Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

Câu hỏi: Tất cả những tôn giáo đều đã khẳng định vào một loại tự kỷ luật nào đó để quân bình những bản năng hung tợn trong con người. Qua tự kỷ luật những vị thánh và những người huyền bí đã khẳng định rằng họ đã đạt được tánh Thượng đế. Bây giờ ông dường như ám chỉ rằng những kỷ luật như thế là một cản trở đến sự nhận ra Thượng đế. Tôi bị hoang mang. Ai đúng trong vấn đề này?

Krishnamurti: Không phải là ai đúng hay sai trong vấn đề này. Điều quan trọng là tìm ra sự thật của vấn đề cho chính chúng ta – không phụ thuộc vào một vị thánh đặc biệt hay một con người đến từ Ấn độ hay từ nơi nào khác, càng ngoại lai bao nhiêu càng tốt hơn bấy nhiêu. 

Bạn bị trói buộc giữa hai điều này: người nào đó nói kỷ luật, một người khác nói không-kỷ luật. Thông thường điều gì xảy ra là rằng bạn chọn lựa cái gì thuận tiện hơn, cái gì gây thỏa mãn hơn: bạn thích con người, hình dáng của ông ấy, những đặc điểm cá thể của ông ấy, ưa thích cá thể của ông ấy và tất cả mọi chuyện như thế. Gạt qua một bên tất cả việc đó, chúng ta hãy tìm hiểu trực tiếp câu hỏi này và tìm ra sự thật của vấn đề cho chính chúng ta. Trong vấn đề này nhiều điều được hàm ý và chúng ta phải tiếp cận nó rất cẩn thận và từ tốn.

Hầu hết chúng ta đều muốn người nào đó có uy quyền chỉ bảo cho chúng ta phải làm gì. Chúng ta tìm kiếm một phương hướng trong cách cư xử, bởi vì bản năng của chúng ta là muốn được an toàn, không phải đau khổ nhiều thêm nữa. Người nào đó được nói đến là đã nhận ra hạnh phúc, ân lành, hay điều gì bạn ao ước, và chúng ta hy vọng rằng ông ấy sẽ chỉ bảo cho chúng ta điều gì phải làm để đến được trạng thái đó. Đó là điều gì chúng ta muốn: chúng ta muốn cùng hạnh phúc đó, cùng hân hoan, tĩnh lặng bên trong đó; và trong thế giới điên khùng của hỗn loạn này chúng ta muốn người nào đó chỉ bảo cho chúng ta phải làm gì. Đối với hầu hết chúng ta đó thực sự là bản năng căn bản và, tùy theo bản năng đó, chúng ta định hình hành động của chúng ta. Liệu Thượng đế, cái sự vật tối thượng đó, không đặt tên được và không đo lường được bởi những từ ngữ – cái đó đến được qua kỷ luật, qua tuân theo một khuôn mẫu đặc biệt của hành động hay sao? Chúng ta muốn đạt được một mục đích đặc biệt, một kết thúc đặc biệt, và chúng ta nghĩ rằng qua luyện tập, qua kỷ luật, bằng cách đè nén hay giải phóng, thăng hoa hay thay thế, chúng ta sẽ có thể tìm ra điều chúng ta đang tìm kiếm.

Điều gì được hàm ý trong kỷ luật? Tại sao chúng ta kỷ luật chính chúng ta, nếu chúng ta thực hiện? Liệu kỷ luật và thông minh theo cùng nhau? Hầu hết con người cảm thấy rằng chúng ta phải, qua một loại kỷ luật nào đó, khuất phục hay kiểm soát tánh hung tợn, tánh xấu xa trong chúng ta. Tánh hung tợn đó, tánh xấu xa đó, có thể kiểm soát được qua kỷ luật hay sao? Chúng ta có ý gì qua từ ngữ kỷ luật? Một nguồn hành động mà hứa hẹn một phần thưởng, một nguồn hành động mà, nếu được theo đuổi, sẽ cho chúng ta điều gì chúng ta muốn – nó có lẽ là tích cực hay tiêu cực; một khuôn mẫu của cư xử mà, nếu được luyện tập chuyên cần, siêng năng, rất, rất gian khổ, cuối cùng sẽ cho tôi điều gì tôi mong muốn. Nó có lẽ đau khổ nhưng tôi sẵn lòng trải qua đau khổ để có được điều đó. Cái tôi, mà là hung hăng, ích kỷ, đạo đức giả, lo âu, sợ hãi – bạn biết, tất cả nó – cái tôi đó, mà là nguyên nhân của hung bạo trong chúng ta, chúng ta muốn thay đổi, chinh phục, hủy diệt. Làm thế nào điều này được thực hiện? Nó được thực hiện qua kỷ luật, hay qua một hiểu rõ thông minh về quá khứ của cái tôi, cái tôi là gì, nó hiện diện bằng cách nào, và vân vân? Chúng ta sẽ triệt tiêu sự hung tợn trong con người qua cưỡng bách, hay qua thông minh? Thông minh là một vấn đề của kỷ luật hay sao? Lúc này chúng ta hãy quên điều gì những vị thánh và tất cả phần còn lại của con người đã nói; chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề cho chính chúng ta, như thể lần đầu tiên chúng ta nhìn vào vấn đề này; vậy thì chúng ta có lẽ có cái gì đó sáng tạo tại khúc cuối của nó, không chỉ những trích dẫn về điều gì người khác đã nói, mà quá hão huyền và vô ích. 

Trước hết chúng ta nói rằng có xung đột trong chúng ta, người da đen chống lại người da trắng, tham lam chống lại không-tham lam và vân vân. Tôi tham lam mà tạo ra đau khổ; muốn loại bỏ tham lam đó, tôi phải kỷ luật chính tôi. Đó là tôi phải kháng cự bất kỳ hình thức xung đột nào mang lại đau khổ cho tôi, mà trong trường hợp này tôi gọi là tham lam. Sau đó tôi nói nó là phản kháng xã hội, nó là không đạo đức, nó là không thiêng liêng và vân vân và vân vân – những lý do tôn giáo-xã hội khác nhau chúng ta tạo ra để kháng cự nó. Tham lam được xóa sạch hay triệt tiêu khỏi chúng ta qua cưỡng bách hay sao? Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu qui trình đè nén bao hàm trong cưỡng bách, trong gạt bỏ nó, trong kháng cự. Điều gì xảy ra khi bạn làm việc đó, khi bạn kháng cự sự tham lam? Cái vật đang kháng cự tham lam là gì? Đó là câu hỏi đầu tiên phải không? Tại sao bạn kháng cự tham lam và ai là thực thể mà nói rằng, ‘Tôi phải được tự do khỏi tham lam’? Thực thể mà đang nói rằng, ‘Tôi phải được tự do’ cũng là tham lam, đúng chứ? Từ trước đến nay tham lam đã tác động vào anh ấy, nhưng bây giờ nó gây đau khổ; vì vậy anh ấy nói, ‘Tôi phải loại bỏ nó’. Động cơ để loại bỏ nó vẫn còn là qui trình của tham lam, bởi vì anh ấy đang muốn là cái gì đó mà anh ấy không là. Không-tham lam bây giờ gây lợi lộc, vì vậy tôi đang theo đuổi không-tham lam; nhưng động cơ, ý định, vẫn còn là cái gì đó, là không tham lam – mà vẫn còn là tham lam, chắc chắn như thế; mà lại nữa là một hình thức của tiêu cực của nhấn mạnh vào ‘cái tôi’. 

Chúng ta thấy rằng tham lam là đau khổ, vì những lý do khác nhau mà quá rõ ràng. Chừng nào chúng ta còn tận hưởng nó, chừng nào nó còn khiến chúng ta tham lam, không có vấn đề. Xã hội khuyến khích chúng ta tham lam trong những cách khác nhau; vì vậy những tôn giáo khuyến khích chúng ta trong những cách khác nhau. Chừng nào nó còn gây lợi lộc, chừng nào nó còn không-đau khổ, chúng ta còn theo đuổi nó nhưng khoảnh khắc nó trở nên đau khổ chúng ta muốn kháng cự nó. Kháng cự đó là điều gì chúng ta gọi là kỷ luật chống đối lại tham lam; nhưng chúng ta được tự do khỏi tham lam qua kháng cự, qua thăng hoa, qua đè nén hay sao? Bất kỳ hành động nào thuộc phần ‘cái tôi’ mà muốn được tự do khỏi tham lam vẫn còn là tham lam. Vì vậy bất kỳ hành động nào, bất kỳ phản ứng nào về phần của cái tôi đều liên quan đến tham lam, chắc chắn không là giải pháp.

Trước hết phải có một cái trí yên lặng, một cái trí không bị quấy rầy, để hiểu rõ bất kỳ điều gì, đặc biệt điều gì đó mà tôi không biết, điều gì đó mà cái trí của tôi không thể đo lường – mà, người hỏi này nói, là Thượng đế. Muốn hiểu rõ bất kỳ điều gì, bất kỳ vấn đề phức tạp nào – của sống hay sự liên hệ, thật ra bất kỳ vấn đề nào – phải có một chiều sâu yên lặng nào đó đối với cái trí. Chiều sâu yên lặng đó hiện diện qua bất kỳ hình thức nào của cưỡng bách hay sao? Cái trí bên ngoài có thể cưỡng bách chính nó, làm cho chính nó yên lặng; nhưng chắc chắn sự yên lặng như thế là sự yên lặng của thối rữa, chết rồi. Nó không có khả năng điều chỉnh, thích ứng, nhạy cảm. Vì vậy kháng cự không là phương cách đúng đắn.

Vậy là muốn thấy việc đó cần đến thông minh, phải không? Thấy rằng cái trí bị làm đờ đẫn đi bởi sự cưỡng bách là khởi đầu của thông minh rồi, đúng chứ? – thấy rằng kỷ luật chỉ là sự tuân phục của một khuôn mẫu đến hành động qua sợ hãi. Đó là điều gì được hàm ý trong việc kỷ luật chính chúng ta: chúng ta sợ không nhận được điều chúng ta muốn. Điều gì xảy ra khi bạn kỷ luật cái trí, khi bạn kỷ luật thân tâm của bạn? Nó trở nên rất xơ cứng, không mềm dẻo, không nhạy bén, không có khả năng thích ứng, đúng chứ? Bạn không biết những con người mà đã kỷ luật chính họ – nếu có những con người như thế? Kết quả rõ ràng là một qui trình của phân rã. Có một xung đột bên trong mà bị gạt đi, bị che giấu; nhưng nó ở đó, đang hừng hực cháy bỏng.

Vẫn vậy chúng ta thấy rằng kỷ luật, mà là kháng cự, chỉ tạo ra một thói quen, mà thói quen đó rõ ràng không thể là sản phẩm của thông minh: thói quen không bao giờ là, sự luyện tập không bao giờ là thông minh. Bạn có lẽ trở nên rất khéo léo với những ngón tay của bạn bởi sự luyện tập dương cầm suốt ngày, làm điều gì đó bằng bàn tay của bạn; nhưng thông minh được cần đến để hướng dẫn bàn tay và bây giờ chúng ta đang tìm hiểu thông minh đó.

Bạn thấy người nào đó mà bạn nghĩ là hạnh phúc hay đã nhận ra, và anh ấy làm những sự việc nào đó; bạn, muốn được hạnh phúc đó, bắt chước anh ấy. Bắt chước này được gọi là kỷ luật, phải không? Chúng ta bắt chước để nhận được điều gì người khác có; chúng ta sao chép với mục đích để được hạnh phúc, mà bạn nghĩ rằng anh ấy có. Hạnh phúc được tìm ra qua kỷ luật hay sao? Bằng cách thi hành một luật lệ nào đó, bằng cách luyện tập một kỷ luật nào đó, một khuôn mẫu của cách cư xử, bạn luôn luôn được tự do? Chắc chắn phải có tự do để khám phá, đúng chứ? Nếu bạn muốn khám phá bất kỳ điều gì, bạn phải được tự do phía bên trong, điều đó quá rõ ràng. Bạn được tự do bằng cách định hình cái trí của bạn trong một cách đặc biệt mà bạn gọi là kỷ luật hay sao? Rõ ràng là bạn không thể. Bạn chỉ là một cái máy lặp lại, đang kháng cự tùy theo một kết luận nào đó, tùy theo một khuôn mẫu cư xử nào đó. Tự do không thể đến qua kỷ luật. Tự do chỉ có thể hiện diện cùng thông minh; và thông minh đó thức dậy, hay bạn có thông minh đó, khoảnh khắc bạn thấy rằng bất kỳ hình thức cưỡng bách nào đều khước từ thông minh, bên trong hay bên ngoài. 

Yêu cầu đầu tiên, không phải như một kỷ luật, rõ ràng là tự do; chỉ đạo đức mới mang lại tự do đó. Tham lam là rối loạn; tức giận là rối loạn; cay đắng là rối loạn. Khi bạn thấy điều đó, chắc chắn bạn được tự do khỏi chúng; bạn không kháng cự chúng nhưng bạn thấy rằng chỉ trong tự do bạn mới có thể khám phá và rằng bất kỳ bất kỳ hình thức nào của cưỡng bách không là tự do, và vì vậy không có khám phá. Điều gì đạo đức làm là trao tặng cho bạn tự do. Con người không-đạo đức là con người rối loạn; trong rối loạn, làm thế nào bạn có thể khám phá bất kỳ điều gì. Làm thế nào bạn có thể? Vẫn vậy đạo đức không là sản phẩm cuối cùng của một kỷ luật, nhưng đạo đức là tự do và tự do không thể hiện diện qua bất kỳ hành động nào mà không là đạo đức, mà không là sự thật trong chính nó. Khó khăn của chúng ta là rằng hầu hết chúng ta đã đọc quá nhiều, hầu hết chúng ta hời hợt tuân theo quá nhiều kỷ luật – mỗi buổi sáng thức dậy vào một giờ nào đó, ngồi trong một tư thế nào đó, cố gắng giữ cái trí của chúng ta trong một cách nào đó – bạn biết không, luyện tập, thi hành, kỷ luật, bởi vì bạn đã được bảo đảm rằng nếu bạn làm những việc này trong nhiều năm bạn sẽ có Thượng đế ở khúc cuối của nó. Tôi có lẽ trình bày khá thô lỗ, nhưng đó là nền tảng của suy nghĩ của chúng ta. Chắc chắn Thượng đế không đến dễ dàng như thế, phải không? Thượng đế không phải là một sự việc có thể mua bán được: tôi làm việc này và bạn cho tôi cái đó.

Hầu hết chúng ta quá bị quy định bởi những ảnh hưởng từ bên ngoài, bởi những giáo điều, những niềm tin tôn giáo, và bởi những đòi hỏi bên trong riêng của chúng ta để đến được cái gì đó, đạt được cái gì đó, đến độ rất khó khăn cho chúng ta khi suy nghĩ về vấn đề này mới mẻ lại mà không suy nghĩ dựa vào kỷ luật. Trước hết chúng ta phải thấy rất rõ ràng những hàm ý của kỷ luật, nó làm chật hẹp cái trí như thế nào, giới hạn cái trí, cưỡng bách cái trí đến một hành động đặc biệt, qua ham muốn của chúng ta, qua ảnh hưởng và mọi chuyện như thế; một cái trí bị quy định dù quy định đó có đạo đức đến chừng nào, không thể được tự do và vì vậy không thể hiểu rõ sự thật. Thượng đế, sự thật hay điều gì bạn muốn – danh tánh không đặt thành vấn đề – chỉ có thể hiện diện khi có tự do, và không có tự do nơi nào có cưỡng bách, một cách tích cực hay tiêu cực, qua sợ hãi. Không có tự do nếu bạn đang tìm kiếm một kết thúc, bởi vì bạn bị trói chặt vào kết thúc đó. Bạn có lẽ được tự do khỏi quá khứ đó nhưng tương lai giữ chặt bạn, và đó không là tự do. Chỉ trong tự do người ta mới có thể khám phá bất kỳ điều gì: một ý tưởng mới mẻ, một cảm giác mới mẻ, một nhận biết mới mẻ. Bất kỳ hình thức nào của kỷ luật mà được đặt nền tảng trên cưỡng bách phủ nhận tự do đó, dù thuộc chính trị hay tôn giáo; và bởi vì kỷ luật, mà là tuân phục đến một hành động có một kết thúc trong quan điểm, đang trói buộc, cái trí không bao giờ được tự do. Nó có thể vận hành chỉ trong khe rãnh đó, giống như một máy hát đĩa.

Vẫn vậy, qua luyện tập, qua thói quen, qua sự vun đắp của một khuôn mẫu, cái trí chỉ đạt được cái gì nó có trong quan điểm. Vì vậy nó không được tự do; vì vậy nó không thể nhận ra cái không-đo lường được. Muốn tỉnh thức được toàn qui trình đó – tại sao bạn đang liên tục kỷ luật chính bạn theo quan điểm của quần chúng; theo những vị thánh nào đó; toàn công việc của tuân phục vào quan điểm, dù là của một vị thánh hay của một người hàng xóm, nó đều giống nhau – tỉnh thức được toàn sự tuân phục này qua luyện tập, qua những cung cách nhỏ nhiệm của đang hiến dâng chính mình, phủ nhận, khẳng định, đè nén, thăng hoa, tất cả sự tuân phục hàm ý một khuôn mẫu: điều này đã là sự khởi đầu của tự do, mà từ đó có một đạo đức. Chắc chắn đạo đức không là sự vun đắp một ý tưởng đặc biệt. Ví dụ, không-tham lam, nó được theo đuổi như một kết thúc không còn là đạo đức nữa, phải không? Đó là, liệu bạn ý thức được rằng bạn không-tham lam, bạn có đạo đức hay sao? Đó là điều gì chúng ta đang làm qua kỷ luật.

Kỷ luật, tuân phục, luyện tập, chỉ nhấn mạnh đến tự-ý thức như là cái gì đó. Cái trí luyện tập không-tham lam và vì vậy nó không được tự do khỏi ý thức riêng của nó như không-tham lam; vì vậy; nó không thực sự là không-tham lam. Nó chỉ đang khoác vào một chiếc áo mới mà nó gọi là không-tham lam. Chúng ta có thể thấy toàn qui trình của tất cả việc này: động cơ, ham muốn cho một kết thúc, tuân phục đến một khuôn mẫu, ham muốn được an toàn trong việc theo đuổi một khuôn mẫu – tất cả điều này chỉ là chuyển động từ cái đã được biết đến cái đã được biết, luôn luôn ở trong những giới hạn của qui trình tự-khép kín riêng của cái trí. Thấy tất cả việc này, tỉnh thức được nó là sự khởi đầu của thông minh, và thông minh không là đạo đức cũng không là không-đạo đức, nó không thể phù hợp vào một khuôn mẫu như đạo đức hay không-đạo đức. Thông minh mang lại tự do, mà không-phóng túng, không-vô trật tự. Nếu không có thông minh này không thể có đạo đức; đạo đức trao tặng tự do và trong tự do, kia kìa, sự thật hiện diện. Nếu bạn thấy trọn vẹn toàn qui trình này, trong tổng thể của nó, vậy thì bạn sẽ thấy không còn xung đột. Chính vì chúng ta ở trong xung đột và bởi vì chúng ta muốn tẩu thoát khỏi xung đột đó, chúng ta mới nương dựa những hình thức khác nhau của kỷ luật, những phủ nhận và những điều chỉnh. Khi chúng ta thấy điều gì là qui trình của xung đột, không còn vấn đề của kỷ luật, bởi vì lúc đó chúng ta hiểu rõ từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc những phương cách của xung đột. Việc đó đòi hỏi sự tỉnh táo vô cùng, luôn luôn nhìn ngắm chính bạn; một điều lạ thường của nó là rằng: mặc dù bạn có lẽ không luôn luôn tỉnh táo, có một qui trình đang ghi lại xảy ra phía bên trong, ngay khi ý định này hiện diện ở đó – tánh nhạy cảm, tánh nhạy cảm bên trong, đang luôn luôn chụp ảnh, để cho phía bên trong sẽ tự-chiếu rọi hình ảnh đó ngay khoảnh khắc bạn yên lặng.

Vì vậy, nó không là một vấn đề của kỷ luật. Nhạy cảm không bao giờ có thể hiện diện qua cưỡng bách. Bạn có lẽ ép buộc một em bé làm cái gì đó, đặt em vào một góc tường, và cậu ấy có lẽ yên lặng; nhưng bên trong có lẽ cậu ấy đang sùng sục, đang nhìn qua cửa sổ, đang làm cái gì đó để trốn thoát. Đó là điều gì chúng ta vẫn còn đang làm. Vì vậy vấn đề của kỷ luật và vấn đề của ai nói đúng hay ai nói sai có thể được giải quyết chỉ bởi chính bạn. 

Cũng vậy, bạn thấy không, chúng ta sợ sai trái bởi vì chúng ta muốn là một thành công. Sợ hãi tại đáy của ham muốn phải được kỷ luật, nhưng cái không biết được không thể bị trói buộc trong mạng lưới của kỷ luật. Trái lại, cái không biết được phải có tự do và không là khuôn mẫu của cái trí của bạn. Đó là lý do tại sao sự yên lặng của cái trí là cốt lõi. Khi cái trí tỉnh thức được rằng nó yên lặng, nó không còn yên lặng nữa; khi cái trí nhận biết được rằng nó là không-tham lam, được tự do khỏi tham lam, nó tự-công nhận chính nó trong cái áo choàng mới của không-tham lam nhưng đó không là yên lặng. Đó là lý do tại sao người ta phải hiểu rõ vấn đề trong nghi vấn của người kiểm soát và vật được kiểm soát này. Chúng không là những hiện tượng tách rời nhưng một hiện tượng kết hợp; người kiểm soát và vật được kiểm soát là một. 

Xem mục lục