Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

The circular sun shines bright in the sky constantly.
When the clouds mask the sun, illusions will appear.
When the wind comes and blows the clouds away,
you will see countless worlds appear in the bright shining sky.

THỦY NGUYỆT (1637 - 1704)

NOTE: Always there? The eternity? The countless worlds? Or any eternal soul? We should be careful here. Words are very slippery. The Buddha says all things are changing endlessly, and no soul ever exists. Buddha also says Nirvana is the deathless bliss; it is unborn and undying. And Nirvana is the state of mind when all the three poisons (greed, hatred, and delusion) are burnt out. Don’t step on words. Just practice carefully, and watch your mind continuously. The eternity is in front of your eyes now; it has no form. Also, the sun from your mind has no past and future in itself.

Simply watch your mind. You see that the mind resides nowhere, is neither square nor round, and has neither border nor color. When you see a bird flying or hear a birdsong, you know that the mind is shown as a flying bird and some audible sound. Thus, there is not a trace of I or mine that can be found in the mind and in what you see, hear and perceive. Thus, the nature of the mind is peaceful and non-self; it is a mirror that encompasses all things and does not lean toward like or dislike. One day, the Chinese Zen master Hui Neng (638–713) heard two monks argue over a banner. The first monk said that the banner was moving while the second monk said that the wind was blowing. Hui Neng said that the correct view was that the two monks saw their minds were moving.

In the MN 62 Sutta, the Buddha urged Ven. Rahula to meditate like the wind that impartially blows away all pleasing and unpleasing sensations. Then, no thought will cling to your mind. The Buddha also urged Ven. Rahula to meditate like a space which is nowhere, which cannot be pinpointed, which impartially vanishes away all pleasing and unpleasing sensations. Then, no thought will cling to your mind.

---  ---

THƯỜNG TRỤ

Sáng tròn thường ở giữa hư không 
Bởi bị mây mê vọng khởi lồng 
Một phen gió thổi mây tứ tán  
Thế giới hà sa sáng chiếu thông. 

THỦY NGUYỆT (1637 - 1704) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Thường trụ? Cái vô tận? Các thế giới vô lượng? Hay bất kỳ một linh hồn vĩnh cửu nào? Chúng ta nên cẩn trọng nơi đây. Chữ nghĩa rất là trơn trợt nơi đây. Đức Phật nói vạn pháp biến đổi không ngừng, và không hề có một linh hồn nào. Đức Phật cũng nói Niết Bàn là niềm an lạc bất tử, là cái bất sanh và bất diệt, và là cảnh giới của tâm khi tất cả tam độc (tham sân si) đã được đốt cháy. Đừng giẫm lên lời nói. Hãy tu tập cẩn trọng, hãy quan sát tâm liên tục. Cái vĩnh cửu đang ở trước mắt bạn, và không có hình tướng nào. Thêm nữa, cái mặt trời trong tâm bạn tự thân không có quá khứ và tương lai.

Bạn thử nhìn vào tâm xem. Tâm không ở đâu hết, không có biên giới, không màu sắc, không vuông tròn. Khi thấy một cánh chim bay xa hay nghe một tiếng chim, bạn mới biết tâm hiển lộ ra như cảnh chim bay và như tiếng nhạc. Do vậy, không hề có chút gì về "tôi" hay "của tôi" có thể dựng lập trong tâm và trong những gì bạn thấy, nghe và nhận biết. Do vậy, bản tánh của tâm là tịch lặng và vô ngã; nó là tấm gương bao trùm mọi thứ và không nghiêng lệch gì về ưa với ghét. Một hôm, Thiền sư Trung Hoa Huệ Năng (638–713) nghe hai vị sư tranh luận về một lá phướn. Vị sư đầu nói rằng lá phướn động, trong khi vị thứ nhì nói gió đang động. Huệ Năng nói rằng cái nhìn đúng đắn là: tâm hai vị sư động.

Trong Kinh MN 62, Đức Phật dạy ngài Rahula hãy thiền định như gió mà gió này bình đẳng thổi đi tất cả các cảm thọ hài lòng và không hài lòng, từ đó không niệm nào vướng mắc vào tâm. Đức Phật cũng dạy ngài Rahula là hãy thiền định như hư không mà hư không này không trụ ở nơi nào có thể chỉ ra và để bình đẳng tan biến đi tất cả các cảm thọ hài lòng và không hài lòng, từ đó không niệm nào vướng mắc vào tâm.   

Xem mục lục