Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
CHƯƠNG 24
GIẢI THÍCH: SẰN-ĐỀ BA-LA-MẬT
            KINH: Vì tâm không động nên đầy đủ Sằn-đề Ba-la-mật.[1]
            LUẬN: Hỏi: Sao gọi là Sằn-đề (kṣānti)?[2]
            Đáp: Sằn-đề (Tàu dịch là Nhẫn nhục). Nhẫn nhục có hai là sanh nhẫn (sattva-kṣānti) và pháp nhẫn (dharma-kṣānti). Bồ-tát thực hành sanh nhẫn, được vô lượng phước đức (apramāṇapuṇya). Thực hành pháp nhẫn, được vô lượng trí tuệ (apramāṇaprajñā). Phước đức và trí tuệ hai việc đầy đủ nên được như sở nguyện. Ví như người có mắt có chân, tùy ý đi lại được. Bồ-tát nếu gặp người ác khẩu mắng nhiếc hoặc lấy đao gậy gia hại, liền suy nghĩ biết nghiệp tội phước nhân duyên các pháp trong ngoài đều rốt ráo không, vô ngã (anātman), vô ngã sở (anātmya). Lấy ba pháp ấn, ấn vào các pháp, nên tuy đủ sức đáp trả mà không sanh ác tâm, không khởi nghiệp ác khẩu, bấy giờ, tâm số pháp sanh ra gọi là nhẫn. Được nhẫn pháp ấy nên nhẫn trí bền chắc, ví như vẽ màu, được có keo thì bền chắc.

            Có người nói: “Thiện tâm có hai là: Có thô (sthūla), có tế (sūkṣma). Thô gọi là nhẫn nhục (kṣānti), tế gọi là thiền định (dhyāna).” Khi tâm chưa được cái vui của thiền định mà có thể ngăn chặn các ác, ấy gọi là Nhẫn nhục. Nhẫn ấy là tâm số pháp, tương ưng với tâm, theo tâm
 

[1] Kṣāntipāramitā paripūrayitavyā akṣobhaṇatām upādāya.
[2] T. 31: Đại thừa trang nghiêm kinh luận (Mahāyānasūtra-laṃkāra-大乘莊嚴經論), quyển 8, tr. 629c; T. 30: Du già sư địa luận-bồ tát địa (Yogācāra-bhūmi-śāstra-瑜伽師地論-菩薩地), quyển 42, tr. 523a15-525b25; T. 31: Nhiếp đại thừa luận (Mahāyāna-saṃparigraha-śāstra-攝大乘論), quyển 2, tr. 125b20-28; T. 10, Đại phương quảng phật hoa nghiêm kinh (Buddhāvataṃsaka-mahāvaipulya-sūtra-大 方 廣 佛 華 嚴 經), quyển 20, thập nhẫn phẩm (十 忍 品 第 二 十), 29, tr. 232b.
 

* Trang 563 *
device

hành động, chớ chẳng phải nghiệp (karman), chẳng phải nghiệp báo-(karmāvipāka), theo nghiệp hành động (karmānusārin).
Có người nói: “Nhẫn nhục chỉ trói buộc nơi Dục giới, hoặc không trói buộc.” Vì ở Sắc giới không có cái ác bên ngoài đưa đến để nhẫn. Nhẫn nhục cũng là hữu lậu (srava) cũng là vô lậu (anāsrava), phàm phu (pṛthagjana) và Thánh nhân (ārya) đều tu được. Nó làm chướng ngại pháp bất thiện ở tâm mình và tâm người, cho nên gọi là thiện. Vì thiện cho nên hoặc do tư duy đoạn hoặc chẳng đoạn. Các thứ như vậy trong Luận tạng có phân biệt rộng.
Hỏi: Thế nào gọi là sanh nhẫn?
Đáp: Có hai hạng chúng sanh đi đến với Bồ-tát: 1- Cung kính cúng dường, 2- Sân mắng đánh hại. Bấy giờ tâm Bồ-tát hay nhẫn, không yêu hạng chúng sanh cung kính cúng dường, không giận hạng chúng sanh gia ác, ấy gọi là sanh nhẫn.
Hỏi: Thế nào đối với sự cung kính cúng dường mà gọi là nhẫn?
Đáp: Có hai thứ kiết-sử (saṃyojana): 1- Thuộc ái kiết-sử, 2- Thuộc nhuế kiết sử. Cung kính cúng dường tuy không sanh sân nhuế, nhưng mà nó làm cho tâm ưa đắm, ấy là thứ giặc mềm, cho nên đối với nó tự nhẫn, không đắm không yêu. Làm sao nhẫn? Hãy quán nó vô thường-(anityatā), là nơi phát sanh kiết-sử. Như Phật có dạy: “Mụt nhọt lợi dưỡng rất sâu, ví như cắt da đến thịt, cắt thịt đến xương, cắt xương đến tủy. Người đắm lợi dưỡng thời phá lớp da trì giới, cắt thịt thiền định, phá xương trí tuệ, mất tủy thiện tâm vi diệu.”[1] Như Phật khi mới đi về
 

[1] T. 4, Đại trang nghiêm luận kinh (Sūtrālaṃkāra-śāstra-sūtra-大莊嚴論經), quyển 7, tr. 293a.
 

* Trang 564 *
device

nước Ca-tỳ-la-bà với 2500 Tỳ-kheo đông đủ, đều mang thân hình Phạm-chí. Vì là những người thờ lửa nên hình dung tiều tụy, vì khổ hạnh bỏ ăn, da dẻ héo hắt đen điu.
            Vua Tịnh-phạn trông thấy trong tâm nghĩ rằng: “Kẻ theo hầu con ta, tuy tâm thanh tịnh tinh khiết, nhưng đều không có dung mạo. Ta nên chọn lấy con cháu trong nhà nào đông đảo quý trọng cho xuất gia một người, làm đệ tử Phật.” Suy nghĩ như vậy xong, hạ lệnh trong nước lựa chọn trong hàng con em quý tộc giòng họ Thích, cỡ tuổi học trò khiến cho xuất gia. Lúc ấy, Đề-bà-đạt-đa con của Hộc-phạn vương[1], xuất gia học đạo, tụng sáu vạn pháp tụ, tu hành tinh tấn đủ mười hai năm.[2] Sau đó vì lợi dưỡng cúng dường, Đề-bà-đạt-đa đi đến chỗ Phật xin học thần thông. Phật dạy Kiều-đàm hãy quán năm uẩn vô thường, có thể được đạo, cũng được thần thông, nhưng không nói rõ cách thức lấy được thần thông, ông mới đến cầu Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên cho đến năm trăm A-la-hán mà không ai dạy cho cả, chỉ nói ông hãy quán năm uẩn vô thường là có thể được đạo, cũng có thể được thần thông.[3] Cầu không được, khóc lóc không vui, đi đến chỗ A-nan xin học phép thần thông. Lúc ấy A-nan chưa được tha tâm trí (paracittajñāna), nghĩ vì ông là anh thúc bá, nên trao dạy cho ông như Phật đã dạy.

            Đề-bà-đạt-đa thọ học phép thần thông, vào núi tu không bao lâu liền được ngũ thông. Được ngũ thông rồi tự nghĩ: “Ai sẽ làm kẻ Đàn-việt cho ta?” Như Vương tử A-xà-thế, có tướng (nimitta) đại vương. Đề-bà-đạt-đa muốn cùng vương tử làm kẻ thân
 

[1] T. 1, Khởi thế nhân bản kinh (起世因本經), quyển 10, tr. 419b7-8; T. 3: Thập nhị du kinh (Dvādaśaviharaṇa sūtra-十二遊經), tr. 146c9-10; T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ nại da phá tăng sự (根本說一切有部毘奈耶破僧事), quyển 2, tr. 105a18; T. 22: Ngũ phần luật (五分律), quyển 15, tr. 101b17.
[2] T. 23: Thập tụng luật (十誦律), quyển 36, tr. 257a8; T. 51: Đại đường tây vực ký (大唐西域記), quyển 6, tr. 900a2.
[3] Tham khảo T. 24: Tỳ nại da (Vinaya-鼻奈耶), quyển 2, tr. 859b; T. 23: Thập tụng luật (十誦律), quyển 16, tr. 257a-b; T. 23: Xuất diệu kinh (出曜經), quyển 14, tr. 687b-c; T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ nại da phá tăng sự (根本說一切有部毘奈耶破僧事), quyển 13, tr. 167c-168b.
 

* Trang 565 *
device

hậu, mới đến cõi trời lấy đồ ăn của trời (divyāhāra), trở lại cõi Uất-đát-la-việt lấy lúa gạo mọc tự nhiên, đến trong rừng Diêm-phù lấy quả Diêm-phù-(jambuphala), đem tặng cho Vương tử A-xà-thế. Có khi biến thân[1] làm Voi báu, Ngựa báu để mê hoặc tâm Vương tử. Có khi biến làm hài đồng ngồi trên đầu gối Vương tử, Vương tử ôm bế, kêu rên phịp nhỗ. Có khi tự nói tên mình cho Thái tử biết. Làm đủ cách biến thái để làm lay động tâm Vương tử. Tâm Vương tử đã lầm, lập đại tinh xa[2]ù ở trong vườn xoài,[3] cúng dường tứ sự và các thứ cúng khác không thiếu vật gì để cấp cho Đề-bà-đạt-đa. Ngày ngày sai các đại thần đưa đến năm trăm chõ cơm canh. Đề-bà-đạt-đa được cúng dường nhiều mà đồ chúng thì được chút ít. Đề-bà-đạt-đa tự nghĩ: “Ta có ba mươi hai tướng, thua Phật không mấy, chỉ vì đệ tử chưa tập hợp mà thôi. Nếu có đại chúng vây quanh thì có khác gì Phật.” Suy nghĩ như vậy xong, sanh tâm phá Tăng, rủ được năm trăm đệ tử, nhưng Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên thuyết pháp giáo hóa, Tăng trở lại hòa hợp.
            Bấy giờ Đề-bà-đạt-đa lại sanh ác tâm (duṣṭacitta), xô núi đè Phật, nhưng lực sĩ Kim-cang (Vajrapāṇi) lấy chày Kim-cang (vajrakila) từ xa ném đến,[4] đá vụn bay lại, chỉ làm bị thương ngón chân Phật. Tỳ-kheo-ni Hoa Sắc mắng, Đề-bà lại lấy nắm tay đánh cô, cô liền bị lồi mắt mà chết. Đề-bà đã gây ba tội nghịch,[5] lại kết làm thân hậu với ác tà sư ngoại đạo Phú-lan-na v.v..., dứt hết thiện căn, tâm không biết hổ thẹn.

            Lại lấy thuốc độc (viṣa) tẩm trong móng tay, muốn nhân trong khi lễ Phật để làm trúng thương Phật. Muốn đi, song khi chưa
 

[1] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 47, tr. 802c; Xuất diệu kinh (出曜經), quyển 14, tr.  687c; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 85, tr. 442a; T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ nại da phá tăng sự (根 本 說 一 切 有 部 毘 奈 耶 破 僧 事), quyển 13, tr. 168c; T. 24: Tỳ nại da (vinaya-鼻 奈 耶), quyển 2, tr. 859b; T. 2: Biệt dịch tạp a-hàm kinh (別譯雜阿含經), quyển 1, tr. 374c.
[2] Tham khảo T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 38, kinh số 1064, tr. 276b21-c1; T. 23: Thập tụng luật (十誦律), quyển 36, tr. 257c; T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ nại da phá tăng sự (根 本 說 一 切 有 部 毘 奈 耶 破 僧 事), quyển 13, tr. 168c; quyển 14, tr. 173b.
[3] T. 23: Thập tụng luật (十 誦 律), quyển 36, tr. 258b; T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ nại da phá tăng sự (根 本 說 一 切 有 部 毘 奈 耶 破 僧 事), quyển 14, tr. 169b; T. 24: Tỳ nại da (vinaya-鼻 奈 耶), quyển 2, tr. 860a; T. 22: Ngũ phần luật (五分律), quyển 25, tr. 164a; T. 22: Tứ phần luật (Dharmagupta -vinaya -四分律), quyển 46, tr. 909b.
[4] T. 23: Thập tụng luật (十誦律), quyển 26, tr. 260a20; T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ nại da phá tăng sự (根本說一切有部毘奈耶破僧事), quyển 18, tr. 170c1; T. 24: Tỳ nại da (鼻奈耶), quyển 5, tr. 870a11; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama -增一阿含經), quyển 47, tr. 803b16, T. 4: Hưng khởi hành kinh (興起行經), tr. 170c1; T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 48, kinh số 1289, tr. 355a.
[5] T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ nại da phá tăng sự-根本說一切有部毘奈耶破僧事, quyển 10, tr. 147c-148a: Lấy tảng đá lớn xô đến Thế-tôn, vì ác tâm làm thân Như-lai chảy máu, đây là nghiệp vô-gián thứ nhất ; phá hoại hòa hợp tăng già là nghiệp vô gián thứ hai; đoạn mạng sống của tỳ-kheo ni Liên-hoa-sắc, đây là nghiệp vô gián thứ ba; T. 24: Tỳ nại da (vinaya-鼻奈耶), quyển 2, tr. 857c, T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 47, tr. 803b.
 

* Trang 566 *
device

đến trong thành Vương-xá, thì đất tự nhiên nẻ ra, xe có lửa chạy đến đón, Đề-bà đang sống mà đọa vào địa ngục.
            Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) thân có ba mươi hai tướng mà không nhẫn phục tâm mình, chỉ vì ham được lợi dưỡng cúng dường mà gây tội lớn, nên phải sa vào địa ngục trong khi đang sống.
            Do vậy nên nói mụt nhọt lợi dưỡng rất sâu, phá da đến tủy. Hãy nên từ bỏ tâm ưa người cúng dường. Ấy là Bồ-tát tâm nhẫn, không ưa người cúng dường cung kính.
            Lại nữa, cúng dường (pūjā) có ba loại: 1- Do phước đức nhân duyên đời trước. 2- Do công đức đời nay tu giới, thiền định, trí tuệ nên được người cúng dường. Do hư vọng dối hoặc, trong không có thật đức mà bề ngoài như thanh bạch, để gạt người đời mà được cúng dường. Ở trong ba sự cúng dường ấy, tâm tự suy nghĩ: “Nếu do nhân duyên đời trước siêng tu phước đức, nên nay được cúng dường, thế là do thân siêng làm mà tự có được, tại sao vì thế mà sanh tâm cống cao? Vì như mùa xuân gieo thời mùa thu gặt, do tự sức làm được, đâu đủ để tự kiêu?” Suy nghĩ như vậy rồi, nhẫn phục tâm mình, không đắm không kiêu.

            Nếu do công đức đời nay nên được cúng dường, hãy tự suy nghĩ: “Ta do trí tuệ mà hoặc biết thật tướng các pháp, hoặc dứt kiết sử, do công đức ấy nên được người cúng dường, chớ đối với ta vô sự.” Suy nghĩ như vậy rồi, tự chế phục tâm mình, không tự kiêu cao. Cúng dường đó thật là do ưa thích công đức chứ không phải ưa ta. Ví như Tam-tạng Tỳ-kheo ở nước Kế-tân (Kasmia) hành pháp A-lan-nhã, đi đến một chùa

* Trang 567 *
device

vua. Chùa đang thiết đại hội, người giữ cửa thấy Tỳ-kheo y phục thô xấu, chặn cửa không cho vào. Như vậy mấy lần, chỉ vì y phục xấu mà không được vào. Tỳ-kheo bèn phương tiện mượn áo đẹp mặc mà đi đến, người giữ cửa trông thấy cho vào không cấm. Khi đã đến tại hội ngồi, được các đồ ăn ngon, trước hết lấy đưa cho áo ăn. Mọi người hỏi: “Vì sao như vậy?” Đáp: “Tôi mấy lần đi đến, đều không vào được, nay nhờ chiếc áo này mà được ngồi ở đây. Được các đồ ăn ngon thật là nhờ áo mà được, cho nên lấy đồ ăn đưa mời áo.” Hành giả do công đức tu hành, trì giới, trí tuệ mà được cúng dường, tự suy nghĩ đó là do công đức chứ chẳng phải do ta. Suy nghĩ như vậy, có thể tự chế phục tâm, ấy gọi là nhẫn.
            Nếu do hư vọng dối gạt mà được cúng dường, thế là tự làm hại, không thể gần được. Hãy tự suy nghĩ: “Nếu ta do hư vọng mà được cúng dường thì không khác gì giặc ác trộm cướp được đồ ăn, ấy là bị tội dối gạt.” Như vậy đối với ba hạng người cúng dường, tâm không ưa đắm, cũng không tự cao, ấy là sanh nhẫn.
            Hỏi: Người chưa đắc đạo thì áo cơm là điều cấp thiết, làm cách gì để có thể nhẫn được, để tâm không đắm không yêu người cấp thí cho mình?

            Đáp: Dùng sức trí tuệ quán tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngã, tâm thường nhàm chán. Ví như người tội sắp phải chịu giết, tuy có vị ngon trước mặt, gia thất khuyến dụ, nhưng vì lo chết đến, dù uống ăn đồ ngon vẫn không biết tư vị.  Hành giả cũng như vậy, thường quán tướng vô thường,

* Trang 568 *
device

tướng khổ, tuy được cúng dường, tâm không đắm trước.
            Lại như con Chương, con Hưu tuy khi bị Cọp đuổi bắt, chạy theo không rời, tuy được cỏ ngon, nước sạch uống ăn mà tâm không nhiễm trước. Hành giả cũng như vậy, thường bị cọp vô thường đuổi theo, không rời phút chốc. Nếu cứ suy nghĩ chán ghét, tuy được vị ngon, cũng không nhiễm trước. Cho nên hành giả đối với người cúng dường, tâm được tự nhẫn.
            Lại nữa, nếu có người nữ, đi đến muốn vui, dối hoặc Bồ-tát. Khi ấy Bồ-tát hãy tự chế phục tâm, an nhẫn không cho tâm khởi. Như đức Phật Thích-ca Văn-ni tại cội cây Bồ- đề, Ma vương lo sầu, sai ba ngọc nữ, một tên là Ưa Thấy, hai tên là Vui Kia, ba tên là Khát Ái, đi đến hiện thân hình, làm đủ thứ bộ điệu, muốn phá hoại Bồ-tát. Bồ-tát lúc ấy tâm không lay động, mắt không hề ngó. Ba người nữ nghĩ rằng: “Lòng người không đồng, ưa thích khác nhau; hoặc ưa trẻ, hoặc ưa trung niên, hoặc ưa dài ưa ngắn, ưa trắng ưa đen. Các sự ưa như vậy, đều có sở thích riêng.”
            Bấy giờ ba người nữ mỗi mỗi hóa làm 500 gái đẹp, mỗi mỗi gái đẹp ấy hiện ra vô lượng biến thái, từ trong rừng đi ra. Giống như mây đen, điển chớp sáng chốc chốc hiện ra, hoặc nhướng mày nhíu mi, nàng dâu trẻ chăm nhìn, làm trò múa hát, dáng dấp tươi đẹp, đến rước Bồ-tát, muốn lấy trạng thái thân hình chạm bức Bồ-tát. Bấy giờ lực sĩ Kim-cang Mật-tích trợn mắt quát lớn: “Đây là người nào, mà các ngươi yêu mị dám đến xúc nhiễu!?” Khi ấy Mật-tích nói kệ mắng:

* Trang 569 *
device

                        “Ngươi không biết thiên đế,
                        Mất đẹp mà râu vàng,
                        Nước biển lớn trong xinh,
                        Ngày nay toàn mặn đắng.

                        Ngươi không biết tăng giảm,
                        Bà-tẩu chư thiên đọa.
                        Lửa vốn là miệng trời.
                        Mà nay ăn hết thảy.”
            - Ngươi không biết việc ấy, mà dám khinh bậc Thánh này?”. Khi ấy, các Ma nữ rón rén lùi lại, nói với Bồ-tát rằng: “Nay chúng nữ này đoan nghiêm không ai sánh bằng, có thể tự làm vui lòng, chứ ngồi ngay thẳng làm chi?” Bồ-tát nói: “Các ngươi bất tịnh, xú uế đáng gớm, hãy đi đi, chớ nói dối!” Bồ-tát liền nói kệ:
                        “Thân ấy là ở nhơ,
                        Chứa đồ nhơ thối nát,
                        Nó thật là cầu tiểu,
                        Đâu đủ để vui lòng!”
            Các nữ nghe kệ ấy, tự nghĩ: “Người này không biết chúng ta có thân Trời thanh tịnh, nên nói kệ ấy.” Liền tự biến thân trở lại hình cũ, sáng chói rực rỡ, chiếu giữa rừng cây, múa ca nhạc trời, nói với Bồ-tát rằng: “Thân tôi như vầy, có chi đáng mắng?” Bồ tát đáp rằng: “Thời đến tự biết.” Hỏi: “Lời nói ấy là thế nào?” Nói kệ đáp rằng:
                        “Trong vườn rừng chư thiên,
                        Ao hoa sen bảy báu,

* Trang 570 *
device

                        Chư thiên cùng vui chơi,
                        Khi mất, ngươi tự biết.

                        Lúc ấy thấy vô thường,
                        Vui trên trời đều khổ,
                        Ngươi nên vhán dục lạc,
                        Ưa vui đạo chánh chơn.”
            Các nữ nghe kệ xong, tâm nghĩ rằng: “Người này trí lớn vô thượng, sự vui của trời thanh tịnh mà còn biết nó xấu, thì ta đây không thể đương nỗi”, liền biến mất. Bồ-tát quán cái vui dâm dục như vậy, có thể tự chế phục tâm, an nhẫn không khuynh động.
            Lại nữa, Bồ tát quán dục đủ các thứ bất tịnh. Ở trong các thứ suy, nữ suy nặng nhất. Các loại đao, lửa, sấm, chớp, sét đánh, oan gia, Rắn độc, còn có thể tạm gần, chứ người nữ xan tham, tật đố, sân si, nịnh hót, mỹ miều, ô uế, đấu tranh, không thể thân cận, vì sao? Vì con gái tiểu nhân, tâm cạn trí mỏng, chỉ dục là thân, không xét giàu sang, trí đức, tiếng tăm, chuyên làm dục ác, phá thiện căn của người. Các thứ gông còm, khóa kẹp, nhốt trói, nhà tù, tuy là khó mở mà còn dễ mở, chớ người nữ khóa trói người, bén rễ sâu bền, kẻ vô trí chết chìm trong đó, khó có thể thoát ra được. Trong các thứ bệnh, nữ bệnh nặng nhất, như kệ nói:
                        “Thà lấy sắt đỏ,
                        Xoay lăn trong mắt,
                        Không đem loạn tâm,
                        Tà xem nữ sắc.

* Trang 571 *
device

                        Mỉm cười làm dáng,
                        Kiêu mạn hổ thẹn,
                        Quay mặt, nhíu mắt,
                        Nói đẹp, ghen, giận.


                        Đi bước lả lơi,
                        Để mê hoặc người,
                        Lưới dâm giăng khắp,
                        Người đều chôn thân.

                        Ngồi, nằm, đi, đứng,
                        Quay liếc xảo đẹp,
                        Người ngu trí mỏng,
                        Tâm say mê theo.

                        Cầm gươm đánh địch,
                        Còn có thể thắng,
                        Nữ tặc hại người,
                        Là không thể cấm.

                        Rắn rết ngậm độc,
                        Còn lấy tay bắt,
                        Nữ tình mê người,
                        Là không thể đụng.

                        Những người có trí,
                        Quyết không nên xem,
                        Phải như mẹ, chị,
                        Nếu muốn xem đó.

* Trang 572 *
device

       Quán xem kỹ càng,
       Chứa đầy bất tịnh,
       Lửa dâm không trừ,
       Bị nó cháy tiêu.”
            Lại nữa, tướng người nữ là nếu được trọng đãi thời khiến tâm người chồng cao ngạo; nếu tình cảm trọng đãi bỏ mất thời khiến tâm người chồng sợ hãi. Người nữ như vậy, thường đem phiền não (kleśa) lo sợ (daurmanasya) cho người, làm sao gần được? Làm cho chống trái xa lìa giữa người thần hảo là tội của người nữ, giỏi tìm điều xấu của người là trí của người nữ. Lửa lớn cháy người còn có thể gần, gió tình vô hình, không thể nắm bắt. Rắn rết ngậm độc, cũng còn có thể đụng, tâm của người nữ không thể biết được đâu thật, vì sao? Vì tướng của người nữ không cần xem giàu sang, đoan chánh, danh tiếng, trí tuệ, giòng họ, nghề nghiệp, biện tài, thân hậu, ái trọng, đều không để tâm, chỉ dâm dục là để tâm xem đến. Ví như con Thuồng luồng, Rồng, không chọn tốt xấu, chỉ muốn giết người. Lại nếu người ta không xem đến thì buồn khổ tiều tụy, nếu được cấp dưỡng trọng đãi, thì kiêu xa không tự chế.
            Lại nữa, nếu ở giữa người lành, thời tự nuôi tâm cao ngạo, ở giữa người vô trí thời xem họ như oan gia, ở giữa người sang giàu thì đi theo cung kính thương yêu, ở giữa người nghèo hèn thời xem họ như chó. Thường theo tâm dục, chứ không theo công đức.

            Như truyện nói: Quốc vương có người con gái tên là Câu-mâu-đầu, có người thợ đánh cá tên là Thuật-ba-già, đi

* Trang 573 *
device

dọc theo đường, xa thấy vương nữ ở trên lầu cao, nhìn qua trong cửa sổ thấy mặt, liền tưởng tượng đắm nhiễm, tâm không tạm dứt, trải qua ngày tháng bỏ ăn bỏ uống. Mẹ hỏi lý do, đem tình thực trả lời mẹ rằng: “Con thấy vương nữ, tâm không quên nỗi!” Người mẹ khuyến dụ con rằng: “Con là hạng tiểu nhân, vương nữ là hàng quý trọng, không thể được đâu!” Người con nói: “Tâm con mong được khoái lạc, không thể tạm quên, nếu không được như ý, con không thể sống được.” Mẹ vì thương con, đi vào cung vua, thường đem cá béo thịt chìm để tặng cho Vương nữ mà không lấy tiền. Vương nữ lấy làm lạ mà hỏi: “Muốn cầu mong điều gì?” Bà mẹ thưa: “Xin đuổi hết người hai bên, tôi sẽ đem tình thật thưa rõ: Tôi chỉ có một đứa con trai, kính mộ Vương nữ, mối tình uất kết thành bệnh, mạng đã gần kề, nguyện dũ lòng thương, cứu cho mạng sống của nó.” Vương nữ nói: “Bà đi đi. Dặn ngày mười lăm giữa tháng, đến trong đền thờ trời nọ, núp ở sau tượng Trời.” Người mẹ trở về nói với con: “Ước mong của con đã được”, và kể lại việc như trên. Người con tắm rửa thay áo mới, đến núp ở sau tượng Trời.
            Đến ngày, vương nữ thưa với vua cha: “Con có việc chẳng lành, phải đến đền thờ trời để cầu phúc lành.” Vua nói: “Tốt lắm!” Vương nữ liền sắm sửa 500 cỗ xe, ra khỏi cung đi đến đền thờ trời. Đến rồi, ra lệnh các người tùy tùng ngưng lại ngoài cửa, một mình đi vào đền thờ.

            Thiên thần suy nghĩ: “Vua là chủ của cõi đời, không thể để kẻ tiểu nhân làm hủy nhục Vương

* Trang 574 *
device

nữ”, liền yểm người ấy làm cho ngủ mê không biết. Khi Vương nữ đi vào thấy người kia ngủ mê, lay mấy không tỉnh, liền lấy chuổi anh lạc giá trị mười vạn lượng vàng để lại rồi đi. Sau khi đi, người ấy tỉnh dậy thấy chuổi anh lạc, hỏi người hai bên thì biết rằng Vương nữ đã có đến. Nguyện tình không toại, ưu sầu uất hận áo não, lửa dâm tự trong thân bốc ra, tự đốt mà chết.
            Do chứng cớ ấy, biết tâm của người nữ không chọn sang hèn, chỉ mê theo dâm dục mà thôi.
            Lại nữa, xưa có người con gái quốc vương, đi theo kẻ Chiên-đà-la, cùng nhau hành bất tịnh. Lại có con gái của tiên nhân, đi theo con Sư tử. Những điều như vậy, tâm của người nữ không lựa chọn gì. Do các nhân duyên ấy, đối với người nữ phải từ bỏ tình dục, nhẫn nhục không ưa đắm.
            Làm sao với hạng người sân si não hại mà nhẫn nhục được? Nên tự suy nghĩ: “Hết thảy chúng sanh có nhân duyên tội lỗi, nên xâm hại lẫn nhau, ta nay bị bức não cũng do nhân duyên của hành nghiệp cũ, tuy chẳng phải tạo tác ở đời nay, mà là ác báo đời trước của ta; ta nay đền trả, hãy nên cam chịu, đâu có thể trái được, ví như mắc nợ, chủ nợ đến đòi, hãy nên hoan hỷ trả nợ, không thể nỗi giận được.

            Lại nữa, thường thực hành từ tâm, tuy có bị não loạn bức thân, phải nên nhẫn chịu. Ví như tiên nhân Sằn-đề ở trong đại lâm tu hành từ nhẫn, vua Ca-lợi đem các thể nữ, vào rừng vui chơi. Ăn uống xong xuôi, vua tạm ngủ nghỉ, để các thể nữ đi hái hoa giữa rừng, thấy vị tiên ấy thì cung kính lễ bái, rồi đứng qua một bên. Bấy giờ tiên nhân nói lời khen

* Trang 575 *
device

ngợi hành từ bi nhẫn nhục cho các thể nữ nghe. Lời nói hay ho, nghe không biết chán nên đã lâu mà không đi. Vua Ca-lợi thức dậy không thấy thể nữ, rút kiếm đi tìm tung tích, thấy đang đứng trước tiên nhân, lòng vua kiêu căng ganh ghét, bừng bừng trợn mắt huơ kiếm, hỏi tiên nhân rằng: “Ngươi là người nào?” Tiên nhân đáp: “Tôi ở nơi này tu hành từ bi nhẫn nhục.” Vua nói: “Nay ta thử ngươi, sẽ lấy gươm bén cắt tai mũi ngươi, chặt tay chân ngươi. Nếu ngươi không giận mới biết là ngươi tu nhẫn nhục.” Tiên nhân nói: “Mặc ý!” Vua liền rút kiếm cắt tai mũi, chặt tay chân tiên nhân, mà hỏi rằng: “Tâm ngươi có động chăng?” Đáp: “Tôi tu từ nhẫn, tâm chẳng động.” Vua nói: “Ngươi một thân ở đây, không có thế lực, tuy miệng nói chẳng động, ai mà tin được?” Khi ấy tiên nhân liền phát lời thề rằng: “Nếu tôi thật tu từ nhẫn, thì huyết sẽ thành sữa.” Tức thì huyết biến thành sữa, vua rất kinh hãi, vui mừng, đem các thể nữ đi.
Lúc ấy, hung thần ở trong rừng, vì tiên nhân này mà sấm chớp, sét đánh thình lình, vua bị độc hại, chết không trở về cung được. Do vậy nên nói ở trong chỗ não loạn hay tu hành nhẫn nhục.
Lại nữa, Bồ-tát tu hành từ tâm. Tất cả chúng sanh thường có các khổ, như ở trong thai chịu các đau khổ, khi sanh bức bách, xương thịt như bị phá nát, gió lạnh chạm thân, quá hơn dao cắt. Cho nên Phật nói: “Trong hết thảy khổ, sanh khổ nặng nhất.” Như vậy, già, bệnh, chết khổ, đủ thứ khổ ách, thế nào người tu hành lại còn gia thêm khổ cho chúng? Thế là

* Trang 576 *
device

trong mụt nhọt còn lấy dao phá.
Lại nữa, Bồ-tát tự suy nghĩ: “Ta không nên như các người khác, thường trôi theo dòng nước sanh tử, ta phải ngược dòng để tìm đến tận nguồn, vào đạo Niết-bàn. Hết thảy người phàm, hễ ai đụng đến là nổi giận, ai đưa lợi ích đến thì mừng, chỗ sợ thì sợ, còn ta làm Bồ-tát, không thể như họ. Tuy chưa dứt kiết sử, hãy tự ức chế, tu hành nhẫn nhục, gặp não hại không giận, được cung kính cúng dường không mừng, các khổ gian nan không nên sợ sệt, hãy vì chúng sanh, hưng khởi tâm đại bi.
Lại nữa, Bồ-tát nếu thấy chúng sanh đến làm não loạn, hãy tự suy nghĩ: “Đó là người thân hậu của ta, cũng là thầy ta, càng thêm lòng thân ái, cung kính tiếp đãi, vì sao? Vì nếu kia không đem các sự não loạn đến thời ta không thành nhẫn hục.” Do lẽ đó, nên nói kia là người thân hậu của ta, cũng là thầy ta.
Lại nữa, Bồ-tát tâm biết rõ như lời Phật dạy: “Chúng sanh vô thỉ (anādika), thế giới vô biên (ananta), qua lại năm đường (pañca-gati), luân hồi vô lượng”. Ta cũng từng làm cha mẹ anh em của chúng sanh; chúng sanh cũng từng làm cha mẹ anh em của ta, đương lai cũng vậy. Lấy đó mà suy, không nên ác tâm ôm lòng sân hại.”
Lại nữa, suy nghĩ trong hàng chúng sanh, có rất nhiều hạt giống Phật, nếu ta đem ý giận đến chúng sanh, thời là giận Phật. Nếu ta giận Phật, thời là xong chuyện!. Như truyện nói “Chim Bồ câu sẽ được làm Phật”, nay tuy là chim, không

* Trang 577 *
device

thể khinh được.
Lại nữa, trong các phiền não, giận là nặng nhất. trong quả báo bất thiện, quả báo giận là lớn nhất. các kiết sử khác không có trọng tội đó. Như Thích-đề-bà-na-dân hỏi Phật bằng bài kệ rằng:[1]

               “Giết vật gì, an ổn?
               Giết vật gì, không hối?
               Vật gì gốc của độc?
               Nuốt mất mọi điều thiện?
               Giết vật gì, được khen?
               Giết vật gì, không buồn?”
Phật đáp:

               “Giết giận, tâm an ổn.
               Giết giận, tâm không hối.
               Giận là gốc của độc
               Giận diệt mọi điều thiện.”
               Giết giận, chư Phật khen.
               Giết giận, thời không buồn.”
Bồ-tát suy nghĩ: “Ta nay thực hành bi tâm (mahākaruṇā), muốn cho chúng sanh được vui. Giận là nuốt mất mọi điều thiện, độc hại tất cả, tại sao ta làm trọng tội ấy? Nếu có sân giận, tự mình mất lợi lạc, thì làm sao có thể khiến chúng sanh được vui?”
Lại nữa, chư Phật, Bồ-tát lấy đại bi làm gốc, do bi mà ra, giận là thứ độc làm tiêu diệt bi, đặc biệt không hợp nhau. Nếu hoại gốc bi, sao gọi là Bồ-tát? Bồ-tát từ đâu mà ra? Vì lẽ
 

[1] Tham khảo T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 40, kinh số 1116, tr. 295b27-c8; T. 2: Biệt dịch tạp a-hàm kinh (別譯雜阿含經), quyển 3, kinh số 45, tr. 388c-389a.
 

* Trang 578 *
device

đó nên tu nhẫn nhục. Nếu chúng sanh đem chất thêm các sự sân não, hãy nghĩ đến công đức của họ. Hiện chúng sanh này tuy có một tội, song còn tự có các công đức tốt khác. Vì công đức ấy, không nên sân hận.
Lại nữa, người ấy hoặc mắng hoặc đánh, ấy là tự ta. Ví như thợ vàng luyện vàng, cấu bẩn theo lửa đi mất, riêng vàng ròng còn lại. Đây cũng như vậy, nếu ta có tội, ấy là do nhân duyên đời trước, nay phải đền trả, không nên sân hận, nên tu nhẫn nhục.
Lại nữa, Bồ-tát thường niệm chúng sanh giống như con đỏ. Người ở cõi Diêm-phù-đề nhiều các ưu sầu, ít có ngày vui. Nếu có đến mắng nhiếc, gièm pha, bức hại mà tâm họ không hoan lạc, cái vui đó khó được, cho người tự do mắng, vì sao? Vì ta vốn phát tâm muốn cho chúng sanh được hoan hỷ.
Lại nữa, chúng sanh ở thế gian, bị các bệnh bức não, lại bị giặc chết theo rình, ví như oan gia thường rình chỗ hở, làm sao người thiện không thương xót mà còn muốn gia khổ cho họ được? Khổ chưa tới người mà trước tự mình đã thọ hại. Suy nghĩ như vậy, không nên giận kia, nên tu nhẫn nhục.
Lại nữa, nên quán sự sân nhuế, tội nó rất sâu. Trong ba thứ độc, không thứ nào nặng bằng nó. Trong 98 sử,[1] nó là cứng chắc nhất. Trong các tâm bệnh, nó khó trị nhất. Người sân nhuế chẳng biết thiện, chẳng biết phi thiện, không quán tội phước, không biết tội hại, không tự nhớ nghĩ, sẽ bị đọa ác đạo, quên mất câu nói thiện, không tiết danh xưng, không biết người khác phiền não, không kể thân tâm mình mệt nhọc
 

[1] T. 26: Thập trụ tỳ-bà-sa luận (Daśabhūmivibhāsā śāstra-十住毘婆沙論), quyển 16, tr. 108b29-c2: tham, sân, mạn, vô minh, thân kiến, biên kiến, thủ kiến, giới thủ, tà kiến, nghi là 10 căn bản phiền não tùy theo ba cõi kiến đế tư duy sở đoạn phân biệt gọi là 98 sử; T. 26: Chúng sự phần a tỳ đàm luận (眾事分阿毘曇論), quyển 5, tr.  654a27-28; T.  41: Câu xá luận tụng sớ luận bản (俱舍論頌疏論本), quyển 19, tr. 924a8-16.
 

* Trang 579 *
device

phiền não, giận làm che lấp mắt tuệ, chuyên làm não hại người khác. Như một ngũ thông tiên nhân, vì lòng sân nhuế, tuy tu tịnh hạnh, mà giết hại một nước như Chiên-đà-la.[1]
Lại nữa, người có tâm sân nhuế, giống như Hổ lang, khó thể ở chung. Lại như mụt độc, dễ phát dễ hoại. Người sân nhuế giống như Rắn độc, không ai ưa thấy. Người chứa tánh giận, ác tâm lớn dần, đến việc không thể đến, như giết cha, giết vua, ác ý đối với Phật... như chúng Tỳ-kheo ở nước Câu-diệm-di (Kauśāmbi),[2] vì nhân duyên nhỏ nhặt, tâm sân hận lớn dần, chia thành hai nhóm, muốn xử đoán thích đáng, trọn mất ba tháng còn không thể xong! Phật đi đến giữa chúng, đưa cánh tay luân tướng lên ngang mà bảo rằng: “Tỳ-kheo các ngươi, chớ đấu tranh nhau. Ác tâm tương tục, khổ báo rất nặng. Các ông vì cầu Niết-bàn, vứt bỏ lợi lạc ở đời, ở trong thiện pháp, sao còn đấu tranh nhau? Người đời cáu giận đấu tranh còn tha thứ được, chứ người xuất gia đâu có thể đấu tranh? Trong tâm xuất gia mà còn ôm độc, chỉ tự làm hại, như trong mây lạnh tuông lửa đốt thân!” Các Tỳ-kheo bạch Phật: “Phật là Pháp vương, xin Ngài tạm yên nghỉ. Bọn ấy xâm phạm chúng con, chúng con không thể không đáp trả lại!”
Phật nghĩ hạng người này không thể độ được, ngay giữa chúng Tăng, Ngài lên không trung mà đi, vào giữa rừng cây, yên lặng tam muội. Tội sân như vậy, thậm chí không chịu nghe lời Phật. Vì lẽ ấy nên hãy trừ sân, tu hành nhẫn nhục.
Lại nữa, thường tu nhẫn nhục thì dễ được từ bi. Người được từ bi thời đến Phật đạo.
 

[1] T. 31, Đại thừa duy thức luận (vijñaptimātratā-siddhi-śāstra-大乘唯識論), quyển 1. tr. 69c-73b; T. 31: Duy thức nhị thập luận (viṃśatikā-唯識二十論), quyển 1, tr. 77a.
[2] T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 17, kinh số 72, tr. 535b21-c17; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增一阿含經), quyển 16, Cao tràng phẩm (高幢品), tr. 626b; T. 22: Ngũ phần luật (五分律), quyển 24, tr. 160a; T. 22: Tứ Phần luật (Dharmagupta –vinaya-四分律), quyển 43, tr. 882b; T. 4: Đại trang nghiêm luận kinh (大莊嚴論經), quyển 9, tr. 304a-305b. 
 

* Trang 580 *
device

Hỏi: Nhẫn nhục đều là tốt, song có một việc không thể được là bị kẻ tiểu nhân khinh mạn cho là sợ sệt. Vì lẽ ấy không nên nhẫn tất cả?
Đáp: Nếu vì sợ tiểu nhân khinh mạn cho là sợ chết mà không muốn nhẫn, song tội không nhẫn còn quá hơn thế, vì sao? Vì người không nhẫn bị Hiền Thánh thiện nhân khinh chê, người nhẫn bị tiểu nhân khinh mạn. Trong hai thứ khinh ấy, thà bị kẻ vô trí khinh mạn, không thà bị Hiền Thánh khinh chê, vì sao? Vì người vô trí khinh điều không đáng khinh, còn Hiền Thánh chê điều đáng chê. Vì lẽ ấy, nên tu nhẫn nhục.
Lại nữa, người nhẫn nhục, tuy không bố thí, thiền định mà thường được công đức vi diệu. Được sanh vào cõi trời cõi người, sau được Phật đạo, vì sao? Vì tâm nhu nhuyến.
Lại nữa, Bồ tát suy nghĩ: “Đời nay người bức não ta, hủy nhục cướp lợi, khinh mắng, buộc trói, ta nên làm nhẫn. Nếu ta không nhẫn, sẽ đọa địa ngục, thành sắt đất nóng chịu khổ vô lượng, đốt, nướng, sấy, nấu, không thể nói hết, vì sao? Vì tuy bị kẻ tiểu nhân vô trí khinh mà là quý, còn không nhẫn mà dùng oai, tuy khoái mà là hèn. Thế nên Bồ-tát nên nhẫn nhục.
Lại nữa, Bồ-tát suy nghĩ: “Ta ban đầu phát tâm thề vì chúng sanh, trị tâm bệnh cho họ. Nay chúng sanh bị bệnh sân nhuế kiết sử, ta hãy trị bệnh đó, cớ sao lại lấy đó làm bệnh của mình? Hãy nên nhẫn nhục. Ví như thầy thuốc chữa trị các bệnh, nếu gặp bệnh Quỷ cuồng, rút đao mắng nhiếc, không

* Trang 581 *
device

phân biệt tốt xấu. Thầy thuốc biết bệnh Quỷ ám, chỉ vì trị bệnh chứ không sân nhuế.” Bồ-tát nếu bị chúng sanh đến sân não mắng nhiếc, biết nó đang bị bệnh sân nhuế phiền não cuồng tâm xui khiến, thì phải khéo léo chữa trị, không hiềm trách chi, cũng như vậy.
Lại nữa, Bồ-tát nuôi nấng hết thảy, thương yêu như con, nếu chúng sanh đến sân não Bồ-tát, Bồ-tát chỉ thương mà không não không trách. Ví như cha lành vổ nuôi con cháu, con cháu ấu trĩ chưa có biết gì, hoặc có khi mắng nhiếc, đánh đập, không kính, không sợ, cha vẫn thương nó ngu dại, càng thương yêu thêm. Tuy có tội lỗi, không giận không buồn. Bồ tát nhẫn nhục cũng như vậy.
Lại nữa, Bồ-tát suy nghĩ: “Nếu chúng sanh đem sự sân não đến cho ta, ta sẽ nhẫn nhục. Nếu ta không nhẫn, thì đời nay tâm hối hận, đời sau vào địa ngục, thọ khổ vô lượng. Nếu sanh vào súc sanh thì làm Rồng độc, Rắn dữ, Sư tử, Hổ lang. Nếu làm Ngạ quỷ thì lửa từ miệng ra, ví như người bị lửa đốt, khi đốt đau nhẹ, sau khi đốt đau nặng.
Lại nữa, Bồ-tát suy nghĩ: “Ta làm Bồ-tát, muốn làm lợi ích chúng sanh, nếu ta không nhẫn nhục được, thì không gọi là Bồ-tát, mà gọi là người ác.
Lại nữa, Bồ-tát suy nghĩ: “Đời có hai loại: 1- Chúng sanh số, 2 - Không phải chúng sanh số. Ta ban đầu phát tâm, thề vì hết thảy chúng sanh. Nếu có chẳng phải chúng sanh số như núi đá, cây cỏ, gió rét, lạnh nóng, nước, mưa, xâm hại, thì chỉ lo chế ngự, mà chỉ không sân nhuế. Nay chúng sanh này

* Trang 582 *
device

là chính được ta vì họ, họ gia ác đến ta, ta nên nhẫn chịu, tại sao lại giận?”
Lại nữa, Bồ-tát biết từ lâu xa đến nay, nhân duyên hòa hiệp, giả danh là người, chứ không thật có pháp người, thì có ai để giận? Trong đó chỉ có xương, huyết, da, thịt, ví như bờ hủy, ngói mục. Lại như người gỗ, do máy móc động tác mà có đi có lại. Biết rõ như vậy, không nên sân giận, nếu ta sân giận, thì ta là ngu si, tự chịu tội khổ. Vì lẽ đó nên tu nhẫn nhục.
            Lại nữa, Bồ-tát suy nghĩ: “Vô lượng Hằng hà sa số chư Phật trong quá khứ khi hành Bồ-tát đạo, đều trước hết thực hành “Sanh nhẫn” (sattva-kṣānti), vậy sau mới thực hành “Pháp nhẫn.” Ta nay cầu thọ Phật đạo, điều trước hết thực hành “sanh nhẫn”, hãy nên như pháp của chư Phật, không nên khởi tâm sân nhuế, như pháp của cảnh giới Ma. Vì lẽ ấy, nên tu nhẫn nhục.
            Do vô lượng nhân duyên như vậy, cho nên hay nhẫn. Ấy gọi là Sanh nhẫn.
 
Hết cuốn 14 theo bản Hán.
 
GIẢI THÍCH: SẰN-ĐỀ BA-LA-MẬT PHÁP NHẪN
            Sao gọi là pháp nhẫn (dharma-kṣānti)?
           Nhẫn đối với chúng sanh cung kính cúng dường và đối

* Trang 583 *
device

với các người phiền não, dâm dục; ấy gọi là Sanh nhẫn (sattva-kṣānti). Nhẫn đối với pháp cung kính cúng dường và pháp phiền não, dâm dục; ấy gọi là Pháp nhẫn.
            Lại nữa, Pháp nhẫn là trong không đắm sáu căn,[1] ngoài không thọ sáu trần. Đối với hai thứ đó không khởi tâm phân biệt, vì sao? Vì tướng trong như ngoài, tướng ngoài như trong, cả hai tướng đều không thể có được (bất khả đắc), vì là nhất tướng, vì là nhân duyên hợp, vì là nó thật không,[2] vì là hết thảy pháp tướng thường thanh tịnh, vì là như tánh tướng pháp chơn tế, vì là bất nhị nhập, tuy không hai cũng không một. Quán các pháp như vậy, tâm tin chắc không lay chuyển, ấy gọi là nhẫn. Như trong kinh Tỳ-ma-la-cật nói:[3] “Bồ-tát Pháp Trụ nói: Sanh và diệt là hai, bất sanh bất diệt là nhập pháp môn bất nhị. Cho đến Văn-thù-thi-lỵ nói: "Không nghe, không thấy, tất cả tâm diệt, không thuyết, không nói, là nhập pháp môn bất nhị. Tỳ-ma-la-cật thì im lặng không nói. Các Bồ-tát tán thán: "Lành thay! Lành thay! Ấy thật là nhập pháp môn bất nhị.”

            Lại nữa, hết thảy pháp có hai: 1- Chúng sanh, 2- Các pháp. Bồ-tát nhẫn đối với chúng sanh, như trước đã nói. Nay nói nhẫn đối với pháp. Pháp có hai là: Tâm pháp (citta-dharma) và phi tâm pháp (acitta-dharma). Trong phi tâm pháp có nội có ngoại. Ngoại có rét, nóng, gió, mưa v.v...; nội có đói, khát, già, bệnh, chết v.v... Các thứ như vậy gọi là phi tâm pháp. Trong tâm pháp có hai: 1- Sân nhuế, ưu sầu, nghi v.v..., 2- Dâm dục, kiêu mạn v.v... Hai thứ đó gọi là tâm pháp. Bồ-tát đối với hai pháp đó, an
 

[1] Tham khảo T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增壹阿含經), quyển 22, lực phẩm, tr. 723c14-29: Thế nào là lục nhập ác đạo? mắt thấy sắc này, hoặc đẹp hoặc xấu. thấy đẹp thời thích, thấy xấu thời không thích, hoặc tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. … lục tình bên trong cũng lại như vậy, mỗi mỗi có sở chủ, việc không đồng, sở quán sai biệt, hoặc tốt, hoặc xấu … ; T. 16: 24b14-15, Bồ tát anh lạc kinh (菩薩瓔珞經), quyển 3, tr. 24b14-15: Bồ-tát Vô-cấu nói rằng: không thấy lục tình bên trong tạo lục trần bên ngoài, không thấy lục trần cùng lục tình đối ngại, ấy gọi là tuệ không chấp trước.
[2] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottara-āgama-增壹阿含經), quyển 35, mạc uý phẩm 41 (莫畏品第41), tr. 745c18-21: Sở quán của người trí như vậy. Thọ, tưởng, hành, thức cũng là vô thường, khổ, không, vô ngã. Kỳ thật không, vô ngã, không, sở học của người trí như vậy. Năm ấm đều không (pañca skandhāḥ svabhāvaśūnyān paśyati), tịch tịnh, do nhân duyên hòa hợp đều trở về hoại diệt, không trú lâu dài.
[3] T. 14: Duy ma cật kinh (Vimalakīrti-nirdeśa-sūtra-維摩詰經), quyển trung, nhập bất nhị pháp môn phẩm (入不二法門品), tr.  530c24-27: Duy-ma-cật hỏi trong chúng Bồ-tát rằng: các chánh sĩ sở nhạo Bồ-tát bất nhị nhập pháp môn nghĩa là gì? Trong tòa có Bồ-tát Pháp-tát đáp rằng:  Thiện nam tử khởi phân làm hai, bất khởi, bất sanh thời không có hai; được bất khởi pháp nhẫn là bất nhị nhập; T. 14: Thuyết vô cấu xưng kinh (說無垢稱經), quyển 4, tr. 577a12-18: Lúc bấy giờ Vô-cấu Xứng Phổ hỏi trong chúng Bồ-tát rằng: thế nào là Bồ-tát khéo ngộ nhập bất nhị pháp môn? Nhơn giả đều nên chấp nhận biện tài của mình mỗi mỗi biện tài vô ngại.  Lúc bấy giờ trong chúng có các đại Bồ-tát thứ đệ mà biện tài. Có Bồ-tát Pháp-tự-tại nói như vậy rằng: sanh và diệt là hai, nếu các Bồ-tát liễu tri các pháp xưa nay vô sanh cũng vô hữu diệt, thời chứng được vô sanh pháp nhẫn, ấy là ngộ nhập bất nhị pháp môn.; T. 14: Duy ma cật sở thuyết kinh (Vimalakīrti-nirdeśa-sūtra-維摩詰所說經), quyển trung, tr. 550b29-c4: Lúc bấy giờ Duy-ma-cật vì chúng đại Bồ-tát nói rằng: Các nhơn giả, thế nào là Bồ-tát nhập bất nhị pháp môn (Dvayadharmaparyāya)? Nên nói. Trong hội chúng có Bồ-tát Pháp-tự-tại (Dharmeśvara) nói rằng: Các nhơn giả! Sanh (utpāda) và diệt (nirodha) là hai, pháp vốn bất sanh, thời bất diệt, chứng được vô sanh pháp nhẫn (anutpattikadharmakṣānti) này , đó là nhập bất nhị pháp môn.
 

* Trang 584 *
device

nhẫn không lay động, ấy gọi là Pháp nhẫn.
            Hỏi: Đối với chúng sanh hoặc làm họ sân hận, làm não hại mạng họ thì mắc tội, nếu thường xét họ thì được phước. Còn đối với lạnh, nóng, gió, mưa... không có làm tăng hay tổn gì ai, vì sao mà phải nhẫn?
            Đáp: Tuy không tăng hay tổn, song tự mình sanh não loạn ưu khổ thì sẽ làm hại Bồ-tát đạo, vì vậy nên phải nhẫn.
            Lại nữa, không phải chỉ sát hại bức não chúng sanh nên mắc tội, mà vì ác tâm làm nhân duyên nên mắc tội. Vì sao? Vì tuy giết chúng sanh mà tâm vô ký, là không mắc tội, thường nghĩ tới chúng sanh, tuy không cho gì mà rất được phước. Lạnh, nóng, gió, mưa... tuy không làm tăng tổn, nhưng vì ác ý cho nên mắc tội. Do vậy, nên phải nhẫn.
            Lại nữa, Bồ-tát tự biết do nhân duyên của tội đời trước nên sanh vào chỗ khổ này. Ấy là do ta làm, ta nên tự chịu. Suy nghĩ như vậy, cho nên hay nhẫn.
            Lại nữa, Bồ-tát suy nghĩ: “Quốc độ có hai thứ: Có thứ tịnh, có thứ không tịnh. Bồ-tát nếu sanh vào trong Quốc độ không tịnh, chịu cay đắng, đói rét các khổ, thì tự phát lời nguyện thanh tịnh rằng: “Khi ta thành Phật, trong Quốc độ không có các thứ khổ ấy....” Như vậy, quốc độ đây tuy không tịnh, nhưng mà có lợi cho ta.
            Lại nữa, Bồ-tát suy nghĩ: “Tám pháp[1] của thế gian (lokadharma), Hiền Thánh còn không thể tránh được, huống gì là ta?”. Do vậy phải nên nhẫn.

            Lại nữa, Bồ-tát suy nghĩ: “Biết thân người đây không
 

[1] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottarikāgama -增壹阿含經), quyển 39, Mã huyết thiên tử phẩm 43 (馬血天子品第四十三之二), tr. 764b14-16: Thế-tôn bảo các tỳ-kheo: có tám pháp của thế gian, thế nào là tám? lợi dưỡng, hoại diệt, chê bai, khen ngợi, ca ngợi, khiển trách, khổ và vui (lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, và lạc). 
 

* Trang 585 *
device

bền, không mạnh,[1] bị già bệnh chết đuổi theo. Tuy lại còn có thân trời thanh tịnh, không già không bệnh, nhưng lại đắm mê thú vui cõi trời thì cũng giống như người say, không thể tu hành phước đức Thánh đạo, xuất gia lìa dục. Vì vậy nên đối nhân thân này tự gắng nhẫn nhục tu phước, lợi ích chúng sanh.”
            Lại nữa, Bồ-tát suy nghĩ: “Ta thọ xác thân tứ đại ngũ uẩn này, tất phải chịu phần thống khổ. Không ai có thọ thân mà không khổ. Giàu sang, nghèo hèn, xuất gia, tại gia, ngu trí, sáng tối, không ai khỏi khổ được, vì sao? Vì người giàu sang thường hay sợ hãi, thủ hộ tài vật; giống như dê béo, phải sớm đến máy đồ tể;[2] như Quạ tha miếng thịt, cả bầy Quạ đuổi theo. Người nghèo hèn thì có cái khổ đói rét; người xuất gia, đời nay tuy khổ mà đời sau hưởng phước đắc đạo. Người tại gia, đời nay tuy vui, mà đời sau chịu khổ. Người ngu lúc đầu cầu cái vui đời này, nhưng khi vô thường đối mặt đến, sau lại phải chịu khổ. Người trí lúc đầu suy nghĩ về cái khổ vô thường, sau lại được thọ vui. Như vậy, người đã có thọ thân, chẳng ai không khổ.” Cho nên Bồ-tát phải nên thực hành nhẫn nhục.
            Lại nữa, Bồ-tát suy nghĩ: “Hết thảy thế gian đều khổ, làm sao ta ở trong đó mà lại cầu vui được?”

            Lại nữa, Bồ-tát suy nghĩ: “Ta ở trong vô lượng kiếp, thường chịu các khổ, mà không có lợi ích gì, chưa từng vì pháp, ngày nay vì chúng sanh mà cầu Phật đạo, tuy có chịu khổ  này,  song  sẽ  được  lợi  lớn.”  Thế nên đối với các khổ
 

[1] T. 1: Bát nê hoàn kinh (parinirvāṇa-sūtra-般泥洹經), quyển thượng, tr. 180a26-27: Ta nay đã già tuổi đã 80, thân ta như một chiếc xe, không bền, không mạnh.  Tham khảo Đại trí độ luận, quyển 23: Hết thảy hữu vi pháp, không bền, không mạnh, không thể chấp thủ, không thể đắm trước, như huyễn như hóa, cuống hoặc người đời. Nhơn vì vô thường chứng nhập không môn, trong không ấy hết thảy pháp bất khả đắc, vô thường cũng bất khả đắc.
[2] Tham khảo T. 30:  Du già sư điạ luận (Yogācāra-bhūmi-śāstra-瑜伽師地論), quyển 58, tr. 626c12-14.
 

* Trang 586 *
device

trong, ngoài, đều nên nhẫn chịu.
            Lại nữa, Bồ-tát đại tâm thề nguyện rằng: “Nếu gặp cái khổ ở Vô gián địa ngục mà ta còn phải nhẫn, huống chi cái khổ nhỏ mà không thể nhẫn sao? Nếu khổ nhỏ không nhẫn được làm sao nhẫn được khổ lớn? Như vậy nhẫn được các pháp bên ngoài, gọi là Pháp nhẫn.
            Hỏi: Làm sao nhẫn được tâm pháp bên trong?
            Đáp: Bồ-tát suy nghĩ: “Ta tuy chưa đắc đạo, các kiết sử chưa dứt, nếu không nhẫn thì chẳng khác gì phàm phu, chẳng phải là Bồ-tát.” Lại tự suy nghĩ: “Nếu ta đắc đạo, các kiết sử dứt hết, thời không còn có pháp chi để nhẫn.”
            Lại nữa, đói khát, lạnh nóng là Ma quân bên ngoài; kiết sử, phiền não là Ma tặc bên trong. Hãy phá hai tên quân đó để thành Phật đạo. Nếu không như vậy thời Phật đạo không thành. Như nói trong khi Phật tu khổ hạnh sáu năm, Ma vương đến nói: "Quý nhân giòng Sát-lợi, trong ngàn phần sanh của ngươi chỉ còn có một phần sống!. Mau mau đứng dậy trở về trong nước, bố thí tu phước, thì có thể được cái vui ở cõi người cõi trời, đời này và đời sau. Đạo không thể nào đắc, ngươi chỉ luống công cần khổ. Nếu ngươi không chịu nghe lời dạy dịu ngọt, cố thủ sự u mê không đứng dậy, thì ta đem đoàn đại quân đến đánh phá ngươi.” Bồ-tát nói: “Ta nay còn phá cả đội quân sức mạnh bên trong của ngươi, huống là đội quân bên ngoài?” Ma nói: “Những gì là đội quân bên trong của ta?” Bồ-tát đáp:
                        “Dục là quân đầu của ngươi,

* Trang 587 *
device

                        Ưu sầu là quân thứ hai,
                        Đói khát là quân thứ ba,
                        Khát ái là quân thứ tư,
                        Ngủ nghỉ là quân thứ năm,
                        Sợ hãi là quân thứ sáu,
                        Nghi hối là quân thứ bảy,
                        Sân nhuế là quân thứ tám,
                        Lợi dưỡng, hư danh chín,
                        Tự cao, kiêu mạn mười.
                        Các tên quân như vậy,
                        Chán ghét người xuất gia,
                        Ta dùng sức thiền, trí,
                        Phá quân ấy của ngươi,
                        Được thành Phật đạo rồi,
                        Độ thoát hết mọi người.”
            Bồ-tát tuy chưa thể phá các thứ quân ấy, nhưng mặc áo giáp nhẫn nhục, cầm gươm trí tuệ, cầm cái thuẩn thiền định, chặn các mũi tên phiền não; ấy gọi là nội nhẫn.
            Lại nữa, Bồ-tát nên tu nhẫn đối với các phiền não, không nên dứt kiết sử, vì sao? Vì nếu dứt kiết sử, thì bị mất mát rất nhiều, bị rơi vào con đường A-la-hán, không khác gì người mà các căn bại liệt.[1] Cho nên ngăn đỡ kiết sử mà không dứt. Do tu nhẫn nhục, không theo kiết sử.
            Hỏi: Làm sao kiết sử chưa đứt mà không theo nó được?
            Đáp: Nhờ Chánh  tư  duy  nên  tuy  có  phiền  não  mà không theo nó.
 

[1] Căn bại liệt, tham khảo T. 14: Duy Ma cật sở thuyết kinh (Vimalakīrti-nirdeśa sūtra-維摩詰所說經), quyển trung, tr. 549b19-23; T. 14: Phật thuyết duy ma cật kinh (佛說維摩詰經), quyển hạ, tr. 529c19-21: Đã đắc La-hán làm Ứng chơn (Arhat), trọn không thể khởi đạo ý mà đầy đủ Phật pháp, như người mà các căn bại liệt, vị ấy đối với ngũ lạc không thể hưởng lợi được.
 

* Trang 588 *
device

            Lại nữa, nhờ tư duy quán sát tướng không, vô thường, nên tuy có năm dục tốt đẹp, mà không sanh các kiết sử; ví như Quốc vương có một đại thần, tự che dấu tội, không người nào biết. Vua bảo: “Ngươi hãy chọn lấy một con Dê béo mà không có mỡ đem lại đây, nếu không được sẽ bắt tội ngươi.” Vị đại thần có trí, cột một con Dê lớn, khéo nuôi bằng cỏ, lúa, song mỗi ngày cho ba con Chó sói đến khủng bố, Dê tuy được nuôi béo mà không mỡ. Khi dắt đến cho vua, vua sai người giết, quả là béo mà không mỡ. Vua hỏi: "Làm sao được như vậy?”. Đại thần đáp lại việc trên. Bồ-tát cũng như vậy, vì do thấy chó sói vô thường, khổ, không, nên làm cho mỡ các kiết sử phải tiêu, mà thịt các công đức thì béo.
            Lại nữa, Bồ-tát do vô lượng phước báo công đức, nên tâm được nhu nhuyến, các kiết sử mỏng, dễ tu nhẫn nhục. Ví như Sư tử chúa rống ở giữa rừng, có người trông thấy, cúi đầu cầu xin, thời nó thả cho đi, nhưng Cọp beo là vật nhỏ, thì không thể thả như vậy, vì sao? Vì Sư tử chúa là loài thú quý, có trí phân biệt, còn Cọp beo là loài trùng hèn, không biết phân biệt. Lại như quân bại trận, gặp được đại tướng thời sống, gặp phải tiểu binh thời chết.
            Lại nữa, Bồ-tát công đức trí tuệ lực quán sự sân nhuế có các điều xấu ác, quán sự nhẫn nhục có các thứ công đức, cho nên hay nhẫn các kiết sử.

            Lại nữa, tâm Bồ-tát có trí lực, hay dứt kiết sử, vì chúng sanh nên trụ lâu tại thế gian. Biết kiết sử là giặc, cho nên nhẫn mà không theo. Bồ-tát trói giặc kiết sử ấy lại, không cho

* Trang 589 *
device

phóng túng, mà lo tu công đức. Ví như có giặc, vì có nhân duyên nên không giết, chỉ nhốt kỹ một nơi mà tự tu tập sự nghiệp.
            Lại nữa, Bồ-tát nhờ thật biết tướng các pháp, nên không cho các kiết sử là xấu, không cho các công đức là tốt, cho nên đối với kiết sử không sân, đối với công đức không ái. Do trí lực ấy nên hay tu nhẫn nhục, như kệ nói:
                        “Bồ-tát đoạn trừ các bất thiện,
                        Cho đến vi tế, dứt không còn,
                        Phước đại công đức không có lượng,
                        Sự nghiệp tạo tác đều thành tựu.
                        Bồ-tát nhờ sức đại trí tuệ,
                        Nên các kiết sử không não hại,
                        Cho nên biết được các pháp tướng,
                        Sanh tử Niết-bàn một không hai.”
            Do các nhân duyên như vậy, tuy chưa đắc đạo, mà có thể nhẫn đối với các pháp phiền não; ấy gọi là pháp nhẫn.
            Lại nữa, Bồ-tát đối với hết thảy pháp, biết là một tướng không hai. Hết thảy pháp đều là pháp có tướng khả thức, cho nên nói một. Nhãn thức thức sắc cho đến ý thức thức pháp, ấy là pháp có tướng khả thức, cho nên nói một.

            Lại nữa, hết thảy pháp có tướng khả tri, cho nên nói một. Khổ pháp trí, khổ tỷ trí (khổ loại trí), biết Khổ đế. Tập pháp trí, tập tỷ trí, biết Tập đế. Diệt pháp trí, diệt tỷ trí, biết Diệt đế. Đạo pháp trí, đạo tỷ trí, biết Đạo đế[1]và thế trí thiện cũng biết được khổ, tập, diệt, đạo và hư không chẳng không, chẳng phải
 

[1] Tham khảo T. 29: Câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-俱舍論), quyển 23, Phân biệt hiền thánh phẩm (分別賢聖品), tr. 121.
 
 

* Trang 590 *
device

là trí duyên và Diệt đế. Ấy là pháp có tướng khả tri cho nên nói một.
            Lại nữa, hết thảy pháp có tướng khả duyên cho nên nói một. Nhãn thức và pháp tương ưng với nhãn thức duyên sắc, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức cũng như vậy. Ý thức và pháp tương ưng với ý thức cũng duyên nhãn, cũng duyên sắc, cũng duyên nhãn thức, cho đến duyên ý, duyên pháp, duyên ý thức. Hết thảy pháp có tướng khả duyên, cho nên nói một.
            Lại nữa, hết thảy pháp đều là một, một lại có một gọi là hai, ba lần một gọi là ba. Như vậy cho đến ngàn, vạn cũng đều là một mà giả gọi là ngàn, vạn.
            Lại nữa, trong hết thảy pháp có tướng, cho nên nói một. Do một tướng gọi là một. Hết thảy vật gọi là pháp, tướng của pháp gọi là một. Do vô lượng nhất môn như vậy, nên phá tướng khác, không đắm tướng một, ấy gọi là pháp nhẫn.
            Lại nữa, Bồ-tát quán hết thảy pháp là hai. Thế nào là hai? Hai là tướng trong và tướng ngoài. Vì có tướng trong ngoài, nên tướng trong chẳng phải ngoài, tướng ngoài chẳng phải trong.

            Lại nữa, hết thảy pháp hữu tướng, vô tướng cho nên là hai. Không, bất không; thường, phi thường; ngã, phi ngã; sắc, phi sắc; thấy được, không thấy được; có đối ngại, không đối ngại; hữu lậu, vô lậu; hữu vi, vô vi; tâm pháp, phi tâm pháp; tâm số pháp, phi tâm số pháp; pháp tương ưng với tâm, pháp không tương ưng với tâm. Do vô lượng nhị môn như vậy, nên

* Trang 591 *
device

phá tướng một, không đắm tướng hai; ấy gọi là pháp nhẫn.
            Lại nữa, Bồ-tát quán hết thảy pháp là ba. Thượng, trung, hạ; thiện, bất thiện, vô ký; có, không, chẳng phải có chẳng phải không; kiến đế đoạn, tư duy đoạn, không đoạn; học, vô học, phi học phi vô học; quả báo, có quả báo, chẳng phải quả báo chẳng phải có quả báo. Do vô lượng tam môn như vậy, nên phá tướng một, không đắm tướng khác; ấy gọi là pháp nhẫn.
            Lại nữa, Bồ-tát tuy chưa được vô lậu đạo, kiết sử chưa dứt, mà có thể tin Thánh pháp vô lậu, và ba pháp ấn: Một là pháp ấn về hết thảy hữu vi sanh đều vô thường; hai là pháp ấn về hết thảy pháp vô ngã; ba là pháp ấn về Niết-bàn chơn thật.[1] Bậc Hiền Thánh đắc đạo, tự được tự biết. Bồ-tát tuy chưa đắc đạo, mà có thể tin và thọ; ấy gọi là pháp nhẫn.

            Lại nữa, đối với mười bốn pháp nạn vấn không đáp. Có thường hay không thường v.v...quán sát không ngăn ngại, không mất trung đạo, hay nhẫn được pháp ấy; gọi là pháp nhẫn. Như có một Tỳ-kheo[2] đối với mười bốn nạn vấn ấy, tư duy quán sát, không thể thông đạt được nên tâm không nhẫn được, mới ôm y bát đi đến chỗ Phật, bạch Phật rằng: “Phật nếu có thể giải mười bốn nạn vấn này cho con, khiến cho con được hiểu rõ, thì con sẽ làm đệ tử, nếu không thể hiểu rõ, thì con sẽ đi tìm đạo khác.” Phật dạy: "Người ngu! Ông có từng ước hẹn với Ta, nếu Ta đáp mười bốn nạn vấn thì ông làm đệ tử Ta chăng?” Tỳ-kheo nói: "Bạch Thế Tôn, không!” Phật nói: “Ông là người ngu, sao nay lại nói nếu không đáp cho
 

[1] Sarvasaṃskārā anityāḥ sarvasaṃskārā duḥkhāḥ sarvadharmā anātmānaḥ śāntaṃ nirvāṇam; T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama -中阿含經), quyển 30, kinh số 153, tr. 672a29-c5; T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 5, kinh số 104, tr. 31c3-11; T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 9, tr. 45a20-23.
[2] T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 60, kinh số 221, Tiễn dụ kinh (箭喻經), tr. 804a-805c; Phật thuyết tiễn dụ kinh (佛說箭喻經), tr. 917b-918b.
 

* Trang 592 *
device

con, con sẽ không làm đệ tử? Ta vì người bị già, bệnh, chết mà thuyết pháp tế độ cho họ. Mười bốn nạn vấn ấy là pháp đấu tranh, không ích chi đến Chánh pháp, chỉ là hý luận, hỏi để làm chi? Nếu đáp cho ông, tâm ông không rõ, đến chết vẫn không hiểu, vẫn không thoát được sanh, già, bệnh, chết. Ví như có người, thân bị tên độc, bà con mời thầy thuốc để rút mũi tên, xức thuốc, người ấy bèn nói: “Chưa được rút mũi tên, trước tiên phải nói cho tôi biết họ tên, thân lý, cha mẹ, tuổi tác người bắn; tôi lại muốn biết mũi tên xuất từ núi nào, cây gì, lông gì, bịt nhọn mũi tên là người nào, làm bằng sắt gì, lại muốn biết chiếc cung bằng cây ở núi nào, sừng con chi, rồi lại muốn biết cây thuốc sanh ở chỗ nào, tên chủng loại gì? Những việc như vậy tôi cần biết rõ tất cả, sau tôi mới cho người rút mũi tên và xức thuốc.” Phật hỏi Tỳ-kheo: “Người kia có thể biết hết mọi việc ấy, sau mới cho rút mũi tên ư?” Tỳ-kheo thưa: “Không thể biết được. Nếu chờ cho biết hết, thời đã chết mất rồi!” Phật dạy: “Ông cũng như vậy, bị mũi tên tà kiến, bôi thứ thuốc độc ái, đã thấm vào tâm ông, trước vì muốn nhổ mũi tên ấy nên làm đệ tử Ta, nhưng nay lại không muốn nhổ mũi tên, chỉ muốn tìm biết hết thế gian là thường hay vô thường, hữu biên hay vô biên v.v... tìm biết chưa được thì đã mất tuệ mạng, chết như súc sanh, tự rơi vào tối tăm!”. Tỳ-kheo hổ thẹn, biết sâu lời Phật, liền chứng được đạo quả A-la-hán.
Lại nữa,  Bồ-tát  muốn làm người Nhất thiết trí (sarvajñāna), nên suy tìm hết thảy pháp, biết thật tướng của nó, đối trong mười bốn

* Trang 593 *
device

nạn vấn, không trệ, không ngại, biết nó là bệnh nặng của tâm, nên thoát ra được, nhẫn được; ấy gọi là Pháp nhẫn.
            Lại nữa, Phật pháp thậm thâm, thanh tịnh vi diệu, diễn bày vô lượng các thứ pháp môn, mà có thể nhất tâm tín thọ, không nghi, không hối; ấy gọi là Pháp nhẫn. Như Phật đã dạy: “Các pháp tuy không, cũng không đoạn, cũng không diệt. Các pháp nhân duyên tương tục sanh cũng chẳng phải thường. Các pháp tuy vô thần (ngã),[1] mà cũng không mất tội phước.[2] Chỉ trong khoảnh khắc một niệm của tâm mà các pháp, các căn, các tuệ nơi thân chuyển diệt không ngừng, chẳng kịp đến niệm sau, cứ đổi mới sanh diệt, cũng không mất nghiệp nhân duyên của vô lượng đời. Tuy trong năm uẩn, mười tám giới, mười hai nhập đều không, vô ngã, mà chúng sanh vẫn luân chuyển trong năm đường chịu sanh tử. Đối với các pháp thậm thâm vi diệu như vậy, tuy chưa đắc Phật đạo, mà có thể tín thọ không nghi không hối; ấy là Pháp nhẫn.
            Lại nữa, A-la-hán, Bích-chi Phật, vì sợ sanh tử xấu ác mà cầu vào Niết-bàn, còn Bồ-tát tuy chưa được thành Phật, mà muốn cầu Nhất thiết trí, và thương xót chúng sanh muốn phân biệt biết rõ ràng thật tướng các pháp. Nhẫn được việc này, gọi là Pháp nhẫn.
            Hỏi: Làm sao quán được thật tướng các pháp?
            Đáp: Quán các pháp không có tỳ vết, lỗ hổng, không thể phá, không thể hoại, ấy là thật tướng.
            Hỏi: Tất cả lời nói, đều có thể đáp, có thể phá, có thể hoại; tại sao lại nói không thể phá hoại, ấy là thật tướng?
 

[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama-中阿含經), quyển 54, Đại phẩm a lê tra kinh (大品阿梨吒經), tr. 765b27-29, Thế-tôn tán thán rằng: Lành thay! lành thay! Nói nhơn thần nên có ngã, vô thần thời vô ngã, đều là thần; có thần bất khả đắc (không thể được), không thể thi thiết; T. 42: Trung quán luận sớ (中觀論疏), quyển 6, tr. 92c12-15, Tác giả phẩm đệ bát (作者品第八): Kinh Niết-bàn dạy rằng: các nhà ngoại đạo tuy nói ngã, trọn không lìa năm ấm, mười hai nhập, mười tám giới, lại nếu vô thần tướng chỉ năm ấm là thần tướng, trâu chỉ ngựa làm tướng, lửa chỉ nước làm tướng, cả hai vô tướng nên vô thần.   
[2] Tham khảo T. 30: Trung Luận ( Madhyamaka-śāstra-中論), quyển 3, Quán nghiệp phẩm đệ 17 (觀業品第17), tr. 22c19-26: Hỏi rằng: nếu như vậy thời không có nghiệp quả báo. Đáp rằng: Tuy không cũng chẳng đoạn, tuy có mà chẳng thường, nghiệp quả báo chẳng mất, ấy là lời Phật dạy (Śūnyatā ca na cocchedaḥ saṁsāraśca na śāśvatam, karmaṇo’vipraṇāśaśca dharmo buddhena deśitaḥ (20). Ý nghĩa được nói ở luận này là xa lìa đoạn thường, vì sao? Vì nghiệp rốt ráo không, tướng nó tịch diệt, tự tính nó xa lìa có không, thời đâu có pháp gì để đoạn, đâu có pháp gì để mất? Do nhân duyên điên đảo, có sinh tử qua lại nên không thường, vì sao? Vì pháp từ điên đảo khởi lên thời hư dối không thật; không thật nên chẳng phải thường.
 

* Trang 594 *
device

            Đáp: Vì các pháp không thể phá, nên trong Phật pháp tất cả đường ngôn ngữ đều vượt qua, chỗ tâm đi qua đều dứt bặt, thường bất sanh bất diệt, như tướng Niết-bàn, vì sao? Vì nếu các pháp tướng là thật có, thời lúc sau chẳng nên không có, nếu các pháp trước có mà nay không, tức là đoạn diệt.
            Lại nữa, các pháp chẳng phải là thường, vì sao? Vì nếu thường tức không có tội, không có phước, không có xót thương, cũng không có thí cho mạng sống, cũng không có lợi ích tu hành, cũng không triền phược, không giải thoát, thế gian là Niết-bàn. Do nhân duyên như vậy, các pháp chẳng phải thường. Nếu các pháp là vô thường thời là đoạn diệt, cũng không có tội, không có phước, cũng không thêm bớt, các nghiệp nhân duyên quả báo đều mất. Do nhân duyên như vậy, các pháp chẳng phải vô thường.
            Hỏi: Ông nói trong Phật pháp thường cũng chẳng thật, vô thường cũng chẳng thật, sự ấy không đúng, vì sao? Vì trong Phật pháp thường cũng thật, vô thường cũng thật. Thường là thường duyên diệt đế, phi thường thường duyên diệt đế, phi các duyên hết,[1] trống không, không sanh, không trụ, không diệt; ấy là tướng thường. Tướng vô thường là, năm uẩn sanh, trụ, diệt là tướng vô thường, vì sao ông nói thường và vô thường đều chẳng thật?

            Đáp: Thánh nhân có hai lối nói: 1- Nói phương tiện. 2- Nói thẳng. Nói phương tiện là vì người, vì nhân duyên. Vì người là vì chúng sanh mà nói là thường, là vô thường, như trong đoạn “Đối trị Tất-đàn” đã nói: “Nếu nói vô thường là vì
 

[1] T. 26: A-tỳ-đàm bát kiền độ luận (阿毘曇八犍度論), quyển 2, tr. 777c7-14.
 

* Trang 595 *
device

muốn cứu chúng sanh khỏi đắm say trong cái vui ba cõi. Phật suy nghĩ nên lấy pháp gì để khiến chúng sanh được xa lìa dục, cho nên mới nói các pháp là vô thường", như kệ nói:
                        “Nếu quán pháp vô sanh,
                        Đối pháp sanh được lìa.
                        Nếu quán pháp vô vi,
                        Đối hữu vi được lìa.”
         Thế nào là sanh? Sanh là nhân duyên hòa hợp, vô thường, không tự tại, thuộc nhân duyên, có tướng già, bệnh, chết, tướng hư dối, tướng phá hoại; ấy gọi là sanh. Sanh là pháp hữu vi. Như trong Đối trị Tất-đàn nói: “Thường và vô thường đều chẳng phải là tướng thật, vì cả hai đều sai lầm.” Nếu nói các pháp chẳng phải hữu thường, chẳng phải vô thường, ấy là lối lý luận ngu si, vì cớ sao? Vì nếu chẳng phải có thời phá không, nếu chẳng phải không thời phá có, nếu phá cả hai sự ấy, thì còn có pháp gì nữa để nói?
         Hỏi: Trong Phật pháp thường nói không tướng, chẳng có chẳng không. Không để trừ có, không không để ngăn không, ấy là chẳng có, chẳng không; sao lại cho là lý luận ngu si?

         Đáp: Thật tướng chẳng phải có, chẳng phải không, theo trong Phật pháp nói, là không lãnh thọ, không chấp trước. Còn chẳng phải có, chẳng phải không của ông nói là có lãnh thọ, có chấp trước, nên cho là lý luận ngu si. Nếu nói: “Chẳng phải có, chẳng phải không” thế là có thể nói, có thể phá, là chỗ tâm sanh khởi, là chỗ đấu tránh. Phật pháp thời không

* Trang 596 *
device

như vậy. Tuy theo nhân duyên mà nói “chẳng phải có, chẳng phải không” nhưng không sanh tâm chấp trước, không sanh tâm chấp trước nên không thể hoại, không thể phá. Các pháp hoặc hữu biên hoặc vô biên, hoặc vừa hữu biên vừa vô biên, hoặc chẳng phải hữu biên vô biên, hoặc còn có đi sau khi chết, hoặc không còn có đi sau khi chết, hoặc vừa có đi vừa không đi sau khi chết, hoặc chẳng phải có đi chẳng phải không đi sau khi chết, thân xác là thần hồn, hoặc thân xác khác thần hồn khác, cũng như vậy, đều chẳng thật. Quán các pháp theo như trong sáu mươi hai kiến chấp cũng đều chẳng thật, khước trừ hết thảy những điều như vậy, tin Phật pháp là tướng thanh tịnh bất hoại, tâm không hối hận, không lay chuyển; ấy gọi là Pháp nhẫn.
            Lại nữa, hữu vô nhị biên, quán các pháp khi sanh, khi trụ, thời là tướng hữu kiến. Quán các pháp khi già, khi hoại thời là tướng vô kiến. Chúng sanh trong ba cõi phần nhiều đắm trước vào tướng hai kiến đó. Cả hai thứ pháp ấy hư dối không thật. Hữu tướng thời chẳng phải vô, vì sao? Vì nay không trước có là rơi vào đoạn diệt, nếu đoạn diệt thời là không đúng.
            Lại nữa, hết thảy các pháp, do danh tự hòa hợp, nên mới gọi đó là có. Do vậy, pháp do danh tự hòa hợp sanh là pháp chẳng thể có được (bất khả đắc).
            Hỏi: Pháp do danh tự hòa hợp sanh, tuy chẳng thể có được, song vẫn có danh tự hòa hợp?
            Đáp: Nếu không có pháp, thì danh tự hòa hợp vì cái gì?

* Trang 597 *
device

Thế ấy là không danh tự.
            Lại nữa, nếu các pháp thật có, thời không phải cần do tâm thức biết mới có, nếu cần phải do tâm thức biết nên mới có, thế thời chẳng phải có. Như tướng cứng của đất,[1] do thân căn, thân thức biết nên mới có. Nếu không có thân căn, thân thức biết thời không có tướng cứng.
            Hỏi: Thân căn, thân thức, hoặc biết, hoặc không biết, thì đất vẫn thường là tướng cứng?
            Đáp: Đó là hoặc do trước đã tự biết có tướng ấy, hoặc do nghe người khác nói mà biết có tướng cứng. Nếu trước không tự biết, không nghe người nói, thời không có tướng cứng.
            Lại nữa, đất thường là tướng cứng, thời không nên bỏ tướng đó, như sữa đặc, sáp ong, nhựa cây, gặp khí nóng tan ra thời bỏ tướng cứng mà trở thành tướng ướt; vàng bạc, đồng, sắt v.v...cũng như vậy. Như nước là tướng lỏng ướt gặp khí lạnh thời chuyển thành tướng đặc cứng. Như vậy, các thứ đều là xả bỏ tướng.
            Lại nữa, các luận nghị sư có thể khiến có thành không, khiến không thành có. Các bậc Hiền Thánh, người tọa thiền, có thể khiến đất thành nước, nước thành đất. Như vậy, các pháp đều có thể chuyển đổi; như nói trong mười pháp nhất thiết nhập hoặc gọi mười biến xứ.[2]
             Lại nữa, hữu kiến (chấp có) ấy phát sanh vì có tham dục, sân nhuế, ngu si, kiết phược, đấu tránh cho nên chỗ nào
 

[1] T. 29: Câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-俱舍論), quyển 1, Phân biệt giới phẩm (分別界品), tr. 3b.
[2] T. 29: Câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-俱舍論), quyển 29, Phân biệt định phẩm (分別定品), tr. 151c; T. 30:  Du già sư địa luận (Yogācāra-bhūmi-śāstra-瑜伽師地論), quyển 62, tr. 645b28.
 

* Trang 598 *
device

sanh tham dục, sân nhuế v.v...ấy là không phải Phật pháp, vì sao? Vì tướng của Phật pháp là lành, là trong sạch. Do thế nên chẳng phải thật.
            Lại nữa, hết thảy pháp có hai thứ: Sắc pháp và vô sắc pháp. Sắc pháp thời phân tích cho đến cực vi, tan mất không còn gì, như đã nói trong chương Đàn Ba-la-mật đoạn phá bác về vật bố thí. Vô sắc pháp thì ngũ thức không biết được, khi ý thức sanh, trụ, diệt quán sát biết tâm có phần đoạn,[1] có phần đoạn nên vô thường, vô thường nên không, không nên chẳng phải có, trong khoảng gảy móng tay có đến sáu mươi thì (kṣaṇa)[2] (niệm, thời gian rất ngắn) trong mỗi thì, tâm có sanh diệt, do tương tục sanh, nên biết ấy là tâm tham, ấy là tâm sân, ấy là tâm si, ấy là tâm tín, ấy là tâm thanh tịnh, trí tuệ, thiền định. Hành giả quán tâm sanh rồi diệt như dòng nước, như ngọn đèn; ấy gọi là cửa ngõ đi vào không trí, vì sao? Vì nếu tâm một thời sanh, còn trong các thời khác diệt, thì tâm ấy nên là thường, vì sao? Vì trong thời gian tâm sanh rất ngắn ấy không có diệt. Nếu trong một thời ấy đã không có diệt, thời phải nên trước sau đều không diệt.
            Lại nữa, Phật nói pháp hữu vi đều có ba tướng,[3] nếu trong thời gian rất ngắn, chỉ sanh mà không diệt, thì đó không phải là pháp hữu vi. Nếu trong thời gian rất ngắn tâm có sanh, trụ, diệt, thời vì sao chỉ trước sanh mà sau diệt, chứ không trước diệt mà sau sanh?
              Lại nữa, nếu trước có tâm, sau có sanh, thời tâm không cần đợi sanh, vì sao? Vì trước đã có tâm vậy. Nếu trước đã có
 

[1] T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 132, tr. 683c26-684a2.
[2] T.  27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 39, 136, tr. 201b-c; T. 29: Câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-俱舍論), quyển 5, Phân biệt căn (分別根品), tr. 27a-b; Phân biệt nghiệp (分別業品), quyển 13, phân biệt thế gian (分別世間品), quyển 13; T. 29: Thuận chánh lý luận (Abhidharma-nyāyānusāra-順正理論), quyển 5, tr. 409b-c, quyển 32, tr. 521c13-14.
[3] Tham khảo T. 30: Trung luận (Madhyamaka-śāstra-中論), quyển 2, quán tam tướng phẩm đệ thất (觀三相品第七), tr. 9a6: Nếu sinh là pháp hữu vi, thời nó phải có đủ ba tướng sinh, trụ, diệt. Nếu sinh là pháp vô vi, thời làm sao gọi nó là tướng hữu vi; Madhyamaka-śāstra, Saṁskṛtaparīkṣā: Yadi saṁskṛta utpādastatra yuktā trilakṣaṇī, athāsaṁskṛta utpādaḥ kathaṁ saṁskṛtalakṣaṇam. (1)
.
 
 

* Trang 599 *
device

sanh, thời sanh không còn sanh làm gì nữa. Lại sanh và diệt tánh trái nhau, khi sanh thời không thể có diệt, khi diệt thời không thể có sanh. Do lẽ đó, nhất thời là không thể có được, dị thời cũng không thể có được. Thế tức là vô sanh, nếu vô sanh thời vô trụ, vô diệt; nếu không sanh, trụ, diệt thời không tâm số pháp; không tâm số pháp, thời không có các tâm bất tương ưng, hành, sắc pháp, vô sắc pháp đã không thời vô vi pháp cũng không, vì cớ sao? Vì nhân hữu vi nên có vô vi, nếu không có hữu vi thời không có vô vi.
            Lại nữa, thấy pháp có tạo tác là vô thường, nên biết pháp không tạo tác là thường. Nếu như vậy, nay thấy pháp tạo tác phải là có pháp, thì pháp không tạo tác phải là không pháp. Vì thế nên pháp “Thường” là không thể có được (bất khả đắc).
            Lại nữa, ngoại đạo và đệ tử Phật, nói pháp “Thường” có chỗ đồng nhau, có chỗ khác nhau. Chỗ đồng là như nói hư không, Niết-bàn; chỗ khác là ngoại đạo nói có ngã, thời, phương, vi trần, minh sơ. Có đệ tử Phật nói, chẳng phải thường duyên diệt đế. Lại nói pháp nhân duyên là thường; pháp do nhân duyên sanh là vô thường. Trong Đại thừa nói pháp thường như nói pháp tánh, như như, chơn tế; như vậy gọi là pháp thường. Còn như hư không, Niết-bàn thì như trong chương Tán thán Bồ-tát trước kia đã nói. Thần, thời, phương, vi trần, cũng như trước đã nói. Do vậy không nên nói các pháp là có.

* Trang 600 *
device

            Nếu các pháp không, có hai thứ: 1- Thường không. 2- Đoạn diệt nên không, hoặc trước có nay không, hoặc nay có sau không; ấy là đoạn diệt. Nếu vậy thời không có nhân duyên, không nhân duyên thì trong một vật xuất sanh hết thảy vật, mà cũng có thể trong một vật không xuất sanh gì hết. Đời sau cũng như vậy. Nếu dứt mất nhân duyên tội phước thời không thể có sự giàu nghèo, sang hèn khác nhau và bị đọa vào trong ác đạo, súc sanh.
            Nếu nói thường không, thời không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Nếu không có Tứ đế, thời không có Pháp bảo, thời không có Tám đạo quả Hiền Thánh. Nếu không Pháp bảo, Tăng bảo, thời không có Phật bảo. Nếu như vậy thời phá hoại Tam Bảo. Lại nữa, nếu hết thảy pháp thật không, thời không có tội phước, không có cha mẹ, cũng không có lễ nghĩa phép tắc thế gian, cũng không có thiện ác. Vậy thời thiện ác đồng môn, thị phi nhất quán, hết thảy mọi vật đều không, như thấy trong mộng. Nếu nói thật không, thì có lỗi như vậy, lời nói ấy ai mà tin được!.
            Nếu cho rằng vì điên đảo nên thấy có, vậy sao đang khi thấy một người lại không thấy thành hai, ba, vì là nó thật không mà điên đảo thấy.
            Nếu không rơi vào hai kiến có, không ấy, thời biết được trung đạo thật tướng. Làm sao biết thật?
           Đúng như điều được biết, được nói của hằng hà sa chư Phật Bồ-tát quá khứ; điều được biết, được nói của hằng hà sa chư Phật Bồ-tát vị lai; điều được biết, được nói của hằng hà sa

* Trang 601 *
device

chư Phật Bồ-tát hiện tại, mà sanh lòng tin lớn lao nên không nghi không hối, có sức tin lớn lao nên hay trì hay thọ; ấy gọi là Pháp nhẫn.
            Lại nữa, do sức thiền định nên tâm nhu nhuyến, thanh tịnh, và khi nghe nói đến thật tướng các pháp, tâm liền càng ứng hợp, tin chặt vào sâu, không nghi không hối. Vì cớ sao? Nghi và hối là pháp hệ thuộc Dục giới, vì nó thô ác nên không dính vào trong tâm nhu nhuyến; ấy gọi là Pháp nhẫn.
            Lại nữa, do trí tuệ lực nên khi quán hết thảy các pháp mà không có một pháp khả đắc. Nhẫn được, thọ được pháp ấy là không nghi, không hối; ấy gọi là Pháp nhẫn.
            Lại nữa, Bồ-tát suy nghĩ rằng: "Hàng phàm phu vì cái độc vô minh nên đối hết thảy các pháp chuyển thành tướng khác, phi thường tưởng thành thường, khổ tưởng thành vui, vô ngã tưởng thành có ngã; không mà cho là có thật, phi hữu là hữu, hữu là phi hữu.” Như vậy, trong chủng chủng pháp chuyển thành ra tướng khác. Được trí tuệ Thánh Hiền phá cái độc vô minh, biết rõ thật tướng các pháp, được có trí tuệ biết vô thường, khổ, không, vô ngã, vứt bỏ không chấp trước. Nhẫn được pháp ấy gọi là pháp nhẫn.
            Lại nữa, quán hết thảy các pháp từ trước đến nay thường không, đời nay cũng không, tin được, thọ được Pháp ấy gọi là Pháp nhẫn.
            Hỏi: Nếu quán hết thảy các pháp từ trước đến nay thường không, đời nay cũng không, thế là ác tà kiến, sao lại nói là Pháp nhẫn?

* Trang 602 *
device

            Đáp: Nếu quán các pháp rốt ráo không, tâm thủ trước tướng không ấy, thời đó là ác tà kiến. Nếu quán không mà không thủ trước, không sanh tà kiến, thời đó là pháp nhẫn, như kệ nói:
                        “Các pháp tánh thường không,
                        Tâm chẳng thủ trước không,
                        Nhẫn được pháp như vậy,
                        Là sơ tướng Phật đạo.”
            Như vậy các cửa nhập vào trí huệ, quán thật tướng các pháp, tâm không thối chuyển, không hối hận, không tùy theo các giác quán, cũng không lo buồn, được tự lợi lợi tha; ấy gọi là Pháp nhẫn.
            Pháp nhẫn ấy có ba thứ hành tướng thanh tịnh là: Không thấy pháp nhẫn nhục, không thấy thân mình, không thấy người nhục mạ; không hý luận các pháp, khi ấy gọi là pháp nhẫn thanh tịnh. Vì lẽ đó, nói Bồ-tát khi trụ trong Bát-nhã Ba-la-mật, có thể đầy đủ được nhẫn nhục Ba-la-mật, vì không lay động, không thối chuyển.
            Sao gọi là không lay động, không thối chuyển? Nghĩa là không sanh, sân giận, không xuất lời ác, thân không gây ác, tâm không nghi hoặc. Bồ-tát biết thật tướng Bát-nhã Ba-la-mật, không thấy các pháp, tâm không chấp trước. Nếu người đến mắng, hoặc làm đau đớn, giết hại, hết thảy đều nhẫn. Do vậy, nên nói tâm trụ trong Bát-nhã Ba-la-mật, thời có thể đầy đủ nhẫn nhục Ba-la-mật.
___________

* Trang 603 *
device

Xem mục lục