(39). PHÒNG BỆNH CÒN HƠN
CHỮA BỆNH
Phòng bệnh hơn là chữa bệnh đó là câu tục ngữ rất chí lý và hữu ích cho mọi người. Theo tâm lý, tự nhiên ai cũng đều muốn có một sức khoẻ dồi dào và lại càng muốn xa tránh khỏi bệnh tật. Khi bị đau yếu, ai cũng muốn biết là bị bệnh gì để kịp thời đề phòng và chữa trị sớm hết sức có thể.
Vậy sức khoẻ từ đâu mà có và tại sao bị bệnh?
Người ta được khoẻ hay yếu là hoàn toàn lệ thuộc vào ngũ tạng con người tức là:
Tâm (tim), Can (gan), Tỳ (lá lách), Phế (phổi), Thận.
Ngũ tạng lại liên đới với lục phủ là:
Tiểu trường (Ruột non), Đảm (Mật), Vị (Dạ dày), Đại trường (Ruột già), Bàng quang (Bọng đái)...
Nếu các cơ quan trên mà hoạt động điều hòa do khí huyết được thăng bằng (nghĩa là khí hàn khí nhiệt trong người không bị xung khắc nhau) thì con người được vui tươi, nước da hồng hào, mát mẻ, làm việc không biết mệt, tiếng nói sang sảng...
Nếu khí nhiệt trong phủ tạng mà nóng quá sẽ gây ra nhiều chứng bệnh như đau đớn, nhức mỏi, bệnh ung thư... rất nguy hiểm. Bởi vậy cần phải biết cách đề phòng, giữ cho các cơ quan trên được mát, điều hòa.
Dưới đây là một ít phương được giản dị để chữa trị khi có một bộ phận nào bị nóng.
1/- BỆNH TIM NÓNG
TRIỆU CHỨNG:
Người bị tim nóng thường thấy miệng đắng, nhất là khi thức dậy. Lưỡi đỏ, miệng khô, khát nước. Nếu nóng quá làm tim hồi hộp, hốt hoảng, có khi sinh chứng mê sảng, phát cuồng, điên...
ĐIỀU TRỊ:
Dùng sâm Hoa Kỳ (Thái nhỏ ra nếu là củ) độ 20-30g. Hạt sen 40-60g. Đổ chừng 3-4 ly nước, nấu sôi thật rồi đổ vào bình thủy (cả cái lẫn nước) uống dần. Có thể nấu lại 1-2 lần nữa cho hết chất.
2/- GAN MẬT NÓNG
TRIỆU CHỨNG:
Thường cảm thấy nặng phía bên hông phải, mắt bốc nóng có tia đỏ, chua miệng khi thức dậy và khi đói, dễ nóng giận, cáu kỉnh, hung ác... Bị gan nóng sẽ dẫn tới sưng gan, xơ gan là bước đầu ung thư.
TRỊ LIỆU:
Nấu Actisô uống hằng ngày. Nếu mật nóng thì nấu. 15g ô hà thủ (tiệm thuốc bắc) với ½ lít nước. Có thể Uống hằng ngày.
3/- PHỔI NÓNG
TRIỆU CHỨNG:
Nóng trong mũi, mũi chảy nước, khó thở, cảm thấy nóng trong ngực, miệng cay. Phổi khoẻ thì tiếng nói to, trong trẻo, hơi dài, làm không biết mệt. Khi phổi nóng thì dễ bị cảm dễ hắt hơi, sổ mũi và ho khan.
TRỊ LIỆU:
Dùng la hán 1 quả, với 10g Thiên môn (tiệm thuốc bắc), nấu với ½ lít nước, sôi kỹ, uống 2 lần; hoặc dùng 2 viên bột la hán chế 1 ly nước sôi lớn uống.
4/- TỲ, VỊ NÓNG
TRIỆU CHỨNG:
Thường thấy miệng ngọt khi thức dậy, nhiều nước bọt, hay ợ chua, nôn ói. Tỳ vị nóng dễ bị tiểu đường, máu đường, sình bụng, ăn khó tiêu, bị nôn ói.
TRỊ LIỆU:
Dùng lá dâu tằm ăn, cam thảo đều 50g, đều sao vàng, nấu với ½ lít nước sôi kỹ, để nguội uống. Toa này cũng trị được bệnh dạ dày kinh niên.
5/- THẬN NÓNG
TRIỆU CHỨNG:
Thường thấy miệng mặn khi thức dậy. Hay tiểu vặt, tim hồi hộp, người bần thần. Thận khoẻ thì râu tóc đẹp, mạnh gân cốt, tim nhuần nhã.
TRỊ LIỆU:
Dùng Thục địa (tiệm thuốc bắc) 15g, gừng sống 5g, nấu với ½ lít nước, uống ngày 2-3 lần. Toa thuốc bắc: Hắc táo nhân, Thục địa đều 1 chỉ rưỡi (tiệm thuốc bắc), hoài sơn, đương qui, nhục thung dung đều 3 chỉ, Phục thần: 2 chỉ. Sắc uống.
Để dễ nhớ, dễ tìm bệnh, xin học thuộc câu thơ sau đây:
Tỳ ngọt - Tâm đắng - Can chua
Phế cay - Thận mặn ắt thừa nhiệt năng (nóng quá).