Serene, serene – that mirror has no shades.
Luminous, luminous – that diamond has no features.
Clearly, clearly – it is something, and it is not anything.
Tranquil, tranquil – it is emptiness, and it is not emptiness.
NGUYEN THIEU (1648 – 1728)
NOTE: The mind's nature is serene and luminous; however, the mind's nature is not a thing to be pointed at. How can we realize the mind's nature? Many Zen masters say that Zen has no gates and that there is no step-by-step path to enter it. Why gateless? Because it is originally emptiness, and it is not a thing.
Let’s suppose you have meditated for a long time, and now you know how to keep your mind pure and calm, but you could not realize the mind's nature. The koan some Zen masters prefer to give you, in this case, might be “At the top of a 100-foot pole, how can you step forward?”
After practicing breathing meditation for a while, you can feel the breath smoothly coming and going, feel some parts of your body moving accordingly to the spreading breath, see the thought emptying itself when you watch it; now try this approach: listen to the silence.
You know that we always hear something, even in the city or in the forest, either the lovely sound or the unpleasant noise. Sometimes we hear from the past we love to recall, the songs we wrote decades ago or the sweet voices of our childhood friends.
Actually, when you listen and pay attention wholly to sensation, you will feel that that moment is timeless. It does not belong to the past, present or future. That moment disappears instantly and continuously. Listening to the soundscape around you, you will notice that the silence is encompassed within each bit of the audible sounds. There is no one listening. There is only the soundscape and that you are wholly that soundscape. You are hearing the non-self nature with your entire body and mind. Dependent arising, the sound is the emptiness in essence; thus, the silence and the audible sound are empty in essence. Both the silence and the audible sound essentially are neither one nor two, neither duality nor non-duality.
Now listen to the state of mind before any sound arising. If you hear some weird sound in the head, just ignore it; only listen to the voidness before any sound arising. Feel the breath spreading in and out your body, and listen with your entire body and mind. Any sound coming and going is just a state of mind; the silence before the sound is also a state of mind.
You are listening to the mind, and you are listening to the nature of listening. The Shurangama Sutra taught this way of meditation. Just listen to the state of mind before the sound arising. This is not different from the Thoai Dau Meditation, or Huatou Meditation, when you observe the mind before any thought arising. Now listen to the silence all day and night. Try that. You will see that your mind's nature is a mirror that has no shade and no shape; it reflects and encompasses everything you see, hear and perceive, and it's emptied itself instantly and continuously.
--- ---
GƯƠNG LẶNG LẼ
Lặng lẽ gương không bóng
Rỡ rỡ châu chẳng hình
Rõ ràng vật phi vật
Vắng vẻ không chẳng không.
NGUYÊN THIỀU (1648 - 1728) – Bản dịch HT Thanh Từ
GHI NHẬN: Bản tâm, còn gọi là tự tánh, thì vắng lặng và chiếu sáng; tuy nhiên, bản tâm không phải là một vật để được chỉ ra. Làm sao chúng ta có thể chứng ngộ bản tâm? Nhiều Thiền Sư nói rằng Thiền không có cửa vào, và rằng không có lối đi từng bước để vào. Tại sao không cửa? Bởi vì nó vốn là rỗng rang, và vì nó không phải là một vật gì.
Giả thiết rằng bạn đã tập thiền từ lâu rồi, và bây giờ bạn biết cách giữ cho tâm thanh tịnh và bình lặng, nhưng bạn chưa có thể chứng ngộ được bản tâm. Công án mà một số Thiền sư lựa chọn để trao cho bạn trong trừơng hợp này có thể là “Nơi đỉnh đầu sào trăm trượng, làm sao ngươi có thể bước tới trứơc?”
Sau khi thiền tập hơi thở một thời gian, bạn có thể cảm thấy hơi thở dịu dàng đến và đi, cảm thấy một số nơi trong thân chuyển động theo hơi thở đang lan tỏa, thấy niệm tự biến mất khi bạn nhìn tới; bây giờ hãy thử cách này: lắng nghe sự vắng lặng.
Bạn biết rằng chúng ta luôn luôn nghe tiếng gì đó, dù trong thành phố hay trong rừng, âm thanh dễ thương hay tiếng ồn khó chịu. Đôi khi chúng ta nghe từ quá khứ mà chúng ta ưa thích nhớ lại, các ca khúc mà chúng ta đã viết nhiều thập niên trứơc hay là giọng nói ngọt ngào của các bạn thời thơ trẻ.
Thực sự, khi bạn lắng nghe và chú tâm trọn vẹn vào cảm thọ, bạn sẽ cảm thấy rằng khoảnh khắc đó là khoảnh khắc phi-thời-gian. Nó không thuộc về quá khứ, hiện tại hay vị lai. Khoảnh khắc đó biến mất tức khắc, liên tục. Lắng nghe âm thanh quanh bạn, bạn sẽ ghi nhận rằng tịch lặng được bao dung trong từng chút âm thanh. Bạn ghi nhận rằng không có ai đang nghe, rằng chỉ có vùng âm thanh thôi, và rằng bạn là toàn bộ vùng âm thanh đó. Bạn đang nghe tự tánh vô ngã với toàn bộ thân tâm bạn. Do duyên khởi, âm thanh là tánh không trong tự tánh; do vậy, sự tịch lặng và âm thanh là tánh không trong tự tánh. Cả hai, sự tịch lặng và âm thanh, trong tự tánh không phải một và không phải hai, không phải nhị biên và cũng không phải bất nhị.
Bây giờ hãy lắng nghe trạng thái của tâm trứơc khi bất kỳ âm thanh nào khởi dậy. Nếu bạn nghe vài âm thanh kỳ dị trong đầu, cứ bỏ mặc chúng; chỉ lắng nghe cái rỗng rang trứơc khi âm thanh khởi dậy. Hãy cảm thấy hơi thở lan tỏa vào và ra thân bạn, và hãy lắng nghe với toàn bộ thân tâm bạn. Bất kỳ âm thanh nào đến và đi đều chỉ là một trạng thái của tâm; sự vắng lặng trứơc khi âm thanh khởi dậy cũng là một trạng thái của tâm.
Bạn đang lắng nghe tâm, và bạn đang lắng nghe tánh nghe. Kinh Lăng Nghiêm dạy cách thiền tập này. Hãy lắng nghe trạng thái của tâm trứơc khi âm thanh khởi dậy. Pháp này không khác pháp Thiền Tham Thọai Đầu, khi bạn nhìn vào tâm trứơc khi niệm khởi. Bây giờ hãy lắng nghe sự vắng lặng suốt mọi thời. Hãy tập thử đi. Bạn sẽ thấy rằng bản tánh của tâm là một chiếc gương, mà gương này không có bóng và không có hình dạng; nó phản chiếu và bao trùm mọi thứ bạn thấy, nghe, nhận biết, và nó tự liên tục xóa chính nó tức khắc.