Tin Tức (680)


Đại Sư Tinh Vân

20,453

 Báo GN Online 26/03/2008

 

                                                    Đại Sư Tinh Vân

Nguyện giúp nhân gian sống trọn nghĩa tìnhGần đây đệ tử và tín đồ thường hỏi tôi về vấn đề “phong sơn” (đóng cửa núi). Đối với họ, chuyện không còn được thường xuyên lên viếng thăm Phật Quang Sơn là điều rất đáng buồn.

Trải qua nhiều năm nhọc nhằn hoạch định, Phật Quang Sơn giờ không những đã thành một trung tâm Phật giáo trọng yếu, mà còn là một bộ phận, một phần trong nếp sinh hoạt của dân Đài Loan.

Hằng năm, hễ có lễ hội là mọi người từ khắp nơi lũ lượt kéo về tham dự đông đủ, tỏ vẻ rất hân hoan, vui thích. Bởi vậy, việc Phật Quang Sơn sắp “phong sơn”, không riêng gì đệ tử, tín chúng quyến luyến, mà ngay cả tôi cũng cảm thấy rất không đành. Thế nhưng, vạn vật có sinh có diệt, Phật Quang Sơn có thay đổi chăng thì cũng là một cách hiển thị nhân duyên.

Nhớ lại ba mươi năm xưa, lúc tôi dự định và khởi công xây dựng Phật Quang Sơn, nhiều tín đồ nhìn thấy sơn lâm hoang dại, cây cối chằng chịt, tứ phía gai góc bủa giăng, giao thông bất tiện.. đã tỏ ra thất vọng, ngao ngán tận cùng, hầu hết đều bảo: - “Cái chỗ hoang vu như thế này, ai mà thèm tới?”.

Tôi không vì vậy mà lay chuyển, cương quyết hướng dẫn các tu sĩ đồng tâm hợp lực đem ý chí “lấp biển dời non” cùng khai phá núi đồi. Trải qua bao gian nan, vất vả nhọc nhằn… cuối cùng đã biến vùng sơn lâm mịt mù thành một đạo tràng hùng vĩ tôn nghiêm.

Giờ thì những tín đồ ngày xưa từng phát biểu “không thèm tới” lại là những người hăm hở lên núi nhiều nhất, còn khách tham quan thì nườm nượp viếng thăm không ngừng… Phật Quang Sơn từ một mảnh rừng hoang, giờ đã thành một thắng cảnh danh tiếng của Đài Loan, một cứ địa quan trọng của Phật giáo quốc tế.

Do du khách đến quá đông, người tham quan không ngớt khiến các pháp sư tiếp khách không xuể, vì vậy mà không thể không tạm thời “phong sơn”. Mỗi lần nghĩ đến việc này quả tình tôi rất cảm khái, se lòng.

Khi xây dựng Phật Quang Sơn, thực hiện được hoài bão hằng ấp ủ cả đời, không phải vì tôi có khả năng hơn người, mà nhờ duyên lành hỗ trợ nên tâm nguyện của tôi mới được thành tựu.
Nhân duyên thì không thể nghĩ bàn, và nguyện lực cũng bất khả tư nghị!

Tôi vốn là một kẻ quê mùa ở đất Dương Châu, thuở bé nhờ một nhân duyên tình cờ mà xuất gia. Có thể nói là giây phút quyết định làm Tăng lúc đó xem như ngẫu nhiên song lại thay đổi, định đoạt hướng sống và an bài cho cả cuộc đời tôi.

Bản tính tôi vốn hướng nội, thực lòng tôi chỉ mong sống và làm tròn bổn phận của một người tu sĩ bình thường... Song vì lý tưởng hoằng pháp, vì hoài bão độ sinh, tôi buộc phải nỗ lực cố gắng: vì đạo sáng tác, vì chúng thuyết giảng... Cho đến giờ, hầu như mỗi ngày tôi vẫn còn khai thị cho đại chúng.

Nhiều người thấy vậy, nghĩ là tôi có khả năng thiên phú, nghĩa là trời sinh ra có sẵn tài hoằng pháp rồi! Nào ai biết được là, lần đầu tiên lên bục giảng tôi đã sợ đến toát mồ hôi, sợ đến lưng áo ướt đẫm… nhưng chính nhờ nhân duyên và nguyện lực đã hỗ trợ tiếp sức, giúp tôi hoàn thành mọi việc suôn sẻ.

Nhớ hồi tôi mới tới Đài Loan, Phật giáo nơi đây chưa thịnh (tựa như một sa mạc hoang vu). Hầu như tôi đến chùa nào xin ở cũng bị từ chối, thậm chí xin ăn tạm ngủ nhờ một chút cũng không được. Xem ra hồi ấy, được các tự viện thu nhận cho náu nương chẳng phải là chuyện dễ.

Hàng ngày, tôi dậy sớm thức khuya, làm đủ việc tạp, tùy duyên mà giúp người, hoan hỷ cáng đáng các công tác Phật sự. Hễ thấy người hưng học, thì tôi giúp họ giảng dạy; thấy người làm báo, thì tôi phụ biên tập; thấy người giảng kinh, tôi giúp chiêu mộ tín chúng; thấy người xây chùa, tôi phụ họ hóa duyên...

Nhờ tùy hỷ giúp người, tôi có nhiều thời gian tiếp xúc với quần chúng hơn, rồi nhân đó mà rộng kết vô số thiện duyên. Việc này đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc “hoằng pháp lợi sinh” sau này. Thật vậy, tất cả sự nghiệp và công tác Phật sự của tôi sở dĩ được phát triển mạnh, cực thịnh… chính là nhờ tôi may mắn có được những nhân duyên tốt lành mà thôi.

Nhân duyên giúp thành tựu không ở đâu khác, chính là ở trong nhân gian! Nguyện lực giúp thành tựu cũng không ở đâu khác, ở trong nhân gian!

Lúc còn thanh niên, tôi đã rất ngưỡng mộ thuyết “Phật giáo nhân gian” của Đại sư Thái Hư, ngài thường nói: “Phật pháp phải đem đến lợi ích thiết thực cho nhân sinh”. Ngài kêu gọi nên lập một cõi “Nhân gian Tịnh độ”, bởi vì: “Người thành tức Phật thành”. Điều này đã khai sáng tâm trí tôi rất nhiều.

Nói chuẩn xác thì: “sống là vì người”. Nếu đạo Phật không lèo lái nhân gian vào hướng sống tốt đẹp viên mãn thì Phật giáo chỉ là một tôn giáo hữu danh vô thực, chỉ có lý thuyết suông mà thôi. Do quan niệm căn bản này mà các tu sĩ thuộc phái Phật Quang Sơn đều phải hoạt động tích cực: phải sống hòa hợp, cùng tạo phúc hành thiện, gieo rắc niềm tin, hy vọng, an lạc cho mọi người.

Giờ đây, chứng kiến cảnh các tu sĩ đối với tín đồ thân thiện hòa vui, cùng xem nhau như người một nhà, tôi cảm thấy hết sức an ủi. Đây chính là tôn chỉ, là nếp nhà, là quan điểm, là tông phong của Phật Quang Sơn.

Có người lý luận rằng: xuất gia thì phải ở thâm sơn cùng cốc, chẳng cần quản đến thế gian, phải cắt đứt hết mọi tình nghĩa nhân gian - chủ trương như vậy là thuyết của người không có tình nghĩa! Theo tôi thì không như thế. Tôi cho rằng: Người xuất gia không nên sống vô tình vô nghĩa, không nên đoạn tuyệt hết... mà cần phải khai mở tình nghĩa thanh tịnh, phát huy đức tính hữu nghĩa hữu tình hầu giúp cho mọi người cùng sống an lạc hòa vui, góp phần kiến tạo một cõi nhân gian hài hòa, đầy tình tương thân tương ái.

Sống phải có tình có nghĩa, rồi từ đó rộng kết thiện duyên, dẫn dắt chúng sinh vào đạo, dạy họ hành theo Phật pháp, sống một cuộc sống sung mãn pháp lạc.

Muốn được vậy thì phải dùng nguyện lực để thực hiện, muốn hoàn thành cuộc sống hữu tình hữu nghĩa, thì phải hạ quyết tâm: “Nguyện vì đạo dù thịt nát xương tan không hối tiếc” chỉ mong giúp chúng sinh “đồng du pháp hải”.

Hữu tình hữu nghĩa là tuyệt vời, không phải là tâm ma, tâm bịnh. Bởi vì chỉ có người hữu tình hữu nghĩa mới biết tán thán, mới biết xúc động rơi lệ khi hiểu được sự độ sinh gian khổ của chư Phật, Bồ tát... Chỉ người hữu tình hữu nghĩa mới có thể cảm thông, thấm thía sâu sắc bi tâm thương chúng sinh của chư Phật, Bồ tát.. và chính tấm lòng tràn đầy nghĩa tình viên mãn ấy mới đủ sức phát dũng khí khởi từ tâm: “Nguyện đời đời kiếp kiếp đến cõi ta bà này cứu khổ chúng sinh”.

Hữu tình hữu nghĩa là siêu phàm, không phải tính tục, và chỉ người hữu tình hữu nghĩa mới có thể cảm thông tận cùng nỗi buồn, thương, đau khổ của chúng sinh, do cảm thông nên mới thương xót và phát bi nguyện, muốn gánh chịu hoạn nạn thay chúng sinh, muốn giải trừ thống khổ cho họ.

Tư tưởng hữu tình hữu nghĩa, là tư tưởng tiềm tàng lòng biết ân, tri ân: “Nhận ân như giọt nước”, “Nguyện báo đáp như suối nguồn”.

Tâm tư hữu tình hữu nghĩa là tâm tư vô ngã, tâm tư “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”.
Cảnh giới hữu tình hữu nghĩa, là cảnh giới bác ái: “Trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ tam đồ”.

Cuộc sống hữu tình hữu nghĩa, là cuộc sống tràn đầy nghĩa tình, thanh khiết, cảm động… là “nhất hoa nhất thế giới, nhất diệp nhất Như Lai”. Đâu đâu cũng là Phật pháp, chốn chốn thảy là diệu địa”.

Nhớ lại quãng đường mình đã đi qua, nửa đời trước của tôi từng rộng kết thiện duyên, gieo duyên với chúng sinh vô số, trừ các nhân duyên hỗ trợ và nguyện lực bất tư nghị ra, tôi luôn tự nhủ lòng sẽ làm một tu sĩ hữu tình hữu nghĩa và nguyện đem hạt giống này gieo rắc khắp nơi nơi. Tôi tin chắc rằng, thuyết hữu tình hữu nghĩa trong nhân gian nếu đạt đến viên mãn, nếu mọi người ai sống cũng có tình có nghĩa thì cõi nhân gian này tất nhiên sẽ thành Tịnh độ, thiên hạ tự nhiên thái bình. Khi “cõi nhân gian được thái bình, mọi người đối với nhau tràn đầy tình nghĩa” thì còn có pháp duyên nào thù thắng hơn? Được vậy thì nhân gian đã thành Tịnh độ rồi!

Đại sư Ấn Quang đã từng giảng về trình tự tu hành như thế này:

Dùng “Thành ý, chính tâm” để tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”...

“Thành ý” chính là “hữu tình”, “chính tâm” tức là “hữu nghĩa”. Bởi vậy người vô tình vô nghĩa muốn tu thành công cũng giống như muốn dòng chảy của con sông tuôn vào biển lớn trong khi lòng sông hoàn toàn khô kiệt không còn giọt nước nào - Đó là điều không thể!

Cư sĩ Giản Chí Trung (NXB Viên Thân) gần đây khi in những tập sách nổi tiếng của tôi, đã yêu cầu tôi hãy viết về các mối nhân duyên, về từng giọt ân nghĩa với bao người. Thế là tôi viết tập sách này và đặt tên là "Hữu tình hữu nghĩa”, vì hữu tình hữu nghĩa là chí bảo của nhân gian.
Xin được đem các kinh nghiệm của mình viết ra để tiếp sức, khuyến khích các môn đệ thăng tiến và cũng để chia sẻ niềm hạnh phúc tâm linh của mình cho mọi người cùng chung hưởng.

HẠNH ĐOAN lược dịch
(Theo Lời tựa, Hữu tình hữu nghĩa, nguyên tác của Đại sư Tinh Vân)

20,453

Chùa Thiên Tôn

Chùa Thiên Tôn Tên thường gọi: Thiên Tôn. Địa chỉ: Thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, Bình Dương. ĐT: 0650 828788. Chùa tọa lạc tại trấn An Thạnh, huyện Thuận An,

1,295
Photographer Justin Maxon

Bộ ảnh “Mùi và Phả” của Justin MaxonĐây chính là bộ ảnh gây được tiếng vang lớn của tác giả Justin Maxon, đoạt giải nhất ảnh báo chí TG 2008 ở hạng

14,267
SÁT NA ĐỊNH

_ Thưa thầy, xin thầy giảng cho chúng con hiểu, sát na định là gì?_Thì hồi nãy Hoàng Lan có nói định trong từng sát na phải hông? Thì cái tâm nào

815
Chùa Niết Bàn - TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu

Tên thường gọi: Niết Bàn.Địa chỉ: 66/7 Hạ Long, bãi Dứa, phường 1, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 856127.Tịnh xã toạ lạc ở số 66/7 đường Hạ Long,

1,625
LẦM LẪN CỦA Ý THỨC

_Thưa thầy, ở cái vị ngã, cái tôi; nếu mà mình không có cái đó thì mình được nhiều thứ như thầy nói. Mình được cái thầy gọi là nền tảng, nhưng

609
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc