5
Bồ tát Di Lặc không dừng lại ở những thí dụ nhiều vô tận này, mà ngài đưa ra để gợi cho chúng ta thấy sự quan trọng vô cùng của việc phát Bồ đề tâm. Bởi vì ngài vẫn không ngừng diễn tiếp dòng khởi thủy cho đến bao giờ cùng tận khả năng tưởng tượng nơi một vị Bồ tát. Ngài nói tiếp:
Cũng như ánh sáng của ngọn đèn tùy theo tim đèn lớn hay nhỏ: nếu thêm dầu vào sẽ giữ được ánh sáng đó lâu dài. Cũng vậy đèn Bồ đề tâm, nếu dùng tim đại nguyện sẽ tỏa ra ánh sáng chiếu khắp Pháp giới (Dharmadhàtu), nếu dùng dầu đại bi tâm thì sẽ thành tựu hết thảy Phật sự, giáo hóa chúng sinh và tịnh Phật quốc độ.
Như Tha hóa tự tại thiên vương đội thiên quan, được làm bằng loại vàng Jambudana tuyệt hảo, hơn hẳn mọi thiên quan đội trên đầu các thiên thần. trong thế giới dục lạc. Cũng vậy, Bồ tát đội thiên quan Bồ đề tâm, được làm bằng đại nguyện, hơn hẳn những thiên quan đội trên đầu hạng phàm ngu, các hàng hữu học và vô học, các hàng Độc giác.
Như lúc sư vương, vua các loài thú, gầm rống, thì các sư tử con được tăng thêm sức mạnh và nhờ đó mà được lớn thêm, trong khi các loài thú khác sợ hãi, bỏ chạy. Cũng.vậy khi Như Lai, sư tử của loài người, cất lên tiếng rống nhất thiết trì tán dương Bồ đề tâm, tất cả các Bồ tát, những người con của sư tử Phật, được tăng trưởng trong Phật đạo, trong khi các hạng khác vì căn tính thấp kém, nghe đến liền bỏ chạy
Như một giọt sữa của sư tử được thêm vào biển bò sữa, sữa dê, vân vân, nó xuyên qua tất cả mà không chút trở ngại. Cũng vậy khi một giọt sữa Bồ đề tâm chảy ra từ Như Lai, đăng sư tử của loài người, được thêm vào biển sữa nghiệp và phiền não chứa đựng trải qua trăm nghìn kiếp; giọt sữa Như Lai thâm nhập trong biển sữa đó và làm biến hoại tất cả; không bao giờ trụ trong quả giải thoát của tất cả Thanh văn và Độc giác, cũng không bận tâm đến.
Như chim Ca lăng tần giá (kalavinka) dù chưa ra khỏi vỏ trứng, mà khả năng ca hát tuyệt vời của nó đã hơn hẳn tất cả đàn chim trên Hi mã lạp sơn biết ca sành sỏi. Cũng vậy, khi Bồ tát Ca lăng tần già (Bodhisattva Kalavinka) bắt đầu công hạnh lúc đang ở giữa cõi luân hồi mà không lui sụt, nếu có khả năng của tâm đại bi và Bồ đề tâm; không hề bị thoái hóa vào tất cả các thành tựu của Thanh văn và Duyên giác.
Khi chim Kim súy (Garuda), vua lớn của loài chim, vùa mới sinh ra mà đã có thể bay liệng nhanh nhẹn và có mắt sáng quắc các chim khác dù trưởng thành trọn vẹn cũng không sao hơn được. Cũng vậy, khi Bồ tát vừa phát khởi Bồ đề tâm lâm vương tử của đức Như Lai kim súy (Tanh ga ta Garuda) trong chủng tộc cao quý, mà đã hiểu hiện năng lực dũng mãnh của Tâm (Citta), đã khơi dậy tâm đại bi từ cõi lòng sâu thẳm, và có tuệ nhãn sáng quắc soi chiếu rất xa; tất cả những thành tựu của Thanh văn và Duyên giác sở đắc trải qua trăm nghìn kiếp cũng không thể sánh nổi.
Khi dũng sĩ cầm một ngọn giáo nhọn trong tay, sẽ không có giáp trụ cứng nào mà không bị chọc thủng. Cũng vậy, ngọn giáo Bồ đề tâm được đặt vào cánh tay mạnh bạo của Bồ tát, nó đâm thủng giáp trụ tà kiến và phiền não (anusaya).
Khi đại lực sĩ Mahànagna nổi cơn thịnh nộ, trước trán sẽ nổi lên một cục bướu; và chừng nào cục bướu vẫn còn đó, thì không ai trong cõi Diêm phù đề này có thể xứng tay. Cũng vậy chừng nào trước trán của Bồ tát chưa tan mất cục bướu Bồ đề tâm, được kích thích bởi tâm đại từ và đại bi; thì tất cả xe ma và ác nghiệp đang khuất phục thế gian cũng không sao đấu thắng nổi.
Cũng như trong việc học bắn cung, đệ tử nào ở lại nhà thầy để chuyên tâm học, sẽ vượt xa các đệ tử khác cùng học nghệ thuật này; hơn về sự khéo léo, về sự chăm chỉ, về sự áp dụng và về sức mạnh. Cũng vậy, thánh giả Bồ tát, tự tu tập để chứng nhất thiết trí, bỏ xa tất cả các hàng hữu học và Duyên giác chưa phát Bồ đề tâm; hơn về thệ nguyện, trí tuệ, giải thoát, các hạnh và năng lực.
Trong việc tập bắn cung lão luyện, trước hết phải học cách trụ chân cho vững, sau đó mới học đầy đủ cách bắn. Cũng vậy, khi Bồ tát tự tu tập để chứng nhất thiết trí, việc cần thiết trước hết là phải trụ vững nơi Bồ đề tâm, vì đó là bước tiên khởi hướng tới chỗ thấu triệt tất cả đạo lý của Phật.
Trong việc luyện tập các huyễn thuật, bước thứ nhất là phải học thuộc nằm lòng tất cả các câu thần chú, sau đó mới có thể thi hành tất cả các loại huyễn thuật. Cũng vậy, khi Bồ tát muốn đạt tới đời sống và các hành vi kỳ diệu của chư Phật và chư Bồ tát trước phải phát khởi Bồ đề tâm và hoài bão các thệ nguyện của Bồ tát bởi vì nhờ đó mới có thể thâm nhập đời sống của hết thảy chư Phật và Bồ tát.
Cũng như các thứ được tạo ra bởi huyễn thuật đều hoàn toàn vô hình nhưng được thấy như là hữu hình. Cũng vậy Bồ để tâm vốn vô tướng, nhưng lại thấy được Pháp giới (Dharmadhàtu) vô biên trang nghiêm đầy đủ tất cả các công đức bởi vì tâm của Bồ tát đã được nhất thiết trí đánh thức dậy.
Cũng như khi vừa thấy một chú mèo đang đến gần, tất cả các chú chuột đều bỏ chạy trốn vào hang. Cũng vậy, khi Bồ tát vừa phát khởi Bồ đề tâm từ chỗ thâm sâu của tự tánh để quan sát thế gian, tất cả nghiệp và phiền nào đều bỏ chạy và lẩn trốn vào hang.
Như có người trang điểm bằng vàng ròng chiêm phù đàn (Jambùnada), tất cả các loại trang sức khác trở thành mờ nhạt. Cũng vậy, khi Bồ tát mang vào những trang sức bằng vàng ròng chiêm phù đàn Bồ đề tâm, tất cả các công đúc trang nghiêm của hàng Thanh văn và Duyên giác đều trở nên mờ nhạt.
Cũng như đá nam châm dù chỉ một lượng nhỏ cũng sẽ chẻ hai một chuỗi xích sắt; Bồ đề tâm dù chỉ một chút mà được trỗi dậy trong tâm để cũng sẽ chẻ hai những chuỗi xích sắt của tà kiến, tà hạnh, vô minh và tham dục.
Nơi nào có mẫu từ thạch, tất cả sắt ở gần đó bị rã, không đứng im, không dính chặt nhau. Cũng vậy, bất cứ nơi đâu có từ thạch Bồ đề tâm dấn bước tới nghiệp hay phiền não, tới giải thoát của Thanh Văn hay của Duyên giác, nghiệp, phiền não và giải thoát kế cận đó đều mất hút, không đứng im, không hợp nhất.
Nhu một người đánh cá rất thân thiện với các sinh vật ở biển cả, không cảm thấy có đe dọa chết chóc nào dưới các ngọn sóng dù khi phó thân vào mõm cá Makara. Cũng vậy, khi Bồ tát phát tâm Bồ đề ở giữa luân hồi vẫn thoát khỏi nghiệp chướng và phiền não chướng; thâm nhập vào chỗ sở đắc và sở chứng của hàng Thanh văn và Duyên giác mà vẫn không bị nhiễm.
Như một người uống một chén nước cam lộ thì không bị các thứ độc dược xâm hại; Bồ tát khởi tâm cầu nhất thiết trí cũng không bao giờ bị xâm hại bởi quả vị Thanh văn, không ngưng trệ nơi đó, vì có đại bi tâm và các thệ nguyện.
Như có người dùng thuốc Anjana thoa lên đôi mắt, thì không ai có thể trông thấy y được dù có đi ngang qua giữa họ. Cũng vậy khi Bồ tát khởi tâm cầu nhất thiết trí thì các ác ma sẽ không trông thấy dù có đi ở giữa bọn chúng; vì đã được hộ trì bởi trí siêu việt và các thệ nguyện.
Khi một người được đặt duới sự bảo vệ của một quốc vương có uy thế, sẽ không bị bất cứ phàm nhân nào đe dọa. Cũng vậy, khi Bồ tát được Pháp vương Bồ đề tâm bảo vệ, sẽ không bị kinh sợ bởi bất cứ chướng ngại và hiểm trở nào.
Như một người sống trong các rặng núi được đất che chở khắp bốn phía, không bị lửa đe dọa. Cũng vậy, Bồ tát sống trong sự che chở bởi công đức của Bồ đề tâm sẽ không bao giừ bị đe dọa bởi lửa giải thoát của Thanh văn và Duyên giác.
Như một người dưới sự bảo vệ của một dũng sĩ sẽ không kinh sợ bởi kẻ thù, Bồ tát dưới sự bảo vệ của dũng sĩ Bồ đề tâm không bao giờ bị kinh sợ bởi kẻ thù ác nghiệp.
Khi thiên chủ Sakra cầm khí giới Kim cương (Vajra), toàn thể bộ đội tu la (Asura) bị hủy diệt: Cũng vậy, khi chúng Bồ tát nắm giữ Bồ đề tâm được khơi dậy từ trong sâu thẳm của tự tánh, toàn thể bộ đội Ma vương và A tu la được thiết lập do các ác sư đều bị hủy diệt.
Nhu một người uống thuốc Rasayana kéo dài tuổi thọ của mình và không. bao giờ trở nên yếu đuối; Bồ tát sẵn có thuốc Rasayana, Bồ đề tâm không bao giờ cảm thấy cũng kiệt dù thọ sinh trải qua vô số kiếp luân hồi và cũng không hề bị ô nhiễm bới các ô nhiễm do luân hồi.
Như khi điều hòa thuốc rượu, trước hết phải giữ nó trong điều kiện hoàn hảo, không bao giờ để nó tiếp xúc với các thứ bất tịnh. Cũng vậy, Bồ tát khi chuẩn bị cho đời sống hành đạo và các đại nguyện của mình, trước hết phải phát khởi Bồ đề tâm không bao giờ bị ô nhiễm
Như một người muốn thành tựu một công nghiệp nào trước hết là phải giữ gìn mệnh sống của chính mình. Cũng vậy, khi Bồ tát quyết tâm tu tập các đạo lý của Phật, trước hết phải gìn giữ Bồ đề tâm.
Khi một người đánh mất mệnh sống của mình, thì không sao thành tựu nổi bất cứ công nghiệp nào cho cha mẹ và quyến thuộc. Cũng vậy khi Bồ tát bị dứt khỏi Bồ đề tâm thì sẽ đoạn tuyệt hết công đức của nhất thiết trí và không thể thành tựu Phật trí để cứu vớt chúng sinh.
Như biển cả không thể bị thứ độc dược nào xâm hại; Bồ đề tâm của Bồ tát cũng như biển cả không hề bị xâm hại bởi nghiệp và phiền não, bởi Tâm của hàng Thanh văn và Duyên giác. Như ánh sáng mặt trời không bao giờ có thể bị các tinh tú che mờ; ánh sáng mặt trời Bồ đề tâm cũng không bao giờ bị che khuất bởi các tinh tú công đức vô vi của hàng Thanh văn và Duyên giác.
Như vương tử khi vừa thọ sinh đã được kính trọng ngay, không bao giờ bị các bậc trưởng thượng hay đại thần coi rẻ, vì là sinh trong chủng tộc quyền quý cũng vậy, ngay khi Bồ đề tâm vừa được phát khởi. Bồ tát đã thác sinh ngay vào chủng tộc Như Lai, ngài là Pháp vương; chắc chắn không thể bị coi rẻ bởi các hàng Thanh văn và Duyên giác đã tụ tập các thiện nghiệp trải qua thời gian lâu dài vì Bồ đề tâm sinh ra tử chủng tộc quyền uy của đại bi.
Vương tủ dù đang trẻ dại vẫn được các bậc trưởng thượng và đại thần hết sức kính trọng, dù vương tử không kính mến họ đúng mức. Cũng vậy, các hàng Thanh văn và Duyên giác dù đã tu tập các thiện nghiệp lâu đời, nhưng vẫn phải phủ phục trước vị Bồ tát đã phát khởi Bồ đề tâm, ngay dù Bồ tát không kính trọng họ đúng mức.
Dù vương tử chưa trưởng thành đủ để làm vua mà vẫn không mất sự quý hiển của hoàng gia, vì dòng dõi cao quý không thể đặt ngang hàng với các đại thần. Cũng vậy, Bồ tát vừa phát tâm cầu nhất thiết trí, vẫn còn bị trói buộc trong nghiệp phiền não và chấp trước, nhưng không mất sự quý hiển của giác ngộ, và không bị coi ngang hàng với Thanh văn và Duyên giác, vì thuộc chủng tộc cao quý của hết thảy Như Lai.
Đối với kẻ mắt lòa và loạn tâm, hạt nhãn châu trong sáng lại thấy như là bất tịnh. Cũng vậy hạt châu Bồ đề tâm không chút tì vết lại chừng như bất tịnh đối với những ai ngu dốt và không tín tâm, vì họ như người lòa mắt và loạn tâm.
Như người ta cầm nắm, hoặc nhìn, hoặc sờ hoặc mang bùa chú thì chữa trị được các thứ tật bịnh. Cũng vậy, trong viên thuốc ma thuật của Bồ đề tâm, tất cả công đức chứa nhóm trước kia được gìn giữ cùng với trí siêu việt và các phương tiện, và nuôi dưỡng thân thể cho các nguyện và trí của Bồ tát; khi chúng sinh nghe, hoặc thấy, hoặc nhớ tưởng, hoặc sống chung với bùa chú Bồ đề tâm đó, sẽ được chữa trị các thứ tật bịnh phiền não xấu xa.
Như người mặc áo bằng lông ngỗng thì không bị bụi dính dơ; Bồ tát mặc áo lông ngỗng Bồ đề tâm cũng không bị ô nhiễm bởi bụi sinh tử và phiền não.
Như con bù nhìn bằng gỗ được kết chặt các bộ phận, không bị lỏng lẻo, và làm xong được nhiều công việc, ấy là nhờ các bộ chốt. Cũng vậy, Bồ tát muốn thành tựu các công hạnh Bồ tát đạo là do nuôi dưỡng Bồ đề tâm, như là cái chốt giữ chặt thân thể nhất thiết trì và các thệ nguyện, và chính nhờ thế mà Bồ tát không bị ly tán.
Nếu không nhờ các bộ chốt, cái máy cùng với tất cả các bộ phận của nó sẽ không bao giờ làm nổi công việc. Cũng vậy, nếu Bồ tát không cho khơi dậy Bồ đề tâm thì sẽ không bao giờ làm xong sự nghiệp thành tựu các đạo lý của Phật hay từ các thành tố của giác ngộ.
Như một loại trầm hương tên Tượng tạng (Hastigarbha) vốn là sở hữu của một vị thế giới chủ; khi hương này được đốt lên, hương thơm của nó đưa bốn binh chủng của vua đó lên đến hư không. Cũng vậy, khi trầm hương Bồ đề tâm được đốt lên, Bồ tát do công đức của mình có thể thoát khỏi sự ràng buộc của ba cõi thế gian, và làm cho trí tuệ vô vi của Như lai trải rộng đến vô hạn.
Như chất kim cương chỉ sản xuất từ mỏ kim cương hoặc mỏ vàng. Cũng vậy, Bồ đề tâm như kim cương chỉ sản xuất từ mỏ công đức của kim cương đại bi, nơi Bồ tát hiện thân để cứu vớt thế gian; hay từ mỏ vàng siêu việt trí là cảnh giới thù thắng của Như Lai.
Như có loại cây vô căn, không ai tìm thấy gốc rễ của nó, nhưng tất cả cành, lá, cây trái và hoa đều thấy sinh sôi rậm rạp. Cũng vậy, không ai có thể thấy gốc rễ của Bồ đề tâm ở đâu, nhưng hoa công đức, trí tuệ và thần thông đều sầm uất, và tâm đại bi của Bồ tát rợp bóng tất cả thế gian, như một màng lưới.
Kim cương không cất giữ trong bình sứt mẻ bất toàn, mà đuợc cất giữ trong chiếc bình trong sáng kiên cố hoàn toàn. Cũng vậy, Kim cương Bồ đề tâm không cất giữ trong bình của các loài ít tín tâm, kém giới hạnh méo mó, trì trệ, tối tăm, rạn vỡ; cũng không cất giữ trong chiếc bình dành cho tâm thoái hóa và dao động vì thiếu tri kiến; mà chỉ được cất giữ trong chiếc bình được dùng để phát khởi tâm Bồ tát.
Như Kim cương xuyên thủng mọi thứ cẩm thạch; Bồ đề tâm cũng xuyên thủng kho tàng Chánh Pháp.
Như kim cương có thể đập vở mọi núi đá; kim cương Bồ đề tâm cũng đập vỡ mọi núi đá tà kiến.
Kim cuơng dù bị vỡ vẫn thù thắng hơn tất cả các thứ đá quý và quý hơn các thứ trang sức bằng vàng khác. Cũng vậy, Bồ đề tâm dù khiếm khuyết và bất toàn vẫn thù thắng hơn các thứ trang sức bằng vàng của công đức nơi các hàng Thanh văn và Duyên giác.
Kim cương dù rạn vỡ vẫn có thể trừ tuyệt tất cả sự bần cùng. Cũng vậy, Kim cương Bồ đề tâm có thể trừ tuyệt mọi bần cùng do sinh tử.
Một mẫu kim cương dù nhỏ cũng đủ sức đập vỡ mọi thứ đá quý hay tiện. Cũng vậy, một mẫu kim cương Bồ đề tâm dù nhỏ và không đáng giá vẫn đủ sức diệt trừ vô minh.
Như kim cương không ở trong tay người phàm; kim cương Bồ đề tâm cũng vậy, không phải là sở hữu của các loài trời và người có thiện căn thấp kém và thâm tâm hạ liệt.
Như người không sánh giá trị của châu ngọc thì không thể nhân ra công năng của hạt châu kim cương, và cũng không biết cách dùng công năng tối thắng của nó. Cũng vậy, ai có tâm hạ liệt thì không biết được giá trị của kim cương Bồ đề tâm và giá trị của đại kim cương siêu việt trí, cũng không định giá nổi công năng tối thắng của nó.
Như kim cương không thể nào bị dùng cho hao mòn; kim cương Bồ đề tâm cũng vậy, vì là căn nguyên và chân tánh của nhất thiết trí, không bao giờ bị hao mòn.
Như chày kim cương, người dù mạnh mẽ nhất cũng không thể mang nổi, ngoại trừ sức mạnh siêu nhiên của Na la diên (Nàràyana). Cũng vậy, cái chày kim cương vĩ đại của Bồ đề tâm, các hàng Thanh văn và Duyên giác dù có uy lực mấy cũng không bao giờ mang nổi, ngoại trừ sức mạnh Na la diên của các Đại Bồ tát được hộ trì bởi nhân duyên và uy lực của nhất thiết trí, đã hồi hướng thiện căn về nhất thiết trí, và đã đạt được uy lực đại thị hiện.
Không có khí giới nào có thể đập vỡ nổi Kim cương, nhưng Kim cương có thể hủy diệt mọi thứ và mọi thứ mà tụ nó vẫn toàn vẹn. Cũng vậy, các nguyện và trí của Thanh văn và Duyên giác không thể trải qua vô số kiếp kiên trì sự nghiệp cúu vớt giáo hóa và thành tựu tất cả chúng sinh trong thế giới ác trược này, nhưng Bồ tát không bao giờ kiệt sức trong công nghiệp đó, không bao giờ thối lui, vì cầm chặt cái chày kim cương vĩ đại của Bồ đề tâm.
Ngoài đất bằng kim cương, không có đất nào chịu nổi sức nặng của kim cương; cũng chỉ có đất kiên cố của Bồ đề tâm trong tự tánh của Bồ tát mới có thể chịu nổi sức kim cương giải thoát, nguyện, và hạnh của Bồ tát đạo chứ không phải do các hàng Thanh văn và Duyên giác.
Nước được cất trong bình kim cương cứng chắc và không nứt nó sẽ không bao giờ chảy rịn trong biển cả. Cũng vậy thiện căn của Bồ tát được tích tập và được đổ vào bình Bồ đề tâm cứng rắn và không nứt nẻ sẽ không bao giờ bị hủy hoại trong các nẻo thọ sinh.
Như cõi đại địa được nâng đỡ bởi lớp kim cương sẽ không bao giờ bị vở vụn hay rụng xuống. Cũng vậy các nguyện của Bồ tát được nâng đỡ bởi lớp kim cương Bồ đề tâm sẽ không bao giờ bị vỡ vụn hay rụng xuống khi thọ sinh vào tam giới.
Như kim cương không bao giờ bị đẫm nước; kim cương Bồ đề tâm không bao giờ bị đẫm nước nghiệp và phiền não, cũng không hề bị biến đổi khi tiếp xúc với nghiệp.
Như kim cương không bao giờ bị lửa đốt cháy , kim cương Bồ đề tâm không hề bị lửa của khổ sinh tử thiêu đốt, cũng không bị bốc cháy bởi hơi nóng của lửa phiền não.
Trong cõi đại thiên thế giới này không có tòa nào xứng đáng làm chỗ ngồi cho Như Lai, Ứng cúng Chánh biến tri cho bằng tòa kim cương, lúc ngài chiến thắng Ma Vương, thành tựu nhất thiết trí trên đài giác ngộ. Cũng vậy, chỉ có tâm kim cương kiên cố của nguyện và trí phát sinh từ Bồ đề tâm mà Bồ tát do giác ngộ vô thượng, thực hành các hạnh của nguyện, viên mãn các Ba la mật, buộc lên các nhẫn vị, chứng các Bồ tát địa, hồi hướng thiện căn, tiếp nhận sự thọ ký, thi thiết phương tiện và các trợ đạo cho Bồ tát đạo và chứa nhóm năng lực của thiện căn lớn.
Rồi Di Lặc kết luận:
“Đó là vô lượng vô biên công đức thù thắng khởi lên từ Bồ đề tâm mà Bồ tát hằng nuôi dưỡng. Và quả thực nếu ai phát tâm cầu vô thượng chánh giác thì chắc chắn sẽ có đủ các công đức đó.
Này thiện nam tử, ông đã gặp được thiện duyên, đã có các công đức kỳ diệu đó, do phát tâm cầu vô thượng chánh giác để thực hành Bồ tát hạnh. ông hỏi: “Làm sao để học hỏi được Bồ tát hạnh? Làm sao để tu tập Bồ tát hạnh?”. Vậy ông nên vào Lầu các Tì lô trang nghiêm tráng lệ huy hoàng này và khi quan sát khắp cả, thì hiểu rõ làm sao để học hỏi Bồ tát hạnh, và sau khi đã học hỏi, làm sao để thành tựu tất cả vô số công đức này.
6
Hiển nhiên Bồ tát Di Lặc (maitreya) trút hết biện tài của ngài để tán dương sự quan trọng của Bồ đề tâm (Bodhicitta) trong sự nghiệp của một bồ tát. Bởi vì, nếu Thiện Tài đồng tử không in đậm sự kiện đó trong lòng, đã không dễ gì bước vào Lầu các Tì lô (Vairochana). Cái Lầu các đó tàng ẩn tất cả những bí mật trong đời sống tâm linh của người Phật tử cao tuyệt.
Nếu đồng tử đó chưa được dọn kỹ để bắt đầu, những bí mật ấy không có nghĩa lý gì hết. Chúng có thể bị hiểu lầm nghiêm trọng, và hậu quả cố nhiên là khốc hại. Vì lý do đó, ngài Di Lặc chỉ cho Thiện Tài thấy đủ mọi góc cạnh đâu là ý nghĩa đích thực của Bồ đề tâm. Cũng nên ghi nhớ những điểm dưới đây, về Bồ đề tâm:
1. Bồ đề tâm khởi lên từ tâm đại bi; nếu không vậy, chẳng thể là Phật pháp. Coi nặng Đại bi tâm (Mahàkaruna) là nét chính của Đại thừa. Chúng ta có thể nói, toàn bộ tính chất của giáo thuyết đó quay quanh cái trụ chốt này. Nền triết lý viên dung được miêu tả rất gợi hình trong Ganda thực sự chính là cái bùng vỡ của công năng sinh động đó.
Nếu chúng ta vẫn còn dây dưa trên bình diện trí năng, những giáo thuyết của Phật như Tánh Không (Sùnyatà), Vô Ngã (Anatmya), v.v... dễ trở thành quá trừu tượng và mất hết sinh lực tâm linh vì không kích thích nổi ai cái cảm tình cuồng nhiệt. Điểm chính cần phải nhớ là, tất cả giáo thuyết của Phật đều là kết quả của một trái tim ấm áp hằng hướng tới tất cả các loại hữu tình; chứ không là một khối óc lạnh lùng muốn phủ kín những bí mật của đời sống bằng luận lý. Tức là, Phật pháp là kinh nghiệm cá nhân, không phải là triết học phi nhân.
2. Phát Bồ đề tâm không phải là biến cố trong một ngày, vì nó đòi hỏi một cuộc chuẩn bị trường kỳ không phải trong một đời mà phải qua nhiều đời. Đối với những người chưa từng tích tập thiện căn, Tâm đó vẫn đang ngủ vùi. Thiện căn phải được dồn lại để sau này gieo giống trở thành cây Bồ đề tâm rợp bóng. Thuyết nghiệp báo có thể không phải là một lối trình bày có khoa học về các sự kiện, nhưng các Phật tử Đại thừa hay Tiểu thừa đều tin tưởng tác động của nó nơi lãnh vực đạo đức trong đời sống của chúng ta. Nói rộng hơn, chừng nào chúng ta tất cả còn là những loài mang sử tính, chúng ta không trốn thoát cái nghiệp đi trước, dù đó có nghĩa là gì. Bất cứ ở đâu có khái niệm về thời gian, thì có sự tiếp nối của nghiệp. Nếu chấp nhận điều đó Bồ đề tâm không thể sinh trưởng từ mảnh đất chưa gieo trồng chắc chắn thiện căn.
3. Nếu Bồ đề tâm phát sinh từ thiện căn, chắc chắn nó phải là phì nhiêu đủ tất cả các điều tốt đẹp của các Phật và các Bồ tát, và các loài cao đại. Đồng thời nó phải là tay cự phách diệt trừ các ác trược, bởi vì không thứ gì có thể đương đầu nổi sấm chớp kinh hoàng giáng xuống từ lưỡi tầm sét Indra của Bồ đề tâm.
4. Tính chất cao quý cố hữu của Bồ đề tâm không hề bị hủy báng ngay dù nó ở giữa mọi thứ ô nhiễm; ô nhiễm của tri hay hành, hoặc phiền não. Biển lớn sinh tử nhận chìm tất cả mọi cái rơi vào đó. Nhất là các nhà triết học, họ thoả mãn với những lối giải thích mà không kể đến bản thân của sự thực, những người đó hoàn toàn không thể dứt mình ra khỏi sự trói buộc của sống và chết, bởi vì họ chưa từng cắt đứt sợi dây vô hình của nghiệp và tri kiến đang kìm hãm nọ và cõi đất nhị nguyên do óc duy trí của mình. Vì vậy, phát khởi tâm Bồ đề diễn ra từ chỗ uyên ảo của tự tánh, đó là một biến cố tôn giáo vĩ đại.
5. Lại vì lý do này nữa, Bồ đề tâm vượt ngoài tầm chinh phục của Ma vương; mà trong Phật pháp, Ma vương tượng trưng cho nguyên lý thiên chấp. Chính nó là kẻ luôn luôn mong cầu cơ hội tấn công lâu đài kiên cố của Trí (Prjnà) là Bi (Karunà). Trước khi phát tâm Bồ đề, linh hồn bị lôi kéo tới thiên chấp hữu và vô, và như thế là nằm ngoại ranh giới năng lực hộ trì của tất cả chư Phật và Bồ tát, và các thiện hữu. Tuy nhiên, phát khởi đó đánh dấu một cuộc chuyển hướng quyết định, đoạn tuyệt dòng tư tưởng cố hữu. Bồ tát bây giờ đã có con đường lớn thênh thang thuốc mắt, được canh chừng cẩn thận bởi ảnh hưởng đạo đức của tất cả các đấng hộ trì tuyệt diệu. Bồ tát bước đi trên con đường thẳng tắp, những bước chân của ngài quả quyết, Ma vương không có cơ hội nào cản trở nổi bước đi vững chải của ngài hướng tới giác ngộ viên mãn
6. Như đã được cắt nghĩa trong đoạn mở đầu của thiên luận này, Bodhicitta có nghĩa là, làm trỗi dậy khát vọng mong cầu giác ngộ tối thượng mà Phật đã thành tựu, để rồi sau đó ngài làm bậc đạo sư của một phong trào tôn giáo, được gọi là đạo Phật. Giác ngộ tối thượng chính là nhất thiết trí, Sarvajnata, thường được nhắc nhở trong các kinh điển Đại thừa.
Nhất thiết trí vốn là yếu tính của Phật đạo. Nó không có nghĩa rằng Phật biết hết mọi thứ, nhưng ngài đã nắm vững nguyên lý căn bản của hiện hữu và ngài đã vào sâu trong trọng tâm của tự tánh. Khi Bồ đề tâm được phát khởi, Bồ tát được quyết định an trụ nơi nhất thiết trí.
7. Phát bồ đề tâm tánh dấu đoạn mở đầu cho sự nghiệp của Bồ tát. Trước đó, ý niệm về Bồ tát chỉ là một lối trừu tượng Có thể tất cả chúng ta đều là Bồ tát, nhưng khái niệm đó không được ghi đậm trong tâm thức chúng ta, hình ảnh đó chưa đủ sống động để làm cho chúng ta cảm và sống sự thực. Tâm được phát khởi, và sự thực trở thành một biến cố riêng tư Bồ tát bấy giờ sống tràn như run lên. Bồ tát và Bồ đề tâm không thể tách riêng. Bồ đề tâm ở đâu, là Bồ tát ở đó. Tâm quả thực là chìa khóa mở tất cả cửa bí mật của Phật pháp.
8. Bồ đề tâm là giai đoạn thứ nhất trong hạnh và nguyện của Bồ tát. Chủ đích đi cầu đạo của Thiện Tài, như được nói đến trong Ganda, là cốt nhìn ra đâu là hạnh và nguyện của Bồ tát. Rồi nhờ đức Di Lặc mà Thiện Tài đồng tử trực nhận từ trong mình tất cả những gì mình đã săn đuổi giữa các minh sư, các đạo sĩ, các thiên thần, v.v... Cuối cùng được ngài Phổ Hiền (Samantabhadra) ấn chứng, nhung nếu không có giáo huấn của đức Di Lặc về Bồ đề tâm và được ngài dẫn vào Lầu các Tì Lô, Thiện Tài hẳn là không mong gì thực sự bước lên sự nghiệp Bồ tát đạo của mình. Hạnh và nguyện, xác chứng một Phật tử có tư cách là Đại thừa chứ không phải là Tiểu thừa, không thể không phát khởi Bồ đề tâm trước tiên.
9. Ganda mô tả Bồ tát như là một người không hề mệt mỏi sống cuộc đời dâng hiến, để làm lợi ích hết thảy chúng sinh, về tinh thần cũng như vật chất. Đời sống của ngài trải rộng đến tận cùng thế giới, trong thời gian vô tận và không gian vô biên. Nếu ngài không làm xong công nghiệp của mình trong một đời hay nhiều đời, ngài sẵn sàng tái sinh trong thời gian tận cùng. Môi trường hành động của ngài không chỉ giới hạn trong thế gian của chúng ta ở đây. Có vô số thế giới tràn ngập cả hư không biên tế, ngài cũng sẽ hiện thân khắp ở đó, cho đến khi nào đạt đến mức mà mọi chúng sinh với mọi căn cơ thảy đều thoát khỏi vô minh và ngã chấp. Không bao giờ biết mệt mỏi, đó là đặc chất Bồ tát, sinh ra từ Bồ đề tâm.
10. Sau hết, khái niệm Bồ đề tâm là một tiêu chí phân biệt Đại thừa và Tiểu thừa. Tính cách khép kín của tổ chức tăng lữ làm tiêu hao sinh lực Phật pháp. Khi thế hệ đó ngự trị, Phật pháp hạn chế ích lợi của nó trong một nhóm khổ tu đặc biệt.
Nói đến Tiểu thừa, không phải chỉ chừng đó. Công kích nặng nhất là nói, tiểu thừa chận đứng sự sinh trưởng của hạt giống tâm linh được vun trồng trong tâm để của mọi loài hữu tình; đáng lẽ phải sinh trưởng trong sự phát khởi Bồ đề tâm. Tâm đó có khát vọng không bao giờ bị khô héo vì sương giá lạnh lùng của cái giác ngộ trí năng. Khát vọng này kết chặt gốc rễ, và sự giác ngộ phải thỏa mãn không yêu sách của nó. Các hoạt động không hề mỏi mệt của Bồ tát là kết quả của lòng ngưỡng vọng đó, và chính cái đó duy trì tinh thần của Đại thừa vô cùng sống động ở Viễn Đông, bất chấp óc thủ cựu của xứ này.
Nói vắn tắt, Bồ đề tâm không chỉ là tình yêu thương, nó còn bao gồm cả một trực kiến của triết lý. Nó là một hóa thân cụ thể toàn nhất của Trí (Prajnà) và Bi (Karunà). Bi và Trí khởi sự thực sự ở trong Tâm đó. Chúng ta sẽ rõ ý nghĩa này hơn trong phần tới, trình bày về kinh Bát nhã (Prajnàpàramità). Kinh Bát nhã không công khai nhắc đến Bồ đề tâm, những cái học hay cái hành về Bát nhã thâm áo quả thực là phát khởi Bồ đề tâm và là khởi điểm của hạnh và nguyện của Bồ tát. Nếu Đại thừa có thể giúp ta đi sâu vào ý thức tôn giáo, thì chính là sự trực nhận của chúng về Tâm đó, như là Trí và Bi.
7
Như tôi đã mở đầu thiên luận này bằng một đoạn trích dẫn từ kinh Thập địa (Dasabhùmika), ở đây cũng sẽ kết luận bằng một đoạn trích dẫn từ kinh đó, không đến nỗi lạc đề. Kinh này, như tôi đã nói trên, nằm trong bộ Avatamsaka (Hoa nghiêm) của văn học Đại thừa, như Gandavyùha. Dưới đây[19] là những bài kệ (gàthà) cuối cùng, nói về giai đoạn thứ mười của Bồ tát đạo gọi là Pháp vân địa (Dharmamegha) trong đó, ngài Kim Cang Tạng (Vajragarbha), vị Bồ tát thượng thủ của Hội Thập địa (Dasabhùmika), nói với Bồ tát vân tập tại cung trời Tha hóa tự tại (Paranirmita-vasavartin), về khát vọng mong cầu giác ngộ:
Xin hãy nghe kỹ các thắng hạnh tuyệt vời của Bồ tát. Các ngài hưởng thọ thanh bình và tự chế, tâm đó trầm lặng và nhu thuận,
Bình đẳng và vô ngại như đường đi giữa hư không.
Lìa hẳn các uế truợc và ô nhiễm, trụ nơi tri kiến của đạo.
Các ngài đã tích tụ trăm nghìn thiện căn qua vô số kiếp,
Cúng dường trăm nghìn chư Phật và các đại trí giả (Rishi),
Và cũng cúng dường vô lượng các A la hán và Bích chi Phật (Pratyekabuddha),
Và để lợi ích hết thảy thế gian nên phát khởi Bồ đề tâm.
Các ngài đã tinh cần trì giới, thành tựu các nhẫn nhục,
Hổ thẹn “về các ác hạnh” nhưng siêng năng với các hành vi phước lạc, không ngừng tăng gia phước và trì,
Mở rộng tâm trí rộng lớn chứa đầy Phật trí,
Các ngài phát khởi Bồ đề tâm như đấng có mười uy lực.
Các ngài cung kính cúng dường chư Phật trong ba đời.
Nghiêm tịnh hết thảy quốc độ rộng lớn như hư không,
Và thấy rộng các pháp đều bình đẳng,
Các ngài phát khởi Bồ đề tâm để giải thoát toàn thể thế gian.
Các ngài đã hoan hỉ và có kiến giải sâu xa, ưa tu tập tịnh giới
Mãi mãi siêng năng làm lợi ích hết thảy thế gian.
Thích thú trong các công đức của Phật, hăng hái ngăn ngừa (các tội lỗi) cho thế gian,
Các ngài phát khởi Bồ đề tâm để làm lợi ích cho ba cõi.
Các ngài đã chấm dứt các ác nghiệp, hằng hăng hái trong các tịnh giới, ưa thích tu tập khổ hạnh, hằng khắc phục các vọng tình,
Nương tựa nơi Phật và hết lòng tu các hạnh giác ngộ,
Các ngài phát Bồ đề tâm để thực hiện các việc lợi lạc cho ba cõi
Các ngài tùy hỉ với tất cả các pháp lành và tùy thuận với các niềm vui của nhẫn nhục,
Thấu hiểu mùi vị của các hành vi công đức và ghét bỏ óc cống cao ngã mạn.
An trụ nơi đạo tâm, và trong cung cách nhu thuận và hòa duyệt,
Các ngài phát khởi Bồ đề tâm để cho toàn thể thế gian được tăng ích,
Bồ tát như sư tử thực hiện các hành vi trong sạch của mình, dũng mãnh kiên trì những gian khổ,
Cao thượng đứng trên hết thảy mọi loài,
Không ngừng thành tựu các công đức, chinh phục đội quân phiền não.
Bồ đề tâm được phát khởi vững chắc trong những tâm hồn nhu thế.
Tâm của các ngài ở trong cảnh giới hoàn toàn vắng lặng.
Làm khô cạn những đắm trước, dút trừ mọi con đường ô nhiễm.
Hạnh phúc trong niềm vui vắng lặng, cởi bỏ sự ràng buộc của sinh tử;
Bồ đề tâm được phát khởi vững chắc trong những tâm hồn như thế.
Tâm tưởng của các ngài thuần tịnh như hư không, biết rõ đâu là siêu việt trí và thế tục trí.
Các ngài đã chinh phục quân đội Ma vương, dẹp bỏ những phiền não hiểm nguy nương tựa nơi ngôn giáo của Phật, đạt tới ý nghĩa của Chân như;
Bồ đề tâm được phát khởi vững chắc trong những tâm hồn như thế.
Để mang lại sự an ổn cho ba cõi, các ngài trụ vững nơi trí;
Để diệt trừ màng lưới hí luận, các ngài được trang bị bằng trí và lực;
Các ngài tán dương các công đức của đấng Thiện thệ (Sugata, chỉ cho Phật), và tâm hằng hoan hỉ;
Bồ đề tâm được phát khởi vững chắc trong những tâm hồn như thế.
Các ngài mong cấu hạnh phúc cho ba cõi, làm tròn các trợ đạo
Tâm kiên quyết thực hiện các công trình của mình, Bồ tát sẽ thực hành mọi hành vi gian khổ;
Không ngớt nỗ lực làm các pháp lành:
Bồ đề tâm được phát khởi vững chắc trong những tâm hồn như thế.
Mong cầu các công đức của đấng có mười uy lực, ưa thích các hành vi của giác ngộ,
Các ngài dũng mãnh vượt qua đại dương bị bao phủ bởi hí luận, bứt các sợi dây ngã mạn,
Bước đi theo thiện đạo, các ngài mong cầu chứng đắc Pháp tánh;
Bồ đề tâm được phát khởi vững chắc trong những tâm hồn như thế,
Cầu mong họ thực hành các giác ngộ như đã kể ở đây.
Cầu mong họ chứng được mười uy lực thần thông những ai đã nghe các ngôn giáo của Phật và các nguyện.
Cầu mong họ chứng Bồ đề tâm, những ai đã thanh tịnh trong ba đức,
Cầu mong họ là các Bồ tát đã thanh tịnh trong ba quy y (tức quy y Phật, Pháp và Tăng).