Bài Viết (701)


KIM CƯƠNG THỪA - KARMA THINLEY (Vị Karma Thinley thứ tư)

644

Kim Cương thừa hay là “thừa tantra” là mức độ cao nhất của con đường Phật. Trong các thừa thấp, hành giả theo một con đường dẫn đến giác ngộ ở tương lai. Tuy nhiên, trong Kim Cương thừa hành giả xem chính mục đích như là con đường. Sự rộng mở của Đại thừa làm nảy sanh một tri kiến Kim Cương thừa về vũ trụ như là trò chơi biến hóa của các năng lực Phật kết bện nhau, bởi thế, ở mức độ tantra, thân, miệng và tâm chuyển hóa thành thân, miệng và tâm của Phật. Ý niệm then chốt của Kim Cương thừa là samaya, nó là sự ủy thác của hành giả cho tính thanh tịnh hoàn toàn của quan kiến Kim Cương thừa.

Trong Kim Cương thừa, Phật tánh biểu lộ trực tiếp trong ba cội gốc : vị guru, hóa thân (devata, TT : yi-dam), dakini và hộ pháp (dharnapala). Ba cội gốc ấy là ba phương diện của Tam Bảo. Bậc guru là cội gốc của sự gia trì (adhisthana) và ngài la người vén mở sự hiện diện của Phật trong tâm chúng ta. Hoa thần (Devata) là cội gốc của sự thành tựu (siddhi), vì Phật tánh biểu hiện trong vô số hình thức để làm lợi lạc cho mọi tính cách, xu hướng khác nhau. Bởi thế nhà yogi làm các thực hành tâm linh về chư thần, họ là hiện thân cho sự chuyển hóa thành giác ngộ của xu hướng riêng của thiền giả. Các dakini (người du hành trên trời) và bộ pháp cũng gồm trong cội gốc của hoạt động (Skt : kazma). Các dakini hiện thân cho năng lực nữ tính của giác ngộ như trong những tình huống để hướng dẫn và lập lại quân bình cho nhà yogi. Các bộ pháp, cả hai phương diện nam và nữ, hoạt động trong cùng một cách thức để giữ gìn sự phát triển tâm linh của yogi và giữ gìn các ban phước thu thập được của các dòng phái Phật pháp khác nhau.

Trong truyền thống Kagyu, vị guru chính là Gyalwa Karmapa, ngài không tách lìa với Vajradhara. Hóa thân chính yếu là Vajravarahi, mẹ của tất cả chư Phật, và hộ pháp chính là Mahakala Kim-Cương-áo-choàng-đen và Mahakali, Bà Hoàng Tự Sanh.

Thực hành tantra chuyển hóa thân khẩu tâm thành ba thân của Phật tánh, Pháp Thân, Báo Thân và Hóa Thân. Các tantra gồm các thực hành liên hệ đến mỗi một của ba phương diện này. Thực hành thuộc về thân gồm lễ lạy, dâng cúng, thiền đi bộ và các tư thế ngồi thiền. Thực hành về khẩu gồm thần chú và lễ nghi tụng niệm. Thực hành về tâm gồm quán tưởng trong đó tri kiến nhị nguyên chủ thể và khách thể được thanh tịnh hóa bằng sự tạo ra hóa thân và thế giới chung quanh của thần. Phương diện khác của Kagyu là thiền định vô tướng, tức là thiền định Đại Ấn.

Trong trường phái Kagyu, Gelug và Sakya, chúng đều thuộc về truyền thống “tantra mới”, có bốn cấp của tantra, trong khi trong “truyền thống cũ” có sáu cấp. Bốn bực thứ tự là kriya, upa, yoga và anuttarayoga. Các giáo trình khác nhau của tantra, luận giải và tu tập được ấn định cho một cái thích ứng trong bốn cấp, về phương diện mức độ năng lực tâm linh của chúng.

Kriya tantra là cấp đầu tiên của Kim Cương thừa, trong ấy sự nhấn mạnh nằm ở sự trong sạch bên ngoài và gây sợ của năng lực Phật. Nhà Yogi liên hệ với hóa thân như người giúp việc với chủ và chú ý nhiều đến hoạt động lễ nghi và sự thanh tịnh. Quán Thế Âm là một kiểu mẫu của hóa thân Kriya tantra.

Bậc thứ hai của tantra là upa hay carya. Ở đây nhà yogi cảm nhận năng lực Phật ở bên ngoài lẫn bên trong. Điều này được so sánh với sự liên hệ giữa hai người bạn. Ít nhấn mạnh đến hoạt động nghi thức trong mức độ này. Một ví dụ của hóa thân thuộc về upa tantra là Tỳ Lò Giá Na.

Yoga tantra là cực điểm của kriya và upa tantra. Ở đây nhà yogin đồng thể với năng lực Phật, bởi thế ông thiền định về chính ông như đồng nhất với hóa thân. Hoạt động nghi lễ chỉ nhấn mạnh ít. Giáo trình Sarvavid (TP: kun-rig) là một ví dụ của yoga tantra.

Bậc cao nhất của tantra là anuttarayoga, vô thượng du già, nó khác một cách căn bản với ba bực thấp ở chỗ nhấn mạnh đến bản tính vô thượng, toàn khắp của năng lực Phật. Anuttara chia làm hai bậc: giai đoạn “phát triển” (TT: bskye_ rim) và giai đoạn “viên mãn” (TT: rdzogs-rim). Trong giai đoạn phát triển, nhà yogi đồng hóa chính mình và quang cảnh xung quanh mình với hình thể linh thiêng của hóa thần và cõi giới của
hóa thần. Giai đoạn viên mãn hoàn thiện cuộc chuyển hóa và chính nó cũng có hai phương diện, một dựa trên hình tướng và một dựa trên vô tướng. Phương diện hình tướng là yoga về kinh mạch (nadi); hơi thở, khi (prana) và chủng tử (bindu). Phương diện vô tướng là thiền định về sự đồng khởi của quang minh và Tánh Không của trí huệ tự nhiên.

Trong truyền thống Kagyu các vị hóa thân thuộc về anuttara là Vajravarahi và nhóm năm thần: Cakrasamvara, Vajrabhairava, Hevajra, Mahamaya và Guhyasamaja. Năm vị này tạo thành mạn đà la Heruka ngũ phần của vô thượng du già. Vajravarahi vừa là mẹ vừa là phối ngẫu của tất cả Heruka.

ĐẠI ẤN

---*---

Đại Ấn vừa là cực điểm của Kim Cương thừa vừa là sợi dây chạy xuyên suốt con đường tâm linh của Kagyu. Dầu về căn bản nó thoát ngoài mọi sự đóng khung, nhưng người ta có thể xem nó có ba phương diện: kiến (TT: lta-ba), thiền (TT bsgom-pa) và hành (TT: Spyod-pa). Tuy nhiên ba phạm tru này chỉ là các phân biệt bên ngoài, vì thực ra chứng nảy sanh từ sự nguyên thể của Đại Ấn.

Kiến: Bản tính chân thật của tâm là sự hòa hợp nguyên thủy của Quang Minh và Tánh Không. Như thế, nó không sanh và không diệt. Tuy nhiên, do sự sanh khởi của vô minh, cái thanh tịnh tự nhiên bị che ám và hình thái của sanh tử với năm nhiễm ô, năm uẩn của nó hiện khởi. Tuy thế, thực tại nền tảng của sanh tử và Niết Bàn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự thanh tịnh bản nhiên của tâm, có tên là Phật tánh. Như vị đại thành tựu giả Samba nói trong sách Dân Doha : “Tâm là chủng tử độc nhất của mọi sự. Từ nó mà thế giới biến chuyển và Niết Bàn sanh khởi.”

Trong bản tánh rỗng rang của cái kiến này, bất cứ cái gì khởi ra đều tự nó là giải thoát, bởi vì bất cứ gì sanh khởi đều được đóng ấn bởi “sự đồng khởi.” Tính nhị nguyên bề ngoài của chủ thể và đối tượng được hòa giải trong bản tánh không sanh không diệt của tâm. Pháp tánh của tâm là trung đạo của hai cực đoan là xác nhận và phủ nhận, có và không Như Tipola tuyên bố: “tâm Đại Ấn không trụ ở đâu cả. “Mọi hiện tượng sanh ra và biến mất trong không gian của tâm, tự nó là trống không muôn thuở.

THIỀN : Trái tim của Đại Ấn là kinh nghiệm không có nỗ lực, không gia thêm vọng tưởng của tâm. Khi sự che mờ như các đám mây tan biến, Pháp thân vô sanh vô diệt hiện bày. Kamapa Rangjung Dorje nói:

Nền tảng của sự tịnh hóa là Minh và Không đồng khởi.
Người tịnh hóa vajra yoga của Đại Ấn.

Cái được tịnh hóa là vọng tưởng và nhiễm ô sát na.
Nguyện quả thanh tịnh của Pháp thân vô nhiễm được chứng thấy.

Sự chứng ngộ tối hậu này thường đạt được, trừ người đặc biệt thiện căn, như là kết quả của sự tu hành vừa cả hai thứ, bình thường (TT: thun-mong) và đặc biệt (TT: thun-mong-ma-yin-pa) của Đại Ấn.

Như mọi giáo trình chỉ dạy, để bắt đầu tu hành Đại Ấn, nhà yogi phải nhận cái lễ truyền pháp (TT : dbang) thích hợp, truyền bản văn (TT : lung) và giáo huấn (TT: khrid) từ vị guru. Đặc biệt hành giả phải nhận được lễ truyền pháp thứ tư tức là lễ truyền pháp “tri giác” trong đó sự gặp gỡ của hai tâm Thầy và trò xảy ra và bản tánh của tâm được chỉ bày, khai thị rõ ràng.

Sự chuẩn bị cho cả hai thứ Đại Ấn Bình thường và đặc biệt là sự thực hành bốn pháp tiên khởi. Bốn pháp tiên khởi là :

1/ Quy y và Bồ đề tâm hòa hợp với lễ lạy.

2/ Thiền định và trì chú về Vajrasattva.

3/ Dâng cúng mạn đà la.

4/ Guru Yoga.

Bằng sự hoàn tất mỗi thứ một trăm ngàn lần, hành giả đã chín cho sự thực hành chính.

Trong Karma Kagyu, các guru yoga, đặc biệt là với Karmapa thư tám Mikyo Dorje và Karmapa thứ hai Karma Pakshi, được cử hành để nhận sự gia trì của động Karmapa.

Thực hành bình thường Đại Ấn thực ra là thiền định vô tướng. Trong mức độ đầu của Chỉ, hành giả trụ trong sự nhất tâm không cố gắng. Khi giai đoạn Chỉ này hoàn thành, vị guru nhập môn cho học trò về bản tánh của tự tâm học trò (TT : ngo-bo-sprod-pa). Quán khởi lên, trong đó bản tánh của trí giác được hiển bày như là tánh bất nhị của Quang Minh và Tánh Không. Tư tưởng là thân thể của chính Pháp Thân. Đây là sự thành tựu tối hậu của Đại Ấn.

Thực hành đặc biệt Đại Ấn gồm có các thiền định của “giai đoạn phát triển” như là Vajrayogini và Cakrasamvara và các thiền định của “giai đoạn viên mãn” tiếp theo như là “Sáu giáo pháp của Naropa” : nội hỏa, huyễn thân, giấc mộng, quang minh, chuyển thức, và trung ấm. Sự thành tựu các pháp này dẫn đến sự hòa hợp của “Đại Lạc và Tánh Không,” từ đó sự thành tựu Đại Ấn phát triển một cách tự nhiên.

HÀNH : Tính đặc biệt của hành Đại Ấn là sự không cố gắng, không ra sức. Vì nó có từ Tánh Không và Đại Bi trọn vẹn của Kiến và Thiền, nó cũng vượt khỏi ý niệm về một kỹ luật được đặt định. Từ đó, nhà yogi mahamudra có thể một
đôi khi xử sự theo đường lối bề ngoài có vẻ gây chấn động. Loại hành động này được xem như một thái độ của nhà yogi điên cuồng (TT: smyon-pa). Saraha nói:

Nếu tôi giống như một con heo
Thèm muốn vũng lầy thế gian

Hãy nói cho tôi biết có lỗi lầm nào
Chứa trong một tâm vô nhiễm.

Sự thực hành Chod (TT: gchod: cắt đứt bản ngã) là hòa hợp với hành của yogi Kagyu. Nó nhấn mạnh sự rỗng rang trực tiếp của tâm đối với cả hài thứ chướng ngại bên trong lẫn bên ngoài. Chod nhập vào truyền thống Kagyu từ dòng tu của yogini thể kỷ thứ mười một Machig Labdronma, và được phổ biến bởi đồng các vị Karmapa, đặc biệt là vị thứ ba Rangiung Dorje và Surmang Trungpa Kunga Namgyal.

Khi nghiên cứu các tiểu sử này về các vị Gyalwa Karmapa, điều chính yếu là hiểu được ý nghĩa thực sự của chúng. Chúng không chỉ là sự tường thuật lịch sự mà còn là các giáo lý tâm linh. Đặc biệt chúng là các ghi lại về sự giải thoát của dòng Karmapa. Tánh cách đa diện của chúng phản ánh bản tánh đa diện tương ứng của chính Phật pháp, gồm cả ba thừa với sự đa thù của các chỉ dạy tâm linh.

Những mặt của các tiểu sử liên hệ đến lịch sử thực sự của dòng Karmapa cùng với gương mẫu của các vị như là những người học trò thành tựu và là những hành giả có thể được xem như mặt Tiểu thừa của chúng. Trong Tiểu thừa, người học trò đặt nền tảng trên những chân lý căn bản của giáo pháp, và như thế xây dựng một căn cứ cho sự tiến bộ tâm linh.

Tất cả các vị Gyalwa Karmapa đều biểu lộ một sự trì chí lớn lao trong thiền định và trong nghiên cứu có tính cách học giả. Vị Karmapa đầu tiên, Dusum Khyenpa khi ẩn tu thiền định, đã không hề duỗi tay cho khô mồ hôi.

Những khuôn mẫu đặc biệt của các tiểu sử liên quan với hoạt động bi mẫn của các Karmapa có thể được xem như mặt Đại thừa của chúng. Trong Đại thừa, người học trò tỏa ra sự ấm áp và rỗng rang do sự vắng mặt của sự nhấn mạnh vào bản ngã. Như các tiểu sử chỉ ra, mỗi vị Karmapa đều làm việc không ngừng cho chúng sanh bằng chỉ dạy, chữa bệnh và cũng cố chính dòng phái Karma Kagyu. Hoạt động thương người này không chỉ giới hạn cho các hành giả mà còn trải rộng đến người dân thường của Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ... Giống như các vị Karmapa khác, Mikyo Dorje không thường ở tại trung tâm chính Tsurphu, mà du hành khắp Tây Tạng với lều trại tu hành và ban cho các giáo huấn và giúp đỡ mọi người đến xin hỏi. Khi du hành, Mikyo Dorje tạo nhiều luận văn trong đó ngài biểu lộ sự thấu hiểu sâu xa về Pháp. Cái chết của ngài như là kết quả của một sự tẩy sạch một bệnh dịch cùi, mà sau đó ngài đã mắc phải cho chính mình.

Các mặt Kim Cương thừa của các tiểu sử có thể được nhìn thấy như các tường thuật về thị kiến và phép lạ. Trong Kim Cương thừa, người thực hành kinh nghiệm và hành động từ chỗ năng lực thanh tịnh bản nguyên của chính giác ngộ. Vì mạng lưới của ý niệm hóa đã hoàn toàn được vượt khỏi, đó chính là mức độ của thị kiến và hoạt động thần lực. Như chúng ta thấy từ các tiểu sử, các Gyalwa Karmapa nối tiếp nhau đã khám phá lại tính tâm linh tự nhiên của các vị xuyên qua các kinh nghiệm thị kiến. Hơn nữa, mỗi vị đều liên lạc mật thiết với các hóa thần đặc biệt qua đó các vị nhận được thị kiến gợi ý. Một ví dụ nổi tiếng của tiến trình này là thị kiến của vị Karmapa thứ ba, Rangjung Dorje, trong đó ngài thấy rằng bực thầy Ati yoga thế kỷ thứ tám đi vào trong trán ngài. Như là kết quả của điều đó, Rangjung Dorje đã kết hợp hai dòng Ati yoga và Mahamudra làm một.

David Stott
Đại diện tinh thần của Karma Thinley Rinpoche ở trong trung tâm giáo pháp Anh Quốc Manchester, Anh
Tháng 10 năm 1978.
Trích “Cuộc Đời Siêu Việt của 16 Vị Tổ Karmapa Tây Tạng” KARMA THINLEY (Vị Karma Thinley thứ tư)
Thiện Tri Thức, 1999

644

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm  -------------------------- Wondrous Dharma Lotus Flower Sutra, “The Universal Door of the Bodhisattva   Who listens to the Voices of

11,732
Trì chú có công hiệu hay không ?

Trì chú có tác dụng không ? Trì chú là dùng những âm thanh đặc biệt, những ngôn từ đặc biệt, đại biểu cho sức mạnh gia hộ của chư Phật, Bồ

1,078
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM - HẠNH SANH VÀO THẬP ĐỊA

Kim Cang Tạng Bồ tát quan sát mười phương muốn cho đại chúng thêm lòng tin thanh tịnh nên nói kệ rằng:Ðạo lớn của Như LaiVi diệu khó biết đượcLìa niệm chẳng

738
KHÔNG SÁT SANH - Thiện Phúc (Song ngữ Việt - Anh)

KHÔNG SÁT SANH Thiện PhúcKhông Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc

14,417
SỐNG TRONG THAM THIỀN CHU KỲ NGÀY VÀ ĐÊM (PHẦN CUỐI)

Tiến Bộ Trong Sự Thực HànhBây giờ chúng ta xem xét chủ đề thứ ba : tiến bộ trong thực hành ; hai giáo huấn trước về hòa nhập và thư giãn

660
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc