Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục

 

CHƯƠNG 5
GIẢI THÍCH: CỌNG MA-HA TỲ-KHEO TĂNG
KINH: Cùng với chúng Đại Tỳ-kheo Tăng
LUẬN: “Cùng” là cùng một chỗ, cùng một thời, cùng một tâm, cùng một giới, cùng một sự thấy (kiến), cùng một đạo, cùng một giải thoát, ấy gọi là “Cùng.”
Ma-ha” (mahā) là lớn (đại) hoặc nhiều, hoặc hơn. Vì sao gọi là “Lớn”? Nghĩa là ở trên tất cả mọi người, là đã dứt hết mọi chướng ngại, là được Thiên vương, đại nhân cung kính, ấy gọi là lớn. Vì sao gọi là “Nhiều”? Số đến năm mươi ngàn nên gọi là nhiều. Sao gọi là “Hơn”? Nghĩa là có thể phá hết luận nghị của chín mươi sáu phái ngoại đạo, nên gọi là hơn.
Vì sao gọi là “Tỳ-kheo”? Tỳ-kheo còn gọi là Khất sĩ, vì nuôi sống mình một cách trong sạch nên gọi là Khất sĩ. Như trong kinh nói: “Xá-lợi-phất vào thành khất thực (paiṇḍapātika), được rồi hướng vào vách ngồi ăn. Lúc ấy có nữ Phạm-chí tên là Tịnh Mục đi đến, thấy Xá-lợi-phất, hỏi: “Sa-môn, ông ăn phải không?”
Đáp: “Phải, tôi ăn.”
- Ông là Sa-môn cúi miệng xuống mà ăn phải không (adhomukho)?
- Không phải.

* Trang 120 *
device

- Ngửa miệng lên mà ăn phải không (ubbhamukho)?
- Không phải.
- Ông vuông miệng mà ăn phải không (disāmukho)?
- Không phải.
- Ông quay miệng theo bốn phía mà ăn phải không-(disāmukho)?
- Không phải.
- Tịnh mục nói: “Cách ăn có bốn, tôi hỏi ông, ông đều trả lời không phải; tôi không hiểu, xin ông hãy nói cho.”
- Có người xuất gia mà nuôi sống mình một cách bất tịnh như hòa hiệp thuốc men, gieo lúa, trồng cây v.v…; ấy gọi là cúi miệng xuống mà ăn.
- Có người xuất gia mà nuôi sống mình một cách bất tịnh như xem tinh tú, trời trăng, đoán gió mưa, sấm sét v.v…; ấy gọi là ngửa miệng mà ăn.
- Có người xuất gia mà nuôi sống mình một cách bất tịnh như dua vạy theo cường hào thế lực, thông sứ bốn phương, nói lời xảo trá để cầu được nhiều v.v…; ấy gọi là vuông miệng mà ăn.
- Có người xuất gia mà nuôi sống mình một cách bất tịnh như học các chú thuật, bói toán tốt xấu v.v…; ấy gọi là quay miệng theo bốn phía mà ăn.
- Này cô, tôi không rơi vào bốn cách ăn bất tịnh đó. Tôi theo phép khất thực thanh tịnh mà nuôi sống mình.”
Lúc ấy Tịnh Mục nghe nói một cách thanh tịnh như vậy, sanh tâm hoan hỷ tín giải. Xá-lợi-phất nhân đó nói pháp cho nghe mà chứng được đạo quả Tu-đà-hoàn.[1]
 

[1] Tham khảo Tương Ưng bộ III, 28.10: Kinh Tịnh diện (Sūcimukhī-sutta), tr. 238-240: Ekaṃ samayaṃ āyasmā sāriputto rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Atha kho āyasmā sāriputto pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya rājagahe piṇḍāya pāvisi. Rājagahe sapadānaṃ piṇḍāya caritvā taṃ piṇḍapātaṃ aññataraṃ kuṭṭamūlaṃ [kuḍḍamūlaṃ (sī. syā. kaṃ.), kuḍḍaṃ (pī.)] nissāya paribhuñjati. Atha kho sūcimukhī paribbājikā yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā āyasmantaṃ sāriputtaṃ etadavoca  …….
Atha kho sūcimukhī paribbājikā rājagahe rathiyāya rathiyaṃ, siṅghāṭakena siṅghāṭakaṃ upasaṅkamitvā evamārocesi – ‘‘dhammikaṃ samaṇā sakyaputtiyā āhāraṃ āhārenti; anavajjaṃ [anavajjena (ka.)] samaṇā sakyaputtiyā āhāraṃ āhārenti. Detha samaṇānaṃ sakyaputtiyānaṃ piṇḍa ’nti. Dasamaṃ.; T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 18, kinh số 500, tr. 131c9-132a.
 

* Trang 121 *
device

Thanh tịnh khất thực để nuôi sống mình như vậy, nên gọi là Khất sĩ.
Lại nữa, “Tỳ” có nghĩa là phá, “Kheo” có nghĩa là phiền não. Phá được phiền não nên gọi là Tỳ-kheo.
Lại nữa, người xuất gia gọi là Tỳ-kheo, cũng như người Hồ, Hán, Khương, Lỗ đều có danh tự riêng.
Lại nữa, khi thọ giới tự nói: “Tôi là … Tỳ-kheo, suốt đời giữ giới” nên gọi là Tỳ-kheo.[1]
Lại nữa, “Tỳ” có nghĩa làm cho sợ, “Kheo” có nghĩa là có thể, là có thể làm cho Ma vương và Ma dân sợ. Đương khi xuất gia, cạo tóc, mặc pháp y, thụ giới, là lúc làm cho Ma sợ, vì sao sợ? Ma vương nói: “Người ấy ắt được vào Niết-bàn.” Như Phật nói: “Người nào hay cạo đầu, mặc pháp y, nhất tâm thụ giới, người ấy dần dần dứt kiết sử, lìa khổ mà vào Niết-bàn.”
Sao gọi là Tăng già? “Tăng già” Tàu dịch là “Chúng.” Nhiều Tỳ-kheo hòa hợp một chỗ, gọi là Tăng già. Như các cây lớn tụ lại rậm rạp gọi là rừng, mỗi một cây không phải là rừng, trừ mỗi một cây ra cũng không là rừng. Như vậy mỗi một Tỳ-kheo không gọi là Tăng, trừ mỗi một Tỳ-kheo ra cũng không là Tăng. Các Tỳ-kheo hòa hợp lại mới gọi là Tăng. Tăng có bốn hạng:[2] Tăng biết xấu hổ, Tăng không biết xấu hổ, Tăng như dê câm (Eḍamūka), Tăng chơn thật.
- Sao gọi là Tăng biết xấu hổ: Trì giới không phá giới, thân miệng thanh tịnh, có thể phân biệt tốt xấu, chưa đắc đạo, ấy gọi là Tăng biết xấu hổ.
 

[1] T. 23: Thập tụng luật (十誦律), quyển 1, tr. 2b9.
[2]   T. 13: Địa tạng thập luân kinh (地藏十輪經), tr.  749c, T.  29: Thuận chánh lý luận (順正理論), tr. 557c; T. 23: Tát bà đa tỳ ni tỳ-bà-sa (薩婆多毘尼毘婆沙), quyển 2, tr. 513b: Tăng có năm hạng: Tăng như dê câm, Tăng không biết xấu hổ, Tăng biệt chúng, Tăng thanh tịnh và Tăng đệ nhất nghĩa đế. (1) Tăng như dê câm: không biết yết-ma bố tát, hành trù, thuyết giới, tự tứ, hết thảy tăng sự đều không biết. Giống như đàn dê, nên gọi là Tăng như dê câm. (2) Tăng không biết xấu hổ: cùng chúng cọng hành phi pháp, như hành dâm dục, uống rượu, ăn quá giờ ngọ, phàm là phạm giới phi pháp hết thảy đồng ở, ấy gọi là Tăng không biết xấu hổ. (3) Tăng biệt chúng: như yết-ma vật của tỳ-kheo chết, vì tâm tham, dù tỳ-kheo khách đến không đồng yết-ma. Phàm là tùy tâm yết-ma biệt chúng, ấy gọi là Tăng biệt chúng. (4) Tăng thanh tịnh: Hết thảy phàm phu tăng trì giới thanh tịnh, trong chúng không ai không theo pháp, ấy gọi là Tăng thanh tịnh. (5) Tăng đệ nhất nghĩa đế: bốn quả bốn hướng, ấy gọi là Tăng đệ nhất nghĩa đế.
 

* Trang 122 *
device

- Sao gọi là Tăng không biết xấu hổ: Phá giới, thân miệng không thanh tịnh, không việc ác nào không làm, ấy gọi là Tăng không biết xấu hổ.
- Sao gọi là Tăng như dê câm? Tuy không phá giới, nhưng độn căn không trí tuệ, không phân biệt được tốt xấu, không biết phạm khinh phạm trọng, không biết có tội không tội. Nếu có việc, Tăng hai người cùng cãi, thời không thể quyết đoán, im lặng không nói. Ví như dê trắng, cho đến bị người ta đem giết, cũng không thể la lên một tiếng, ấy gọi là Tăng dê câm.
- Sao gọi là Tăng chơn thật? Hoặc bậc Hữu học, hoặc bậc Vô học, trụ trong bốn quả, thường hành đạo tứ hướng, ấy gọi là Tăng chơn thật. Trong đây, hai hạng Tăng (Tăng có biết xấu, Tăng như dê câm) có thể cùng chung làm một trăm lẻ một Kiết-ma,[1] như Kiết-ma thuyết giới, thọ tuế; các việc đều được phép làm. Trong đó thiệt Thanh-văn Tăng có sáu ngàn năm trăm. Bồ-tát Tăng có hai hạng là Tăng có biết xấu hổ và Tăng chơn thiệt; còn Thanh-văn Tăng có một hạng là Tăng chơn thiệt, vì đây là thiệt Tăng. Các hạng khác đều gọi là Tăng. Do đó nên gọi là Tăng.
KINH: Một phần năm ngàn trong số lớn.
LUẬN: Sao gọi là số lớn?[2] Ít tăng lên ít giảm xuống, ấy gọi là số lớn. Sao gọi là một phần? Là trong số đại chúng đông đảo chỉ lấy một phần, ấy gọi là phần. Các Tỳ-kheo ấy từ trong đại chúng ngàn vạn người kể lấy một phần năm ngàn người. Do đó nên gọi là một phần năm ngàn trong số lớn.
 

[1] T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ bách nhất yết ma (根 本 說 一 切 有 部 百 一 羯 磨), quyển 10, tr. 498c29-499a5; T. 23: Đại sa môn bách nhất yết ma pháp (大沙門百一羯磨法), tr. 489a;
T. 22: Ma-ha tăng kỳ luật (Mahāsāṃghika-vinaya-摩訶僧祇律), quyển 8, tr. 295b22-28.
[2] T. 42: Thập nhị môn luận sớ (十二門論疏), quyển 1, tr. 181b22-23: Nói đại phần, có người nói: như (đại phẩm) số lớn năm ngàn phần, hoặc tăng, hặc giảm, nên nói là số lớn.
 

* Trang 123 *
device

KINH: Đều là A-la-hán.
LUẬN: Sao gọi làA-la-hán (Arhat)? “A-la” có nghĩa là giặc, “Hán” có nghĩa là phá. Phá hết thảy giặc phiền não, ấy gọi là A-la-hán.
Lại nữa, A-la-hán đã dứt sạch hết các lậu, nên đáng được nhân gian và chư thiên cúng dường.
Lại nữa, “A” có nghĩa là không, “La-hán” có nghĩa là sanh. Nghĩa là không còn sanh lại trong đời sau, nên gọi là A-la-hán.
KINH: Các lậu đã hết.
LUẬN: Ba thứ lậu-traya āsravāḥ[1] của ba cõi đã dứt sạch hết không còn, nên gọi là “các lậu đã hết.”
KINH: Không còn phiền não.
LUẬN: Đã đoạn trừ hết thảy các kiết sử, dòng trôi, tham ái, ách, trói, che lấp, buộc v.v… nên nói “không còn phiền não.”
KINH: Tâm được giải thoát tốt đẹp, huệ được giải thoát tốt đẹp.
LUẬN: Hỏi: Vì sao nói tâm được giải thoát tốt đẹp-citta-vimukti, huệ được giải thoát tốt đẹp (prajñā-vimukti)?
Đáp: Hàng ngoại đạo ly dục, tâm chỉ được giải thoát ở một xứ, một đạo, chẳng phải được giải thoát hết thảy pháp chướng ngại. Vì vậy, A-la-hán gọi là “tâm được giải thoát tốt đẹp (citta-vimukti), huệ được giải thoát tốt đẹp (prajñā-vimukti).”
Lại nữa, các A-la-hán ở trong hai đạo tâm được giải
 

[1] Tham khảo T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 27, kinh số 111, tr. 599b25-26: Ba lậu: Dục lậu (kāmāsrava), hữu lậu (bhavāsrava) và vô minh lậu (avidyāsrava); T. 27: A-tỳ-đạt-ma  đại tỳ-bà-sa luận (阿 毘 達 磨 大 毘 婆 沙 論), quyển 47, tr. 246b15-16: Thắng nghĩa lậu có ba thứ:  Dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu; T. 30: Du già sư địa luận (Yogācāryabhūmi-śāstra-瑜伽師地論), quyển 8, tr. 314c25-26: Lậu có ba lậu: Dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.
 

* Trang 124 *
device

thoát là Kiến đế đạo và Tư duy đạo; vì thế nên gọi là tâm được giải thoát tốt đẹp. Học nhân tâm tuy được giải thoát mà chẳng phải giải thoát tốt đẹp, vì cớ sao? Vì còn kiết sử dư tàn.
Lại nữa, các ngoại đạo, không đầy đủ pháp trợ đạo, hoặc làm một việc công đức, hoặc làm hai việc công đức mà cầu đạo, tất không cầu được. Như người chỉ bố thí để cầu thanh tịnh, như người tế trời nói là có thể thoát khỏi ưu não, suy đồi, có thể sanh trong quốc độ thường lạc, cũng lại nói trong tám thanh tịnh đạo là: 1- Tự giác, 2- Nghe, 3- Đọc kinh, 4- Sợ nỗi khổ bên trong, 5- Sợ nỗi khổ của chúng sanh lớn, 6- Sợ nỗi khổ của người, trời, 7- Được thầy hay, 8- Bố thí. Chỉ nói điều thứ tám là thanh tịnh đạo. Lại nữa, có ngoại đạo chỉ bố thí, trì giới cho là thanh tịnh; có người chỉ bố thí, cầu trí tuệ cho là thanh tịnh. Các trợ đạo như vậy không đầy đủ, hoặc không công đức, hoặc ít công đức cho là thanh tịnh. Người ấy tuy từ một xứ tâm được giải thoát, không gọi là giải thoát tốt đẹp, vì Niết-bàn đạo không đầy đủ, như kệ nói:
“Người không công đức không thể qua,
Biển cả của sanh, già, bệnh, chết,
Người ít công đức cũng không qua,
Thiện hành đạo pháp của Phật thuyết.”
Ở đây nên nói đến Kinh Tu-bạt-đà Phạm-chí (Subharabrahma-Càrisutra):[1] Tu-bạt-đà Phạm-chí một trăm hai mươi tuổi được năm thứ thần thông, ở bên ao A-ma-bạt-đạt-đa. Đêm nọ, Phạm-chí mộng thấy một người mất mắt, lõa hình, đứng trong bóng tối, mặt trời rớt, đất vỡ, nước biển cả
 

[1] Tham khảo T. 1: Trường a-hàm (Dīrghāgama-長阿含經), du hành kinh (Mahāsudassanasutta-遊行經), quyển 4, tr. 25a-b; T. 1: Phật bát nê hoàn kinh (Mahāparinirvāṇa Sutra-佛般泥洹經), quyển 2, tr. 171c-172a; Bát nê hoàn kinh (parinirvāṇa-sutra-般泥洹經), quyển 2; Đại bát niết bàn kinh (Mahā-parinirvāṇa-sūtra-大般涅槃經), quyển 3, tr. 203b-204b, quyển 36. T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 35, kinh số 979; Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 37; T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ nại da tạp sự (Mūla-sarvāstivāda-vinaya-kṣudraka-vastu-根 本 說 一 切 有 部 毘 奈 耶 雜 事), quyển 37, tr. 396; Phạn bản-Avadānajātaka 1, tr. 227-240; T. 4: Soạn tập bách duyên kinh (撰集百緣經), quyển 4 kinh số 37, tr. 220-221b. T. 51: Đại đường tây vực ký (大唐西域記), quyển 6, tr. 903c.
 

* Trang 125 *
device

khô, gió lớn nổi lên thổi núi Tu-di vỡ tan. Thức dậy sợ hãi, ông ta suy nghĩ: “Cớ sao như vậy, mạng ta sắp hết, hay chúa tể trời đất sắp đọa?” Do dự không tự rõ vì cớ sao lại thấy có ác mộng ấy? Có vị trời là thiện tri thức, bạn từ đời trước, từ trên trời xuống nói với Tu-bạt-đà: “Ông đừng sợ hãi, có một bậc Nhất thiết trí gọi là Phật, nửa cuối đêm sẽ vào Vô-dư Niết-bàn, nên ông mộng thấy như thế chớ không phải vì bản thân của ông đâu.”
Sáng hôm sau, Tu-bạt-đà đi đến rừng cây trong vườn Câu-di-na-kiệt (Kuśinagara) thấy A-nan kinh hành, nói với A-nan: “Tôi nghe nói Thầy của ông thuyết pháp về đạo Niết-bàn mới vào nửa đêm nay Ngài sẽ vào Niết-bàn, tâm tôi có chỗ nghi, xin được gặp Phật nhờ giải quyết chỗ nghi của tôi.” A-nan nói: “Thân thể của Thế Tôn đã suy yếu quá chừng, nếu ông đến hỏi, sẽ làm cho Thế Tôn mệt nhọc thêm.” Tu-bạt-đà-la ba lần cầu thỉnh, A-nan vẫn đáp một lời. Phật từ xa nghe được, dậy A-nan: “Hãy để cho Tu-bạt-đà đến trước Ta mà tự do nạn vấn. Đây là lần đàm đạo cuối cùng của Ta và Tu-bạt-đà là đệ tử sau chót của ta.”
Lúc ấy, Tu-bạt-đà được đến trước Phật, hỏi han Thế Tôn xong, ngồi xuống một bên, nghĩ như vầy: “Các bọn ngoại đạo xả bỏ ân ái tài bảo mà xuất gia, đều không đắc đạo, chỉ một mình Sa-môn Cù-đàm đắc đạo.” Nghĩ như vậy xong, liền hỏi Phật: “Lục sư ngoại đạo ở cõi Diêm-phù-đề này đều tự xưng ta là người Nhất thiết trí, lời nói ấy đúng không?” Bấy giờ Thế Tôn đáp lại bằng kệ:

* Trang 126 *
device

“Ta mới mười chín tuổi,
Xuất gia học Phật đạo,
Ta xuất gia đến nay,
Đã qua năm mươi năm.

Tịnh giới, thiền, trí, tuệ,
Ngoại đạo không một phần,
Ít phần cũng không có,
Hà huống Nhất thiết trí.”
Nếu không có Bát chánh đạo, thì ở đó không có đạo quả thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư. Nếu có Bát chánh đạo, thì ở đó có đạo quả thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư. Này Tu-bạt-đà, trong pháp của Ta đây có Bát chánh đạo nên ở trong đó có đạo quả thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư. Trong pháp của các ngoại đạo đều không, không có đạo, không có quả, không có Sa-môn, Bà-la-môn. Ta, ở giữa đại chúng, thật đã cất lên tiếng rống Sư tử như vậy.”
Phạm-chí Tu-bạt-đà nghe pháp ấy liền chứng được đạo quả A-la-hán, rồi suy nghĩ: “Ta không nên Bát Niết-bàn sau Phật.” Suy nghĩ như vậy xong, ở trước Phật ngồi kiết già, tự dùng thần lực, từ trong thân xuất ra lửa đốt thân mà thủ lấy diệt độ.
Vì vậy, Phật nói không có công đức hay ít công đức, là pháp trợ đạo không đầy đủ, đều không độ thoát được. Phật Thuyết đủ hết thảy công đức, nên Ngài hay độ thoát được các đệ tử, như vị thầy thuốc nhỏ (lang y) chỉ dùng một, hai thứ thuốc không đầy đủ, nên không thể chữa lành trọng bệnh.

* Trang 127 *
device

Các thầy thuốc lớn (giỏi) biết đủ các thứ thuốc nên có thể chữa lành các bệnh.
Hỏi: Nếu xa lìa hết thảy phiền não trong tam giới, tâm được giải thoát, sao Phật nói xa lìa nhiễm ái thì tâm được giải thoát?
Đáp: Ái có sức mạnh to lớn, trói buộc, đóng kín tâm, cho nên nói đến ái mà không nói đến các phiền não khác. Ái dứt thì các phiền não khác dứt.
Lại nữa, nếu khi nghe người ta nói “vua đến” thì biết chắc chắn có các kẻ tùy tùng. Nhiễm ái cũng như vậy, như nắm lấy đầu khăn thì cả cái khăn đều đi theo. Ái nhiễm cũng như vậy, hễ ái dứt thì biết các phiền não khác đều dứt.
Lại nữa, các kiết sử đều thuộc ái và kiến. Phiền não thuộc ái thì che đậy tâm; phiền não thuộc kiến thì che đậy tuệ. Như vậy, hễ ái xa lìa thì kiết sử thuộc ái cũng xa lìa, được tâm giải thoát; hễ vô minh xa lìa thì kiết sử thuộc kiến cũng xa lìa, được tuệ giải thoát.
Lại nữa, năm ngàn A-la-hán này đã được pháp bất thoái, được trí vô sanh, vì thế nên tâm được giải thoát tốt đẹp, huệ được giải thoát tốt đẹp, vì không bị thối.[1] Thối pháp A-la-hán (arihāṇa-dharman) được thời giải thoát, như Cù-đề-ca v.v… tuy được giải thoát song không phải giải thoát tốt đẹp, vì còn bị thối pháp.[2]
KINH: Tâm đã điều phục nhu nhuyến.
LUẬN: Hoặc được cung kính cúng dường, hoặc bị sân
 

[1] Tham khảo T.  29: A-tỳ-đạt-ma  câu xá luận (阿毘達磨俱舍論釋論), quyển 25, Phân biệt Hiền thánh phẩm (分別賢聖品), tr. 129a.
A-la-hán có sáu hạng là: Thối pháp cho đến Bất động. Năm hạng đầu sinh từ tín giải, đều gọi là thời giải thoát. Hạng cuối là bất thời giải thoát. Sinh từ Kiến chí trước đó.
Luận: Kinh nói có sáu loại A-la-hán là Thối pháp (parihāṇadharman), Tư pháp (cetanādharman), Hộ pháp (anurakṣaṇādharman), An trụ pháp (sthitākampya), Kham đạt pháp (prativedhanādharman), Bất động pháp (akpopyadharman).
Năm loại đầu sinh từ loại tín giải (śraddhādhimukta). Sự giải thoát về tâm (cetovimukti) của năm loại A-la-hán này mang tính chất thời cơ (samayikī) và đáng ưa (kāntā) bởi vì họ luôn luôn giữ gìn sự giải thoát này. Vì thế các A-la-hán này được gọi là Thời giải thoát (samayavimukta). Phải tùy thuộc vào (apekṣa) thời cơ thì các hạng A-la-hán này mới được giải thoát (vimukta); vì thế tên gọi trên đây (samayavimukta) đã được lập thành bằng cách lược bỏ một từ ở giữa (sơ ngôn) là apekṣa (đãi), cũng giống như khi nói “bình bơ” (ghṛtaghaṭa) là để chỉ cho cái bình đựng bơ.
Đối với hạng A-la-hán này, sự tu định (samādhisaṃmukhibhāva) phải tùy thuộc vào thời cơ, tức phải đợi đến khi có các vật dụng cần thiết (upakaraṇa), khi không mang bệnh và có được nơi tu tập. Sự giải thoát của các A-la-hán Bất động không thể bị lay động bởi vì họ không thể thối thất sự giải thoát này; vì thế họ có tên là Bất động. Họ còn được gọi là Bất thời giải thoát (asamayavimukta). Họ nhập định tùy theo ý muốn của mình cho nên được giải thoát mà không phải tùy thuộc vào thời cơ (samaya).
Samaya Còn có nghĩa là thời gian; có nghĩa là năm loại A-la-hán đầu tiên còn bị thối đọa từ sự giải thoát này (vimukti) vì thế họ thuộc loại “được giải thoát trong một thời gian” (kālātara, tạm thời giải thoát) trong khi loại thứ sáu không còn bị thối đọa và đã được giải thoát vĩnh viễn (atyanvimukti) vì thế gọi là Bất thời giải thoát. Các A-la-hán này sinh khởi từ loại Kiến chí (dṛṣṭiprāpta); Abhidharmakośa-śāstra-Mārgapudgalanirdeśaḥ, tr. 327: Ṣaḍarhanto matāḥ,  sūtra uktam-“ṣaḍarhantaḥ-parihāṇadharmā, cetanādharmā, anurakṣaṇādharmā, sthitākampyaḥ, prativedhanābhavyaḥ, akopyadharmā ca iti. Teṣāṃ pañca śraddhādhimuktajāḥ, akopyadharmāṇaṃ varjayitvā’nye pañca śraddhādhimuktapūrvakāḥ, vimuktiḥ sāmayikyeṣām, eṣāṃ ca pañcānāṃ sāmayikī kāntā cetovimuktirveditavyāḥ, nityānurakṣyatvāt, ata eva ete samayavimuktā ucyante. Samayāpekṣāścaite’dhimuktāśceti samayavimuktāḥ, madhyapadalopāt; ghṛtaghaṭavat, eṣāṃ hi samayāpekṣāsamādhisammukhībhāvaḥ, upakaraṇārogyadeśaviśeṣāpekṣatvāt, akopyākopyadharmaṇaḥ (56) akopyadharmaṇastvakopyā vimuktiḥ; kopayitumaśakyatvādaparihāṇitaḥ (56) ato’samayamukto’sau,  ata eva asamayavimukta ucyate. Sa hy asamayāpekṣāvimuktaś ca; icchātaḥ samādhisammukhībhāvāt, kālāntarātyantavimuktito vā;  kopyākopyadharmaṇoḥ samayāsamaye vimuktatvaṃ parihāṇisambhavāsambhavataḥ, dṛṣṭiprāptānvayaśca saḥ.
[2] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 39, kinh số 1091, tr. 286a-b; T. 2: Biệt dịch tạp a-hàm kinh (別 譯 雜 阿 含 經), quyển 2, kinh số 30, tr. 382c-383a; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大 毘 婆 沙 論), quyển 16, tr. 312.
 

* Trang 128 *
device

hận mắng nhiếc, đánh đập, tâm vẫn bình đẳng, không thay đổi; hoặc gặp trân bảo, hay ngói đá, tâm vẫn xem như nhau; hoặc có người cầm dao cắt chặt tay chân, hay có người đem Chiên đàn thoa thân, tâm cũng bình đẳng, không thay đổi.
Lại nữa, vì đã dứt hết cội gốc dâm dục, sân nhuế, kiêu mạn, nghi, kiến nên gọi là tâm đã được điều phục nhu nhuyến.
Lại nữa, các A-la-hán ấy, ở nơi dục nhiễm mà không nhiễm, ở nơi đáng giận mà không giận, ở nơi si mà không si, thủ hộ sáu căn, thế nên gọi là tâm đã được điều phục nhu nhuyến, như kệ nói:
“Người thủ hộ các căn,
Như ngựa tốt khéo dậy,
Như vậy, người thật trí,
Được chư thiên kính thị.”
Những kẻ phàm nhân không hay thủ hộ sáu căn, không dứt dục, sân, mạn, si, nghi nên không gọi là điều phục nhu nhuyến.
KINH: Ma-ha Na-già (Mahānāga).
LUẬN: “Ma-ha” có nghĩa là lớn; “Na” nghĩa là không; “Già” nghĩa là tội. A-la-hán đã dứt hết các phiền não, nên gọi là đại vô tội.
Lại nữa, Na-già (Naga) hoặc gọi là Rồng, hoặc gọi là Voi. Năm ngàn A-la-hán ấy là bậc tối đại lực trong các hàng A-la-hán, nên gọi là như Rồng như Voi. Vì đi trong nước sức

* Trang 129 *
device

Rồng lớn nhất, đi trên đất sức thì Voi mạnh nhất.
Lại nữa, như voi chúa khéo được điều trị, có thể phá đại quân, xông thẳng tới không quay lui, không sợ đao gậy, không ngại nước lửa, không bỏ chạy, không thối lui, đến chết không tránh. Các A-la-hán cũng lại như thế, do tu thiền định trí tuệ, có thể phá dẹp Ma quân và các giặc kiết sử, cho dù bị mắng chửi, đánh đập, không hối không giận; già chết hay nước lửa, không sợ không ngại.
Lại nữa, như đại Long vương, từ biển cả bay lên bủa mây che khắp cả hư không, phóng điển chớp sáng, chiếu sáng trời đất, tuông trận mưa lớn, thấm nhuần muôn vật. Các A-la-hán cũng lại như thế, từ trong biển cả thiền định trí tuệ mà ra, giăng bủa mây từ bi che khắp những căn cơ đáng được độ, hiện ánh sáng lớn và các thứ biến hóa, nói pháp thật tướng, mưa vào tâm đệ tử, làm sanh khởi thiện căn.
KINH: Những gì phải làm đã làm xong.
LUẬN: Hỏi: Sao gọi là “những gì phải làm”; và sao gọi là “đã làm xong”?
Đáp: Đã được các thiện pháp tín, giới, định, xã, v.v… nên gọi là “những gì phải làm”; đã được các thiện pháp trí tuệ, tinh tấn, giải thoát v.v… nên gọi là “đã làm xong.” Vì hai pháp ấy đầy đủ nên gọi là “những gì phải làm đã làm xong.”[1]
 

[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 29, tr. 212c20: Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, tự biết không còn thọ thân sau nữa. (我生已盡, 梵行已立, 所作已作, 自知不受後有).
 

* Trang 130 *
device

Lại nữa, phiền não gồm có hai thứ: Một thứ thuộc ái, một thứ thuộc kiến. Thứ phiền não thuộc ái dứt nên gọi là “những gì phải làm”; thứ phiền não thuộc kiến dứt nên gọi là “đã làm xong “.
Lại nữa, sắc pháp đã khéo thấy rõ nên gọi là “những gì phải làm”; vô sắc pháp đã khéo thấy rõ nên gọi là “đã làm xong.” Đối hai pháp khả kiến bất khả kiến, hữu đối vô đối v.v… cũng như thế.
Lại nữa, dứt pháp bất thiện và vô ký nên gọi là “những gì phải làm”; pháp thiện đã tư duy nên gọi là “đã làm xong.” Văn tuệ, tư tuệ thành tựu nên gọi là “những gì phải làm”; tư tuệ thành tựu nên gọi là”đã làm xong.” Những loại ba pháp cũng như thế.
Lại nữa, được noãn pháp, đảnh pháp, nhẫn pháp, thế đệ nhất pháp nên gọi là “những gì phải làm”; được các thiện căn vô lậu về Khổ pháp nhẫn v.v… nên gọi là “đã làm xong.” Được kiến đế đạo gọi là “những gì phải làm”; được tư duy đạo gọi là “đã làm xong.” Được học đạo gọi là “những gì phải làm”; được vô học đạo gọi là “đã làm xong.” Được tâm giải thoát gọi là “những gì phải làm”; được tuệ giải thoát gọi là “đã làm xong.” Lậu tận nên gọi là “những gì phải làm”; được cọng giải thoát nên gọi là “đã làm xong.” Trừ tất cả kiết sử nên gọi là “những gì phải làm”; được phi thời giải thoát nên gọi là “đã làm xong.” Tự lợi ích xong nên gọi là “những gì phải làm”; làm lợi ích người khác nên gọi là “đã làm xong.”
Nghĩa của “Những gì phải làm đã làm xong” như vậy, tự do giải thuyết.
KINH: Vứt bỏ gánh và có thể gánh.
LUẬN: Năm uẩn thô nặng thường gây khổ não gọi

* Trang 131 *
device

là “gánh”, như Phật đã nói: “Sao gọi là gánh? Năm uẩn là gánh nặng.”[1] Các A-la-hán đã trừ bỏ gánh ấy nên nói là “vứt bỏ gánh.” “Có thể gánh” là trong Phật pháp có hai gánh: Một là tự lợi, hai là lợi tha. Hết thảy các lậu đã sạch, được các công đức giải thoát, không còn phải hối hận, ấy là tự lợi. Các công đức tín, giới, xả, định, tuệ có thể đem cho người gọi là lợi tha. Các A-la-hán ấy, có thể gánh gánh của mình, gánh của người, nên gọi là “có thể gánh.”
Lại nữa, ví như trâu lớn sức mạnh, có thể chở nặng. Các A-la-hán ấy cũng như thế, được vô lậu căn, lực, giác, đạo, có thể gánh gánh Phật pháp đại sự.
Do đó nên các A-la-hán gọi là “có thể gánh.”
KINH: Đã làm được lợi mình.
LUẬN: Sao gọi là lợi mình, và sao gọi là không phải lợi mình? Làm các thiện pháp ấy là lợi mình, làm các điều phi pháp khác, ấy gọi là không phải lợi mình.
Lại nữa, các công đức tín, giới, xả, định, tuệ là hơn hết thảy tài bảo, vì đời này, đời sau thường được vui, vì có thể đưa đến thành cam lồ; vì ba nhân duyên đó nên gọi là lợi mình, như bài kệ trong phẩm Tín nói:
“Người có được tín, tuệ,
Là tài bảo bậc nhất.
Các tài lợi ở đời,
Không bằng pháp bảo ấy.”
Lại nữa, nếu người đời nay được vui, đời sau được vui,
 

[1] Tương ưng bộ kinh III, 22.22: Kinh gánh nặng (Bhārahāra sutta), tr. 25-26; T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 3, kinh 73, Kinh trọng đởm, tr. 19a: Phật trú ở nước Xá-vệ trong vườn ông Cấp-cô-độc. Lúc bấy giờ Thế-tôn bảo các tỳ-kheo: Ta nay sẽ nói trọng đởm, thủ đởm, xả đởm, đởm. Hãy lắng nghe và khéo tác ý, Như-lai sẽ vì các ông nói. Thế nào là trọng đởm (gánh nặng)? đó là năm thọ ấm. Năm thọ ấm: sắc thọ ấm, thọ, tưởng, hành và thức thọ ấm. Thế nào là thủ đởm (kẻ mang lấy gánh nặng)? đương lai có ái, tham, hỷ câu hữu, đắm trước đây và kia. Thế nào là xả đởm (bỏ gánh nặng)? nếu đương lai có ái, tham, hỷ câu hữu, đắm trước đây và kia vĩnh viễn đoạn tận không còn dư tàn khát ái, đã diệt, từ bỏ, ly dục, đoạn diệt, không còn chấp thủ. Thế nào là đởm (gánh)?  là sĩ phu (người) vậy, người này có tên như thế này, sanh như vậy, dòng họ như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, trường thọ như thế này, trú lâu như thế này, thọ mạng giới hạn như thế này. Ấy gọi là gánh nặng, mang lấy gánh nặng, bỏ gánh nặng và gánh. Bấy giờ Thế-tôn nói kệ rằng: Đã bỏ gánh nặng rồi, lại không còn chấp thủ, gánh nặng là đại khổ, bỏ gánh nặng là lạc, nên đoạn hết thảy ái, thời đoạn hết thảy hành, hiểu rõ cảnh hữu dư, không còn tái sanh nữa. Đức Phật nói kinh nay rồi, Các tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 17, kinh 4, tr. 631c-632a.
 

* Trang 132 *
device

và được Niết-bàn thường vui, ấy là lợi mình. Ngoài ra không phải lợi mình, như kệ nói:
“Đời biết các thứ vô đạo pháp,
Cùng với cầm thú không có khác,
Hãy cầu chánh trí và đạo pháp,
Được thoát già chết vào Niết-bàn.”
Lại nữa, Bát chánh đạo và Sa-môn quả, ấy gọi là các A-la-hán lợi mình. Năm ngàn A-la-hán ấy được đạo và quả. Cả hai sự đều được nên gọi là lợi mình.
KINH: Sạch hết các hữu, kết.
LUẬN: Có ba thứ hữu: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu.[1] Thế nào là Dục hữu? Nhân duyên của nghiệp và thủ hệ thuộc vào Dục giới có thể sanh ra đời sau, đây cũng là nghiệp báo; ấy gọi là Dục hữu. Sắc hữu, vô sắc hữu cũng như thế, ấy gọi là “hữu.” “Kết hết” là: kết có chín thứ kết là ái kết, nhuế kết, mạn kết, si kết, nghi kết, kiến kết, thủ kết, xan kết, tật kết. Kết sử ấy dứt hết cùng với “hữu”, “hữu” ấy dứt hết cùng với kết sử. Vì vậy nên gọi là “hữu, kết hết.”
Hỏi: Các A-la-hán, về kết sử thô thì đã dứt hết vĩnh viễn, vì đã dứt hết phiền não; còn “hữu” thì chưa phải dứt hết, vì sao? Vì A-la-hán khi chưa diệt độ thì còn có các hữu nhãn căn v.v… năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới?
Đáp: Không quan ngại gì, ấy là ở trong quả mà thuyết nhân. Như Phật dạy khi cúng thí đồ ăn thì sẽ được năm điều: Sống lâu, sắc đẹp, sức mạnh, an vui, biện tài.[2] Đồ ăn không phải bao giờ cũng làm cho người ta có được năm điều ấy, vì
 

[1]T. 26, số 1542: A-tỳ-đạt-ma  tập di môn túc luận (阿毘達磨集異門足論), quyển 4, tr. 383b25: Có ba hữu: dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu. Thế nào là dục hữu: nếu nghiệp và thủ hệ thuộc vào dục giới làm nhân duyên cho dục sanh ra ở đời sau, nghiệp dị thục ấy gọi là dục hữu.Thế nào là sắc hữu? nếu nghiệp và thủ hệ thuộc vào sắc giới làm nhân duyên cho dục sanh ra ở đời sau, nghiệp dị thục ấy gọi là sắc  hữu. Thế nào là vô sắc hữu? nếu nghiệp và thủ hệ thuộc vào vô sắc giới làm nhân duyên cho dục sanh ra ở đời sau, nghiệp dị thục ấy gọi là vô sắc  hữu; T. 26, số 1542: A-tỳ-đạt-ma  phẩm loại túc luận (阿毘達磨品類足論), quyển 6, tr. 717b12: Thế nào là dục hữu: nếu nghiệp hệ thuộc vào dục giới, thủ làm nhân duyên có thể sanh ra đời sau nghiệp dị thục ấy. Gọi là dục hữu. Thế nào là sắc hữu: nếu nghiệp hệ thuộc vào sắc giới, thủ làm nhân duyên có thể sanh ra đời sau nghiệp dị thục ấy. Gọi là sắc hữu. Thế nào là vô sắc hữu: nếu nghiệp hệ thuộc vào vô sắc giới, thủ làm nhân duyên có thể sanh ra đời sau nghiệp dị thục ấy. Gọi là vô sắc hữu.  
[2] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 24, tr. 681a-b: Phật trú ở nước Xá-vệ trong vườn ông Cấp-cô-độc. Lúc bấy giờ Thế-tôn bảo các tỳ-kheo: Nếu đàn việt cúng dường có năm công đức. Thế nào là năm? Sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh và biện tài ….. Lúc bấy giờ Thế-tôn liền nói kệ rằng: thí mạng, sắc và an, lực, biện làm thành năm, năm công đức đầy đủ, sau thọ phước vô cùng. người trí nên niệm thí, trừ bỏ tâm tham dục, nay thân có danh dự, sanh thiên cũng như vậy. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn được năm công đức ấy, nên thực hành năm việc này, này các tỳ-kheo! nên học như vậy. Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.; T. 2: Phật thuyết thực thí hoạch ngũ phước báo kinh (食施獲五福報經), quyển 1, tr. 854c.
 

* Trang 133 *
device

có người được ăn uống nhiều mà chết, có người được ăn uống ít màsống. Nhưng vì đồ ăn là nhân của năm điều ấy, cho nên Phật dạy thí đồ ăn sẽ có được năm điều, như kệ nói:
“Không ăn thì chắc chết,
Có ăn, chết chưa định,
Cho nên Phật thuyết rằng:
Cho ăn, được năm điều.”
Cũng như người ăn năm trăm cân vàng ròng, vàng không thể ăn, nhưng vàng là nhân của ăn nên nói ăn vàng. Phật nói: “Nữ nhân là giới cấu (cấu, uế của giới). Nữ nhân không phải là giới cấu, nhưng là nhân của giới cấu, nên nói nữ nhân là giới cấu. Như người từ chỗ cao rơi xuống chưa thấu đất mà nói người ấy chết. Như vậy, các A-la-hán do đã sạch hết kiết sử, mà biết “hữu” chắc chắn sẽ hết, nói là “hữu, kết hết.”
KINH: Do chánh trí được giải thoát.
LUẬN: Như đệ tử của Phạm-chí Ma-kiện-đề đem thân ông để trên giường, rồi khiêng đi giữa thành thị chỗ nhiều người, vàxướng lên: “Nếu người có mắt chỉ thấy được thây của Ma-kiện-đề, thời người đó đều được đạo thanh tịnh, huống là người lễ bái cúng dường?”
Có nhiều người tin theo lời đó. Các Tỳ-kheo nghe lời ấy bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, việc ấy thế nào?” Phật nói kệ:
“Tiểu nhân mắt thấy, cầu thanh tịnh,
Như vậy không trí, không thật đạo,
Các kết, phiền não đầy trong tâm,

* Trang 134 *
device

Làm sao mắt thấy, được tịnh đạo.
Nếu có mắt thấy được thanh tịnh,
Cần gì trí tuệ và công đức,
Mắt thấy cầu tịnh, không việc ấy,
Công đức, trí tuệ mới là tịnh.”
Vì vậy nên nói “Do chánh trí được giải thoát.”
Hỏi: Các A-la-hán, những gì phải làm đã làm xong, không cần cầu tiến, cớ sao thường ở bên Phật, không đi nơi khác mà độ sanh?
Đáp: Hết thảy chúng sanh trong mười phương tuy đều nên cúng dường Phật, nhưng A-la-hán thọ ân Phật nặng hơn nên cúng dường gấp bội, vì cớ sao? Vì A-la-hán ấy theo Phật mà được lãnh thọ vô lượng công đức, biết kiết sử đã dứt, tín tâm càng nhiều, thế nên các đại đức A-la-hán ở bên Phật lãnh thọ mùi vị an vui của công đức và cung kính cúng dường báo ân đức Phật; vì vậy mà ở bên Phật. Các A-la-hán vây quanh Phật thì Phật đức thêm tôn quý; như người dân Phạm-thiên vây quanh vua Phạm-thiên, như trời Ba-mươi-ba vây quanh trời Thích-đề-hoàn-nhơn. Như các quỷ thần vây quanh vua Tỳ-sa-môn, như các Tiểu vương ở quanh Chuyển luân Thánh vương, như người bệnh khi lành ở quanh người thày thuốc giỏi. Như vậy các A-la-hán ở hai bên Phật, các A-la-hán vây quanh cúng dường Phật, nên Phật đức thêm tôn nghiêm.
Hỏi: Nếu các A-la-hán, những gì phải làm đã làm xong, đã được lợi mình không cần nghe pháp, cớ sao khi Phật nói Bát-nhã Ba-la-mật, lại cùng với năm ngàn A-la-hán?

* Trang 135 *
device

Đáp: Các A-la-hán tuy những gì phải làm đã làm xong, nhưng Phật muốn đem trí tuệ thậm thâm để thử, như đã thử Xá-lợi-phất. Như trong kinh Bà-la-diên (Bārāyana), A-kỳ-đà-na mà thuyết kệ:
“Các hạng người hữu học,
Và các người đếm pháp,
Xin như Phật mà nói,
Pháp sở hành của họ.”
Trong ấy, thế nào là người học (śaikṣa)? Thế nào là người đếm pháp (saṃkhyāta-dharma)?[1] Bấy giờ, Xá-lợi-phất im lặng. Phật hỏi như vậy ba lần, Xá-lợi-phất đều im lặng. Phật muốn chỉ bày đầu mối của nghĩa lý, mới hỏi Xá-lợi-phất: “Có sanh chăng?” Xá-lợi-phất thưa: “Bạch Đại đức Thế Tôn, có sanh.”
Có sanh là vì muốn diệt pháp hữu vi có sanh nên gọi là người học. Do trí tuệ được pháp vô sanh, nên gọi là người đếm pháp.
Kinh này nên nói rộng ra trong ấy.
Lại nữa, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, các thiền định chưa được nên muốn được, đã được muốn cho bền sâu, nên các A-la-hán ở bên Phật để nghe pháp.
Lại nữa, vì vui hiện tiền, như trong Nan-đà-ca nói: “Vì đời này được vui nên nghe pháp.”
Lại nữa, các A-la-hán ở bên Phật nghe pháp, tâm không nhàm chán, như trong kinh Tỳ-lô-đề-ca (Pilotikasūtra) nói:[2] “Xá-lợi-phất nói với Tỳ-lô-đề-ca rằng: “Trong pháp của ta, được nghe pháp không biết nhàm chán.”
 

[1] T.  2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 14, kinh số 345, p.95b-c.
[2]T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 36, Tượng tích dụ kinh đệ ngũ (象跡喻經第五), tr. 656a;
 

* Trang 136 *
device

Lại nữa, như Phật Đại sư mà còn nhất tâm ở bên đệ tử để nghe họ thuyết pháp. Do đó không nên nạn rằng: “A-la-hán là những gì phải làm đã làm xong, cớ sao còn nghe pháp?” Ví như có người đủ no mà gặp món ăn ngon còn ăn nữa, huống chi người đang đói khát mà không nên ăn? Vì thế nên các A-la-hán tuy những gì phải làm đã làm xong, vẫn thường ở bên Phật để nghe pháp.
Lại nữa, Phật trú trong pháp giải thoát, các A-la-hán cũng trú trong pháp giải thoát. Cùng trú pháp như nhau nên cùng làm quyến thuộc để trang nghiêm. Như trong Kinh Chiên-đàn Thí dụ (Candanasūtra) nói:[1] “Rừng có cây Chiên-đàn thì có cây Y-lan vây quanh, rừng có cây Y-lan thì có cây Chiên-đàn vây quanh. Có Chiên-đàn thì Chiên-đàn họp lại thành rừng cây, có Y-lan thì Y-lan thì họp lại vây quanh lẫn nhau. Phật và các A-la-hán cũng như vậy. Phật trú trong thiện pháp giải thoát, các A-la-hán cũng trú trong thiện pháp giải thoát. Cùng trú pháp như nhau nên cùng làm quyến thuộc để trang nghiêm. Phật có đại chúng vây quanh, như núi chúa Tu-di có mười núi báu vây quanh, như voi chúa bạch huơng có voi bạch hương vây quanh, như sư tử vương có chúng sư tử vây quanh. Phật cũng như vậy, Phật là phước điền vô thượng của thế gian, cọng trú với các đệ tử vây quanh.
KINH: Chỉ trừ A-nan, đang ở Học địa, được quả Tu-đà-hoàn.
LUẬN: Hỏi: Cớ sao nói chỉ trừ A-nan?
 

[1] T. 17: Phật thuyết chiên đàn thọ kinh (佛說栴檀樹經), quyển 1, tr. 750b11.
 

* Trang 137 *
device

Đáp: Các A-la-hán được tán thán trên đây, A-nan không ở trong số đó, vì sao? Vì đang ở Học địa, chưa lìa hết dục.
Hỏi: Đại đức A-nan là vị Thầy thứ ba,[1] là vị tướng lãnh về Chánh pháp của đại chúng, từng gieo giống Niết-bàn qua vô lượng kiếp, thường gần Phật, gìn giữ Pháp tạng. Đại đức là bậc lợi căn như vậy sao đến nay vẫn chưa lìa hết dục, mà còn làm Học nhân?
Đáp: Đại đức A-nan vốn nguyện như vầy: “Ta là bậc nhất trong chúng đa văn”, lại cũng vì pháp của chư Phật, các A-la-hán đã làm xong những gì phải làm, thì không nên làm người cung cấp cúng dường, vì các A-la-hán ở trong Phật pháp có thể thành tựu việc lớn, đã phá giặc phiền não, cùng với Phật ngồi trên giường giải thoát.
Lại nữa, Trưởng lão A-nan, đối với các kinh thường nghe, thọ trì, đọc tụng thông lợi, quán sát nên trí tuệ nhiều mà sự nhiếp tâm ít. Hai thứ công đức này phải bằng nhau, mới có thể được lậu tận; vì lẽ đó mà A-nan còn là vị Học nhân Tu-đà-hoàn.
Lại nữa, vì ham cung cấp cho Thế Tôn, nên A-nan làm người cung cấp cho Phật. A-nan lại suy nghĩ như vầy: “Nếu ta sớm thủ chứng lậu tận, thời phải xa Thế Tôn, không còn được làm người cung cấp. Vì vậy nên A-nan tuy có thể chứng đắc đạo quả A-la-hán mà tự chế không thủ chứng.
Lại nữa, xứ, thời, và người chưa hợp lại. Ngàn A-la-hán có khả năng kiết tập Pháp tạng chưa họp ở núi Kỳ-xà-quật,
 

[1] Xem Đại trí độ luận quyển 100.
 

* Trang 138 *
device

đó là xứ. Thời mà Thế Tôn qua đi chưa đến và Trưởng lão Kỳ-bà-tử chưa ở đó (nhờ Kỳ-bà-tử khuyên A-nan mới lậu tận); vì thế nên Trưởng lão A-nan lậu chưa sạch. Phải khi Thế Tôn qua đi, chúng kiết tập Pháp hợp một chỗ, và Kỳ-bà-tử (Vṛjiputra) thuyết pháp cơ hiềm, khuyên can,[1] cả ba sự đó hợp lại thì A-nan mới được lậu tận.
Lại nữa, Đại đức A-nan nhàm chán thế pháp ít, không như người khác, đó là do A-nan đời đời ở giòng Vương giả, đoan chánh vô song, phước đức vô lượng, là bà con gần với Thế Tôn, thường hầu hạ Phật, ắt có ý nghĩ: “Ta hầu gần Phật, biết tạng Pháp bảo, đạo pháp lậu tận, ta không sợ mất”; vì sự ấy mà không ân cần lắm đến việc lậu tận.
Hỏi: Tên Đại đức A-nan là do nhân duyên nào? Do nhân duyên đời trước, hay do cha mẹ đặt, hay nương theo nhân duyên mà đặt?
Đáp: Do nhân duyên đời trước, cũng do cha mẹ đặt, và cũng nương theo nhân duyên mà đặt.
Hỏi: Nhân duyên đời trước như thế nào?
Đáp: Thích-ca Văn Phật đời trước là người thợ làm ngói tên là Đại-quang-minh (Prabhasa). Bấy giờ có Phật hiệu là Thích-ca Văn, đệ tử tên là Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, A-nan. Phật và đệ tử cùng đi đến nhà người thợ làm ngói nghỉ một đêm. Bấy giờ người thợ ngói cúng dường Phật và Tỳ-kheo tăng ba thứ: Chiếu cỏ, đèn và mật, rồi phát nghuyện rằng: “Đương lai trong đời năm ác, già, bệnh, chết, khổ não tôi sẽ làm Phật cũng hiệu là Thích-ca Văn như Phật ngày nay.
 

[1] Tham khảo T.  22: Tứ Phần Luật (Dharmagupta-vinaya-四分律), tr. 967a; T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ nại da tạp sự (根本說一切有部毘奈耶雜事), quyển 39, tr. 406a; T. 49: Ca diếp kết kinh (迦葉結經), quyển 1, tr. 6b; T.  50: A dục vương truyện (阿育王傳), quyển 4, tr. 113a; T. 50: A dục vương kinh (阿育王經), quyển 6, tr. 151a; T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), truyển 50, kinh số 1341, tr. 369c.
 

* Trang 139 *
device

Đệ tử tôi cũng có tên như đệ tử Phật ngày nay.” Do lời nguyện của Phật như vậy mà có tên là A-nan.
Lại nữa, A-nan đời đời lập nguyện rằng: “Ta ở trong chúng đệ tử đa văn của Phật Thích-ca Văn, nguyện là bậc nhất và tên là A-nan.”
Lại nữa, A-nan đời đời nhẫn nhục, trừ sân hận, vì nhân duyên ấy, khi sanh ra đoan chánh. Cha mẹ vì chỗ đoan chánh làm cho ai nấy đều hoan hỷ, nên đặt tên là A-nan.
A-nan, Tàu dịch là Hoan hỷ. Đó là tên do nhân duyên đời trước. Nhân duyên do cha mẹ đặt tên như thế nào? Xưa có vua Nhật Chủng (giòng mặt trời) tên là Sư-tử-hiếp (Siṃhahanu). Vua có bốn người con trai, người con thứ nhất tên là Tịnh-Phạn (Sudhodana), thứ hai tên Bạch-phạn (Suklodana), thứ ba tên Hộc-phạn (Pronodana), thứ tư tên Cam-lộ-phạn (Amrtodana) và một người con gái tên là Cam-lộ-vị (Amrtàrasa). Vua Tịnh-Phạn có hai con trai là Tất-đạt-đa và Nan-đà. Vua Bạch-phạn có hai con trai là Bạt-đề và Đề-sa (BhadrikaTisya). Vua Hộc-Phạn có hai con trai là Đề-bà-đạt-đa và A-nan (DevadattaAnanda). Vua Cam-lộ-Phạn có hai con trai là Ma-ha-nam và A-nê-lô-đậu (MahanamanAnirudha). Công chúa Cam-lộ-vị có một con trai tên Thi-bà-la (Danapala).
Trong số đó, Bồ-Tát Tất-đạt-đa, dần dần lớn lên, bỏ địa vị Chuyển luân Thánh vương, nửa đêm xuất gia, đi đến trong nước Âu-lâu-tỳ-la (Uruvela) bên bờ sông Ni-liên-thuyền, sáu năm khổ hạnh.

* Trang 140 *
device

Bấy giờ, vì thương nhớ con nên vua Tịnh-phạn thường sai sứ đi tìm, muốn biết tin tức con mình đắc đạo chăng? Bệnh hay chết? Sứ giả trở về tâu vua: “Bồ-tát chỉ còn da bọc xương gân, thân mạng rất suy vi; hoặc nay, hoặc mai, chẳng còn bao lâu nữa.” Vua nghe nói hết sức sầu nhớ, chìm trong biển ưu não mà than: “Con ta đã không làm Chuyển luân vương, lại không được làm Phật, sao lại chỉ chịu suy nhược khổ sở, không được chi cả, mà chết!.” Vua ưu não như vậy đến hoang mang, mờ mịt, bối rối, bế tắc!
Bấy giờ, Bồ-tát bỏ lối tu khổ hạnh, ăn cháo sữa trăm vị, thân thể no đủ, xuống sông Ni-liên-thuyền tắm rửa xong, đi đến dưới cội Bồ-đề, ngồi toà Kim-cang mà thề rằng: “Ta thề không bỏ chỗ ngồi kiết già này cho đến khi thành đạt Nhất thiết trí, nếu không đạt được Nhất thiết trí, thì không rời bỏ chỗ này.”
Bấy giờ Ma vương dẫn chúng mười tám vạn ức đến chỗ Bồ-tát, dám quyết hơn thua cùng Bồ-tát. Bồ-tát dùng sức trí tuệ cả phá Ma quân. Ma không hơn được phải rút lui mà tự nghĩ: “Không thắng được Bồ-tát thì hãy đến làm khổ cha của người”, liền đến chỗ vua Tịnh-phạn nói dối rằng: “Con ông vừa cuối đêm nay đã qua đời rồi.” Vua nghe lời ấy, sợ hãi té trên giường, như cá vùi trong cát nóng. Vua khóc và nói:
“A-di-đà (Ajita-A-tư-đà) nói quấy,
Điềm lành cũng chẳng linh,
Được lợi, tiếng thơm tho,
Tất cả đều chẳng có.”

* Trang 141 *
device

Bấy giờ thọ thần Bồ-đề rất hoan hỷ, cầm hoa trời Mạn-đà-la đến chỗ vua Tịnh-phạn nói kệ:
“Con ngài đã Đắc đạo,
Đã phá tan chúng Ma,
Sáng như mặt trời mọc,
Soi thấu cả mười phương.
Hoan hỷ được lợi lớn,
Giải thoát hết thảy khổ,
Nay đã Chuyển xe pháp,
Không đâu không thanh tịnh.”
Vua nói: “Trước đây có một vị Trời đến nói con ta đã chết, nay ngươi đến nói phá hoại Ma quân, đắc đạo, hai lời nói trái nhau, biết ai đáng tín?” Thần cây lại nói: “Thật không vọng ngữ. Vị trời trước nói dối đã chết, đó là Ma ôm lòng ganh tỵ nên đến xúc não. Ngày nay các vị Trời, Rồng và Thần đem hoa hương cúng dường, giăng đầy giữa hư không. Con Ngài thân phóng ra ánh sáng chiếu khắp trời đất.”
Vua nghe lời ấy, cởi bỏ tất cả tâm ưu sầu khổ não, nói: “Con ta tuy bỏ ngôi Chuyển luân Thánh vương, nay được ngôi Pháp chuyển luân vương, thật được đại lợi, chẳng mất mát gì”, nên lòng vua rất hoan hỷ.
Bấy giờ sứ giả của Hộc-phạn vương đến tâu cùng Tịnh-phạn vương: “Hộc-phạn vương vừa sanh được con trai.” Tâm của vương rất hoan hỷ, nói: “Ngày nay thật là đại cát, là ngày hoan hỷ.” Vua nói với sứ giả rằng: “Đứa trẻ ấy nên đặt tên là A-nan”, đó là tên cha mẹ đặt.

* Trang 142 *
device

Nương theo nhân duyên mà đặt tên là như thế nào? Thân hình của A-nan đoan chánh, thanh tịnh, như tấm gương sáng đẹp, dung nhan tướng mạo già hay trẻ, đẹp hay xấu đều hiện cả trong thân. Thân ấy tươi sáng trong sạch, người nữ trông thấy, dục tâm liền động, cho nên Phật cho phép A-nan mang y che vai.
Vì A-nan thường khiến người khác trông thấy thì tâm và mắt đều hoan hỷ, cho nên gọi là A-nan. Bấy giờ người tạo luận tán rằng:
“Mắt như trăng tròn sáng,
Mắt như hoa sen xanh,
Nước biển cả Phật pháp,
Chảy vào tâm A-nan.
Hay làm tâm mắt người,
Trông thấy tâm hoan hỷ,
Ai đều cầu thấy Phật,
Hiện đủ không thiếu vẻ.”
Như vậy A-nan tuy có thể chứng được đạo quả A-la-hán, song vì sự cúng dường Phật, nên không dứt hết lậu. Do có đại công đức đó, tuy không phải là bậc Vô học mà được ở trong số Vô học, tuy chưa ly dục mà ở trong số ly dục. Do vậy nên trong số năm ngàn, vì thật chưa phải đều là A-la-hán nên nói “chỉ trừ A-nan.”
 
__________
 

* Trang 143 *
device

Xem mục lục