Bài Viết (701)


CÁI THẤY ĐÚNG ĐẮN VỀ THẾ GIỚI HIỆN TƯỢNG - LAMA DUDJOM DORJEE

652

Một người hành trì thượng căn không có ham muốn hay dinh mắc vào luân hồi. Đối với người ấy, luân hồi giống như chiếc xe cũ nát, đang nằm gỉ sét trong nghĩa địa; nó là một phương tiện không thể chở ai đi đến đâu. Hoặc người ấy xem luân hồi như một nghĩa trang khổng lồ; nơi chốn của cái chết và sự hư hoại, chẳng ai muốn sống ở đó mà chỉ muốn thoát khỏi nó thông qua con đường tới niết bàn.
Bồ đề tâm của một người tu tập thượng căn bao trùm hết thảy chúng sinh không chừa một ai, nó giống như tình yêu của một người mẹ với đứa con duy nhất. Trí huệ trắc ẩn của người tu tập thượng căn tăng trưởng tự nhiên như những bông hoa nở đầy cánh đồng vào mùa xuân. Cánh đồng cằn cỗi của mùa đông là tâm trí chúng sinh, còn bố đề tâm của người tu tập thượng căn giống như mặt trời sưởi ấm và những cơn mưa mùa xuân nuôi dưỡng.
Sự tinh tấn và bền bỉ của người tu tập thượng căn lớn đến nỗi không chướng ngại nào có cơ hội ngăn trở con đường phát triển của họ; sự chuyên tâm của họ chặt đứt mọi trở ngại một cách dễ dàng, Ở cấp độ tu tập này, những mê lầm tự sáng tỏ cứ như thể chúng ta nhận ra rằng con rắn cuộn tròn trong góc nhà hoá ra chỉ là một sợi dây chờ được sử dụng.
Ở cấp độ này, chúng ta bắt đầu chứng nghiệm sâu sắc Phật tính của tâm mình. Chúng ta có thể trải nghiệm điều này đến mức kinh nghiệm sống và sự thoả mãn mà thành tựu mang lại cũng chính là cõi niết bàn. Trải nghiệm phúc lạc và sự thuần khiết là những chỉ báo cho thấy chúng ta đã tiến tới cấp độ của người hành trì thượng căn.
Chúng ta phải từ bỏ sự dính mắc và níu bám vào thế giới hiện tượng, vì mọi thứ vốn vô thường, không ngừng thay đổi như bốn mùa trong năm. Chúng ta không nên bám víu cuộc đời như thể nó vĩnh củu, vì thực ra cuộc đời vừa không chắc chắn vừa hết sức ngắn ngủi có câu nói rằng cuộc sống của chúng ta giống như giọt sương sớm trên lá cỏ, mặt trời lên là biến mất.
Chúng ta không được lẫn lộn hay nghi ngờ về nhân quả nghiệp lực, mà phải khảo sát những điều kiện sinh khởi phụ thuộc lẫn nhau của mọi hiện tượng. Ví dụ, chúng ta biết rằng gieo một hạt giống nhất định sẽ đem tới một loại hoa trái cụ thể, và chúng ta không bao giờ ngạc nhiên về kết quả này. Tương tự, chúng ta nên hình thành sự chắc chắn rằng những hành động của mình sẽ đem tới các kết quả cụ thể và có thể đoán trước.
Đừng để bị lẫn lộn bởi sự phân biệt hời hợt giữa tâm thức với ý nghĩ hay những biểu hiện trong tâm thức; chúng đơn giản cũng tồn tại trong mối quan hệ phụ thuộc qua lại, giống như một giấc mơ. Không có tâm thức thì không có giấc mơ, cũng không có bất kỳ biểu hiện nào trong giấc mơ.
Chúng ta cũng cần loại bỏ sự lẫn lộn giữa sự thật tương đối và sự thật tối hậu, vì chúng vốn không tách rời, đều là “một vị”, giống như sự phản ảnh của trăng trong nước. Không có trăng trên trời, không thể có hình bóng trăng trong nước, và nếu không có nước, không có chỗ để trăng xuất hiện như một phản ảnh.
Trải nghiệm “một vị" rất khó diễn tả. Nó giống như cố gắng diễn tả bản chất của vị ngọt cho một người chưa từng nếm thứ gì ngọt - nói ngắn gọn là bất khả thi. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói chứng nghiệm “một vị" là khi chúng ta sống trong thế gian nhận thức cả thực tại tương đối và thực tại tuyệt đối, nhưng không đề cao hay chối bỏ cái thấy nào mà đi trên trung đạo giữa hai thái cực. Đây là trải nghiệm “một vị". Nhìn vào thế giới hiện tượng, chúng ta không rơi vào nhị nguyên sai lầm, thấy "ta” và "người“ như hai thực thể tách rời. Điều đó giống như đưa ra một phân biệt khiên cưỡng về bản chất của băng và nước. Băng về bản chất cũng là nước, nước đông lại sẽ thành băng; tương tự, không có sự phân biệt giữa những gì chúng ta cảm nhận là “ta” và “người". Sự phân biệt “ta" và “người" tồn tại phụ thuộc lẫn nhau, vì nếu không có “ta" là chủ thể nhận thức, không có gì được nhận thức, nên không có đối tượng nhận thức là “người”.
Chúng sinh trong luân hồi u mê là vì bám giữ một ý niệm sai lầm về thực tại. Tâm trí mê lầm lẫn lộn những biểu hiện tương đối với thực tại tuyệt đối, nhưng thực tại tuyệt đối vượt ngoài khả năng nhận thức của tâm trí mê lầm tương đối. Nếu chưa thấy rõ tâm, những quấy nhiễu sẽ không bao gìờ ngừng. Biểu hiện của những thứ tiêu cực này không là gì khác ngoài sự bất tịnh, kết quả của tình trạng không biết rõ tâm. Ví dụ: khi người khác nói gay gắt với chúng ta hoặc về chúng ta, chúng ta có thể rất bực mình, nhưng từ ngữ nói ra chẳng qua là những rung động âm thanh, trôi nổi giây lát trong không trung rồi biến mất. Chấp vào những từ này giống như đuổi theo tiếng vọng. Phân tích một ý tưởng là tốt hay xấu rồi chấp nhận hay chối bỏ nó khiến chúng ta hạnh phúc hoặc khổ sở nhất thời. Hạnh phúc hoặc khổ sở nhất thời là một phần của sự thật tương đối, và không có gì chắc chắn là nó sẽ kéo dài bao lâu. Những cảm xúc phiền não như giận dữ và căm ghét đốt cháy tính thiện căn bản, và làm che mờ năng lực lĩnh hội thực tại tối hậu của chúng ta.
Thế giới hiện tượng bên ngoài tuy có về tồn tại cố hữu, nhưng thật ra nó là một ảo tưởng không có bản chất đích thực, chỉ được sinh ra từ tâm trí. Những biểu hiện trong thế giới hiện tượng là hư huyễn vì chúng vô thường; chúng không ngừng thay đối, giống như bong bóng hình thành trên mặt hồ trong một cơn mưa nặng hạt. Chúng biến mất ngay khi chúng ta vừa quan sát thấy. Từ một tầm nhìn tối hậu, càng khảo sát những biểu hiện của thế giới hiện tượng, chúng ta càng tin chắc vào cái thấy rõ ràng rằng chúng không hề có thực chất.
Một ví dụ trong thế giới tự nhiên là cây chuối. Khi lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, bạn thấy dưới nó là một lớp khác. Tiếp tục lột bỏ lớp ấy, một lớp khác lộ ra, cứ thế cho đến khi bạn tới lớp cuối cùng, trong cùng. Bạn bóc nó ra và thấy không có gì hoàn toàn rỗng không! Bạn đi tới kết luận rằng không có gì dưới lớp vỏ, hoàn toàn không có cái lõi nào. Cũng vậy, khi phân tích những hiện tượng biểu hiện bên ngoài, dù nhất quyết đi tìm một cái lõi thật sự tồn tại tự thân, không được tạo thành từ những phần nhỏ hơn, không phụ thuộc vào những yếu tố kết hợp với nhau tạo nên sự tồn tại của nó, chúng ta không thể tìm được thứ gì vĩnh cửu hay tồn tại cố hữu như vậy cả. Từ tầm nhìn của thực tại tuyệt đối, mọi hiện tượng chẳng qua là ảo ảnh; chúng không tồn tại, vì bản chất của chúng là rỗng không. Tuy nhiên, hiện tượng có sinh khởi và tồn tại trong tâm trí chúng ta, và chúng ta trở nên dính mắc với chúng như thể chúng là thật. Những hiện tượng này có vẻ cố hữu, nhưng thực ra là hư huyễn không thực chất, giống như ảo ảnh hay giấc mộng.
Nếu cuộc đời này không thật hơn một giấc mơ, tại sao chúng ta cảm nhận nó như thật? Tại sao chúng ta không thể thức tỉnh khỏi giấc mơ này, trở nên giác ngộ và giải thoát? Là những chúng sinh mắc kẹt trong luân hồi, chúng ta hình thành những khuynh hướng và mô thức theo thói quen - không chỉ những cách ứng xử, mà cả sự ưa thích, ham muốn, dính mắc, ác cảm. Chúng ta mang những mô thức này vào trạng thái mơ và hành xử theo những cách có thể đoán trước, chẳng hạn tránh điều mình không thích, cố gắng giành được thứ làm mình hài lòng. Tương tự, chúng ta mang những mô thức theo thói quen này vào kiếp sống tiếp theo, và mỗi khi ứng xử từ những ham muốn, dính mắc, ác cảm ấy, chúng ta tích luỹ ngày càng nhiều nghiệp xấu, qua đó hết kiếp này tới kiếp khác, chúng ta cũng cố các tập khí.
Cuộc đời hư huyễn như giấc mộng, vô thường, không ngừng thay đổi, và chúng ta cảm nhận được sự đổi thay khi những biến cố lớn xảy ra trong cuộc sống, ví dụ cái chết. Nhưng một biến cố như cái chết không hề là “đột ngột”, mà thực ra đã không ngừng tiến tới chúng ta ngay từ khoảnh khắc chào đời. Chúng ta biết rằng các hoạt động tế bào xảy ra không ngừng trong cơ thể của mọi sinh vật. Vì vậy, dù chúng ta không phải lúc nào cũng ý thức về tính chất vô thường của cuộc sống, nhưng rõ ràng là vô số sự đổi thay xảy ra trong cõi sống này với tốc độ của tia chớp loé lên trên bầu trời. Những biểu hiện bề mặt của thực tại tương đối chỉ là ảo tưởng, không có thực chất: nhận thức này là bước đi đầu tiên trên hành trình giải thoát.
Trích “ Lời khuyên chân thành của Đạo Sư”
Người dịch: Hân Nhi - NXB: Hồng Đức. Năm 2016

652

NƠI CHỐN NHƯ MỘT CÕI PHẬT - DILGO KHYENTSE

Trong bất kỳ thực hành quán tưởng nào chúng ta cần nghĩ tưởng rằng mọi sự đã hoàn thiện từ vô thủy, và điều ta quán tưởng không là một sản phẩm

731
HẠNH PHÚC THAY ĐỨC PHẬT RA ĐỜI - KINH PHÁP CÚ - PHẨM PHẬT ĐÀ

Vị chiến thắng không bại,Vị bước đi trên đời,Không dấu tích chiến thắng,Phật giới rộng mênh mông,Ai dùng chân theo dõiBậc không để dấu tích ?🙏 Ai giải tỏa lưới tham,Ái phược

939
Tantra in Tibet:- Tenzin Gyatso - An Phong chuyễn ngữ

Đồng biên tập bản văn của Tsongkapa và bản văn của Dalai Lama: Lati Rinpochay. Phụ tá biên tập bản văn của Tsongkapa : Geshe Gedušn Lodroš. Phụ tá biên tập bản

21,644
MỘT GIẢI THÍCH NGẮN GỌN PHÁP GIỚI GỌI LÀ TỰ TÂM, KHÔNG GIAN SÁNG RỠ CỦA PHÁP GIỚI - Dechen Rangdro Rinpoche

Namo Shri Guru Nagarjuna!Là không gian bí mật của trái tim của tất cả các bậc Chiến ThắngLà con đường được các Bồ tát cao cả tán dươngNguồn của tất cả những

776
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA - PHẨM THỨ MƯỜI CHÍN

Lại nữa Thường Tinh Tấn! Sau khi đức Như-Lai diệt độ, nếu có người thiện nam tử cùng thiện nữ nhơn thọ trì kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói,

453
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc