bản của phiền não, ức tưởng phân biệt không có, huống gì phiền não, nên gọi là không phiền não Ba-la-mật.
            Bát-nhã hay phá cái điên đảo (viparyāsa) chấp có chúng sanh đối với không có chúng sanh, nên gọi là không có chúng sanh Ba-la-mật.
            Phật dạy: Chúng sanh từ xưa lại đây chẳng sanh (anutpannā), vì không có gì của chính nó, nên gọi là không có chúng sanh.
            Ý Tu-bồ-đề cho Bát-nhã ba-la-mật dứt được hết thảy pháp hữu lậu (sarva-sāsrava-dharma), nên gọi là đoạn dứt Ba-la-mật.
            Phật dạy: Các pháp chẳng khởi chẳng sanh, không tạo tác, tướng các pháp tự nhiên đoạn, nên gọi là đoạn.
            Nhị biên là ngã và vô ngã, đoạn và vô đoạn, pháp khả đoạn và pháp không khả đoạn, thường và đoạn, có và không, vô lượng nhị biên như vậy. Trong Bát-nhã ba-la-mật không có các biên ấy nên gọi là không có nhị biên Ba-la-mật.
            Phật dạy: Các biên ấy từ xưa lại đây không có, chỉ do điên đảo hư vọng chấp trước. Bồ-tát cầu sự thật, cho nên lìa các bên điên đảo. Bát-nhã ba-la-mật ấy vì nhất tướng không, nên không thể phá.

* Trang 200 *
device

Phật dạy: Không chỉ Bát-nhã ba-la-mật mà tất cả pháp đều không có tướng sai khác nhất định, như quả chẳng lìa nhân, nhân chẳng lìa quả; pháp hữu vi chẳng lìa pháp vô vi, pháp vô vi chẳng lìa pháp hữu vi, Bát-nhã ba-la-mật chẳng lìa hết thảy pháp, hết thảy pháp chẳng lìa Bát-nhã ba-la-mật; thật tướng hết thảy pháp tức là Bát-nhã ba-la-mật, nên gọi là chẳng phá Ba-la-mật. Phá là các pháp mỗi mỗi lìa tán. Hết thảy pháp có các lỗi thường vô thường v.v... thế nên Bát-nhã ba-la-mật chẳng thủ hết thảy pháp.
            Phật dạy: Hết thảy pháp cho đến pháp xuất thế gian thanh tịnh của Nhị thừa, cũng chẳng thủ, nên gọi là Ba-la-mật chẳng thủ. Phân biệt là tâm sanh ra chấp thủ tướng, vọng tưởng phân biệt, Bát-nhã là thật tướng nên không có vọng tưởng phân biệt ấy.
            Phật dạy: Nhân ức tưởng phân biệt mà phân biệt có, không; nay chính ức tưởng phân biệt, từ xưa lại đây không có, nên gọi là không có phân biệt Ba-la-mật.
            Bát-nhã ba-la-mật xuất sanh bốn vô lượng, nên gọi là Ba-la-mật vô lượng.
            * Lại nữa, rốt ráo không, là được Niết-bàn vô lượng, nên gọi là vô lượng.
            * Lại nữa, trí tuệ không thể đạt đến bờ mé, nên gọi là vô lượng.

* Trang 201 *
device

Lượng gọi là sáu thức trù lượng. Pháp ấy "không", không có tướng, không có sanh diệt, sáu thức không thể lượng được, vì sao? Vì vật nhiều mà đồ đo lường nhỏ.
            Phật dạy: Chẳng phải chỉ Bát-nhã ba-la-mật ấy vô lượng mà hết thảy pháp sắc v.v... chẳng thể có được, nên đều vô lượng. Như hư không, không có sắc không có hình, không có làm và việc làm; Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy. Phật dạy: Chẳng phải chỉ hư không, không có gì của chính nó mà các pháp sắc v.v... cũng đều không có gì của chính nó, nên gọi là hư không Ba-la-mật.
            KINH: Bạch đức Thế Tôn, vô thường (anitya) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hết thảy pháp bị phá hoại.
            Bạch đức Thế Tôn, khổ (duḥkha) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hết thảy pháp có tướng bức não.
            Bạch đức Thế Tôn, vô ngã (anātma) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hết thảy pháp không chấp trước.
            Bạch đức Thế Tôn, Không (śūnyatā) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hết thảy pháp chẳng thể có được.

* Trang 202 *
device

Bạch đức Thế Tôn, vô tướng (animitta) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hết thảy pháp chẳng sanh.
            Bạch đức Thế Tôn, nội không (adhyātma-śūnyatā) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì nội không chẳng thể có được.[1]
            Bạch đức Thế Tôn, ngoại không (bahirdhā-śūnyatā) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì ngoại không chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, nội ngoại không (adhyātma-bahirdhā-śūnyatā) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì nội ngoại pháp chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, không không (śūnyatā-śūnyatā) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì pháp không không, chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, đại không (mahā-śūnyatā) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hết thảy pháp chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, đệ nhất nghĩa không (paramārtha-śūnyatā) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì Niết-bàn chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, hữu vi không (saṃskṛta-śūnyatā) Ba-la-mật, là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì pháp hữu vi chẳng thể có được.
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 31, chương 43: mười tám không.

* Trang 203 *
device

Bạch đức Thế Tôn, vô vi không (asaṃskṛta-śūnyatā) Ba-la-mật, là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì pháp vô vi chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, rốt ráo không (atyanta-śūnyatā) Ba-la-mật, là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì các pháp rốt ráo chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, vô thỉ không (anavarāgra-śūnyatā) Ba-la-mật, là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì các pháp vô thỉ chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, tán không (anavakāra-śūnyatā) Ba-la-mật, là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì pháp phân tán chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, tánh không (prakṛti-śūnyatā) Ba-la-mật, là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì pháp hữu vi vô vi chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, các pháp không (sarva-dharma-śūnyatā) Ba-la-mật, là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hết thảy pháp chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, tự tướng không (svalakṣaṇa-śūnyatā) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì tự tướng xa lìa.
            Bạch đức Thế Tôn, vô pháp không (abhāva-śūnyatā) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì vô pháp chẳng thể có được.

* Trang 204 *
device

Bạch đức Thế Tôn, hữu pháp không (svabhāva-śūnyatā) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hữu pháp chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì vô pháp hữu pháp chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, niệm xứ (smṛti-upasthāna) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì thân, thọ, tâm, pháp chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, Chánh cần Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì pháp thiện bất thiện chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, Như ý túc (Ṛddhipāda) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì bốn Như ý túc chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, căn (Indriya) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì năm căn chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, lực (bala) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì năm lực chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, giác (Bodhi-aṅga) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì bảy giác phần chẳng thể có được.

* Trang 205 *
device

Bạch đức Thế Tôn, đạo (Mārga) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì tám Thánh đạo phần chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, vô tác Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì vô tác chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, “Không” Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì không tướng chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, vô tướng Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì tướng tịch diệt chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, bội xả (vimokṣaḥ) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì tám bội xả chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, định (samāpattayaḥ) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì chín thứ đệ định chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, Thí (dāna) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì xan tham chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, giới (śīla) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì phá giới chẳng thể có được.

* Trang 206 *
device

Bạch đức Thế Tôn, nhẫn (kṣānti) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì nhẫn không nhẫn nhục chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, tấn (vīrya) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì giải đãi tinh tấn chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, thiền (dhyāna) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì định và loạn chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã (prajñā) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì si và tuệ chẳng thể có được.
            Bạch đức Thế Tôn, mười lực (daśabalāni) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì đạt hết thảy pháp không thể khuất phục.
            Bạch đức Thế Tôn, bốn Điều không sợ (vaiśāradya) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì được đạo chủng trí  không thối mất.
            Bạch đức Thế Tôn, bốn trí vô ngại (pratisaṃvid) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì hết thảy pháp không có chướng ngại.
            Bạch đức Thế Tôn, Phật pháp (Buddha-dharma) Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì vượt qua hết thảy pháp Thanh văn, Duyên giác.

* Trang 207 *
device

Bạch đức Thế Tôn, nói như thật Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì tất cả ngữ ngôn đều như thật.
            Bạch đức Thế Tôn, tự nhiên Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì đối hết thảy pháp tự tại.[1]
            Bạch đức Thế Tôn, Phật Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật? - Phật dạy: Vì biết hết thảy pháp, hết thảy chủng. (Trong Kinh văn, cuối mỗi lời Phật dạy đều có ghi số thứ tự chữ nhỏ, từ 1 đến 90 câu. 90 câu này theo văn trong Đại Bát Nhã đều ghi ngược lại như: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật như vậy là tự nhiên Ba-la-mật. Phật dạy: Vì đối hết thảy pháp tự nhiên chuyển nói. Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật như vậy là Chánh đẳng giác Ba-la-mật. Phật dạy: Vì đối hết thảy pháp hiện chứng được vậy - N.D).
            LUẬN : Trong Bát-nhã ba-la-mật có thánh hạnh quán vô thường nên gọi là vô thường Ba-la-mật. Phật dạy: Chẳng phải chỉ trong Bát-nhã có vô thường, mà vì quán hết thảy pháp vô thường (sarva-dharma-anitya), nên gọi là vô thường Ba-la-mật.
            Hỏi: Từ trước lại đây nói Bát-nhã ba-la-mật pháp tánh thường trú sao nay nói vô thường?
            Đáp: Bát-nhã ba-la-mật là trí tuệ, quán pháp do nhân duyên hòa hợp sanh, là pháp hữu vi nên vô thường, còn chỗ sở duyên của Bát-nhã ba-la-mật là Như, pháp
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 437, tr. 203c29-204a1: Baïch ñöùc Theá Toân, Baùt-nhaõ ba-la-maät-đa như vậy là töï nhieân Ba-la-maät-đa? Phaät daïy: như vậy, vì đối heát thaûy phaùp tự tại chuyển. 

* Trang 208 *
device

tánh, thật tế, là pháp vô vi nên thường. Tu-bồ-đề nói hữu vi Bát-nhã nên nói Bát-nhã vô thường.
            Hỏi: Nếu như vậy cớ sao Phật nói hết thảy pháp tận là phá hoại vô thường; pháp vô vi không có tướng phá hoại?
            Đáp: Hết thảy pháp gọi là sáu căn sáu trần, trong ngồi, đều là pháp tạo tác. Pháp tạo tác nên chắc chắn quy về tướng phá hoại; lìa pháp hữu vi không có pháp vô vi, cũng lại không có tướng pháp, chỉ nhân nơi tướng pháp hữu vi nên nói pháp vô vi chẳng sanh chẳng diệt (anutpannā aniruddhā).
            * Lại nữa, tất cả pháp hữu vi (sarva-saṃskṛta-dharma) có hai loại: 1. Danh tự tất cả. 2. Thật tất cả. Tất cả pháp hữu vi phá hoại nên gọi là tất cả vô thường, khổ v.v... cho đến vô pháp hữu pháp không cũng như vậy.
            Tu-bồ-đề nói: Tất cả pháp tướng để tán thán Bát-nhã, Phật nêu tất cả pháp ra đáp. Chánh quán bốn thứ thân (kāya), thọ (vedanā), tâm (citta), pháp (dharma) từ bốn niệm xứ phát sanh. Bốn niệm xứ (cātvāra-smṛti-upasthāna) là cửa ban đầu của bốn đế; bốn đế là cửa ban đầu của bốn quả Sa-môn. Phân biệt quả A-la-hán, tức là ba thừa. Bốn niệm xứ ở trong Bát-nhã ba-la-mật mỗi mỗi nói rộng. Phật dạy: Chỗ bốn pháp duyên ấy từ xưa lại đây đều chẳng thể có được, nên gọi là niệm xứ Ba-la-mật. Từ bốn Chánh cần cho đến Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy.
            Hỏi: Có thể lấy các pháp khác tán thán Bát-nhã, cớ sao lại lấy Bát-nhã tán thán Bát-nhã?

* Trang 209 *
device

Đáp: Có hai thứ Bát-nhã: 1. Bát-nhã thường trú riêng biệt. 2. Đi chung với năm Ba-la-mật kia có dùng Bát-nhã ba-la-mật. Tu-bồ-đề tán thán Bát-nhã ba-la-mật hữu dụng, có thể phá vô minh tối tăm, có thể cho trí tuệ chân thật, thế nên Phật nói trong thường trú Bát-nhã ba-la-mật, si và tuệ chẳng thể có được. Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật ấy, ban đầu được Bồ-tát mười lực,[1] sau được Phật mười lực. Thế nên nói là mười lực Ba-la-mật. Phật dạy: Chẳng phải chỉ mười lực là không thể phá hoại, không thể khuất phục, mà thật tướng tất cả pháp, cũng không thể phá hoại, không thể khuất phục. Ý Phật vì chúng sanh nên nói mười lực, chứ Phật lực vô lượng vô biên. Giống như Phật lực, thật tướng tất cả pháp cũng như vậy, không thể khuất phục, nên gọi là mười lực Ba-la-mật. Bồ-tát được lực Bát-nhã ba-la-mật ấy, có thể ở trước Phật nói pháp luận nghị, huống gì ở chỗ khác; còn chẳng sợ Ma vương, huống gì ngoại đạo, nên gọi là Ba-la-mật không sợ.
            Phật dạy: Đạo chủng trí không thối mất; đạo chủng trí gọi là pháp nhãn, biết tất cả chúng sanh dùng đạo gì mà được Niết-bàn. Bát-nhã ba-la-mật tướng thường tịch diệt không thể nói, Bồ-tát ấy dùng đạo chủng trí, để dẫn đạo chúng sanh, nên ở giữa đại chúng cất tiếng rống sư tử. Đạo chủng trí được tăng ích nên không thối mất, không sợ, không tự kiêu mạn cho ta có pháp ấy, nên gọi là Ba-la-mật không sợ.
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 25, chương 37: Bốn việc không sợ, bốn trí vô ngại, tr. 245c26-246a13: Hỏi: Phật có mười lực, bốn không sợ, Bồ-tát có chăng? Đáp: Có, thế nào?            1. Phát tâm nhất thiết trí, nên được lực cứng sâu bền chắc. 2. Đầy đủ tâm đại từ nên được lực không bỏ hết thảy chúng sanh. 3. Không cần đến lợi dưởng cung kính cúng dường, nên đầy đủ lực đại bi. 4. Tin hết thảy Phật pháp, đầy đủ phát sinh hết thảy Phật pháp và tâm không biết nhàm đủ nên được lực đại tinh tấn. 5. Nhất tâm hành theo trí tuệ, không hoại oai nghi nên được lực thiền định. 6. Trừ nhị biên, theo mười hai  nhân duyên hành, dứt tất cả tà kiến diệt hết thảy ức tưởng phân biệt hý luận nên đầy đủ lực trí tuệ. 7. Thành tựu cho hết thảy chúng sanh, thọ vô lượng sanh tử, nhóm các thiện căn không biết nhàm đủ, biết hết thảy thế gian như mộng, nên được lực không chán sanh tử. 8. Quán các thật tướng các pháp, biết không ta, không chúng sanh, tin hiểu các pháp không ra không sanh, nên được lực vô sanh pháp nhẫn. 9. Vào ba quán môn giải thoát không, vô tướng vô tác, biết thấy Thanh văn, Bích-chi-phật giải thoát, nên được lực giải thoát. 10. Đối thân pháp được tự tại, biết tâm hành của chúng sanh đến đâu, nên được lực vô ngại trí. Đó là mười lực của Bồ-tát.

* Trang 210 *
device

Tu-bồ-đề theo Phật nghe pháp, tính không sợ càng sâu, nên tán thán Bát-nhã ba-la-mật là vô ngại Ba-la-mật. Phật dạy: Chẳng phải chỉ có bốn vô ngại, mà tất cả pháp vào như như, pháp tánh, thật tế, đều là tướng vô ngại. Bồ-tát nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật hay chứa nhóm mười lực, bốn điều không sợ, bốn trí vô ngại, đại từ đại bi các Phật pháp, nên gọi là Phật pháp Ba-la-mật.
            Phật dạy: Pháp Thanh văn hơn pháp phàm phu, pháp Bích-chi Phật hơn pháp Thanh văn, Phật pháp tối thắng hơn hết thảy pháp. Như trong tất cả sắc, hư không là rộng lớn. Phật pháp tối thắng không chi sánh kịp, không thể ví dụ, vượt quá tất cả pháp, nên gọi là Phật pháp Ba-la-mật. Như quá khứ Phật tu sáu Ba-la-mật được tướng Như của các pháp, Phật nay cũng như vậy, tu sáu Ba-la-mật được Phật đạo, nên gọi là Đa-đà-a-già-độ (Tathāgata) Đa-đà-a-già-độ là Như Lai; hoặc gọi là Nói như thật, hoặc gọi là Biết như thật.
            Trong đây Phật dạy chẳng phải chỉ Phật nói, gọi là nói như thật, mà tất cả ngôn ngữ đều là như thật, nên gọi là nói như thật Ba-la-mật.
            Bát-nhã ba-la-mật ấy đầy đủ, thân sau tự nhiên làm Phật, nên gọi là Ba-la-mật tự nhiên. Tự nhiên gọi là Phật, vì Phật nói nên gọi là tự nhiên Ba-la-mật.
            * Lại nữa, Bát-nhã ba-la-mật thật tướng tự nhiên, chẳng do cái khác làm ra, nên gọi là tự nhiên.

* Trang 211 *
device

Phật dạy: Phật được lực tự tại đối với các pháp nên gọi là tự nhiên Ba-la-mật.
            Đầy đủ mười địa (daśabhūmi), được mười lực (daśabalāni)), bốn điều không sợ (catvāri vaiśāradyāni), chuyển xe pháp (dharmacakrapravartaka), đánh trống pháp, giác tĩnh chúng sanh đang ngủ trong vô minh (avidyā), nên gọi là Phật Ba-la-mật (Buddha-pāramitā).
            Phật, Trung Hoa dịch là người giác ngộ, người biết, sao vậy? Là chánh tri hết thảy pháp, hết thảy chủng (hành tướng) nên gọi là giác (bodhi). Tất cả pháp (sarva-dharma) là năm uẩn (pañcaskandha), mười hai nhập (dvādaśāyatāna), mười tám giới (aṣṭādaśadhātavaḥ).
            * Lại nữa, tất cả pháp là kinh sách ngoại đạo, kỷ thuật, thiền định v.v... lược nói có 5 thứ : 1. Pháp phàm phu (pṛthagjana-dharma), 2. Pháp Thanh văn (śrāvaka-dharma), 3. Pháp Bích-chi Phật (pratyekabuddha-dharma), 4. Pháp Bồ-tát (Bodhisattva-dharma), 5. Pháp Phật (Buddha-dharma).
            Phật, lược biết có 2 tướng: Là tổng tướng và biệt tướng. Lại lấy tướng phân biệt (vikalpa-lakṣaṇa), tướng rốt ráo không (atyanta-śūnyatā-lakṣaṇa) mà biết rộng tất cả chủng, tất cả chủng là vô lượng vô biên pháp môn. Vì việc ấy nên gọi là Phật Ba-la-mật, chứ không vì lấy Phật thân gọi là Phật Ba-la-mật, mà chỉ lấy trí nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna).
(Hết cuốn 65 theo bản Hán)
 
___________
 

* Trang 212 *
device

Xem mục lục