Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

The ten thousand attachments are already cut; this one body is at ease.
Living for over forty years, I see life is just a long dream.
My message to all is, don’t ask anymore.
The other side is the infinite – with moon and winds.

PHÁP LOA (1284 - 1330)

NOTE: Is this life a long dream? Even after we wake up? What is the difference between the dreams you had last night and the years in your childhood? Do you feel that you are reincarnating every morning after sleep? Do you feel that you are reincarnated after each breath? Then, observe who is truly the person that you are among millions of the persons that you’ve been. There is no real you -- just like there is no real bubble among millions of bubbles forming and popping in the ocean. Is there something called the infinity? Is there something called the infinity threading all millions of persons you’ve been? You know you are changing endlessly. And you know you are the moving group of "form, feeling, perception, fabrications, and consciousness" each of which is influenced by the constantly changing causal conditions. Let’s breathe in and out gently, and observe the working of the mind. If there is the infinity, it must be there, neither coming nor going. Don’t give it a name.

Is there an instant way to enlightenment? Yes, there is. You may see all the Four Noble Truths right at the moment you see one of those four. The Four Noble Truths are suffering, the origin of suffering, the cessation of suffering, and the path that leads to the cessation of suffering. The SN 56.30 Sutta says that one who sees one of the Four Noble Truths also sees all the four.

How could a practitioner see all the Four Noble Truths in an instant? Zen masters say that you can suddenly attain enlightenment if you practice watching your mind to see the origin of suffering, i.e., the second noble truth. You know that suffering arises from craving; thus, you watch your mind to see the origin of craving. Zen says that you will attain enlightenment right at the moment you kill your parents (from which the father is ignorance and the mother is craving). Some Zen masters raise this question:  “What is your face before your parents were born?” Actually, you don't need to practice koan; you can burn all the books about koans. You just need to watch your mind day and night to see the process of thinking and watch the space before a thought arises. In case a thought arises, it will instantly disappear when you see it. You will see that the existence (of thought or anything else) and the non-existence (of thought or anything else) are both encompassed in the emptiness nature of the mind; just neither cling to existence nor non-existence. In other words, it is just like peeling an onion or taking off the sheaths of a banana tree until nothing remains in your mind.

Someday, you will directly realize the emptiness of self and of phenomena, inwardly and outwardly. Is the mountain in front of your house or the birdsong outside real or unreal? Zen practitioners don't worry about this question; they only regard that mountain as what they see, and regard the birdsong as what they hear. The emptiness that encompasses all things is also called as "the true person of no rank."

---  ---

LỜI NHẮN

Muôn duyên cắt đứt, một thân nhàn 
Hơn bốn mươi năm giấc mộng tràng 
Nhắn bảo mọi người thôi chớ hỏi 
Bên kia trăng gió rộng thênh thang. 

PHÁP LOA (1284 - 1330) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Cuộc đời là một giấc mơ dài? Ngay cả sau khi chúng ta thức dậy? Những gì khác nhau giữa các giấc mơ bạn có đêm qua và những năm thơ ấu của bạn? Bạn có cảm thấy rằng bạn đang tái sinh mỗi buổi sáng sau giấc ngủ? Bạn có cảm thấy rằng bạn đang tái sinh trong từng khoảnh khắc sau hơi thở? Rồi thì, hãy quan sát xem bạn thực sự là ai trong số hàng triệu nhân vật mà bạn là trong đời. Không có một cái bạn thực nào – y hệt như, không có một bọt nước thực nào giữa hàng triệu bọt nước thành hình và vỡ ra trên mặt biển. Có cái gì gọi là vô tận không? Có cái gì gọi là cái vô tận xuyên suốt hàng triệu nhân vật mà bạn đã từng là hay không? Bạn biết, bạn đang biến đổi vô tận. Và bạn biết bạn là một tổ hợp đang di động của "sắc, thọ, tưởng, hành và thức" mà từng thành phần trong nhóm lại bị tác động của các điều kiện duyên khởi biến đổi liên tục. Hãy thở vào và thở ra dịu dàng, và quan sát vận hành của tâm. Nếu có cái vô tận, nó phải ở đó, không đến không đi. Đừng đặt tên cho nó.

Có một pháp nào để tức khắc giác ngộ? Vâng, có. Bạn có thể thấy toàn bộ Tứ Thánh Đế ngay ở khoảnh khắc bạn thấy một trong tứ đế đó. Tứ Thánh Đế là khổ, nguồn cội khổ, tịch diệt khổ, con đường (Bát Chánh Đạo) diệt khổ. Kinh SN 56.30 viết rằng ai nhìn thấy một trong Tứ Thánh Đế cũng thấy toàn bộ cả bốn.

Làm sao một người tu có thể thấy Tứ Thánh Đế trong một khoảnh khắc? Các Thiền sư nói rằng bạn có thể hốt nhiên giác ngộ nếu bạn quán sát tâm bạn để xem cội nguồn của khổ, tức là, thánh đế thứ nhì. Bạn biết rằng khổi tập khởi từ tham dục; do vậy, bạn nhìn tâm để xem cội nguồn tham dục. Thiền nói rằng bạn sẽ giác ngộ ngay khi bạn giết ba mẹ (trong đó, ba là vô minh, mẹ là tham ái). Một vài Thiền sư nêu câu hỏi: "Hãy cho xem khuôn mặt của bạn trước khi ba mẹ bạn sinh ra?" Thực sự, bạn không cần tập công án; bạn có thể đốt tất cả sách về công án. Bạn chỉ cần nhìn vào tâm bạn ngày đêm để quan sát tiến trình niệm và nhìn xem nơi trước khi một niệm khởi. Khi một niệm khởi, nó sẽ tức khắc biến mất khi bạn nhận ra nó. Bạn sẽ thấy rằng Hữu (hiện hữu của niệm hay bất cứ gì) và Vô (không có niệm hay bất cứ gì) đều được bao trùm trong không tánh của tâm; hãy nhớ đừng chấp vào Hữu hay Vô. Nói cách khác, nó y hệt như bóc vỏ hành hay lột các lớp vỏ cây chuối cho tới khi không còn gì bám trong tâm.

Rồi một ngày, bạn sẽ trực tiếp chứng ngộ không tánh của tâm và vạn pháp, nội xứ và ngoại xứ. Ngọn núi trước nhà bạn hay tiếng chim hót ngoài nhà có thực hay huyễn? Người tu Thiền không bận tâm về câu hỏi đó; họ chỉ xem núi kia như cái họ thấy, và xem tiếng chim hót như cái họ nghe. Cái không tánh bao trùm tất cả cũng được gọi là "Vô vị chân nhân."

Xem mục lục