Appearing clearly all day and night,
the self-nature manifests suitably.
Seeing the true eternity acting through the six senses,
you live comfortably, up and down
among all phenomena with complete enlightenment.
CHAN NGUYEN (1647 – 1726)
NOTE: In the MA 184 Sutra, the Buddha said that when you discern outwardly, you should not let your consciousness scatter about externally, and when you discern inwardly you should not let your consciousness get stuck internally; nothing whatsoever should be clung to.
This means that when you see, hear or perceive, you should not let your consciousness chase behind whatever you see, hear or perceive outwardly or inwardly; meanwhile, the consciousness should be empty itself instantly and constantly. Thus, there is nothing to be grasped by your mind. You realize that the perception which arises when you see, hear or perceive will instantly vanish; that perception has not a trace in the past, present or future. It is also a mind that has no thoughts.
A thought is different from a perception. The thought is based on memories and knowledge from the past; perception is not. When you see red or blue color, you have a perception of the color without any word arising. When your mind chases behind red or blue color, some thoughts arise and scatter in your mind with some memories and knowledge. When you hear birdsong and do not chase behind the sounds, you experience the impermanence without any thought arising. When you live fully in each moment, you have no thoughts in mind.
Hui Neng (638–713), the Sixth Patriarch of Chinese Zen, said to Hui Ming: "Do not think of merit and do not think of demerit. At that moment, what is the original face of Elder Hui Ming?"
Watch your mind and you will see that the good and bad, the merit and demerit only exist in thoughts. During a momentary perception, there is not a trace of good or bad, not a trace of merit or demerit. A perception arises and vanishes instantly; it has no memories.
Therefore, many verses in Dhammapada say that a sage who knows the Way will not cling to any merit or demerit.
Dhp's verse 39 says: If a man's thoughts are not dissipated, if his mind is not perplexed, if he has ceased to think of good or evil, then there is no fear for him while he is watchful. (Translated by F. Max Muller, public domain)
Dhp's verse 126 says: Some people are born again; evil-doers go to hell; righteous people go to heaven; those who are free from all worldly desires attain Nirvana. (Translated by F. Max Muller)
Dhp's verse 267 says: He who is above good and evil, who is chaste, who with knowledge passes through the world, he indeed is called a Bhikshu. (Translated by F. Max Muller)
Dhp's verse 412 says: Him I call indeed a Brahmana who in this world is above good and evil, above the bondage of both, free from grief from sin, and from impurity. (Translated by F. Max Muller)
Thus, practitioners have to see and experience the world at the same time as a non-dual reality and as a dual reality. While they have to observe the precepts to protect themselves and humanity in the dual reality of the conventional world, they should realize and enjoy the non-dual reality, i.e. Nirvana, which is the perfect peace and beyond the cycle of birth and death. Metaphorically, the non-dual reality could be seen as the wet nature of water (which is always imperturbable) and the conventional world could be seen as the inconstant bubbles and waves. Moreover, the non-dual reality could be seen as the nature of gold, while many kinds of jewelry in the dual world are made from gold.
As taught by the Buddha, the law of dependent arising helps practitioners understand the emptiness nature of all phenomena internally and externally. From this perspective, practitioners won't cling to any view of existence and non-existence.
The great Indian Buddhist master Nagarjuna (around 150–250 CE) developed the doctrine of the two truths, "the ultimate truth” and "the conventional truth.” He wrote that the Buddha taught about the two truths: the ultimate truth, and the worldly truth. In a dharma talk in New York on Nov. 2, 2014, His Holiness the Dalai Lama said: "Nagarjuna asserted that whatever the Buddha taught is founded on the basis of the two truths, conventional and ultimate. Essentially, things don’t exist as they appear to."
It is advised that the Zen practitioners should have two kinds of eyes: first, the kind of worldly eyes that sees and understands the conventional truth, which requires them to fulfill their responsibilities to society and country; second, the kind of eyes that realizes the ultimate truth, from which they see and know that they are already in and never left the emptiness concentration, the signless concentration, and the wishless concentration.
A Zen saying states that there is a Dharma transmission when the four eyes see each other. This refers to either when a practitioner is recognized as a Dharma heir by his Zen master or when a practitioner suddenly opens his wisdom eyes and realizes the ultimate truth.
--- ---
HIỂN LỘ
Bày hiện rõ ràng được suốt ngày,
Đây là tự tánh mặc phô bày.
Chân thường ứng dụng sáu căn thấy,
Muôn pháp dọc ngang giác ngộ ngay.
CHÂN NGUYÊN (1647 - 1726) – Bản dịch HT Thanh Từ
GHI NHẬN: Trong Kinh Trung A Hàm MA 184 Sutra, Đức Phật nói rằng khi bạn quán sát ra ngoài, không nên để thức tán loạn rong ruổi bên ngoài, và khi bạn quán sát trong tâm, không nên để thức bám chấp các cảnh giới trong tâm; không có gì nên chấp thủ.
Nghĩa là khi bạn thấy, nghe hay nhận biết, chớ để thức rượt theo bất cứ gì bạn thấy, nghe hay nhận biết cả ngoài và trong; trong khi đó, thức nên tự làm rỗng lặng tức khắc và liên tục. Như thế, không có gì được tâm nắm giữ lấy. Bạn nhận ra rằng tưởng nhận biết khởi lên khi bạn thấy, nghe hay nhận biết sẽ tức khắc biến mất; tưởng nhận biết đó không dính mảy may nào với quá khứ, hiện tại hay tương lai. Nó cũng là tâm vô niệm.
Một niệm khác với một tưởng nhận biết. Niệm dựa vào ký ức và kiến thức từ quá khứ; tưởng nhận biết thì không. Khi bạn thấy màu đỏ hay xanh, bạn có một tưởng nhận biết về màu mà không có chữ nào khởi lên. Khi tâm bạn chạy rượt theo màu đỏ hay xanh, một vài niệm khởi lên và tán loạn trong tâm bạn cùng với ký ức và kiến thức. Khi bạn nghe chim hót và không rượt theo âm thanh, bạn kinh nghiệm cái vô thường mà không niệm khởi lên. Khi bạn sống trọn vẹn từng khoảnh khắc nơi đây và bây giờ, bạn không có niệm nào trong tâm.
Huệ Năng (638–713), Tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung Hoa, nói với Huệ Minh: "Đừng nghĩ thiện, đừng nghĩ ác, ngay lúc đó bản lai diện mục của Thượng Tọa Huệ Minh là gì?"
Hãy quan sát tâm bạn và bạn sẽ thấy rằng tốt và xấu, thiện và ác chỉ có mặt trong niệm. Ngay ở bất kỳ một tưởng nhận biết khoảnh khắc nào, không có chút gì tốt hay xấu, không có chút gì là thiện hay ác. Một tưởng tập khởi và tịch diệt tức khắc; nó không có ký ức.
Do vậy, nhiều bài kệ trong Kinh Pháp Cú nói rằng một bậc thánh hiểu đạo sẽ không chấp vào bất kỳ thiện hay ác nào.
Pháp Cú bài kệ 39 viết: Tâm không đầy tràn dục, Tâm không (hận) công phá, Đoạn tuyệt mọi thiện ác, Kẻ tỉnh không sợ hãi. (Bản dịch HT Thích Minh Châu)
Pháp Cú bài kệ 126 viết: Một số sinh bào thai, Kẻ ác sinh địa ngục, Người thiện lên cõi trời, Vô lậu chứng Niết Bàn. (Bản dịch HT Thích Minh Châu)
Pháp Cú bài kệ 267 viết: Ai vượt qua thiện ác, Chuyên sống đời Phạm Hạnh, Sống thẩm sát ở đời, Mới xứng danh tỷ kheo. (Bản dịch HT Thích Minh Châu)
Pháp Cú bài kệ 412 viết: Người sống ở đời này, Không nhiễm cả thiện ác, Không sầu, sạch không bụi, Ta gọi Bà-la-môn. (Bản dịch HT Thích Minh Châu)
Như thế, học nhân phải nhìn thấy và kinh nghiệm thế giới cùng lúc là một thực tại bất nhị và một thực tại nhị nguyên. Trong khi phải giữ giới luật để tự bảo vệ mình và người trong thực tại nhị nguyên của thế giới quy ước, họ nên chứng ngộ và vui hưởng thực tại bất nhị, tức là Niết Bàn, cũng là an bình tuyệt đối và vượt ra ngoài vòng sinh tử. Một cách ẩn dụ, thực tại bất nhị có thể được xem như tánh ướt của nước (vốn luôn luôn bất động) và thế giới quy ước có thể xem là các làn sóng và bọt nước đầy dao động. Thêm nữa, thực tại bất nhị có thể xem như tánh của vàng, trong khi nhiều loại nữ trang trong thế giới nhị nguyên được làm từ vàng.
Như Đức Phật dạy, luật duyên khởi giúp người tu nhận ra tánh không của vạn pháp, cả trong và ngoài. Từ cái nhìn đó, người tu sẽ không dính mắc vào bất kỳ quan điểm nào về Hữu và Vô.
Đại sư Ấn Độ Long Thọ (khoảng các năm 150–250 Tây lịch) đưa ra lý thuyết về 2 sự thực, gọi là Chân Đế (sự thật tuyệt đối) và Tục Đế (sự thật tương đối). Trong bài giảng tại New York ngày 2 tháng 11/2014, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: "Ngài Long Thọ khẳng định rằng bất cứ những gì Đức Phật dạy đều đặt trên nền tảng hai sự thật, Chân Đế và Tục Đế. Trong tự tánh, vạn pháp không hiện hữu như bề ngoài có vẻ."
Có lời khuyên rằng người tu Thiền nên có hai loại mắt: thứ nhất, mắt trần gian để nhìn thấy và hiểu sự thật tục đế, nơi đó đòi hỏi họ hoàn thành trách nhiệm với xã hội và đất nước; thứ nhì, loại mắt chứng ngộ sự thật chân đế, từ đó họ nhìn thấy và nhận biết rằng họ đã ở trong và chưa bao giờ rời khỏi Không tam muội, Vô tướng tam muội, và Vô nguyện tam muội.
Một câu trong Thiền nói rằng có một sự truyền pháp khi bốn mắt nhìn nhau (tứ mục tương cố). Có nghĩa là, hoặc khi một người tu được vị Thiền sư công nhận là người nối pháp, hoặc là khi một người tu đột nhiên mở mắt tuệ và chứng ngộ sự thật chân đế.