CHƯƠNG 27
GIẢI THÍCH: BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
KINH: Đối với hết thảy pháp (sarvadharma), tâm không trụ trước, nên đầy đủ Bát-nhã Ba-la-mật (prajñānapāramitā).
LUẬN: Hỏi: Thế nào là Bát-nhã Ba-la-mật?
Đáp: Chư Bồ-tát từ khi mới phát tâm cầu trí Nhất thiết chủng, ở giữa khoảng thời gian ấy tuệ biết rõ thật tướng các pháp, ấy là Bát-nhã Ba-la-mật.
Hỏi: Nếu như vậy, không nên gọi là Ba-la-mật,[1] vì cớ sao? Vì chưa đến bên bờ trí tuệ?
Đáp: Trí tuệ của Phật chứng được là thật Ba-la-mật. Nhân nơi Ba-la-mật ấy mà sở hành của Bồ-tát cũng gọi là Ba-la-mật; vì là trong nhân nói quả vậy. Bát-nhã Ba-la-mật ấy, ở trong tâm Phật thì đổi tên gọi là trí Nhất thiết chủng. Bồ-tát thực hành trí tuệ cầu đến bờ kia, nên gọi là Ba-la-mật; Phật đã đến bờ kia, nên gọi trí của Phật là trí Nhất thiết chủng (sarva-jñāna).
Hỏi: Hết thảy phiền não và tập khí Phật đã đoạn, con mắt trí tuệ thanh tịnh, nên đúng như thật chứng được thật tướng các pháp; thật tướng các pháp tức là Bát-nhã Ba-la-mật. Bồ-tát chưa diệt tận các lậu, mắt tuệ chưa thanh tịnh, làm sao có thể biết được thật tướng các pháp?
[1] T. 31: Đại thừa a-tỳ-đạt-ma tạp tập luận (Mahāyānābhidharma–samuccaya-大乘阿毘達磨雜集論), quyển 11, tr. 747c21.
ấy gọi là Bồ-tát thực hành Bát-nhã Ba-la-mật. Theo nghĩa này là bỏ hết thảy quán, dứt hết thảy ngôn ngữ, lìa các tâm hành, từ xưa lại nay bất sanh bất diệt như tướng Niết-bàn. Tướng hết thảy pháp cũng như vậy, ấy là thật tướng các pháp. Như bài kệ khen ngợi Bát-nhã Ba-la-mật rằng:
“Bát-nhã Ba-la-mật,
Thật pháp không điên đảo,
Niệm, tưởng, quán đã trừ,
Đường ngữ ngôn cũng dứt.
Vô lượng tội trừ hết,
Tâm thường nhất thanh tịnh.
Người tôn diệu như vậy,
Thời thấy được Bát-nhã,
Như hư không vô nhiễm,
Vô hý, vô văn tự,
Nếu quán được như vậy,
Ấy tức là thấy Phật,
Đúng như pháp quán Phật.
Bát-nhã và Niết-bàn,
Ba điều ấy một tướng,
Đúng thật không sai khác.
Chư Phật và Bồ-tát,
Lợi ích cho tất cả,
Bát-nhã chính là mẹ,
Hay xuất sanh nuôi nấng,
Phật là cha chúng sanh,
Bát-nhã sanh ra Phật,
Bát-nhã là tổ mẫu,
Của hết thảy chúng sanh.
Bát-nhã là một pháp,
Phật nói ra nhiều tên.
Tùy sức các chúng sanh,
Lập ra danh tự khác.
Nếu người được Bát-nhã,
Tâm nghị luận đều dứt.
Như khi mặt trời mọc,
Sương sớm biến tan liền.
Oai đức của Bát-nhã,
Lay động hai hạng người:
Kẻ vô trí sợ hãi,
Người có trí hoan hỷ.
Nếu người được Bát-nhã,
Thời làm chủ Bát-nhã,
Đối Bát-nhã không vướng,
Huống gì đối pháp khác.
Bát-nhã không đâu đến,
Cũng lại không đi đâu.
Người trí khắp mọi nơi,
Tìm cầu không thấy được.
Nếu không thấy Bát-nhã,
Ấy thời là bị buộc.
Nếu người thấy Bát-nhã,
Tướng Bát-nhã không hoại,
Vượt qua mọi ngôn ngữ,
Vừa không nương tựa đâu,
Ai khen được đức nó,
Bát-nhã chẳng thể khen.
Tôi nay được tán thán,
Tuy chưa khỏi đất chết
Thì cũng đã được ra.”
__________