Having neither face nor color,
The Way is born anew every day.
Look at all the worlds outside:
You are at home everywhere.
THUONG CHIEU (? – 1203)
NOTE: Just like a mirror, the mind is shining bright, showing all things, and helping you to see the birds flying and hear them singing. Just like a mirror, your clear mind has neither face nor color. The Way is simple: just as one dusts a mirror, liberate the mind from the three poisons – desire, hatred, and ignorance. A clean mirror calmly reflects, doesn’t hold anything; a liberated mind calmly reflects, doesn’t cling to anything. So, a liberated mind is always anew. Look around, see the birds flying, and hear them singing. Is your mind manifesting as the images of birds flying, and as the sound of birds singing? Look around: are you at home now?
How could your mind be clear and anew as a clean mirror? In the Ud 1.10 (Bahiya Sutta), the Buddha said to Bahiya: "Then, Bāhiya, you should train yourself thus: In reference to the seen, there will be only the seen. In reference to the heard, only the heard. In reference to the sensed, only the sensed. In reference to the cognized, only the cognized. That is how you should train yourself. When for you there will be only the seen in reference to the seen, only the heard in reference to the heard, only the sensed in reference to the sensed, only the cognized in reference to the cognized, then, Bāhiya, there is no you in connection with that. When there is no you in connection with that, there is no you there. When there is no you there, you are neither here nor yonder nor between the two. This, just this, is the end of stress." (As translated by Thanissaro Bhikkhu). After learning how to train, Bahiya was completely emancipated right in that morning.
The Zen master Thích Phước Hậu (1866 - 1949) composed the below poem.
The scriptures have 84,000 sutras
I have learned and practiced them all, not less and not more
Now I have forgotten completely all of them
except for the word Suchness on my head.
--- ---
TẠI NHÀ
Đạo vốn không nhan sắc,
Ngày ngày lại mới tươi,
Ngoài đại thiên sa giới,
Chỗ nào chẳng là nhà.
THƯỜNG CHIẾU (? - 1203) – Bản dịch HT Thanh Từ
GHI NHẬN: Hệt như tấm gương, tâm chiếu sáng, phô bày vạn pháp, và giúp bạn nhìn thấy chim bay và nghe chim hót. Hệt như tấm gương, tâm trong trẻo của bạn không có khuôn diện hay màu sắc nào. Đạo thì đơn giản: cứ hệt như lau gương cho khỏi bụi, hãy đưa tâm ra khỏi tam độc – tham, sân và si. Một tấm gương sạch sẽ lặng lẽ chiếu ảnh, không chấp giữ gì cả; tâm đã giải thoát cũng lặng lẽ chiếu ảnh, không trụ vào bất cứ vật gì. Do vậy, tâm giải thoát thì luôn luôn mới. Hãy nhìn quanh, hãy thấy chim bay, và hãy nghe chim hót. Có phải tâm bạn đang hiển lộng như là hình ảnh chim bay, và tiếng chim hót? Hãy nhìn quanh: có phải bạn đang ở nhà bây giờ?
Làm thế nào tâm của bạn có thể trong trẻo và mới tinh khôi như chiếc gương sạch? Trong Kinh Ud 1.10 (Bahiya Sutta), Đức Phật dạy Bahiya: "Rồi thì, Bahiya, ngươi hãy tự tu tập thế này: trong cái được thấy, sẽ chỉ là cái được thấy. Trong cái được nghe, sẽ chỉ là cái được nghe. Trong cái được cảm thọ, sẽ chỉ là cái được cảm thọ. Trong cái được thức tri, sẽ chỉ là cái được thức tri. Đó là cách ngươi hãy tự tu tập. Khi với ngươi, cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy, cái được nghe chỉ là cái được nghe, cái được cảm thọ chỉ là cái được cảm thọ, cái được thức tri chỉ là cái được thức tri, thì, Bahiya, sẽ không có cai "ngươi" nào liên hệ tới đó. Khi không có cái ngươi nào liên hệ đó, thì sẽ không có cái ngươi nơi đó. Khi không có cái ngươi nơi đó, ngươi sẽ không vướng vào nơi này, nơi kia và giữa hai nơi, xa cả quá, hiện, vị lai. Đó là giải thoát." Sau khi nghe lời dạy, ngài Bahiya giải thoát hoàn toàn ngay buổi sáng hôm đó.
Thiền sư Thích Phước Hậu (1866 - 1949) đã làm bài thơ như sau.
Kinh điển lưu truyền tám vạn tư
Học hành không thiếu cũng không dư
Đến nay tính lại đà quên hết
Chỉ nhớ trên đầu một chữ Như