GIẢI THÍCH: PHẨM HỘI TÔNG THỨ 24
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Tùy Thuận thứ 22)
KINH: Bấy giờ Tuệ mạng Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Phật trước sai Tu-bồ-đề thuyết Bát-nhã ba-la-mật cho các Bồ-tát ma-ha-tát, sao nay bèn nói Đại thừa?[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Con nói Đại thừa sẽ không xa lìa Bát-nhã ba-la-mật chăng?
Phật dạy: Tu-bồ-đề, không! Ông nói Đại thừa tùy thuận Bát-nhã ba-la-mật, không lìa Bát-nhã ba-la-mật, vì sao? Vì hết thảy pháp lành, pháp trợ đạo, hoặc pháp Thanh-văn, hoặc pháp Bích-chi Phật, hoặc pháp Bồ-tát, hoặc pháp Phật, hết thảy pháp ấy đều nhiếp vào trong Bát-nhã ba-la-mật.[2]
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Những gì là pháp lành, pháp trợ đạo, pháp Thanh-văn, pháp Bích-chi Phật, pháp Bồ-tát, pháp Phật đều nhiếp vào trong Bát-nhã ba-la-mật?
[1] Đại trí độ luận, quyển 46, phẩm đại thừa thứ 18.
[2] Đại trí độ luận, quyển 18, 40, 46, 52, 53 và 56.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Đó là Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám Thánh đạo, không, vô tướng, vô tác, giải thoát môn, Phật mười lực, bốn điều không sợ, bốn trí vô ngại, đại từ đại bi, mười tám pháp không chung, tướng không sai lầm, thường xả hành. Tu-bồ-đề! Cùng các pháp lành khác, pháp trợ đạo, hoặc pháp Thanh-văn, hoặc pháp Bích-chi Phật, hoặc pháp Bồ-tát, hoặc pháp Phật đều nhiếp vào trong Bát-nhã ba-la-mật.
Tu-bồ-đề! Hoặc Đại thừa, hoặc Bát-nhã ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí ba-la-mật, hoặc sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhãn và sắc, nhãn thức, nhãn xúc, các thọ do nhãn và xúc làm nhân duyên phát sinh, cho đến ý và pháp, ý thức, ý xúc, các thọ do ý và xúc làm nhân duyên phát sinh; địa chủng cho đến thức chủng, bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần, không, vô tướng, vô tác giải thoát môn và các pháp lành hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; hoặc Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế, hoặc cõi Dục, hoặc cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc; hoặc nội không cho đến vô pháp hữu pháp không; các môn Tam-muội, các môn Đà-la-ni; Phật mười lực
cho đến mười tám pháp không chung; hoặc Phật pháp, hoặc Phật pháp tánh, như như, thật tế, bất khả tư nghì tánh, Niết-bàn; hết thảy các pháp ấy đều không hợp không tán, không sắc, không hình, không đối, chỉ một tướng đó là vô tướng.
Tu-bồ-đề! Do nhân duyên ấy, nên ông nói Đại thừa tùy thuận Bát-nhã ba-la-mật, vì sao? Tu-bồ-đề! Vì Đại thừa không khác Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật không khác Đại thừa; Bát-nhã ba-la-mật và Đại thừa không hai không khác.[1] Thí ba-la-mật không khác Đại thừa, Đại thừa không khác Thí ba-la-mật; Thí ba-la-mật và Đại thừa không hai không khác, cho đến Thiền ba-la-mật cũng như vậy.
Tu-bồ-đề! Bốn niệm xứ không khác Đại thừa, Đại thừa không khác bốn niệm xứ; bốn niệm xứ và Đại thừa không hai không khác; cho đến mười tám pháp không chung không khác Đại thừa, Đại thừa không khác mười tám pháp không chung; mười tám pháp không chung và Đại thừa không hai không khác.
Tu-bồ-đề! Do nhân duyên ấy, nên ông nói Đại thừa tức là nói Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Luận giả nói: Phú-lâu-na (Purna Maitrāyaniputra) tuy tự mình không nghi, chỉ vì kẻ tân học độn căn không hiểu nghĩa một mà tên gọi khác, nên đặt câu hỏi. Tu-bồ-đề liền đem việc ấy bạch
[1] Xem, Đại trí độ luận, quyển 46.
[1] Đại trí độ luận, quyển 1.
chỉ một tướng đó là vô tướng. Vì đồng tướng nên nói Đại thừa là Bát-nhã ba-la-mật, Đại thừa và Bát-nhã không hai không khác vậy.
____________