CHƯƠNG 44.
GIẢI THÍCH: NGHĨA BỐN DUYÊN
KINH: Bồ-tát ma-ha-tát muốn biết nhân duyên (hetu-pratyaya), thứ đệ duyên (samanantara-pratyaya), duyên duyên (ālambana-pratyaya), tăng thượng duyên (adhipati-pratyaya) của các pháp, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Hết thảy pháp hữu vi đều từ nhân duyên sanh,[1] đó là nhân duyên, thứ đệ duyên, duyên duyên, tăng thượng duyên.[2]
Nhân duyên: tương ưng nhân (samprayuktakahetu), cọng sanh nhân (sahabhūhetu), tự chủng nhân (sabhagahetu), biến nhân (sarvatragahetu), báo nhân (vipākahetu). Năm nhân ấy gọi là nhân duyên.[3]
Lại nữa, hết thảy pháp hữu vi, cũng gọi là nhân duyên.
Thứ đệ duyên (duyên thứ lớp): trừ tâm tâm số pháp quá khứ, hiện tại và tối hậu của A-la-hán, các tâm tâm số pháp khác đều có thể làm thứ đệ duyên. Ấy gọi là thứ đệ duyên.[4]
Duyên duyên, tăng thượng duyên: là tất cả pháp.[5]
[1] T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 21, tr. 109a18-27: Hỏi: Tất cả các pháp đầy đủ bốn duyên, hay chỉ một duyên? thế nào là bốn duyên? Đáp: y vào tác dụng mà lập, không y vào vật thể, trong một vật thể có tứ dụng. nghĩa là: (1) nhất sát na tâm tâm sở pháp, dẫn dắt thứ hậu sát na đồng loại tâm tâm sở pháp, lập thành nhân duyên. (2) nhân duyên khai thứ hậu sát na tâm tâm sở pháp, khiến được sinh khởi, lập thành đẳng vô gián duyên. (3) đẳng vô gián duyên này có khả năng làm thứ hậu sát na tâm tâm sở pháp, chấp thủ cảnh, lập làm sở duyên duyên. (4) sở duyên duyên này không chướng ngại thứ hậu sát na tâm tâm sở pháp, khiến được sanh khởi, lập làm tăng thượng duyên. Trong nhân duyên này như chủng tử pháp, đẳng vô gián duyên như khai đạo pháp, sở duyên duyên như nhậm trượng pháp, tăng thượng duyên như bất chướng pháp.
[2] Trung luận (Madhyamaka śāstra), chương 1: quán nhân duyên (Prattyaya-parīkṣā), kệ 5: Catvāraḥ pratyayā hetuś cālambanam anantaraṃ, tatha eva adhipateyaṃ ca pratyayo nāsti pañcamaḥ; T. 30, số 1564: Trung luận (中論), chương 1, kệ 5, tr. 2b29-2c1: 因緣次第緣 緣緣增上緣, 四緣生諸法, 更無第五緣.
[3] T. 29: Câu-xá luận (俱舍論), quyển 7, tr. 36b14-17: Trong khế kinh nói tứ duyên tánh: nghĩa là nhân duyên tánh, đẳng vô gián duyên tánh, sở duyên duyên tánh, tăng thượng duyên tánh; ở trong tánh này là duyên chủng loại, đối với lục nhân trừ năng tác nhân, còn lại năm nhân là nhân duyên tánh.
[4] T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 10, tr. 50a22-25.
[5] T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 131, tr. 680c4-7: Nhân duyên nhiếp tất cả pháp hữu vi; đẳng vô gián duyên nhiếp quá khứ, hiện tại, trừ A-la-hán tối hậu tâm và tâm tâm sở pháp; sở duyên duyên và tăng thượng duyên nhiếp tất cả pháp.
> T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 10, tr. 50a22-25.
[5] T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 131, tr. 680c4-7: Nhân duyên nhiếp tất cả pháp hữu vi; đẳng vô gián duyên nhiếp quá khứ, hiện tại, trừ A-la-hán tối hậu tâm và tâm tâm sở pháp; sở duyên duyên và tăng thượng duyên nhiếp tất cả pháp.
* Trang 437 *
* Lại nữa, Bồ-tát muốn biết tướng riêng tướng chung của bốn duyên, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Hỏi: Như trong Bát-nhã ba-la-mật, bốn duyên đều không thể có được, vì cớ sao? Vì nếu trong nhân trước đã có quả, việc ấy không đúng; trong nhân trước không có quả, cũng không đúng.[1] Nếu trước có quả, thời không cần nhân; nếu trước không quả, thời lấy gì làm nhân. Nếu trước không quả mà vẫn có, thời cũng có thể từ không nhân mà sanh.[2]
* Lại nữa, thấy quả từ nhân sanh, nên gọi là nhân, nếu trước không quả làm sao gọi nhân.
* Lại nữa, nếu quả từ nhân sanh, quả tức thuộc nhân, nhân không tự tại, lại thuộc nhân khác. Nếu nhân không tự tại sao nói quả chỉ từ nhân ấy sanh. Do các việc như vậy nên biết không có nhân duyên.
Lại tâm tâm số pháp quá khứ đều đã diệt, không tạo tác được gì, làm sao có thể làm thứ đệ duyên. Hiện tại có tâm thời không thứ đệ, nếu làm thứ đệ cho tâm sắp sanh (cittakrama) trong đời vị lai (anāgata), thời tâm vị lai chưa có, làm sao cùng cho làm thứ đệ. Như vậy thời không thứ đệ duyên (samanantara-pratyaya).[3]
Nếu hết thảy pháp vô tướng (animitta), vô duyên (anālambana), cớ sao nói duyên duyên?[4]
Nếu hết thảy không thuộc gì (anādhīna), không nương gì (anāśraya), tất cả đều bình đẳng (sama), cớ sao nói tăng thượng duyên?[5]
Như vậy bốn duyên đều không thể có được, cớ sao nói: “Muốn biết bốn duyên nên học Bát-nhã ba-la-mật?”
[1] Trung luận (Madhyamaka śāstra) chương 20, kệ 1-4.
[2] T. 30: Trung luận (中論), quyển 1, tr. 2c20-21: 果先於緣中, 有無俱不可, 先無為誰緣, 先有何用緣.
[3] Trung luận (中論), quyển 1: Quán nhân duyên phẩm (觀因緣品), tr. 3a14-29.
[4] Trung luận (Madhyamaka śāstra) chương 1, kệ 10: Anālambana evāyaṃ san dharma upadiśyate, Athānālambane dharme kuta ālambanaṃ punaḥ; T. 30: Trung luận (中論), quyển 1, kệ 11, tr. 3b2-3: 如諸佛所說, 真實微妙法, 於此無緣法, 云何有緣緣.
[5] T. 30: Trung luận (中論), quyển 1: Quán nhân duyên phẩm (觀因緣品), tr. 3b11-14; Thích Thiện Siêu, Trung luận, tr. 24: Kinh nói 12 nhân duyên, vì việc này có nên việc kia có, là không đúng, vì sao? Vì các pháp từ các duyên sinh, tự nó không có tính nhất định; tự nó không có tính nhất định nên không có tướng thật có, tướng thật có không có, vậy làm sao nói do việc ấy có nên việc kia có. Thế nên không có tăng thượng duyên.
* Trang 438 *
Đáp: Ông không biết tướng Bát-nhã ba-la-mật, vì vậy nên nói trong Bát-nhã ba-la-mật, bốn duyên đều không thể có được (nopalabhyante). Bát-nhã ba-la-mật đối với hết thảy pháp không bỏ, không phá (na parityajati na pratiṣedhayati),[1] rốt ráo thanh tịnh (atyantapariśuddha), không các hý luận (niṣprapañca), như Phật nói có bốn duyên, chỉ vì người thiếu trí, trước nói bốn duyên (catuṣpratyayābhiniviṣṭa) mà sanh tà luận (kuśāstra), vì để phá chấp trước (abhiniveśa) nên nói các pháp thật không (śūnyatā) không phá hoại gì như tâm pháp do nhân duyên nội xứ ngoại xứ (sáu căn sáu trần--N.D) hòa hợp sanh, tâm ấy như huyễn như mộng, hư dối không có tánh nhất định. Tâm số pháp cũng như vậy, tâm số cọng sanh với tâm ấy là thọ, tưởng, tư v.v... Tâm số pháp với tâm đồng tướng, đồng duyên, nên gọi là tương ưng. Tâm lấy tâm số pháp tương ưng làm nhân, tâm số pháp lấy tâm tương ưng làm nhân, ấy gọi là tương ưng nhân.
Tương ưng nhân: ví như thân hữu tri thức hòa hợp nhau làm thành sự.
Cọng sanh nhân: hết thảy pháp hữu vi, đều có cọng sanh nhân. Vì cọng sanh nên giúp đỡ nhau, ví như anh em đồng sanh, nên giúp đỡ lẫn nhau.
Tự chủng nhân: hạt giống thiện quá khứ là nhân của thiện pháp trong đời hiện tại, vị lai; hạt giống thiện quá khứ, hiện tại là nhân quả thiện pháp trong đời vị lai. Bất thiện vô pháp cũng như vậy. Như vậy hết thảy pháp đều có cái nhân hạt giống của chính mình.
Biến nhân: kiết sử do thấy và tu Khổ đế, Tập đế mà được đoạn trừ là nhân của hết thảy cấu nhiễm. Ấy là
[1] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 55, tr. 450c2-8: Nay Tu-bồ-đề trong đây tự nói nhân duyên rằng: chẳng lấy không phân biệt sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, vì vậy nên Bát-nhã ba-la-mật không bị lỗi, không bị phá; nếu không bị phá thời không có tội lỗi, cho nên không cho là phi pháp. Không tức là Bát-nhã ba-la-mật, chẳng lấy trí tuệ không để phá sắc làm cho không, cũng chẳng lấy nhân duyên phá sắc nên có không, vì không tức là sắc, sắc tức là không. Vì Bát-nhã ba-la-mật phá các hý luận.
* Trang 439 *
biến nhân.
Báo nhân: do nhân duyên hành nghiệp nên thọ quả báo thiện ác, ấy là báo nhân. Năm nhân ấy gọi là nhân duyên.
Tâm tâm số pháp thứ lớp nối nhau không xen hở, nên gọi là thứ đệ duyên.
Tâm tâm số pháp duyên theo sáu trần phát sanh nên gọi là duyên duyên.
Khi các pháp sanh, không làm chướng ngại nhau, ấy là vô chướng duyên (tức tăng thượng duyên).
Lại nữa, tâm tâm số pháp từ bốn duyên sanh; vô tướng, diệt tận định từ ba duyên sanh, từ duyên duyên; các tâm bất tương ưng hành khác và sắc, từ hai duyên sanh, từ thứ đệ duyên và duyên duyên.
Các pháp hữu vi tánh yếu kém, nên không có pháp nào từ một duyên sanh.
Tâm tâm số pháp do quả báo sanh từ năm nhân sanh,[1] vô ký không ẩn một,[2] vì là chẳng phải pháp ô cấu nên trừ biến nhân. Các phiền não cũng từ năm nhân sanh, trừ báo nhân, vì cớ sao? Vì các phiền não là hữu phú (có nghĩa là ô nhiễm - N.D) còn báo là vô phú (vô ký) nên trừ báo nhân. Sắc do quả báo sanh và tâm bất tương ưng hành từ bốn nhân sanh, vì nó chẳng phải tâm tâm số pháp nên trừ tương ưng nhân; vì nó là pháp vô ký chẳng ẩn một, nên trừ biến nhân. Sắc nhiễm ô và các tâm bất tương ưng hành cũng từ bốn nhân sanh. Vì nó chẳng phải tâm tâm số pháp nên trừ tương ưng nhân; và vì nó cấu nhiễm nên trừ báo
[1] T. 28: A-tỳ-đàm tâm luận (阿毘曇心論經), quyển 1, tr.838b14-21.
[2] Anivṛta-avyākṛta: Cưu-ma-la-thập dịch là bất ẩn một vô ký (vô ký không ẩn một), Huyền Trang dịch là vô phú vô ký (anivṛta-avyākṛta).
* Trang 440 *
báo nhân. Các tâm tâm số pháp khác, trừ vô lậu tâm ban đầu, đều từ bốn nhân sanh, vì cớ sao? Vì chẳng phải vô ký nên trừ báo nhân, và vì chẳng phải ô cấu nên trừ biến nhân. Các pháp bất tương ưng khác là sắc và tâm bất tương ưng hành, nếu có tự chủng nhân thời từ ba nhân sanh, trừ tương ưng nhân, báo nhân, biến nhân. Nếu không có tự chủng nhân thời trừ hai nhân sanh, là cọng sanh nhân và vô chướng nhân. Tâm tâm số pháp vô lậu ban đầu, từ ba nhân sanh là tương ưng nhân, cọng sanh nhân, vô chướng nhân. Sắc và các tâm bất tương ưng hành trong tâm vô lậu ban đầu ấy, từ hai nhân sanh là cọng sanh nhân và vô chướng nhân. Không một pháp nào từ một nhân sanh,[1] hoặc từ sáu nhân sanh. Ấy gọi là bốn duyên.[2]
Bồ-tát thật hành Bát-nhã ba-la-mật quán bốn duyên như vậy. Tâm không vướng mắc, tuy phân biệt pháp ấy, mà biết nó không đều như huyễn hố, trong huyễn hoá tuy có các sai biệt, người trí quán nó, biết không có thật, chỉ dối gạt con mắt. Vì phân biệt biệt pháp người phàm phu đều do điên đảo hư dối mà không thật, nên có bốn duyên. Như vậy thế nào là thật? Pháp hiền Thánh nhân từ pháp phàm phu sanh nên cũng không thật, như đã nói trong chương mười tám không.
Bồ-tát ở trong Bát-nhã ba-la-mật không có một pháp có tánh nhất định có thể chấp thủ nên không thể phá, vì chúng sanh trước vào không pháp do nhân duyên sanh nên gọi là có thể phá. Ví như trẻ con thấy trăng trong nước, tâm sanh ưa đắm, muốn lấy mà không thể lấy được, tâm lại ưu não. Người
[1] T. 28: A-tỳ-đàm tâm luận (阿毘曇心論), quyển 1, tr. 812a14-16: Ở trong bất tương ưng, phải từ hai nhân sanh, trước hết trong vô lậu phẩm, sắc, tâm bất tương ưng hành từ hai nhân sanh: sở tác nhân và cộng nhân. Đã nói hết thảy hữu vi pháp, từ một nhân sanh tất không có.
[2] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 20, tr. 7a19-20: Lục nhân sanh khổ quả, gọi là nhơn, tứ duyên sanh khổ quả, gọi là duyên.
anguage:EN-US;mso-fareast-language: EN-US;mso-bidi-language:AR-SA'>[2]Anivṛta-avyākṛta: Cưu-ma-la-thập dịch là bất ẩn một vô ký (vô ký không ẩn một), Huyền Trang dịch là vô phú vô ký (anivṛta-avyākṛta).
* Trang 441 *
trí dạy rằng: Tuy có thể mắt thấy, mà không thể tay lấy, đây chỉ phá cái có thể lấy, không phá cái có thể thấy. Bồ-tát quán biết các pháp từ bốn duyên sanh, mà không chấp thủ tướng nhất định trong bốn duyên. Bốn duyên hòa hợp sanh như trăng trong nước, tuy là hư dối không có gì, nhưng phải từ trăng và nước làm nhân duyên sanh. Chứ không từ duyên khác có. Các pháp cũng như vậy, mỗi mỗi tự do nhân duyên sanh, không có thật nhất định. Vì vậy nên nói: “Bồ-tát muốn như thật biết tướng nhân duyên, thứ đệ duyên, duyên duyên, tăng thượng duyên, nên học Bát-nhã ba-la-mật.”
Hỏi: Nếu muốn biết rộng nghĩa bốn duyên, nên học A-tỳ-đàm, cớ sao trong đây nói muốn biết nghĩa bốn duyên, nên học Bát-nhã ba-la-mật?
Đáp: Nghĩa bốn duyên trong A-tỳ-đàm kẻ sơ học như nắm được chỗ thật của nó, lại tìm vào sâu hơn mà bị rơi trong tà kiến, như trước đã nói trong đoạn phá nghĩa bốn duyên.
* Lại nữa, sở nhân của các pháp là nhân nơi bốn duyên, bốn duyên lại nhân nơi cái gì? Nếu có nhân thời vô cùng, nếu không nhân thời vô thỉ. Nếu vô thỉ thời vô nhân. Nếu vậy thời hết thảy pháp đều nên phải vô nhân! Nếu có thỉ, thỉ thời không có sở nhân. Nếu không sở nhân mà có, thời không đợi nhân duyên. Nếu vậy thời hết thảy pháp cũng không đợi nhân duyên mà có.
* Lại nữa, các pháp từ nhân duyên sanh có hai thứ: Hoặc trong nhân duyên trước đã có, thời không đợi nhân duyên mà sanh, thời chẳng phải nhân duyên. Nếu trong nhân
* Trang 442 *
duyên trước không có, thời không có mỗi mỗi cho nhân duyên. Vì hý luận bốn duyên nên có các lỗi như vậy. Còn như Bát-nhã ba-la-mật là không, bất khả đắc, thời không có các lỗi như vậy. Như người thế gian mắt, tai thấy sanh, già, bệnh, chết ấy thời là có, mà tìm kỷ tướng nó thời không thể có được. Vì vậy nên trong Bát-nhã ba-la-mật, chỉ trừ tà kiến mà không phá bốn duyên.
Cho nên nói: “Muốn biết bốn duyên, nên học Bát-nhã ba-la-mật.”
KINH: Lại nữa, này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát muốn biết hết thảy các pháp: như, pháp tánh, thật tế, nên học Bát-nhã ba-la-mật. Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát nên như vậy trụ trong Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Các pháp Như có hai: 1. Mỗi mỗi tướng. 2. Thật tướng.
Mỗi mỗi tướng là như đất tướng cứng, nước tướng ướt, lửa tướng nóng, gió tướng động. Như vậy phân biệt các pháp đều tự có tướng riêng.
Thật tướng, nơi mỗi tướng ấy phân biệt tìm thật thể không thể có được, không thể phá, không các quấy lỗi. Như trong đoạn “Tự tướng không” đã nói: Đất nếu thật là tướng cứng, cớ sao keo, sáp v.v... khi gặp lửa thì bỏ tự tánh nó (ở đây chữ tướng, tánh đồng nghĩa - N.D). Người có thần thông vào đất như nước? Lại phân tán cây, đá, thời mất tướng cứng? Lại phá đất để làm thành vi trần, lấy phương hướng
* Trang 443 *
phá vi trần, cuối cùng quy về không, cũng mất tướng cứng. Như vậy suy tìm tướng đất không thể có được. Nếu không thể có được, vậy nó thật đều không. Không là thật tướng của đất. Tất cả tướng riêng đều cũng như vậy, ấy gọi là Như.
Pháp tánh: như trước nói mỗi mỗi pháp không, không có phẩm trật sai khác, ấy là như; đồng là “Một không,” ấy là pháp tánh.
Pháp tánh ấy cũng có hai: 1. Dùng tâm không chấp trước phân biệt các pháp, tự có tánh riêng. 2. Gọi là vô tướng pháp, đó là thật tướng các pháp. Như kinh Trì-tâm[1] dạy: Pháp tánh vô lượng, hàng Thanh-văn tuy đắc pháp tánh, vì trí có lượng nên không thể nói vô lượng, như người tuy đi đến biển lớn, vì đồ nhỏ nên không thể lấy vô lượng nước, ấy là pháp tánh.
Thật tế[2]: lấy pháp tánh làm chỗ thật chứng, nên gọi là tế. Lại như A-la-hán gọi là trú nơi thật tế.[3]
Hỏi: Như, pháp tánh, thật tế, ba sự là một hay là khác? Nếu một cớ sao nói ba? Nếu ba thời nay nên phân biệt nói?
Đáp: Ba ấy đều là tên khác của thật tướng các pháp, vì cớ sao? Vì phàm phu vô trí, đối hết thảy pháp khởi tâm tà quán cho là thường, lạc, tịnh, thật, ngã v.v... còn đệ tử Phật quán đúng như bổn tướng các pháp, khi ấy không thấy thường, ấy gọi là vô thường, không thấy vui, ấy gọi là khổ; không thấy tịnh, ấy gọi là bất tịnh; không thấy thật, ấy gọi là không; không thấy ngã ấy gọi là vô ngã. Nếu không thấy thường mà thấy vô thường, ấy thời là vọng kiến; thấy khổ, không, vô ngã,
[1] T. 49: Lịch đại tam bảo ký (歷代三寶紀), quyển 6, tr. 62a16: Trì tâm kinh, 6 quyển: Đẳng ngự chư pháp kinh, Trì tâm phạm thiên sở vấn kinh, Trang nghiêm Phật pháp kinh; cũng gọi Trì tâm phạm thiên kinh.
[2] T. 31: Đại thừa A-tỳ-đạt-ma tạp tập luận (大乘阿毘達磨雜集論-Abhidharmasamuccayavyākhyā, quyển 2, tr. 702b4-22; T. 26, số 1530: Phật địa kinh luận (佛地經論-Buddhabhūmi), quyển 7, tr. 323a25-29.
[3] Tăng chi bộ kinh II,tr.5-6; IV, tr. 11-13; tương ưng bộ kinh IV,tr. 157, 174-175.
* Trang 444 *
bất tịnh cũng như vậy, ấy gọi là như. Như là đúng như bổn tướng, không thể phá hoại. Vì vậy nên Phật nói ba pháp là pháp ấn, đó là hết thảy pháp hữu vi vô thường ấn, hết thảy pháp vô ngã ấn, Niết-bàn tịch tịnh ấn.[1]
Hỏi: Ba pháp ấn ấy, trong Bát-nhã ba-la-mật, đều phá hoại hết, như Phật bảo Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát ma-ha-tát quán sắc thường, là không thực hành Bát-nhã ba-la-mật, quán sắc vô thường là không thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Quán khổ, lạc, ngã, vô ngã, tịch diệt, phi tịch diệt cũng như vậy.[2] Như vậy cớ sao gọi là pháp ấn?
Đáp: Hai Kinh đều là Phật dạy. Như trong kinh Bát-nhã ba-la-mật, rõ ràng nói thật tướng các pháp.[3] Người có điên đảo chấp trước thường, nên bỏ thường kiến mà không chấp trước tướng vô thường, ấy gọi là pháp ấn, chứ không phải bỏ thường chấp trước vô thường, cho là pháp ấn được. Ngã, cho đến tịch diệt cũng như vậy, trong Bát-nhã ba-la-mật phá cái kiến chấp vô thường v.v... chứ không phải phá cái không lãnh thọ không chấp trước.[4] Được các pháp như rồi, thời vào pháp tánh, diệt các quan niệm, không sanh cái tin khác, tánh nó tự như vậy, ví như trẻ con thấy trăng trong nước, vào nước để tìm, tìm không được liền sầu. Người trí nói: Tánh nó tự như vậy, chớ ưu sầu, khó vào pháp tánh ấy là thật tế.
Hỏi: Trong giáo pháp Thanh-văn cớ sao không nói là như, pháp tánh, thật tế, mà trong giáo pháp Đại-thừa nơi nơi đều nói?
Đáp: Trong giáo pháp Thanh-văn cũng có chỗ nói, chỉ
[1] T. 2, số 99: Tạp A-hàm kinh (雜阿含), tr. 66b14: Sarve saṃskāra anityāḥ, sarve dharmā anātmānaḥ, śāntaṃ nirvāṇam; tương đương Tương ưng bộ kinh III: Channa sutta, tr. 133: Sabbe saṅkhārā aniccā, sabbe dhammā anattā.
[2] Pañcaviṃśati, tr. 131; śatasāhasrikā, tr. 568: Bodhisattvena mahāsattvena prajñāpāramitāyaṃ caratā rūpam anityam iti...rūpaṃ duḥkham iti...rūpam anātmeti...rūpaṃ śāntam iti na sthātavyam. Các uẩn khác cũng đồng như vậy; T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, tr. 240b4-9;
[3] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 524, tr. 686b12-21; quyển 547, tr. 814b28-c4; T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 21, tr. 375a17-27; T. 8: Phật thuyết Phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng Bát-nhã ba-la-mật kinh (佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經), quyển 23, tr. 668c10-15.
[4] Pañcaviṃśati, tr. 135: Yaḥ sarvadharmāṇām aparigraho ‘nutsargaḥ sā prajñāpāramitā (một pháp không chấp thủ không chấp xả tức là Bát-nhã ba-la-mật).
* Trang 445 *
ít thôi. Như trong kinh Tạp A-hàm nói: Có một Tỳ-kheo hỏi Phật: Mười hai nhân duyên là Phật làm hay người khác làm? Phật bảo Tỳ-kheo “Ta không làm mười hai nhân duyên, cũng chẳng phải người khác làm. Có Phật không Phật, các pháp như, pháp tướng, pháp vô thường có, đó là cái này có nên cái kia có, cái này sanh nên cái kia sanh như vô minh làm nhân duyên nên có các hành, các hành làm nhân duyên nên có thức, cho đến già chết làm nhân duyên nên có ưu bi khổ não. Cái này không nên cái kia không, cái này diệt nên cái kia diệt, như vô minh diệt nên các hành diệt, các hành diệt nên thức diệt, cho đến già chết diệt nên ưu bi khổ não diệt.[1] Pháp sanh diệt như vậy, có Phật không Phật, vẫn thường như vậy” ấy là chỗ nói “Như”.
Lại như kinh Xá-lợi-phất sư tử hống trong tạp A-hàm[2] nói: Phật hỏi Xá-lợi-phất một cú nghĩa, ba lần hỏi ba lần không thể đáp. Phật khai thị cho Xá-lợi-phất chút ít rồi vào tịnh thất. Xá-lợi-phất nhóm các Tỳ-kheo, nói với các Tỳ-kheo rằng: Phật chưa khai thị đầu mối sự việc cho tôi, nên tôi không thể đáp liền. Nay tôi đối pháp ấy, qua bảy ngày bảy đêm diễn nói việc ấy không cùng tận.
Lại có một Tỳ-kheo bạch Phật: Sau khi Phật vào tịnh thất, Xá-lợi-phất cất tiếng rống sư tử mà tự tán thán.
Phật bảo Tỳ-kheo: Xá-lợi-phất nói thật không hư dối, vì cớ sao? Vì Xá-lợi-phất khéo thông đạt pháp tánh.[3]
Trong giáo pháp Thanh-văn, quán tướng sanh diệt các pháp, ấy là “Như.” Diệt hết thảy các quan niệm, được thật tướng
[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 12,kinh 298, tr. 85a-c.
[2] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 14, kinh 345, tr. 95b10-c16; Tương ưng bộ kinh II, tr. 47-50.
[3] Tương ưng bộ kinh II, tr. 50. Trường bộ kinh II, tr. 8; Trung bộ kinh I, tr. 369.
* Trang 446 *
các pháp. Ấy là chỗ nói “Pháp tánh.”[1]
Hỏi: Chỗ ấy chỉ nói như, pháp tánh, còn chỗ nào nói thật tế?
Đáp: Hai việc ấy vì có nhân duyên khởi nên nói, còn thật tế không nhân duyên nên không nói thật tế.
Hỏi: Thật tế tức là Niết-bàn. Vì Niết-bàn mà Phật nói mười hai bộ kinh, cớ sao nói không nhân duyên?
Đáp: Niết-bàn có nhiều tên gọi, hoặc gọi là ly, hoặc gọi là diệu, hoặc gọi là xuất, như vậy là nói thật tế, chứ không nói tên gọi, nên nói là không nhân duyên.
Lại nữa, các pháp “Như” là, như các pháp khi chưa sanh, khi sanh cũng như vậy, sanh rồi qua đi, hiện tại cũng như vậy. Các pháp ba đời bình đẳng, ấy gọi là “Như”.
Hỏi: Nếu pháp chưa sanh gọi là chưa có, sanh pháp hiện tại thời có pháp có sử dụng được, nhân pháp hiện tại có tướng sự dụng mà truy nhớ việc đã qua, ấy gọi là quá khứ. Ba đời khác nhau, không nên làm một như thật, cớ sao nói ba đời bình đẳng, ấy gọi là “Như?”
Đáp: Trong các pháp thật tướng, ba đời bình đẳng một không khác, như trong phẩm Như của kinh Bát-nhã ba-la-mật nói: Quá khứ như, vị lai như, hiện tại như, như lai như, nhất như không có khác.[2]
Lại nữa, trong phần luận nghị (upadeśa) ở trước đã phá pháp sanh. Nếu không sanh thời vị lai, hiện tại cũng không sanh, cớ sao không bình đẳng!
[1] T. 2: Tạp A-hàm kinh (雜阿含經), quyển 14, kinh 345, tr. 95b-c.
[2] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 16: Đại như phẩm (大如品), tr. 335c13-17; T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật kinh (大般若波羅蜜經), quyển 13, tr. 619c; Bát thiên tụng bát-nhã (Aṣṭasāhasrikā), tr. 623: Iti hi Subhūtitathatā cātītānāgatapratyutpannatathatā ca tathāgatatathatā cādvayam etad advaidhīkāram, evaṃ sarvadharmatathatā ca Subhūtitathatā cādvayam etad advaidhīkāram.
* Trang 447 *
Lại đời quá khứ không đầu, đời vị lai không cuối, đời hiện tại không an trụ, vì vậy nên ba đời bình đẳng gọi là “Như”. Thật hành như ấy rồi vào trong pháp tánh vô lượng.
Pháp tánh: Pháp là Niết-bàn, không thể phá hoại, không thể hý luận. Pháp tánh là hạt giống trong chính, như trong đá vàng có kim tánh, trong đá trắng có ngân tánh. Như vậy trong hết thảy pháp thế gian đều có tánh Niết-bàn. Chư Phật Hiền thánh lấy trí tuệ, phương tiện, trì giới, thiền định, giáo hóa dẫn đạo, khiến được Niết-bàn pháp tánh ấy. Người lợi căn biết ngay các pháp ấy đều là pháp tánh, ví như người có thần thông có thể biến ngói đá thành vàng, còn người độn căn, phương tiện phân biệt tìm cầu, mới được pháp tánh, ví như đúc hàn đá vậy sau được vàng.
Lại nữa, như tánh nước chảy xuống, nên dồn về nơi biển, hợp làm một vị. Các pháp cũng như vậy, hết thảy tướng chung tướng riêng đều quy về pháp tánh, đồng làm một tướng, gọi là pháp tánh; như kim cương ở đỉnh núi, dần dần xoi xuống đến mé đất kim cương, thời tự tánh mới ngừng. Các pháp cũng như vậy, dùng trí tuệ phân biệt truy tìm đến trong “Như,” từ như vào “Tự tánh,” như vốn chưa sanh, dứt các hý luận, gọi là pháp tánh. Lại như trâu nghé quanh quẩn kêu la, gặp được mẹ mới thôi. Các pháp cũng như vậy, đủ thứ sai khác, lấy bỏ không đồng, được đến tự tánh mới ngừng. Không còn chỗ đến nữa, ấy gọi là Pháp tánh.
Thật tế: như trước nói, pháp tánh gọi là thật, chỗ vào đến gọi là tế.
* Trang 448 *
* Lại nữa, mỗi mỗi pháp có chín thứ: 1. Có tự thể. 2. Mỗi mỗi có pháp: Như mắt, tai tuy đồng do bốn đại tạo thành, nhưng chỉ mắt nhìn thấy mà tai không có công hiệu. Lại như lửa lấy nóng làm pháp, mà không thể thấm ướt. 3. Các pháp đều có lực, như lửa lấy sự đốt cháy làm lực, nước lấy sự thấm ướt làm lực. 4. Các pháp đều tự có nhân. 5. Các pháp đều tự có duyên. 6. Các pháp đều tự có quả. 7. Các pháp đều tự có tánh. 8. Các pháp đều có giới hạng trở ngại. 9. Các pháp đều có phương tiện khai thông. Các pháp khi sanh, thể và pháp phàm cho chín việc. Biết pháp ấy mỗi mỗi có đầy đủ thể và pháp; ấy gọi là thế gian hạ như. Biết chín pháp ấy cuối cùng quy về biến dị tận diệt; ấy gọi là trung như; ví như thân này từ bất tịnh sanh ra, tuy tắm rửa trang sức, cuối cùng quy về bất tịnh. Biết pháp ấy chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải sanh, chẳng phải diệt, dứt các quán pháp, rốt ráo thanh tịnh; ấy gọi là thượng như.[1]
* Lại nữa, có người nói trong chín sự ấy có pháp, ấy gọi là như, ví như pháp của đất cứng và nặng, pháp của nước lạnh và ướt, pháp của lửa nóng và chiếu sáng, pháp của gió nhẹ và động, pháp của tâm hiểu và biết. Các pháp như vậy gọi là như. Như trong Kinh[2] nói: Có Phật không Phật, thì như, pháp tướng, pháp vị vẫn thường trú thế gian, nghĩa là vô minh làm nhân duyên cho các hành, thường như bổn pháp.
Pháp tánh là tánh trong chín pháp.
Thật tế là được quả chứng nơi chín pháp.
* Lại nữa, các pháp thật tướng, thường trú không lay
[1] T. 45: Cưu-ma-la-thập pháp sư đại nghĩa (鳩摩羅什法師大義), quyển trung, tr. 136 a4-15.
[2] T. 2: Tạp A-hàm kinh (雜阿含經), quyển 12, kinh 296, tr. 84b12-c10; tương đương Tương ưng bộ II, tr. 25: Utpādād vā tathāgatānām anutpādād vā Uppādā vā tathāgatānām anuppādā, ṭhitā va sā dhātu dhammaṭṭhitatā dhammaniyāmatā idappaccayatā.
* Trang 449 *
động, chúng sanh vì các phiền não vô minh v.v... nên đối với thật tướng thay đổi quanh co, chư Phật Hiền thánh dùng nhiều phương tiện thuyết pháp, phá các phiền não vô minh v.v... khiến chúng sanh trở lại ngộ được thật tánh, như bổn bổn không khác, ấy gọi là “Như.”
Thật tánh hợp cùng vô minh cho nên biến đổi, mà không thanh tịnh, nếu trừ bỏ vô minh, được thật tánh nó, ấy gọi là pháp tánh thanh tịnh.
Thật tế là vào trong pháp tánh, biết pháp tánh vô lượng vô biên, rất là vi diệu, không còn pháp nào hơn pháp tánh, ra ngoài pháp tánh. Tâm đầy đủ không còn cầu gì khác thời liền tác chứng; ví như đi đường, ngày ngày dẫn bước không ngừng nghỉ, đến chỗ cần đến, không còn tâm muốn đi nữa. Hành giả trú ở thật tế, cũng lại như vậy; như A-la-hán, Bích-chi-phật trú ở thật tế, giả sử lại có hằng sa chư Phật vì họ thuyết pháp, cũng không thể làm tăng tấn thêm, lại không còn sanh vào ba cõi.
Nếu Bồ-tát vào pháp tánh ấy xa biết thật tế, nếu chưa đầy đủ sáu Ba-la-mật, mà giáo hóa chúng sanh, bấy giờ nếu chứng thì trở ngại thành Phật đạo. Nên khi ấy Bồ-tát dùng lực đại bi tinh tấn, trở lại tu các hạnh.
* Lại nữa, biết trong thật tướng các pháp không có pháp thường, không có pháp lạc, không có pháp ngã, không có pháp thật, cũng bỏ các pháp quán, như vậy hết thảy pháp quán đều diệt, ấy là chư pháp thật như Niết-bàn. Bất sanh bất diệt, như vốn chưa hề sanh; ví như nước là tướng lạnh nhờ
* Trang 450 *
nhờ lửa trở nên nóng; nếu lửa tắt nóng hết, trở lại lạnh như trước. Dùng các pháp quán như nước được lửa, nếu dứt các pháp quán như lửa tắt nước lạnh. Ấy gọi là “Như.” Như thật thường trú, vì cớ sao? Vì các pháp tánh tự như vậy, ví như hết thảy sắc pháp đều có phần không, trong các pháp đều có tánh Niết-bàn, ấy gọi là pháp tánh. Các pháp phương tiện để được Niết-bàn cũng gọi là pháp tánh. Nếu khi được chứng như, pháp tánh, thời ấy gọi là thật tế.
Lại nữa, pháp tánh là vô lượng vô biên, chẳng phải tâm tâm số pháp lường được, ấy gọi là pháp tánh. Thâm diệu cùng cực nơi đây, ấy gọi là chơn tế.
KINH: Lại nữa, này Xá-lợi-phất, Bồ tát ma-ha-tát muốn đếm biết số vi trần các núi đại địa trong ba ngàn đại thiên thế giới, nên học Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát ma-ha-tát muốn chẻ một sợi lông làm trăm phần, muốn lấy một phần lông cất lên hết nước của ao hồ, sông ngòi, biển lớn trong ba ngàn đại thiên thế giới mà không quấy động thủy tánh, nên học Bát-nhã ba-la-mật. Trong ba ngàn đại thiên thế giới lửa cũng bốc cháy trong một lúc, giống như lửa cháy lúc kiếp tận, Bồ-tát ma-ha-tát muốn thổi một hơi làm cho tắt hết, nên học Bát-nhã ba-la-mật. Trong ba ngàn đại thiên thế giới, gió lớn nổi lên, muốn thổi tan ba ngàn đại thiên thế giới và các núi tu-di, như xô cỏ mục, Bồ-tát ma-ha-tát muốn lấy một ngón tay ngăn sức gió ấy không cho nổi dậy, si-language:FR;mso-fareast-language: EN-US;mso-bidi-language:AR-SA'> Lại nữa, biết trong thật tướng các pháp không có pháp thường, không có pháp lạc, không có pháp ngã, không có pháp thật, cũng bỏ các pháp quán, như vậy hết thảy pháp quán đều diệt, ấy là chư pháp thật như Niết-bàn. Bất sanh bất diệt, như vốn chưa hề sanh; ví như nước là tướng lạnh nhờ
* Trang 451 *
nên học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Hỏi: Sao Phật không tán thán công đức lục độ của các Bồ-tát, mà lại tán thán đại lực này?
Đáp: Chúng sanh có hai hạng: Một hạng ưa thiện pháp, một hạng ưa quả báo thiện pháp. Vì ưa hạng ưa thiện pháp nên tán thán các công đức, vì hạng ưa quả báo thiện pháp nên tán thán lực đại thần thông.
Lại nữa, có người nói, tên bốn đại, nó thật cũng vô lượng vô biên. Thường có ở đời nên không thể làm chuyển động hết để lường nó nhiều ít. Người ta tuy có tạo dựng thành quách điện đài, dùng nó rất ít, sự rộng lớn của đất, chở nuôi muôn vật, rất là bền chắc, vì vậy nên Phật dạy đối với vi trần các núi tu-di, và đất trong ba ngàn đại thiên thế giới, đều muốn biết hết số lượng của nó, và đối với nghiệp nhân duyên chúng sanh, mỗi mỗi có phần trong mỗi mỗi vi trần, Bồ-tát muốn biết nó nhiều ít, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Hỏi: Vì trần của cục đá cục đất còn khó đếm được, huống chi số vi trần của đất và các nước trong ba ngàn đại thiên thế giới. Điều ấy không thể tin?
Đáp: Trí tuệ của Thanh-văn, Bích-chi-phật còn không thể biết, huống chi phàm phu. Việc ấy là việc chư Phật đại Bồ-tát biết. Như kinh Pháp-hoa nói: Ví như đất và các núi của ba ngàn đại thiên thế giới, nghiền thành vi trần, qua ngàn thế giới phương đông thả một bụi trần, như vậy qua mỗi ngàn thế giới lại thả một bụi trần, như vậy thả hết các vi trần của ba
* Trang 452 *
ngàn đại thiên thế giới. Phật bảo Tỳ-kheo số thế giới vi trần ấy có thể toán số trù lượng biết được chăng? Các Tỳ-kheo thưa: Không thể biết được. Phật dạy: Các nước có thể dính bụi không dính bụi ấy đều nghiền hết làm bụi. Phật Đại-thông-tuệ (Mahābhijñā-jñāna) từ khi ra đời đến nay, kiếp số cũng như vậy.[1] Số vi trần của vô lượng hằng sa thế giới như vậy, chư Phật và đại Bồ-tát đều biết hết, huống gì một hằng sa thế giới.
Lại nữa, vô lượng là theo tâm người mà nói. Như nước đại hải gọi là vô lượng, sâu tám vạn do tuần (Mỗi do tuần độ mười sáu dặm) nhưng chúa A-tu-la La-hầu thân lớn lường nó nhiều ít còn chẳng cho là khó.
Hỏi: Tại sao thật hành Bát-nhã ba-la-mật được trí tuệ ấy?
Đáp: Người thật hành Bát-nhã ba-la-mật, dứt các phiền não và tà kiến hý luận, vào thiền định thâm sâu của Bồ-tát, niệm trí thanh tịnh tăng rộng nên có thể phân biệt vi trần các sắc, biết số lượng của nó.
Lại nữa, chư Phật và đại Bồ-tát, được vô ngại giải thoát nên quá hơn việc ấy, còn không cho là khó, huống gì từng ấy.
Lại nữa, có người cho đất là cứng chắc, tâm không hình chất đều là hư vọng, vì vậy nên Phật dạy tâm lực rất lớn. Thật hành Bát-nhã ba-la-mật nên nghiền nát đại địa làm vi trần, vì đất có sắc, hương, vị, xúc nặng nề nên tự không động tác được, nước thiếu hương nên động tác hơn đất, lửa thiếu hương, vị nên động tác hơn nước, gió thiếu sắc, hương và vị
[1] Saddharmapuṇḍarīka sūtra (kinh Pháp hoa), chương 7: Pūrvayogaparivarta, tr. 104: Bhūtapūrvaṃ bhikṣavo ’tite ’dhvani asaṃkhyeyaiḥ kalpair asaṃkhyeyatarair vipulair aprrameyair acintyair aparibhitair apramāṇais tataḥ paratareṇa yadāsīt tena kālena tena samayena mahābhijñā-jñānabhibhūr nāma tathāgato’rhan saṃyaksaṃbuddho udapādi vidyācaraṇasaṃpannaḥ sugato lokavid anuttaraḥ puruṣadamyasārathiḥ śāstā devānāṃ ca manuṣyāṇāṃ ca buddho bhagavān saṃbhavāyāṃ lokadhātau mahārūpe kalpe …… tad yathā api nāma bhikṣavo yāvān iha trisāhasramahāsāhasre lokadhātau pṛthivīdhātuḥ, taṃ kaścid eva puruṣaḥ sarvaṃ cūrṇīkuryāt, maṣiṃ kuryāt ….; T. 9: Diệu pháp liên hoa kinh (妙法蓮華經), quyển 3: Hoá thành dụ phẩm đệ thất (化城喻品第七), tr. 22a19-b3.
* Trang 453 *
nên động tác hơn lửa; tâm không có bốn thứ sắc, hương, vị, xúc nên sức động tác lớn.
Lại tâm vì có nhiều phiền não kiết sử trói buộc nên làm cho tâm lực vi thiểu. Thiện tâm hữu lậu tuy không phiền não, nhưng vì tâm chấp thủ tướng các pháp nên lực nó cũng ít. Tâm vô lậu của nhị thừa, tuy không chấp thủ tướng, nay vì trí tuệ có hạng lượng đến khi khởi tâm vô lậu đạo, sáu căn theo thế tục phân biệt, chấp thủ tướng các pháp, nên không phát huy hết tâm lực. Chư Phật và đại Bồ-tát trí tuệ vô lượng vô biên, thường thiền định, không phân biệt thế gian và Niết-bàn. Thật tướng các pháp, nó thật không khác, chỉ trí có hơn kém. Người thật hành Bát-nhã ba-la-mật, rốt ráo thanh tịnh, không có gì quái ngại,[1] trong một niệm có thể đếm số vi trần đại đất và các núi trong ba ngàn đại thiên thế giới trong mười phương số như hằng hà sa, huống gì mỗi một hằng hà sa thế giới trong mười phương.
Lại nữa, nếu lìa Bát-nhã ba-la-mật, tuy được thần thông mà không thể biết như trên. Vì vậy nói muốn được đại thần lực, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Lại có người nói: Trong hết thảy các vật, nước là lớn nhất, vì cớ sao? Vì bốn phía đại địa đều có nước. Nếu hộ thế thiên chủ không tiếc độ trời mưa, lại không có ngọc làm tiêu nước thời trời đất bị trôi chìm. Lại nhờ nước mà chúng sanh số phi chúng sanh vô đều được sanh trưởng. Do vậy, đủ biết nước là lớn nhất. Vì vậy Phật dạy Bồ-tát muốn biết giọt nước nhiều ít, phân tán từng giọt từng giọt làm cho vô lực, nên học
[1] Prajñāpāramitāhṛdayasūtra: Bodhisattvasya prajñāpāramitām aśritya vihārati cittāvaraṇaḥ. T. 8: Bát-nhã ba-la-mật đa tâm kinh (般若波羅蜜多心經), quyển 1, tr. 848c15-18: Bồ-đề tát-đoả y Bát-nhã ba-la-mật đa, nên tâm vô quái ngại.
ftn1' href="#_ftnref1" name="_ftn1" title="">[1] Saddharmapuṇḍarīka sūtra (kinh Pháp hoa), chương 7: Pūrvayogaparivarta, tr. 104: Bhūtapūrvaṃ bhikṣavo ’tite ’dhvani asaṃkhyeyaiḥ kalpair asaṃkhyeyatarair vipulair aprrameyair acintyair aparibhitair apramāṇais tataḥ paratareṇa yadāsīt tena kālena tena samayena mahābhijñā-jñānabhibhūr nāma tathāgato’rhan saṃyaksaṃbuddho udapādi vidyācaraṇasaṃpannaḥ sugato lokavid anuttaraḥ puruṣadamyasārathiḥ śāstā devānāṃ ca manuṣyāṇāṃ ca buddho bhagavān saṃbhavāyāṃ lokadhātau mahārūpe kalpe …… tad yathā api nāma bhikṣavo yāvān iha trisāhasramahāsāhasre lokadhātau pṛthivīdhātuḥ, taṃ kaścid eva puruṣaḥ sarvaṃ cūrṇīkuryāt, maṣiṃ kuryāt ….; T. 9: Diệu pháp liên hoa kinh (妙法蓮華經), quyển 3: Hoá thành dụ phẩm đệ thất (化城喻品第七), tr. 22a19-b3.
* Trang 454 *
Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại có người nói: Lửa là lớn nhất, vì cớ sao? Vì không có hương và vị. Lại vì chỗ có nước rất nhiều, mà có thể làm khổ, lực hỏa đại, hay đốt cháy vạn vật, hay soi chỗ tôi, vì vậy nên biết lửa là rất lớn. Thế nên Phật dạy Bồ-tát muốn thổi tắt hỏa đại, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Hỏi: Lửa nhơn gió mà cháy bừng, cớ sao diệt nhau?
Đáp: Tuy nhân nhau, mà quá lắm thì diệt nhau.
Hỏi: Nếu như vậy, lửa nhiều vô lượng, miệng thổi gió rất ít, làm sao diệt được?
Đáp: Bồ-tát thật hành Bát-nhã ba-la-mật, nhân thiền định được thần thông có thể biến thân làm cho lớn, gió trong miệng cũng lớn, cho nên thổi diệt được. Lại do thần lực, nên gió ít có thể làm tắt, ví như kim cương nhỏ có thể phá núi lớn. Vì vậy chư thiên người đời thấy thần lực ấy, thảy đều kính phục.
* Lại nữa, Bồ-tát cho chỗ lửa làm hại rộng lớn, vì thương chúng sanh nên đem thần lực diệt tắt.
* Lại vì ba ngàn đại thiên thế giới thành lập rất khó, Bồ-tát do lực phước đức trí tuệ nên ngăn được nó.
* Lại có người nói: Trong bốn đại, sức gió rất lớn, vì không có sắc, hương, vị, tướng lay động rất lớn, vì cớ sao? Ví như hư không vô biên, gió cũng vô biên, mọi sự sanh, nuôi, thành, bại đều do nơi gió, thế của gió lớn xô nát các núi ba ngàn đại thiên thế giới. Vì vậy Phật dạy muốn lấy một
* Trang 455 *
ngón tay ngăn sức gió kia, nên học Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì thật tướng Bát-nhã ba-la-mật, vô lượng vô biên, làm cho sức ngón tay mạnh như vậy.
KINH: Bồ-tát ma-ha-tát muốn ngồi kiết-già-phu một chỗ mà biến khắp hư không trong ba ngàn đại thiên thế giới, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Hỏi: Bồ-tát vì nhân duyên gì nên ngồi kiết-già-phu như vậy?[1]
Đáp: Vì Phạm thiên vương chủ của ba ngàn thế giới, sanh tâm tà kiến cho mình là lớn, thấy Bồ-tát ngồi kiết già phu biến khắp hư không, thời dứt tâm kiêu mạn ấy.
Lại trong lực thần thông, phương tiện khéo léo nên một có thể làm nhiều, nhiều làm một, nhỏ làm lớn, lớn làm nhỏ, cũng muốn hiện việc hy hữu khó có, nên ngồi khắp hư không, cũng vì ngăn các quỷ thần long vương não loạn chúng sanh nên ngồi khắp hư không. Làm cho chúng sanh an ổn, như anh em long vương Nan-đà bà Nan-đà muốn phá thành Xá-bà-đề[2] mưa xuống các binh khí, rắn độc, khi ấy Mục-liên ngồi thẳng, khắp hư không, biến các vật độc hại thành hoa hương, anh lạc.
Vì vậy nên nói: Bồ-tát ma-ha-tát muốn ngồi kiết-già-phu một chỗ, mà biến khắp hư không trong ba ngàn đại thiên thế giới, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
KINH: Bồ-tát ma-ha-tát muốn lấy một sợi lông
[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 39, tr. 204b3-20.
[2] T. 1: Trường A-hàm kinh (長阿含經), quyển 3, tr. 21 b15-17; T. 3: Phật bổn hành tập kinh (佛本行集經), quyển 6, tr. 678a15-16; T. 54: Nhất thiết kinh âm nghĩa (一切經音義), quyển 10, tr. 367c24-368a2).
* Trang 456 *
cất các núi chúa Tu-di trong ba ngàn đại thiên thế giới ném qua vô lượng vô số thế giới Phật ở phương khác, mà không quấy nhiễu chúng sanh, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Hỏi: Bồ-tát cớ sao cất núi Tu-di và các núi ném qua vô lượng thế giới ở phương khác?
Đáp: Không hẳn có cất lên, đây chỉ nói rõ lực của Bồ-tát có thể cất lên vậy thôi.
Lại nữa, các Bồ-tát vì biết Phật sẽ thuyết pháp nên trang nghiêm ba ngàn đại thiên thế giới, dẹp trừ các núi làm cho đất bằng phẳng, như trong kinh Pháp-hoa nói: Phật muốn nhóm các hóa Phật nên trước tiên sửa bằng đại địa,[1] cũng muốn hiện ra việc hy hữu, để cho chúng sanh thấy, vì cớ sao? Vì một núi Tu-di cao tám vạn bốn ngàn do tuần (mỗi do tuần độ mười sáu dặm) nếu cất lên một núi đã là hy hữu, huống gì cất lên trăm ức núi Tu-di trong ba ngàn đại thiên thế giới. Nếu lấy một sợi lông cất lên trăm ức núi Tu-di trong ba ngàn đại thiên thế giới còn khó, huống gì lấy đầu một sợi lông, ném trăm ức núi tu-di qua vô lượng vô số thế giới. Chúng sanh thấy việc hy hữu của Bồ-tát, đều phát tâm vô thượng chánh đẳng bồ-đề suy nghĩ rằng: “Bồ-tát ấy chưa thành Phật đạo, mà thần lực còn như vậy huống gì thành Phật.” Vì vậy nên nói như thế.
KINH: Muốn đem một phần ăn cúng dường khắp chư Phật và Tăng số như các sông hằng ở mỗi phương trong mười phương thế giới, nên học Bát-
[1] T. 9: Diệu pháp liên hoa kinh (妙法蓮華經), quyển 4: Kiến bảo tháp phẩm đệ thập nhất (見寶塔品第十一), tr. 33a20-b12.
color:black'>), quyển 39, tr. 204b3-20.
[2] T. 1: Trường A-hàm kinh (長阿含經), quyển 3, tr. 21 b15-17; T. 3: Phật bổn hành tập kinh (佛本行集經), quyển 6, tr. 678a15-16; T. 54: Nhất thiết kinh âm nghĩa (一切經音義), quyển 10, tr. 367c24-368a2).
* Trang 457 *
nhã ba-la-mật. Muốn đem một chiếc áo, hương hoa, anh lạc, hương bột, hương xoa, hương đốt, đèn đuốc, tràng phan, lọng hoa v.v... cúng dường khắp chư Phật và Tăng, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Hỏi: Bồ-tát dùng một bữa ăn cúng dường một đức Phật và Tăng còn là việc khó, huống gì chư Phật và Tăng nhiều như các sông hằng trong mười phương?
Đáp: Công đức cúng dường ở tâm không ở sự. Nếu Bồ-tát dùng một bữa ăn với đại tâm là cúng dường khắp mười phương chư Phật và Tăng; cũng không bị xa gần làm ngăn ngại, cho nên chư Phật đều thấy, đều thọ nhận.
Hỏi: Chư Phật vì có nhất-thiết-trí, nên đều thấy, đều thọ nhận, còn Tăng không có nhất-thiết-trí làm sao thấy được, làm sao thọ nhận được?
Đáp: Tăng tuy không thấy không biết, mà sự cúng dường kia, người thí được phước, ví như có người sai sử cúng dường người kia, người kia tuy không được, mà người này đã được phước bố thí. Như Tử-tâm Tam-muội, đối với chúng sanh tuy không cho gì mà người hành trì được công đức vô lượng.
Lại nữa, các Bồ-tát thành tựu vô lượng vô tận công đức, nên dùng một bữa ăn cúng dường mười phương chư Phật và Tăng thảy đều đầy đủ; mà cũng không hết, ví như suối vọt nước ra mà không khô kiệt. Như Văn-thù-thi-lợi dùng một bát đựng hoàn hoan hỷ, cúng dường 84.000 Tăng, thảy
* Trang 458 *
đều no đủ mà cũng không hết.
Lại nữa, Bồ-tát ở đây dùng một bát đồ ăn cúng dường mười phương chư Phật, mà trước mười phương chư Phật để đựng ẩm thực hiện ra đầy đủ, ví như quỷ thần được đồ ăn vào một miệng mà xuất ra ngàn vạn bội.
Lại nữa, Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, được vô lượng nên thiền định, và vô lượng nên trí tuệ phương tiện, vì vậy nên không việc gì không làm được, vì Bát-nhã ba-la-mật vô ngại, nên tâm Bồ-tát làm gì cũng vô ngại. Bồ-tát hay cúng dường mười phương ngàn vạn ức chư Phật và Tăng số như các sông hằng, huống gì như một hằng hà sa, cúng y phục, hoa hương, anh lạc, hương bột, hương xoa, hương đốt, đèn đuốc, tràng phan, lọng hoa v.v... cũng như vậy.
KINH: Lại nữa, này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát muốn làm cho chúng sanh trong hằng sa thế giới ở mỗi phương trong mười phương, đều đầy đủ giới hạnh, Tam-muội, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, khiến chứng được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, cho đến khiến chứng được vô dư Niết-bàn, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Nghĩa năm pháp uẩn (giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến - N.D) như trước nói. Quả vị Tu-đà-hoàn có hai: 1. Phật nói dứt ba kiết sử, chứng được quả vô vi.[1] Lại như trong A-tỳ-đàm nói, dứt tám mươi tám kiết, chứng được quả vô vi, vị Tu-
[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 46, tr. 237c4-237c28: Ba kiết: nghĩa là thân kiến, giới cấm thủ và nghi … như Thế Tôn đã dạy: ba kiết sử vĩnh viễn đoạn trừ, chứng Dự lưu quả, được pháp bất đoạ, thú hướng bồ-đề.
nsi-font-family: PMingLiU;mso-bidi-font-family:CN-Minh;color:black;font-weight:normal; mso-bidi-font-weight:bold'>見寶塔品第十一), tr. 33a20-b12.
color:black'>), quyển 39, tr. 204b3-20.
[2] T. 1: Trường A-hàm kinh (長阿含經), quyển 3, tr. 21 b15-17; T. 3: Phật bổn hành tập kinh (佛本行集經), quyển 6, tr. 678a15-16; T. 54: Nhất thiết kinh âm nghĩa (一切經音義), quyển 10, tr. 367c24-368a2).
* Trang 459 *
đà-hoàn.[1]
2. Hạng người Tín hành, Pháp hành, trú trong đạo tỷ trí (cũng gọi là đạo loại trí - N.D) chứng được quả vị Tu-đà-hoàn.[2]
Lại nữa, Tu-đà là dòng, tức tám Thánh đạo phần, Hoàn (Ban na) là vào, vào dòng tám Thánh đạo phần đưa vào Niết-bàn ấy gọi là bước đầu quán thật tướng các pháp, được vào phần vô lượng pháp tánh, rơi vào trong số Thánh nhân.
Tư-đà là một, Hàm là lại, người này ở đây chết, sanh lên cõi trời, từ cõi trời còn trở lại cõi Dục một lần nữa là được hết các khổ.
A-na là chẳng, Hàm là lại, ấy là tướng không trở lại. Người này chết ở cõi Dục, sanh lên cõi Sắc cõi Vô sắc, ở tại đây dứt hết các lậu hoặc, không còn sanh trở lại cõi Dục.
Hỏi: A-na-hàm (Anāgāmin) dứt tại đời này hay tại thân trung ấm, cũng không sanh cõi Sắc, cõi Vô sắc, cớ sao gọi là A-na-hàm?
Đáp: A-na-hàm phần nhiều sanh trong cõi Sắc, cõi Vô sắc, còn dứt tại đời này thì ít, vì ít phải theo nhiều. Dứt tại thân trung ấm cũng từ cõi Dục sanh lên cõi Sắc, thấy thân sau đáng sợ, liền thủ chứng Niết-bàn. Vì vậy nên nhân nơi nhiều mà gọi tên.
A-la-hán vì dứt hết tất cả phiền não nên xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của hết thảy trời, rồng, quỷ thần. A-la-hán có chín hạng:[3] Thối pháp, không thối pháp, tử pháp, hộ pháp, trú pháp, thắng tấn pháp, chẳng hoại pháp, tuệ giải thoát, cọng giải thoát A-la-hán. Nghĩa của chín hạng này như
[1] T. 28: A-tỳ-đàm tỳ-bà-sa luận (阿毘曇毘婆沙論), quyển 25, tr.183c14-16: Lại nữa, vì hàng lợi căn, nói đoạn ba kiết sử, gọi là Tu-đà-hoàn; vì hàng độn căn nói đoạn 88 kiết sử và vô lượng khổ, gọi là Tu-đà-hoàn.; T. 28: Tạp A-tỳ-đàm tâm luận (雜阿毘曇心論), quyển 5, tr. 911a13: Nếu thấy đạo đoạn tận 88 kiết sử, ấy là Tu-đà-hoàn quả.; T. 28: A-tỳ-đàm cam lộ vị luận (阿毘曇甘露味論), quyển 1, tr. 973 b5-6: 88 kiết đoạn tận, là người vô lậu giới thiện căn thành tựu, cho nên gọi là Tu-đà-hoàn.; T. 28: Nhập a-tỳ-đạt-ma luận (入阿毘達磨論), quyển 2, tr. 986a8: Đoạn 88 kiết sử, chứng được Tu-đà-hoàn.
[2] T. 28: A-tỳ-đàm tâm luận kinh (阿毘曇心論經), quyển 3, tr. 850a17-20; T. 28: Tạp a-tỳ-đàm tâm luận (雜阿毘曇心論), quyển 5, tr. 911a4-8: Tâm thứ 16 gọi là Đạo tỷ trí, tương ưng khởi, đều nói là trú quả. Nếu Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, tiệm kiến tín giải thoát, nếu tiệm kiến nhập kiến đạo gọi là tùy tín hành, những vị ấy trú trong tam quả, gọi là tín giải thoát, lợi kiến gọi là kiến đáo, nếu lợi căn nhập kiến đạo, gọi là tùy pháp hành.
[3] T. 28: A-tỳ-đàm cam lộ vị luận, (阿毘曇甘露味論), quyển 1, tr. 973b28-c1: Vô học có chín hạng: thối pháp, bất thối pháp, tư pháp, thủ pháp, trú pháp, năng tấn pháp, bất động pháp, tuệ giải thoát và câu giải thoát.; T. 29: A-tỳ-đạt-ma thuận chánh ký luận (阿毘達磨順正理論), quyển 65, tr.699c1-3: Thế nào gọi là chín pháp vô học: đó là thối pháp, tư pháp, hộ pháp, an trú, kham đạt, bất động pháp, bất thối pháp, tuệ giải thoát, câu giải thoát, ấy gọi là chín.
>īkāram, evaṃ sarvadharmatathatā ca Subhūtitathatā cādvayam etad advaidhīkāram.
* Trang 460 *
trước đã nói. Và tám bội xả,[1] tám thắng xứ, mười nhất thiết xứ, diệt tận định, vô tránh Tam-muội, nguyện trí[2] v.v... là các công đức thù diệu của A-la-hán, và chứng được vô dư Niết-bàn.
Vô dư Niết-bàn là A-la-hán xả bỏ thân năm uẩn này không còn trở lại tiếp nối thọ thân năm uẩn sau, dứt vĩnh viễn các khổ của thân tâm. Ba đạo quả sau, nói như đạo quả đầu.
KINH: Lại nữa, này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi thật hành bố thí theo Bát-nhã ba-la-mật, nên phân biệt rằng: Bố thí như vậy được quả báo lớn, bố thí như vậy được sanh vào dòng lớn Sát-lợi, dòng lớn Bà-la-môn, đại gia cư sĩ, bố thí như vậy, được sanh cõi trời Tứ thiên vương, cõi trời ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa-lạc, trời Tha-hóa-tự-tại. Nhân bố thí ấy được vào Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, Vô biên không xứ, Vô biên thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi-hữu-tưởng, Phi-vô-tướng xứ. Nhân bố thí ấy, có thể phát sanh tám Thánh đạo phần. Nhân bố thí ấy, có thể chứng được Tu-đà-hoàn, cho đến Phật đạo, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Bồ-tát ma-ha-tát biết thật tướng các pháp không lấy không bỏ, không có gì phá hoại, hành Bát-nhã ba-la-mật bất khả đắc, đem tâm đại bi, trở lại tu phước hạnh, cánh cửa đầu của phước hạnh, trước tiên là bố thí. Bồ-tát thật hành Bát-nhã ba-la-mật, trí tuệ minh lợi, phân biệt phước bố thí,
[1] T. 24: Đại tỳ-bà-sa luận (大毗婆沙論), quyển 84, tr. 434b; T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 24, kinh 97, tr. 582a17-29; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu-xá luận (阿毘達磨俱舍論), quyển 29, tr. 151b1-3.
[2] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 178, tr. 895a28-b1: Hỏi? Thế nào là nguyện trí? Đáp: Như A-la-hán thành tựu thần thông, được tâm tự tại, tùy muốn biết nghĩa mà phát chánh nguyện, liền nhập vào vô biên tế ở thiền thứ tư, từ định khởi, như nguyện đều biết.
* Trang 461 *
vật thí tuy đồng, mà phước đức nhiều ít là tùy tâm hơn kém. Như Xá-lợi-phất lấy một bát cơm dâng Phật, Phật liền đem cho chó mà hỏi Xá-lợi-phất: Ông thí cơm cho Ta, Ta lấy cơm cho chó, ai được phước nhiều?
Xá-lợi-phất đáp: Như con hiểu nghĩa Phật pháp, thì Phật thí cho chó được phước nhiều.
Xá-lợi-phất là bậc trí tuệ tối thượng trong hết thảy người, và Phật phước điền là bậc nhất mà không bằng thí cho chó ruộng xấu lại được phước rất nhiều. Vì vậy nên biết phước lớn từ tâm sanh, chứ không từ ruộng. Như Xá-lợi-phất gấp ngàn vạn ức chẳng kịp tâm Phật.
Hỏi: Như ông nói ruộng phước tốt thời được phước nhiều, mà sao Xá-lợi-phất cúng thí cho Phật lại không được phước nhiều?
Đáp: Ruộng tốt tuy được phước nhiều mà không bằng tâm, vì cớ sao? Vì tâm là nội chủ, ruộng là vật ngoài. Hoặc có khi phước bố thí cốt ở ruộng phước, như A-la-hán Ức nhĩ xưa lấy một cành hoa cúng nơi tháp Phật, mà trong chín mươi mốt kiếp ở cõi người cõi trời hưởng lạc, sức phước đức còn lại chứng được A-la-hán.[1] Lại như vua A-dục lúc trẻ nhỏ lấy đất cúng Phật khi được làm vua cõi Diêm-phù-đề (Ấn-độ) lại dựng tám vạn tháp, tối hậu được đạo.[2] Vật thí rất nhỏ mà tâm tiểu nhi thanh tịnh, chỉ do ruộng phước tốt mà được quả báo lớn. Nên biết đó là phước lớn từ ruộng tốt sanh. Nếu là phước lớn trên hết thì phải đủ ba việc là tâm, vật thí, ruộng phước đều tốt, như trong phẩm đầu của kinh Bát-nhã ba-la-
[1] T. 22: Di-sa-tắt bộ hòa ê ngũ phần luật (彌沙塞部和醯五分律), quyển 21, tr. 145c17-146a10; T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 29, tr. 271b20-27.
[2] T. 50: A-dục vương truyện (阿育王傳), quyển 1, tr. 99b9-c8.
olor:black'>n 178, tr. 895a28-b1: Hỏi? Thế nào là nguyện trí? Đáp: Như A-la-hán thành tựu thần thông, được tâm tự tại, tùy muốn biết nghĩa mà phát chánh nguyện, liền nhập vào vô biên tế ở thiền thứ tư, từ định khởi, như nguyện đều biết.
* Trang 462 *
mật nói. Phật lấy hoa đẹp rãi trên mười phương Phật.[1]
Lại nữa, như đem tâm Bát-nhã ba-la-mật mà bố thí, vì không bám dính nên được quả báo lớn.
Lại nữa, vì Niết-bàn mà bố thí cũng được quả báo lớn. Vì tâm đại bi thường độ chúng sanh mà bố thí, cũng được quả báo lớn.
Lại nữa, quả báo lớn là như trong đây nói, là được sanh vào nhà Sát-lợi cho đến được thành Phật.
Hỏi: Tại sao bố thí lại được sanh vào nhà Sát-lợi cho đến được thành Phật?
Đáp: Nếu có người nhờ bố thí, trì giới, thì được giàu sang trong cõi người cõi trời, như có người chí tâm bố thí, trì giới nên được sanh vào nhà Sát-lợi. Nhà Sát-lợi là vua đại thần nếu ưa đắm kinh sách trí tuệ không não hại chúng sanh mà bố thí, trì giới thì sanh vào nhà Bà-la-môn. Nếu bố thí ít, mà ưa đắm cái vui thế gian, thì sanh vào nhà cư sĩ. Cư sĩ là tiểu nhân mà giàu lớn. Nếu bố thí, trì giới thanh tịnh hơn chút ít, chán sợ gia nghiệp, ưa vui nghe pháp, cúng dường người lành, thì được sanh cõi trời Tứ thiên vương, vì cớ sao? Vì ở cõi này tâm cầu muốn gì đều có được. Thường thấy ở trong đó các Thánh hiền, thiện nhân, sanh tâm cúng dường vì gần chỗ tu phước. Nếu bố thí trì giới thanh tịnh, cúng dường cha mẹ và bậc tôn quý, tâm muốn cầu hơn nhiều, thì được sanh lên cõi trời ba mươi ba. Nếu bố thí, trì giới thanh tịnh và ưa học hỏi, tâm ý nhu hòa thì được sanh cõi trời Dạ-ma. Nếu bố thí trì giới thanh tịnh, làm cho hai việc này càng cao hơn,
[1] T. 8: Đại phẩm Bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 1, tr. 218b18-c9; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 1, tr. 2a27-b21; T. 8: Quang tán Bát-nhã kinh (光讚般若經), quyển 1, tr. 148c1-149a2; Pañcaviṃśati, tr. 14.
guage: EN-US;mso-bidi-language:AR-SA'>[1]T. 22: Di-sa-tắt bộ hòa ê ngũ phần luật (彌沙塞部和醯五分律), quyển 21, tr. 145c17-146a10; T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 29, tr. 271b20-27.
[2] T. 50: A-dục vương truyện (阿育王傳), quyển 1, tr. 99b9-c8.
olor:black'>n 178, tr. 895a28-b1: Hỏi? Thế nào là nguyện trí? Đáp: Như A-la-hán thành tựu thần thông, được tâm tự tại, tùy muốn biết nghĩa mà phát chánh nguyện, liền nhập vào vô biên tế ở thiền thứ tư, từ định khởi, như nguyện đều biết.
* Trang 463 *
ưa vui nghe nhiều, phân biệt tốt xấu, ưa vui Niết-bàn, tâm say đắm công đức thì được sanh cõi trời Đâu-suất. Nếu bố thí và có thêm tâm trì giới, nghe nhiều, ưa vui học vấn, tự lực sinh hoạt, thì được sanh cõi trời Hóa-lạc. Nếu khi bố thí, trì giới thanh tịnh càng sâu, thì vui nghe nhiều, tâm quý mình nhiều, không thể tự làm khổ, theo người khác tìm vui, thì được sanh cõi trời Hóa-tự-tại. Ở đây người khác suy nghĩ, phương tiện siêng năng hóa làm nữ sắc, năm dục, tự tại đoạt lấy cho mình, ví như thứ dây tự khổ thân tạo tác, người khác dùng sức mạnh đoạt lấy.
Lại nữa, trong khi bố thí do nguyện lực nên sanh cõi trời như trong Kinh dạy: Có người tu bố thí, trì giới chút ít không biết thiền định, người ấy nghe có trời Tứ-thiên-vương, tâm thường chí nguyện đến đó. Phật nói người ấy mạng chung được sanh cõi trời Tứ-thiên-vương, chắc có lẽ ấy; cho đến sanh cõi trời Tha-hóa-tự-tại cũng như vậy.
Lại nữa, có người bố thí, trì giới, trong khi tu bố thí thì tâm an vui, nếu thí nhiều thì vui cũng nhiều suy nghĩ như vậy, bỏ năm dục trừ năm triền cái, vào Sơ thiền, cho đến vào cõi trời phi-hữu-tưởng, phi-vô-tưởng cũng như vậy. Nghĩa của bốn thiền, bốn vô sắc định như trước nói.
Lại nữa, có người bố thí cho Phật và đệ tử Phật, theo đó được nghe giảng đạo pháp, người này nhân sự bố thí này tâm được nhu nhuyến, trí tuệ minh lợi, tức phát sanh tám Thánh đạo phần, đứt ba kiết (thân kiến, giới cấm thủ, nghi - N.D) chứng được quả Tu-đà-hoàn; cho đến chứng Phật đạo
* Trang 464 *
cũng như vậy.
Nhân sự bố thí được nghe thuyết pháp ấy, bèn phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Lại nữa, người chưa lìa dục mà bố thí, được sanh làm người giàu sang và sanh cõi trời Lục-dục. Nếu lìa dục mà bố thí thì được sanh cõi trời Phạm-thế và trời Quảng-quả. Nếu tâm lìa sắc mà bố thí thì được sanh cõi trời Vô sắc. Vì Niết-bàn lìa ba cõi mà bố thí thì được đạo quả Thanh-văn. Khi bố thí chán ghét ồn ào, ưa vui nhàn tịnh, ưa trí tuệ sâu xa, thì được đạo quả Bích-chi-phật. Khi bố thí khởi tâm đại bi muốn độ chúng sanh, có trí tuệ rốt ráo thanh tịnh sâu xa bậc nhất, thì được thành Phật đạo.
KINH: Lại nữa, này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, bố thí, do lực tuệ phương tiện mà có thể đầy đủ ba-la-mật, giới ba-la-mật, nhẫn nhục ba-la-mật, tinh tấn ba-la-mật, thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật.
Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch Thế-tôn, Bồ-tát ma-ha-tát làm sao khi bố thí do lực của tuệ phương tiện nên đầy đủ thí Ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật?
Phật bảo Xá-lợi-phất: Vì tướng người thí, người nhận và tài vật đều không thể có được, nên có thể đầy đủ thí Ba-la-mật, vì tướng tội không tội, không thể có được nên đầy đủ giới Ba-la-mật; vì tâm
* Trang 465 *
không động nên đầy đủ nhẫn Ba-la-mật, vì thân tâm tinh tấn không giải đãi nên đầy đủ tinh tấn Ba-la-mật; vì không loạn không ưa đắm nên đầy đủ thiền Ba-la-mật; vì biết tướng hết thảy pháp không thể có được, nên đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Nghĩa chữ đầy đủ trước đã nói rộng. Phương tiện của tuệ trong đây nói chính là ba sự không thể có được (ba sự là người thí, người nhận, tài vật - N.D).
Hỏi: Tuệ phương tiện là có thể thành tựu việc ấy, không gì phá hoại, cũng không gì tạo tác, song nay phá cả ba sự ấy, thì lẽ đáng đọa vào đoạn diệt, cớ sao nói đó là tuệ phương tiện?
Đáp: Có hai thứ không thể có được:
1. Được “Không thể có được” (đắc bất khả đắc).
2. Không được “Không thể có được” (bất đắc bất khả đắc).
Được không thể có được là đọa vào đoạn diệt, nếu không được không thể có được ấy là tuệ phương tiện, không đọa vào đoạn diệt. Nếu không có tuệ phương tiện mà bố thí là chấp thủ tướng ba sự, nếu cho ba sự không, thời chấp thủ vô tướng. Có tuệ phương tiện là từ xưa lại đây không thấy tướng ba sự, vì vậy tuệ phương tiện không đọa vào có và không.
Lại nữa, khi bố thí phá hoại các phiền não, ấy gọi là tuệ phương tiện.
Lại nữa, đối với hết thảy chúng sanh, khởi tâm đại bố thí, cũng gọi ấy gọi là tuệ phương tiện.
* Trang 466 *
Lại nữa, trong vô lượng đời quá khứ vị lai tu phước đức bố thí đều hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng gọi là tuệ phương tiện.
Lại nữa, đối với công đức của ba đời mười phương Phật và đệ tử Phật đều ức niệm tùy hỷ bố thí và hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ấy gọi là tuệ phương tiện.
Các lực như vậy, là nghĩa của tuệ phương tiện. Cho đến Bát-nhã ba-la-mật tuệ phương tiện cũng như vậy.
KINH: Lại nữa, này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát muốn được công đức của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Hỏi: Công đức Phật quá khứ đã diệt, công đức Phật vị lai chưa có, công đức Phật hiện tại không thể có được. Lại công đức của Phật ba đời đều không thể có được, cớ sao nói muốn được công đức Phật ba đời, nên học Bát-nhã ba-la-mật?
Đáp: Không phải nói muốn được công đức của Phật ba đời, mà nói tự muốn được công đức như Phật ba đời không giảm thiểu, vì cớ sao? Vì công đức của tất cả Phật đều bình đẳng, không nhiều không ít.
Hỏi: Nếu như vậy, cớ sao nói đức Phật A-di-đà sống lâu vô lượng, ánh sáng chiếu ngàn vạn ức do tuần, vô lượng kiếp độ chúng sanh?
* Trang 467 *
Đáp: Thế giới chư Phật có nhiều thứ, có thế giới tịnh, có thế giới bất tịnh, có thế giới lẫn lộn, như phẩm kinh Tam-thập Tam-thiên[1] dạy: Phật an cư ở cõi trời Tam-thập-tam, thì giờ tự tứ đến, mà tu chứng lâu không thấy Phật, sau lo không vui, sai Mục-liên bạch Phật rằng:
Bạch Thế-tôn! Cớ sao bỏ chúng sanh ở đây mà lên ở cõi trời kia?
Bấy giờ Phật bảo Mục-liên ngươi hãy xem ba ngàn thế giới. Mục-liên nhờ Phật lực liền thấy các đức Phật hoặc vì chúng sanh nói pháp, hoặc ngồi thiền, hoặc đi khất thực, thì tác các Phật sự như vậy. Mục-liên liền năm vóc gieo sát đất, lúc ấy núi Tu-di, cao ngất động mạnh, chư thiên đều rất sợ hãi, Mục-liên khóc rơi lệ, cúi đầu bạch Phật: Phật có tâm đại bi, không bỏ hết thảy, làm các việc hóa độ chúng sanh.
Phật bảo Mục-liên. Điều người thấy rất ít, quá điều người thấy về phương đông có quốc độ đất thuần bằng hoàng kim, đệ tử Phật ở cõi kia đều là A-la-hán, đủ sáu thông không chướng ngại. Lại quá khỏi đó, phương đông có quốc độ đất thuần bằng bạch kim, đệ tử Phật ở cõi kia đều học đạo Bích-chi-phật. Lại quá cõi đó phương đông có quốc độ đất thuần bằng bảy báu, đất kia thường có ánh sáng vô lượng, đệ tử đức Phật kia hóa độ thuần là các Bồ-tát, đều được các môn Tam-muội các Đà-la-ni, ở địa vị bất thối chuyển. Mục-liên nên biết các Phật kia đều là thân ta. Như vậy vô lượng thế giới nhiều như các sông Hằng ở
[1] T. 17: Phật thăng đao-lợi thiên vị mẫu thuyết pháp kinh (佛昇忉利天為母說法經), quyển 3, tr. 795b23-c27.
* Trang 468 *
phương đông, có trang nghiêm, không trang nghiêm, đều là nơi thân ta làm Phật sự. Như phương đông, các phương nam, tây, bắc, bốn góc trên dưới cũng như vậy.[1]
Vì vậy nên biết Thích-ca-văn Phật còn có thế giới thanh tịnh như thế giới Phật A-di-đà. Phật A-di-đà cũng có thế giới nghiêm tịnh và chẳng nghiêm tịnh như thế giới của Thích-ca-văn Phật.
Chư Phật đại bi, thấu suốt xương tủy, không kể thế giới tốt xấu, chỉ tùy trong căn cơ đáng độ mà giáo hóa, như mẹ lành thương con, dẫu con bị chìm hầm xí cũng siêng tìm cách cứu vớt, không cho là xấu bẩn.
(Hết cuốn 32 theo bản Hán)
[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 19, kinh 506, tr. 134a7-c23; T. 29: căn bổn thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ-nại-da tạp sự (根本說一切有部毘奈耶雜事), quyển 29, tr. 346a14-b13.
* Trang 469 *