Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

The book Thien Tong Bat Lap Van Tu by Nguyen Giac is a collection of essays that explain extensively The Heart Sutra and the practice based on Sutta Nipata -- the practitioner should cling neither outside nor inside, neither to the past nor future nor present; should neither grasp nor reject anything. If you dwell in or hold on to "the here and now," you are still outside the Zen Gate of Bodhidharma.

If you practice the Four Foundations of Mindfulness, you still have an object for insight meditation -- which is a great means; however, if you practice Zen (in which The Heart Sutra is a great means), you are mindful without any object. You should cling to neither Existence nor Non-Existence because you directly recognize via eyes and ears the Emptiness and the Stillness; in the Emptiness, you know how to dwell your mind in Suchness.

Buddha taught in Sutta Nipata that we should drop all the "here and now" and all things, even the practice (Sn 4.5 - Paramatthaka Sutta in Atthakavagga, Sutta Nipata: A brahman not led by precepts or practices, gone to the beyond — Such — doesn't fall back.). Thus, Sutta Nipata shows us how to mindful without any object, depending on nothing. This book also cites Einstein in the essays about the Buddhist way to see the world as illusions.

LỜI GIỚI THIỆU NGẮN (BẰNG SONG NGỮ
CỦA) AMAZON BOOKS

Thiền Tông Bất Lập Văn Tự gồm nhiều bài viết về Thiền Tông của Nguyên Giác, trong đó giải thích tận tường về Bát Nhã Tâm Kinh, và dẫn tới pháp thực hành dựa theo Kinh Tập (Sutta Nipata) là không vướng gì tới trong hay ngoài, không vướng gì tới cả ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai), không nắm giữ hay xua đẩy bất kỳ pháp nào. Nếu bạn còn an trụ hay nắm giữ cái "ở đây và bây giờ," bạn vẫn chưa vào cửa Thiền Bồ Đề Đạt Ma.

Bạn tu Tứ Niệm Xứ (niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp) là bạn niệm có đối tượng (như đối tượng là hơi thở, cử chỉ, cảm thọ...), cũng là phương tiện lớn, nhưng khi bạn tu theo Thiền Tông (trong đó Bát Nhã Tâm Kinh là phương tiện lớn) là pháp niệm không đối tượng, không vướng vào Có hay Không, vì thấy tức khắc là Không, là Rỗng Rang Tịch Lặng dù là trước mắt hay bên tai, dù là quá khứ, hiện tại hay vị lai, và trong Tánh Không này, bạn sẽ tự biết giữ tâm Như Thị.

Đức Phật dạy trong Kinh Tập là buông bỏ cả "bây giờ và ở đây," là vô tu vô chứng vì không vướng cả giới luật và tu hành (Kinh Sn 4.5 - Paramatthaka Sutta trong Phẩm Atthakavagga, Kinh Tập: A brahman not led by precepts or practices, gone to the beyond — Such — doesn't fall back.), và Kinh Tập là niệm không đối tượng. Sách cũng dẫn ra Einstein khi nói về pháp Như Huyễn của nhà Phật. 

Xem mục lục