Có, Phật giáo đích xác tin ở công dụng của sám hối.
Phật giáo tin rằng, trừ những tội cực nặng đã phạm như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, đại vọng ngữ (tự xưng mình là Thánh) phải tùy nghiệp mà thụ báo, còn các tội khác đều có thể dựa vào phương pháp do Phật quy định mà tiến hành sám hối.
Tác dụng của sám hối là hoàn toàn thành khẩn tự mình phản tỉnh, tự mình kiềm chế. Với tâm tự giác và tỉnh táo, với tâm tự trọng để tẩy rửa sạch sẽ thân tâm mình, phát nguyện từ nay về sau không còn tái phạm nữa. Chỉ miễn là có quyết tâm sửa chữa lỗi lầm và trở thành con người mới, thì sẽ không còn nhắc tới chuyện cũ nữa, tâm sẽ được bình tịnh, cởi bỏ được mặc cảm phạm lỗi lầm. Đó chính là tác dụng của sám hối. Sau khi phạm tội cần phải chân thành bộc lộ (tùy theo tình tiết nặng nhẹ mà bộc lộ với đông người, với ba người, với một người hay là với lương tâm của riêng mình), bộc lộ lỗi lầm của mình, tha thiết hối lỗi, quyết tâm không còn tái phạm. Nếu không thì bóng dáng của tội ác sẽ vĩnh viễn in tận trong tâm khảm, trở thành hạt nhân dẫn tới quả báo trong tương lai. Sau khi sám hối, hạt giống phát sinh ra quả báo tương lai, cũng sẽ bị tiêu diệt.
Bất quá, mục đích của sám hối là làm cho tâm mình được trong sạch, không còn phạm lại tội ác nữa. Nếu cứ thường xuyên phạm tội, lại thường xuyên sám hối, rồi thường xuyên phạm tội lại, như vậy sẽ làm mất công dụng của sám hối.
Sám hối của Phật giáo không giống việc cầu thượng đế xá tội của Gia Tô giáo. Phật giáo tin rằng không có vị thần linh nào có thể xá tội cho người. Công dụng của sám hối chỉ là tẩy sạch nội tâm, khiến nội tâm trở lại thanh tịnh.
HT Thích Thánh Nghiêm
Tin tưởng nơi những hành động và kết quả của chúngTrong sự hiểu biết tính không của những hiện tượngThật kỳ diệu hơn ngay cả sự kỳ diệu.Thật phi thường hơn ngay
NGHIỆP CỦA NHỮNG ĐỨC HẠNH GIẢI THOÁT, NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THOÁT KHỎI SANH TỬNghiệp của những hành vi đức hạnh phối hợp với những đức hạnh giải thoát dẫn người ta đến
Tánh KhôngTsongkapa nói rằng chỉ có Phật pháp là lối vào cho những người muốn giải thoát khỏi vòng sanh tử và trong Phật giáo chỉ qua việc hiểu thấu sự trình
Thật ra, ý nghĩa và mục đích cuộc đời là một tiến trình tìm kiếm, khám phá và thực hiện cho tới khi chết, tiến trình không dừng lại như bánh xe
THIỀN SƯ LÂM TẾ có nói :Đạo lưu ! Tâm pháp không hình thông suốt mười phương, ở mắt gọi thấy, ở tai gọi nghe, ở mũi gọi ngửi, ở miệng nói
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt