Tin Tức (680)


LÀM SAO ĐỂ NHẬN RA NỀN TẢNG

544

_Bây giờ trong 24 tiếng vừa rồi có ai hỏi gì hông?
_Thưa thầy, thầy dạy làm sao để cho con sống với cái nền tảng thanh tịnh?
_Thì cái đó hôm qua thầy nói rồi, thứ nhất là mình tin là nó đang có đây, cái nền tảng đó hiện đang có đây, mình sống, mình đi đứng nằm ngồi; ngồi thiền hay tụng kinh gì cũng trên cái nền tảng đó, bây giờ mình cứ để ý mình coi thử coi cái đó có thật không, có phải là mình đang sống trên cái nền tảng đó hông?

Cái nền tảng đó nó không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm; mình cứ để ý mình rình một chập thì mình thấy nó ra thôi chớ có gì đâu.

Trước hết mình phải tin, là có những người họ cũng như mình thôi, họ thấy được cái đó, thì bây giờ mình tin có cái đó và mình cũng thấy được cái đó, rồi mình để ý, tâm mình nó có ở mọi chỗ đều bất động hết. Cái ý tưởng của mình khởi lên, rồi tan đi, khởi lên rồi tan đi, nhưng mà trong đó cái bản tâm thật sự, cái không gian tâm của mình nó vẫn bất động, phiền não mỗi người mỗi kiểu, phảỉ hông? Người mà lo âu chuyện đời làm việc nhiều, phiền não kiểu khác, người ít tiền phiền não kiểu khác, người nhiều tiền phiền não kiểu khác, nhưng mà tất cả những phiền não nó lên xuống, có không có không và nó lên xuống có không đó trong khoảng không gian của tâm; cái khoảng không gian đó nó không tăng không giảm.

Cũng như mình ví dụ không gian của căn phòng này, khi thì đông người ngồi đầy hết, khi thì không có ai hết thì chỉ có mình thầy ngồi đó thôi, nhưng mà cái không gian đó nó không tăng không giảm. Mình tin như vậy, và mình để ý lần lần.
Ví dụ thầy hay nói cụ thể lắm, như ngoài kia thầy nói có một trái đỏ đỏ, trái đó ăn thì ngon. Mùa này nó ra có một trái, nếu mình tin là mình chú ý, mình sẽ tập trung vô cửa sổ này, hai ba phút đầu chưa thấy đâu nhưng mà mình dòm ra khi gió thổi nó bắt đầu nó lộ lộ có cái gì đó, đỏ đỏ vàng vàng, mình thấy thì mình lần lần đi tới mình hái nó chớ có gì đâu.

Còn mình nói mà mình không tin, tất cả giá trị của cuộc đời mình nó nằm ở chỗ người ta chỉ cho vậy mà mình không tin, rồi mình cứ lơ mơ lơ mơ, loanh quanh loanh quanh, thì không bao giờ nó ra hết; mình phải tin rồi mình tập trung vô, chú ý chớ đừng có… Mình coi như đây là tất cả sinh mạng của cuộc đời mình, trái trường sinh bất tử nó nằm ở đó đó, mình phải chú ý, chớ không phải mình nhìn không biết là thấy chưa, nghe ai nói là sắp tới giờ ăn cơm, dọn cơm đi, là bắt đầu lơ là, rồi một hồi cũng không biết hồi nãy mình nhìn cái cửa sổ nào nữa, phải tập trung vô, tập trung mà tha thiết.
Tất cả những cái gì của mình thì phải tập trung và tha thiết thôi, tụng kinh để làm gì, đức Phật đâu có cần nghe mình tụng đâu, nhưng mà mình tập trung vô tụng kinh để nó tha thiết, những việc khác trong tu hành cũng vậy, làm cái gì phải có tha thiết trong đó.

Bây giờ mình kiểm điểm lại, có những người hai năm trường mà mình thấy nó không có kết quả gì rõ ràng. Bởi vì thầy nói, mình chưa biết học, và cũng không có ông nào tha thiết hỏi thầy, bây giờ làm sao đây? Thầy thấy chưa có một người nào tha thiết hết, cứ nghe tin đồn nào đó rồi vậy thôi, chớ không có học chính thức, học chính thức thì phải rõ ràng.

Thứ nhất, khi anh đọc anh thấy thứ gì hợp với tâm của anh nhất thì anh phải tập trung vô cái đó; còn ngoài ra, thầy có thể là cao nhất ở đây nè, phải hông? Nhưng mà chắc chắn là thầy không có đủ sức làm cho một ông ngộ ngay lời nói của thầy. Chắc chắn như vậy, bởi vì, thầy đã nói bữa trước rồi, mấy người không có đọc Thiền Sư Trung Hoa là vậy, ngay cả những vị thiền sư Trung Hoa rất ít vị “Ngôn hạ đốn ngộ” là ngay dưới lời nói của thầy mà ngộ, phải hông?
Đó mình thấy, mình muốn rút kinh nghiệm nữa, thì phải đọc cuộc đời của các thiền sư coi thử coi họ tu hành làm sao? Họ tập trung như thế nào, chớ không phải mình vơ vẫn, rồi mình đi tới…
Không có đâu, mình phải tập trung sống chết vô một cái gì đó, thành ra có rất nhiều cửa mà rồi anh em, lúc nào cũng như cỡi ngựa xem hoa chơi vậy thôi; ví dụ cái câu mà thầy nói ở Cần Thơ đó, muốn thấy cái đó, là thấy nó trước khi một niệm sanh ra, vậy cả tháng nay rồi có anh em nào tham thiền về câu này hông? Hông, trong khi anh chỉ cần bước được một cái là anh thấy liền, mà anh không bao giờ chịu bước, người ta hay nói là: “Hồi đầu thị ngạn” đó (xoay đầu lại là bờ)
Ông thầy ổng rút kinh nghiệm của ổng, là rút kinh nghiệm từ kinh điển, và từ đời trước rất nhiều, nhưng mà mình không có cái gì để mà móc vô được, thành ra thầy hay nhắc lại ông Thịnh ông hay nói quan trọng là mình phải móc vô được cái gì đó.

Cũng như hồi sáng thầy nói ngài Triệu Châu nói cái câu đó, thầy thấy hầu như anh em cũng thấy bỏ qua, bao nhiêu mồi câu thả xuống suốt hai năm này mà nó qua, không có con cá nào chịu cắn hết á, thì làm sao mà ăn được, đó là cái thứ nhất. (Thầy kể về ngài Triệu Châu khi được hỏi ý tổ sư từ Tây sang như thế nào, ngài hạ một câu: Cây bách trước sân!)

Nếu người ta tha thiết, nói thẳng ra mình đói lắm, đói đói meo, bây giờ không có ổ bánh mì ăn nữa, thằng cha nào rớt năm ngàn, mười ngàn, mình sáng con mắt lên mình chụp liền hà; nhưng mình không có tha thiết, thành ra cái tha thiết mình học theo cái kiểu mà ép buộc học vậy, mà mình ăn được hông?
Thành ra điểm thứ nhất là mình tập trung vô một cái gì đó, anh có đứng một cái trụ nào đó thì thầy mới đánh cho anh ngã được, phải hông? Anh phải có một cái thế nào đó chuyên môn của anh, thì người ta mới đánh anh ngã được, còn bây giờ anh nằm trên gường làm sao mà đánh ngã anh được.
Anh phải có một cái gì của riêng anh, sức tập trung thiền định, tất cả sự tu hành của mình, văn tư tu tập trung vô một chỗ phải hông.
Như ngay đức Phật ngài không có tha thiết gì nhiều điều, chỉ một điều duy nhất của ngài là, mình phải tìm cho ra cái chỗ nào mà không có sanh lão bệnh tử, ngài chỉ có chừng đó chuyện thôi, và ngài đi một mình để học, khi lên đến tứ thiền ngài thấy tứ thiền này cũng còn sanh diệt, ngài cứ làm cho tới nơi thôi. Thành ra cái sự tha thiết của mình là sự chính. Chớ nó không có, mình đừng có ngồi mà tưởng tượng ra là tới một lúc nào đó ai cầm cái gì cho mình đâu.

Thầy đã nói rồi, cho mà tự lực anh không có đủ để nhận cái để cho, người ta đưa anh tay này anh đưa tay khác thì làm sao anh nhận được. Thứ hai anh phải có đủ lực để cầm cái mà người ta cho, người ta cho anh một ly anh chưa kịp uống anh nhảy lưng tưng một chập thì nó mất hết. Thành ra lỗi là lỗi ở mình, mình chẳng giữ được cái gì hết, mà cái này là kỹ thuật chớ không phải chyện đơn giản.

Trong cuốn mà bài kệ của ngài Karmapa thứ chín ngài nói về Đại Ấn nó có hai biện pháp, một là Đại Thủ Ấn Định, là phải lo tu định cho nhiều đi, chớ không có lăng xăng gì hết, và khi có Đại Ấn định rồi thì thầy mới giao cho Đại Ấn Kiến, là cái thấy của Đại Ấn là lúc đó, thầy giao cho mới cầm được, còn mình cứ vung văng mình chơi vậy thì bây giờ làm sao, ông giao cho mình cứ vung văng nó đổ hết, thành ra mình chưa có sự tập trung đủ.

Thầy đã nói rồi, cái này khoa học lắm, mình phải thấy cái quả của mình là hơn hai năm, mà chỉ là những quả nhợt nhạt như vậy, mình phải tìm cái nhân mình thiếu cái gì? Cái cây ai trồng cũng ra trái bự, còn mình trồng nó ra trái chút xíu mà ăn cũng không được nữa, chưa kể là nó mới lớn lớn một chút hơi mừng mừng là nó rụng mất hà, mình phải tìm nguyên nhân nào là thế này, nguyên nhân nào mà nó không ra trái; tu hành là vậy chớ không phải may rủi, không phải xổ số trúng số gì hết, cái nhân mình nó chưa đủ thì nó chưa có cái quả, thì mình phải tìm hiểu lấy cái nhân mình chưa đủ tại chỗ nào.
Thầy nói mình tự chấm điểm của mình trước khi thầy chấm, coi cái tha thiết của mình nó đủ thúc đẩy mình chưa? Hình như chưa, đây là mới phong trào vui chơi thôi, phong trào thấy anh em làm thì mình cứ làm chớ mình chưa có tha thiết, phải hông? Rồi cái định mình đủ chưa, chưa, cái huệ của mình có sắc bén hông, cũng chưa. Cái dao của mình, như ông nào làm thảo luận đầu tháng là “Lát cắt” đó, lát cắt gì đâu, mà con dao lục mà cắt, dao là phải như kiếm Nhựt, quơ một cái là đứt liền chớ không có chặt tới chặt lui, rồi ai chịu nổi.

Thành ra mình thấy điểm thứ nhất là mình chưa tập trụng vô một chủ đề, điểm thứ hai nữa, là các vị trẻ cũng rất làm biếng đọc sách, mà sự làm biếng đọc sách qua đó cho mình thấy là mình không tha thiết với cái này. Thầy đã nói rồi mình học một cái bằng cử nhân, bằng kỹ sư, ra trường kiếm việc kiếm chưa ra đâu, như vậy là mình học và tham khảo bao nhiêu cuốn sách để mà mình có thể hành nghề mà mình đây mình tu hành, thầy thấy có nhiều vị đọc chưa tới được năm cuốn nữa, thì làm ăn cái gì; xin lỗi chớ cái đó là anh mới cái cấp Trung học chớ chưa có vô Đại học được, mà ở đời một cái bằng cử nhân mình học bao nhiêu cuốn, bao nhiêu môn mà mình giởn chơi? Giởn chơi với pháp này đâu có được? thật sự ra lỗi của mình là mình giởn chơi với pháp nhiều lắm, mình nói là kính trọng Tam Bảo Phật Pháp Tăng đồ này nọ, vậy chớ mình giởn chơi nhiều lắm.
Suốt hai năm nhiều khi thầy khuyến khích đọc nhiều lắm, có ông nào chịu đọc đâu, bởi vì mình kém cho nên là thầy phải giảng cho rõ ràng, tại sao mà đọc nó ích lợi. Ví dụ mình đọc cái câu của ngài Milarepa, cái gì đó là nó gieo trong dòng tâm thức của mình một hạt giống trong đó, hạt giống đó có thể nó gieo chỗ đất cứng quá mùa khô nó chết queo hết, hoặc cái chỗ nước nó úng nó chết luôn, nhưng mà trong hàng trăm hàng ngàn hạt giống đó, có vài hạt nó trúng cái chỗ của nó, thì độ vài năm sau là nó bắt đầu lên cây thôi; thành ra mấy vị Tây Tạng hay nói vậy đó, những cái điều tôi nói đây với mấy ông, nhất là mấy ông Tây phương, là mấy ông không cách gì hiểu hết, nhưng mà nó sẽ rớt trong dòng tâm thức của ông cho tới lúc nào đó nó sẽ nảy nở, nó đâm chồi nó mọc, mà mình không có tha thiết gì với ba cái này, thành ra mình đâu có đọc một cuốn sách nào cho nó đàng hoàng đâu.

Anh phải đọc, rút kinh nghiệm mấy ông Cần Thơ, thầy thấy ông nào ông đó cũng đọc trên hai chục cuốn hết; mà đọc trong suốt quá trình cũng hai chục năm, thì mình phải đọc sách đọc kinh điển đồ này nọ, mình nói là người Phật tử mà ngày hôm qua tụng kinh Duy Ma Cật mình nói hay đồ này nọ, té ra bây giờ mình mới biết hay sao? Vậy là mình vô đây mình chỉ chơi thôi chớ mình có học hành gì, đáng lý những cuốn kinh căn bản đó mình phải đọc qua một lần, không hiểu cũng cứ đọc đi, để nó gieo trong dòng tâm thức của mình một cái hạt giống nào đó, tới lúc nào thì nó lên thôi.

Thành ra thứ nhất, quan trọng nhất là tập trung vô một chủ đề, thứ hai nữa là phải tham khảo, tự mình đọc, tự mình văn, văn tư tu, là tự mình văn, tự mình nghe, tự mình đọc thôi, nó cứ rải rác trong đó mà. Nó y như xạ lúa vậy đó, xạ tùm lum nhưng mà tới hồi, mình thấy không có gì nhưng nó ra tùm lum hết. Rồi như thầy hay nói đó, 37 phẩm trợ đạo làm cho nó mau mọc lên, vậy thôi.
Có nước, có nắng, có đất tốt, đất đó được cày bừa rồi, thiền định kéo qua kéo về rồi, đất nó sạch không có cỏ nữa; chớ còn xạ ngoài sân cỏ này thì nó có ra được đâu.

Thành ra cái chuyện tu hành là một chuyện khoa học mà thầy thấy giởn chơi không hà. Có phải một ông nào học tới kỹ sư hay một bằng tương đương với cử nhân thì ít ra phải đọc hai chục cuốn sách, hai chục là còn dỡ, phải trên một trăm cuốn, thầy hay nhắc đi nhắc lại, một anh sinh viên Mỹ một tuần phải đọc ba cuốn sách, mình đây là không có gì hết, chơi chơi, giởn chơi với Phật pháp vậy thì nghĩ sao. Cái quả của mình yếu, hoặc nó không đủ như mình mong mỏi bởi vì cái nhân, mình coi lại cái nhân.

Tánh Hải Kính ghi

544

Nổi giận

Bạn có thể thấy gia đình bạn như một vị đạo sư tâm linh vĩ đại. Đây là những gì Đức Phật đã nói: người mà bạn gọi là kẻ thù, người

11,538
TRI KIẾN LẬP TRI TỨC VÔ MINH BỔN

Đơn giản là mình phải tin là có một cái thấy biết căn bản, nó có sẵn đó rồi, và khi mình ở trong cái thấy biết đó mà mình coi lại

623
PHÁP HIỀN Cư Sĩ và Bài GIẢI THOÁT - BUỘC RÀNG của J. KRISHNAMURTI

Trạng thái hỗn loạn nhất của tôi ngày hôm nay là tôi chỉ còn tư duy và chỉ có tư duy mà thôi (thời đồ đá của R.Décartes.) Mộng mơ đã thật

932
Tiếp Xúc với Thực Tại

“Thường trụ thế gian, không sanh không diệt, gọi đó là Phật. Hiểu rõ Tâm tông của Phật, hạnh và hiểu tương ưng, gọi đó là Tổ… Vả Phật là giác vậy.

31,375
Ta đang làm gì đời ta?

Ta đang làm gì đời ta? Với định luật nhân quả, chúng ta có chìa khoá để giải đáp và hành động cho mọi vấn đề của cuộc sống. Nhận thức và hành

15,174
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc