Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

II.A.2.b1a- Thị pháp (chỉ rõ cách học thiền)

Như muốn tu pháp tham thiền đặng học cái đạo vô thượng, để chóng vượt qua các pháp môn phương tiện thì, phải xét thấu lẽ tinh yếu (31) đặng cho cái tâm nó khế hợp bến mầu(32), quyết chọn chỗ kín nhiệm, để mở tỏ tánh chân nguyên.

 Hai câu đầu là nêu cái tông lên. Câu thứ 3 là đắc cái diệu chỉ. Câu 4, 5 là cùng tột cái lý. Câu thứ 6 là đạt đến cái nguồn. Lại, câu thứ 3 là thấy đạo. Câu 4, 5 là thao thủ tiển lự, tức tìm dòng. Câu 6 là tỏ gốc, tức thấu nguồn.

 Tham là tham cứu pháp thiền trực chỉ; học là học cái đạo Vô thượng.

 Chóng vượt qua pháp môn phương tiện (33) là tuyệt hẳn pháp quyền thừa (34), chẳng sa mỗi giai cấp (35).

 Tâm khế hợp bến mầu là một niệm hệt nhau, liên hợp với đạo.

 Xét thấu lẽ tinh yếu. Nghiên: xét. Cơ: tâm u vi: cái tâm nó rất u huyền, rất vi diệu, khó thấy khó rờ được. Nghĩa là, nghiền xét cái thể u vi chí lý của tự tâm, nên nói là tinh yếu.

 Quyết chọn chỗ kín nhiệm: dùng cái trí huệ vô lậu, để quyết đoán chọn lực, bỏ những cái thô thiển mà, lựa lấy phần u huyền.

 Mở tỏ tánh chân nguyên là cùng nguyên cực để vậy.

 : Phương tiện là pháp tạm thích hợp dễ dàng, tức là giáo pháp quyền thừa. Vì, giáo có quyền thực, nghĩa là, pháp mà quyền là thuộc về sự tướng; pháp mà thực mới cùng lý, nên nói là cùng nguyên.

 Như trải tam a -tăng-kỳ (36) kiếp (ba vô số kiếp), rộng ra, tu đủ sáu độ muôn hạnh, để chứng lần lên tam hiền, thập thánh, đó, đều gọi là quyền thừa.

 Kinh Tư ích nói “Người tu Phật mà đắc cái chánh tánh của các pháp (37), chẳng lần hồi chứng từ một quả địa này, đến một quả địa nọ, nên nói là bất lạc giai cấp”.

 Rằng một niệm hệt nhau liền hợp với đạo: Nếu đặng một niệm xứng với chân như thì, còn hoặc đâu mà đoạn, còn lý đâu mà chứng, còn hạnh đâu nữa khá tu, còn quả vị đâu nữa khá đắc, nên nói là liền hợp với đạo (chân như tâm).

 Tâm tuy đã khế hợp với đạo, nhưng mà chủ lực chưa được tự do, vì mắt còn thấy có cái huyễn tướng mà tâm chưa trừ cái quan niệm phân biệt ưa ghét, tiền trần vốn không mà chưa giải thoát được sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nếu thế thì nên dùng cái trí như huyễn (38), để đoạn cái huyễn hoặc (39), chứng cái huyễn lý (40), tu cái huyễn hạnh (41), cầu cái huyễn vị (42). Nên nói: Nghiền xét cái chí lý của tự tâm, chọn lấy phần u huyền.

 Chỉ cần, với “hoặc” đoạn đến chỗ vô đoạn, với “quả” thì chứng đến chỗ vô chứng. Đến đó, mới nói là cùng nguyên cực để.

 Tổ Khuê Phong nói “Song, một cái hạnh tu thiền định, rất là thần diệu, vì nó hay phát khởi cái vô lậu trí huệ trên tánh. Phải biết rằng tất cả phép diệu dụng, muôn hạnh muôn đức, cho đến phép thần thông, ánh quang minh, chi chi, cũng đều từ nơi thiền định mà phát sanh. Nên các hành nhân tu tam thừa, muốn cầu chứng lên Thánh đạo (Phật quả), ắt phải tu tham thiền, rời thiền định ra thì không còn cửa ngõ đường lối nào hơn”.

 Chí ư, hành giả tu niệm Phật, cầu sanh tịnh thổ (ñoä), cũng phải tu mười sáu pháp thiền quán, cùng các pháp niệm Phật tam muội, ban châu tam muội…

 Lại, chân tánh tức bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, dầu lục phàm, tứ Thánh, vẫn đồng chân tánh ấy, chứ không sai khác. Còn thiền môn thì sự lý tu chứng có thiển có thâm, giai có khác bực.

 Nhưng, nếu tu thiền mà kèm theo cái kế lạ, như ham muốn bực trên, chán nhàm bực dưới (43), thế là cách tu thiền của ngoại đạo (44).

 Người có tâm chánh tín với lý nhân quả để tu thiền bằng cách cũng ham trên chán dưới, là phàm phu thiền (45).

 Kẻ tu thiền mà nguyên đã giác ngộ được cái lý ngã không thiên chân (46), tu thiền như thế là Tiểu thừa thiền.

 Hành giả mà đã giác ngộ được ngã không, pháp không, hiển hiện ra cái chân lý, như thế mà tu thiền, là Đại thừa thiền.

 Bằng đốn ngộ được tự tâm, xưa nay vẫn thanh tịnh, nguyên không có phiền não (các vọng hoặc), vốn tự trọn đủ cái vô lậu trí tánh, tâm đây tức Phật, cứu cánh không khác, người mà được thế, y nơi Thiền để tu, là Tối thượng Thiền, cũng gọi Như Lai thanh tịnh Thiền, cũng kêu là Nhất hạnh tam -muội, cũng tên là Chân như tam muội, đấy là căn bản của tất cả tam muội; nếu hay mỗi niệm như thế, đều tu tập thiền định, thì tự nhiên dần dần đắc trăm ngàn tam muội.

 Môn đệ của Tổ Đạt -ma, lần lựa truyền trao cho nhau, đó là pháp Tối thượng Thiền đây vậy.

 Khi tổ Đạt -ma chưa đến về trước, từ xưa, các đấng cao tăng đều nương tu theo bốn pháp Thiền trước (ngoại đạo thiền, phàm phu thiền, Tiểu thừa thiền và Đại thừa thiền), và Bát định (47), đều được có công dụng.

 Đến các Tổ Thiên Thai, Nam Nhạc… đều bảo các học giả y nơi cái lý tam đế mà, tu pháp tam chỉ, tam quán. Giáo nghĩa: Đế, Chỉ, Quán ấy, tuy tối diệu tối huyền, nhưng, cái thứ lớp tiến vào môn hộ, cũng chỉ là cái hành tướng của các thiên trước kia, người mà thực học chân tu theo Đế, Chỉ và Quán ấy, được chứng lên giai thê tam Hiền thập Thánh.

 Duy Tổ Đạt -ma sở truyền ra, đồng ngay với Phật thể, khác xa với các thiền môn kia, nên các học giả tu tập theo thiền môn của Tổ Đạt -ma, phần nhiều khó đắc tông chỉ hễ đắc là mau chứng Bồ -ñeà, liền thành Phật ngay, nếu thất thì thành tà ma, chóng vào nơi đồ thú, thế là cũng tùy nơi căn khí của mỗi hành nhân.

 Nhưng, phải biết cái danh Thiền tuy đồng, mà chỗ nhập môn chẳng phải một. Hễ thâm nhập một môn nào, cũng được chứng đạo quả cả. Tỷ như một vị thuốc thạch cao, mà dược tánh nó phân ra có lạnh và nóng, thạch cao sản xuất ở phía Nam thì tánh chất nó lạnh; còn thạch cao phát sanh ở miền Bắc thì tánh chất nó nóng. Người bị nhiệt bệnh, nên uống nam thạch; kẻ phải lãnh bệnh, nên dùng bắc thạch. Dùng lành bệnh là hơn; thế, với cái cốt yếu của đạo xuất thế, học giả cần nghiệm lấy tâm bệnh của mình, nên tu pháp dược nào cho hợp cách mà, tự mình quyết lấy.

 Tam đế: một Chân đế, hai Tục đế, ba Trung đế. Nghĩa là, phải xét cái tâm nhứt niệm, nó tức sẵn đủ cái pháp tam đế như quán cái tâm vẫn không thì, tất cả pháp đều không, tức là Chân đế; như quán tâm giả thì tất cả pháp đều giả, tức là Tục đế; nếu quán tâm trung thì cả thảy pháp đều trung, tức là Trung đế.

 Đấy là tam đế mà tức tam quán vì tam quán đây, toàn do nơi tánh phát sanh, chứ hẳn phi tu thành, nên với nhứt tâm, rõ ra có ba tác dụng, chính chỗ bảo nhứt tâm tam quán, thực thế.

 Lại, tam không ngại với nhứt, tức là viên dung tam đế, rộng như chỗ khác giải thích.

 Tam chỉ: một là thể chân chỉ, tức là rõ thấu cái vô minh, vọng tưởng tức là cái chân của thực tướng. Hai, phương tiện tùy duyên chỉ: dầu tùy duyên trải cảnh mà tâm an bất động. Ba, li nhị biên phân biệt chỉ: chẳng phân biệt những cái hiện tượng sanh tử Niết -bàn và hữu vô.

 Bát định: Với trung gian của mỗi: Nhứt thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền, đều có hai định là sắc và không.

Rộng hỏi bực tiên tri, gần gũi các bạn lành. Với thiền tông này, khó đặng chỗ mầu nhiệm, rất phải chín chắn dụng tâm. Trong đó ngộ được chánh nhân là ra khỏi tầng bực cảnh trần (tam giới).

 Hai câu đầu là tham cứu, xin hỏi nơi thầy bạn. Hai câu kế là tông thẳm, lý rất sâu. Hai câu sau là ngộ được bổn nhân thì vọng hoặc trừ sạch.

 Là nói cái tông Trực Chỉ Thiền đây, chính là tâm địa pháp môn, phi hạng người thô tâm thiển học mà có thể đắc cái mầu của nó.

 Nên phải tham vấn bạn tri thức, xin thêm các thiện hữu mới ngộ được chân nguyên là chánh nhân của tâm địa. Cái hoặc gụt sạch, các nghiệp cổi mở, dần dần ra khỏi trần lao. Nên gọi rằng “Với lý dù đã đốn ngộ, với sự phải trừ lần lần”, thực thế.

 : Tiên tri thiện hữu là phần chính duyên, muốn đặng chơn chánh nhân, ắt phải được sự giúp đỡ nhau của phần chính duyên.

 Đã huyền lại huyền nữa, nên nói là Diệu. Phàm Thánh đã cùng đường rồi nên nói rằng tông u. Chỗ mà lời nói ý nghĩ chẳng thể đến kịp, nên gọi là lý trí. Không có cái trí tột thẳm, gọi là thô tâm. Không khắp tham rộng hỏi, gọi là thiển học.

 Tổ Vĩnh Gia nói “Cần phải rộng hỏi bực tiên tri, thì chính mình phải nép lòng thành khẩn, quỳ gối chấp tay, tâm ý chỉnh, dung nghi đoan, sớm tối quên nhọc, thỉ chung kính ngửa, hi sanh thân khẩu, dẹp bỏ trễ lờn, chẳng đoái hình hài. Đó, người mà chuyên tinh nơi chí đạo như thế, mới khá gọi lóng thần nơi vuông tấc”.

Thế thì phá tan tam giới, hai mươi lăm loại hữu (48).

 Câu trên là nói chung. Câu dưới là nói riêng. Đây là nói rõ y báo, chánh báo của chúng sanh ước lược (tóm tắt) về y báo thì, chia tam giới, hai mươi lăm xứ; luận về chánh báo thì, đủ bốn sanh, mười hai loại hữu (49).

 Thế thì là lời đề cử trên, chường rõ dưới. Do vì tham thiền mà được đốn ngộ, ra khỏi cõi trần, nên phá tiêu được cảnh mê mờ tam giới và hai mươi lăm loài hữu.

 Nguyên vì, tam giới là do cái tâm thức (a-lại-da) gầy dựng (tưởng trừng thành quốc thổ), nên hễ tâm hết mê mà giác ngộ lại rồi thì tam giới bị phá tan (tỷ như thức giấc rồi thì cảnh chiêm bao không còn nữat); hai mươi lăm hữu từ nơi vọng hoặc mà thành lập (tri giác nãi chúng sanh), nên hễ vọng hoặc đoạn trừ rồi thì hai mươi lăm hữu hoàn không (ví như hết bệnh ban bạch rồi thì không còn thấy kỳ hình dị tướng gì).

 Nên kinh Lăng Nghiêm nói “Các pháp (sự vật) sở sanh ra, là duy tâm sở hiện; hết thảy nhân quả, thế giới, mảy bụi, đều do nơi tâm mà thành thể (tâm sanh chủng chủng pháp sanh), nên một người phát minh được chân quy nguơn (chân tâm) thì, người ấy thấy mười phương thế giới đều tiêu diệt ráo (vạn pháp tòng tâm diệt)”.

 Cổ đức nói “Nếu người mà biết được tự tâm, đại địa không còn tấc đất (50)”.

 Đây thì, nhứt niệm đốn ngộ được tự tâm, là cả tam giới, hai mươi lăm hữu trọn không thể còn (51), thế là bị phá tan cả.

 Tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.

 Nhị thập ngũ hữu: Nói sơ lược thì tam hữu, nói rộng thì cửu hữu và nhị thập ngũ hữu. Do vì, để phá tà, khiển chấp, nên nói phân biệt ra như thế.

 Nội dung của Dục giới thì có bốn châu, bốn ác thú và sáu Dục thiên; Sắc giới thì có trời Phạm vương, trời Vô tưởng, năm trời Tịnh Cư cả Tứ thiền, cộng mười tám cõi trời Phạm; Vô sắc giới thì có bốn trời Không; cả ba giới cộng là hai mưới lăm hữu.

 Song, trời Phạm Vương, trời Vô Tưởng và năm trời Tịnh Cư đều ở trong bốn Thiền thiên, mà lại nêu riêng cái tên ra như thế là, vì các phái ngoại đạo họ kể trời Phạm vương là thường sống còn vĩnh viễn, bởi họ chấp trời Phạm vương là ông thiên chủ sanh hóa ra vạn vật; còn phái thì chấp trời Vô tưởng là cõi Niết -bàn, vì họ vọng tưởng rằng Vô tưởng tức là vô tâm; phái thì chấp rằng năm cõi trời Tịnh cư là cảnh giới chân giải thoát.

 Thế nên trong các kinh luận chỉ riêng ra tên của ba trời ấy (Phạm vương, Vô tưởng, Tịnh cư) là để phá những tà chấp của ba phái ngoại đạo kia.

 : Có chỗ nói: “Giữa năm trời Tịnh Cư, có chỗ Đại Tự Tại Thiên Vương, người bên ngoại đạo họ chấp rằng vị Thiên Vương kia là có thể làm căn bản sanh ra mọi vật, hễ quy đầu về đó thì được giải thoát; đức Như Lai vì phá cái bệnh tà kiến kia, nên kinh luận cũng nêu riêng tên trời ấy.

 Bốn châu: Đối với núi Tu -di phía Đông là châu Thắng Thần; phía nam là châu Thiệm Bộ; phía Tây là châu Ngưu Hóa; phía Bắc là châu Cu Lư.

 Tứ ác thú: A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

 Sáu trời dục: 1-Trời Tứ vương, 2-Trời Đao -lợi,
3
-Trời Dạ -ma, 4-Đâu-Suất-Đà thiên, 5-Hóa Lạc thiên, 6-Tha Hóa Tự Tại thiên.

 Bốn Không thiên: 1-Trời Không xứ, 2-Trời Thức xứ, 3-Trời Vô Sở Hữu xứ, 4-Trời Phi Phi Tưởng xứ.

 Tứ thiền thiên: Sơ thiền có ba trời: trời Phạm chúng (trời dân); trời Phạm phụ (trời quan); trời Phạm vương (trời vua). Nhị thiền có ba trời: trời Thiểu quang, trời Vô Lượng quang, trời Quang âm. Tam thiền có ba trời: trời Thiểu tịnh, trời Vô Lượng tịnh, trời Biến tịnh; Tứ thiền có chín trời: trời Vô vân, trời Vô tưởng, trời Phước sanh, trời Quảng quả, trời Vô thiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Thiện hiện, trời Sắc Cứu cánh. Năm cõi trời sau đó, tên là Ngũ Tịnh Cư Thiên, chính là chỗ ở của Thánh nhân quả thứ ba hiệu là A -na-hàm cùng bốn quả Thanh văn, nên cũng gọi là năm trời A -na-hàm (ba cái biển).

 Trời Phạm vương ở nơi trung gian trời Sơ thiền và trời Nhị thiền. Trời Vô tưởng ở trong Đệ tứ thiền.

 Rằng Cửu hữu tức là Cửu địa: lấy nhân gian, thiên thượng (sáu dục thiên) ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục của Dục giới chung lại một địa; bốn Thiền thiên của Sắc giới làm bốn địa; bốn Không thiên của Vô sắc giới làm bốn địa. Cộng là chín địa.

Các pháp bên trong và ngoài, đều biết chẳng thực, từ nơi tâm biến hiện, thảy đều giả danh (52).

 Hai câu trên là cái tướng chung; hai câu dưới là cái tướng riêng. Trong thì thân tâm, ngoài thì khí giới. Lại, trong là bốn uẩn, ngoài thì sắc uẩn. Bốn uẩn là tâm, sắc uẩn là thân. Cái thân tức bốn đại tổ thành ra, cái tâm chính là bóng của sáu trần duyên vào.

 Khí giới là cái cảnh của chúng sanh nương ở, tức là ba ngàn cả ngàn thế giới. Số của thế giới tuy nhiều, mà chẳng ngoài tam giới. Chúng hữu tình tuy đông mà không ngoài hai mươi lăm hữu. Cả thân tâm và khí giới như thế, đều từ nơi vọng niệm mà có; cái vọng tâm nó không có tự thể, do phân biệt mới sanh ra nó. Rõ cái tâm và cảnh ấy luống dối, biết là chẳng thực có thì, cả thân tâm và khí giới lập tức không thể còn được.

 Từ nơi tâm biến hiện thảy đều giả danh: Tất cả chúng sanh nhận lầm: bốn đại làm cái thân tướng của mình, cái bóng của sáu trần (53) duyên qua làm cái tâm tướng của mình. Chứ có biết đâu bốn đại mượn gộp, trong đó không có ta làm chủ và chẳng có cái gì là sở hữu của ta, vì tất cánh vẫn là không.

 Thế mà chúng phàm phu mê mờ quên mất cái Pháp thân của mình, nên mới chấp bậy lấy bốn đại làm tự thân tướng. Phải biết sáu trần là cảnh, thức thể là tâm. Tâm đối với căn trần tức có cái tướng (hiện tượng) duyên lự sanh khởi. Sáu trần là cảnh sở duyên (bị duyên), vọng thức là tâm năng duyên (chủ quan). Sáu trần không thực tế, dường như cái ảnh tượng (như cái bóng chiếu trong gương), là từ nơi cái cảnh sở biến của thức, nên cả cái thể của sáu trần tức là không. Thành thử cái tâm duyên lự vốn không có thực. Nhẫn đến mê vọng sanh khởi những thành kiến phân biệt rằng lục phàm, tứ thánh… nên nói thảy đều là giả danh.

 Hiểu thấu được như thế, tức nhiên biết được cái tâm tánh bấy nay (54) vẫn thường là không là tịnh, trọn đủ tròn sáng thì, hoặc đã là chẳng thể làm mê nhiễm mà, trí giác lại cũng không làm thanh tịnh thêm, vì tâm nó là chân giác linh minh, thể nó là rỗng vắng lóng trong, vốn phi như cái tâm duyên lự.

 Thế mà chúng sanh đã lâu lắm rồi, bị mê mờ quên cái tâm ấy, nhận lầm cái tâm bằng ảnh tượng phan duyên lục trần là cái vọng niệm thoạt khởi thoạt diệt, thực là luống dối mà cho là tự tâm, đó rồi cứ mỗi niệm, mỗi niệm theo mãi, thế nên quanh quẩn đi lại với hai mươi lăm hữu giữa tam giới!

 : Tâm tánh bấy nay đã là phi nhiễm phi tịnh, mà cớ sao lại bị sáu căn, sáu trần và sáu thức làm mê hoặc?

 Nguyên do, chúng sanh hồi rốt trước (55), cái “tâm bất giác” mà khởi vọng niệm đảo điên (56), thì ra tâm bất giác cùng hòa hợp nhau với cái “niệm sanh diệt" mà tổ thành ra cái “thức a -lại-da”; lại do vì chấp lấy kiến phần của thức ấy làm “pháp sở hữu” của ngã (57), rồi dần dần chuyển sanh ra bảy cái thức kia (58), cộng thành tám món thức.

 Mỗi thức đều do nơi thức thể của mình mà sanh khởi ra phần năng kiến, do nơi năng kiến đó, nên thấy tựa hồ như có ngoại cảnh hiện lên, rồi chấp lấy hiện tượng đó định là thực tế, mà tạo ra mỗi mỗi nào là biệt nghiệp, nào là cộng nghiệp; nên với trong thì cảm niệm lấy tự thân, với ngoài thì cảm thụ lấy khí giới (59).

 Thế nên biết, tất cả chư pháp, đã do thức sanh khởi (vạn pháp duy thức) nên hiểu hết thảy đều là chẳng thựùc.

 Thấy phân biệt có phàm có thánh: trong cõi chân như, không hẳn cái danh giả dối của chúng sanh và chư Phật; giữa huệ bình đẳng chả có cái tướng phân biệt của ta và người là cái cớ tuyệt đối đó vậy.

 Bổn văn bốn câu, không ngoài hai pháp là sắc và tâm, thì biết rằng: nguyên sắc pháp là do nơi tâm pháp tạo ra, nên toàn thể sắc tức là tâm. Nên kinh nói: “Cả tam giới không pháp chi riêng hơn chỉ là nhứt tâm tạo tác ra (tam giới duy tâm)”.

 Tỳ-bà-sa nói: “Cái tâm nó hay vì tất cả pháp mà đặt danh này tự nọ, nên hễ vô tâm thì, không có cả thảy danh tự. Đấy, phải biết cả danh tự của thế gian và xuất thế gian, đều do nơi tâm để sanh khởi”.

Chẳng dùng đem tâm (thức thứ sáu) so ước tính toan, chỉ tình (sáu thức) chẳng trú trước nơi vật (sáu trần) thì vật há làm chướng ngại với người.

 Câu trên: răn chớ để ý so lường; câu kế: dạy phải tâm nên lìa cảnh, câu dưới: là nói cảnh chẳng làm phòng ngại tâm (thế là chẳng bị hoàn cảnh lôi cuốn, vì tâm đã tự chủ).

 Nguyên là, cái chí lý rỗng mầu, mà hễ vừa toan nghĩ đến là sai xa với thể của nó. Tâm cảnh vốn là trống không, mà hễ vừa tính đến tức lầm to, vì tâm không cảnh tịch. Tình mà quên luôn chấp và bỏ, thì cảnh nó tự nhiên im lặng, tức thì, chí lý (chân tâm) hiện tiền, thế, còn vật gì đâu mà làm trở ngại người?

 Chính là cái chỗ mà ông Bàng Uẩn bảo rằng: “Chỉ ta vô tâm với vạn vật, ngại chi muôn vật thường vây quanh”.

 Đức Tam Tổ nói: “Muốn lấy pháp Nhứt thừa, chớ ghét cảnh lục trần, với sáu trần chẳng ghét, tức đồng Phật chánh giác. Kẻ trí tự vô vi, người ngu tự trói buộc; pháp vẫn không pháp lạ, lòng vọng có ham yêu, đem tâm và dụng tâm, há chẳng là lầm to”.

 : Đã là biến sanh, giả danh, thì còn dùng toan tính ao ước chi? Song, tình và vật tức là vọng cảnh cả, tâm nguyên nếu dứt vọng niệm, thì cả pháp giới đồng vặng lặng, còn vật gì đâu nữa làm ngần ngại người?

Tha hồ pháp tánh nó giáp thông, chớ dứt chớ nối (chớ hề phân biệt thủ xả chi).

 Câu trên là đắc tánh. Câu dưới là khế lý. Vì đã chẳng làm chướng ngại người, nên mặc ý để nó khắp lan.

 Pháp tánh cảnh vật (60). Nghĩa là, tâm mà chẳng khởi quan niệm vọng thì pháp nào pháp nấy toàn là chân như. ở trong chúng hữu tình thì kêu là Phật tánh, tại giữa vật vô tình thì gọi pháp tánh. Pháp nào cũng như pháp nào vốn tự như như, thể nó thường phẳng lặng, dường như chỗ hư không, rỗng rang khắp giáp sa số thế giới.

 Thế, nếu đem tâm mà thủ lấy là bị mê mờ, còn cố ý xả bỏ đi thì bị tán thất. Hoặc đoạn tuyệt, hoặc tiếp tục, tức đọa về đoạn kiến, thường kiến; chẳng thủ chẳng xả mới là hợp lẽ mầu.

 Nếu là người có thể chứng đắc cái chánh tánh của các pháp thì, nằm ngang nơi pháp giới, tha hồ để cho nó lưu thông phổ biến, tự tại, tiêu dao, vô ngại vậy.

 : Đoạn là diệt, tục là thường. Thường tức là hữu, diệt tức không, thì ra, sanh diệt, đoạn thường, không hữu, danh dù lạ mà nghĩa đồng nhau. Thủ tức là tục, xả tức là đoạn, nên đọa về hai bên, xả bỏ hai bên, nên khế hợp với lý trung đạo.

 Nếu đem cái vọng tâm chấp thủ lấy danh tướng, tức là tùy nơi cảnh mà sanh diệt, nên hoặc đoạn hoặc tục. Chân tâm không trú trước, nên mặc ý giáp thông, khắp giáp phổ thông, nên không nhứt định trụ vào đâu cả. Vô trụ, nên rỗng khắp giáp cả sa giới.

 Thanh Lương quốc sư nói: “Chí đạo gốc là cái tâm, tâm pháp vốn là vô trụ. Cái tâm thể vô trụ, thiên biết chẳng mờ tối, tánh tướng vẫn vắng lặng trùm bọc cả đức dụng, suốt thu hết trong ngoài, vừa sâu vừa rộng, phi có phi không, bất sanh bất diệt, vô thỉ vô chung, tìm kiếm đã chẳng đặng, xua bỏ lại chẳng lìa. Mê quên hiện lượng (61) thì nào hoặc nào khổ lăng nhăng, tỏ nhớ chân tánh thì là không là minh (62) rỗng suốt.

  “Dầu tức tâm tức Phật, duy kẻ đã chứng rồi mới biết, nếu còn có chứng có biết thì, huệ nhựt (63) bị chìm mất nơi chỗ có (64). Còn như kẻ mà không chiếu không ngộ thì, mây mờ che bít nơi không môn (56). Nếu tâm không sanh một niệm vọng, thì dứt hẳn cái ranh trước sau, soi thấy bổn thể riêng rảnh tự tại, vật ta đều như, đến tận nơi tâm nguyên, không trí không đắc, bất thủ bất xả, không đối đãi, không tu chứng.

 Song, cái mê nó nương nhau với cái ngộ, vọng đối đãi nhau với chân, nếu tìm chân bỏ vọng, tỷ như muốn bỏ cái bóng bằng cách chạy tránh dưới ánh nắng nhọc thân, nếu rõ vọng tức là chân, tựa hồ đến chỗ âm u, tự nhiên cái bóng mất.

 Nếu không tâm tưởng, quên xét soi, thì muôn điều tư lự đều mất luôn, bằng mặc ý vắng biết, thì các việc công hạnh mở toang. Buông rộng, tha hồ đi, ở, lặng soi biết thấu nguồn dòng. Nói, nín chẳng mất huyền vi (66), động tĩnh chưa lìa pháp giới. Rằng “chỉ” thì vừa mất biết, vừa mất vắng, bàn “quán” thì vừa soi vắng vừa soi biết nói “chứng” thì chẳng thể giơ ra cho người xem, thốt “lý” thì phi chứng chẳng thể rõ.

  “Là bởi, ngộ vắng thì không vắng, thực biết thì không biết. Do biết và vắng là cái nhứt tâm chẳng hai, tức khế ngộ cái trung đạo bằng cách không, hữu đôi mất”.

Nghe thanh thấy sắc, số là tầm thường.

 Câu trên nhĩ căn nhãn căn đối nhau với thanh trần sắc trần. Câu dưới rõ thấu tâm cảnh. Tình quên cho và tạ, như cái gương đối ảnh tượng mà gương nó không có cái tâm thủ xả gì, nên nói là tầm thường.

 Ngài Đâu Suất Duyệt nói tụng rằng: “Thong thả mà đi, mỗi bước đều như; dù đối sắc thanh, đâu xa không có, nhứt tâm phi lạ, muôn pháp không khác”.

 Tổ Qui San nói: “Trong tất cả giờ, thấy nghe tầm thường, lại không chìu vạy, cũng chả nhắm mắt bít tai; chỉ tình chẳng nương nơi vật, thì tức nhiên là được”.

 Từ trước, các đức Thánh, chỉ nói những điều quá hoạn bên ngũ trược; nếu chẳng có bao nhiêu sự ác giác, phàm tình, thành kiến, vọng tưởng, tập quán, thì tỷ như hồ nước mùa thu lóng đứng, trong sạch, không gì xao bợn, im lặng không chi ngần ngại, với người được thế, kêu là Đạo nhân, cũng tên là Vô sự nhân.

 : Giác quan nghe, thấy là thuộc về căn; cảnh tượng thanh sắc là thuộc về trần, trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp là sáu cảnh trần; còn cái mà tri giác là tâm.

 Nhưng, biết tâm nó lìa niệm, rõ cảnh vốn không. Tai nghe, mắt thấy, mà chẳng khởi cái nghe thấy là chân hay vọng gì hết, nên nói là tầm thường.

 ông Bàng Uẩn cư sĩ nói: “Chỉ ta vô tâm với vạn vật, ngại chi vạn vật thường vây buộc; trâu sắt chẳng sợ sư tử rống, in tuồng người gỗ xem chim vẽ (67): chim vẽ gặp người cũng chẳng sợ, người gỗ thể nó vốn vô tình. Tâm, cảnh như như chỉ thế ấy, lo gì quả đạo Phật không thành”.

Bên đây bên kia, ứng dụng chẳng thiếu.

 Câu trên đắc cái thể. Câu dưới đắc cái dụng. Trước kia đề cử lên căn: thấy, nghe; trần: thanh sắc thì đã trùm nốt tất cả các pháp. Pháp nào pháp nấy trọn hòa, sự nọ lý kia lẫn suốt; cả thân ta ứng đối với sự vật, thể, dụng trọn bày; co, vòng, cúi, ngửa, ngang, dọc tự thong dong, chạm mắt đều chân, gặp duyên thụ dụng.

 Chỗ gọi rằng tùy gặp đến cơ duyên cũng bất ngại, ứng đối với sự vật vẫn bất câu. Tình hết phân biệt thị phi, lòng không chán ham phàm thánh. Ai đâu đắc, ai đâu thất? Người nào thân, người nào sơ? (vô phân biệt trí)

 Đem đầu làm đuôi, chỉ chắc làm ớp, dấn thân cõi ma quỷ, nêu gót đường tà sư. Rõ phi thuận nghịch, chả phạm công phu.

 Nên ngài Đại Châu nói: “Người mà đã hiểu đạo rồi, đi, ở, ngồi, nằm, không đâu chẳng là đạo; kẻ nào đã ngộ pháp rồi dọc, ngang tự tại, không đâu là chẳng phải pháp.

 Đức Tứ Tổ nói: “Rỗng rang không chi ngần ngại, mặc ý đi dọc đi ngang, chẳng làm hữu lậu thiện, không tạo hữu tình ác, khi đi, lúc ở, hồi ngồi, thuở nằm, chạm thấy đến mắt, gặp gỡ nơi duyên, chi chi cũng đều là những tác dụng vi diệu của Phật sự cả”.

 Chỗ gọi là (Hoa Nghiêm hiệp luận): niệm nào, niệm nào cũng đều như Thích -ca xuất thế, mỗi bước mỗi bước cũng dường thể Di -lặc hạ sanh. Phân biệt là hiện cái trí (sai biệt trí) của đức Văn -thù; động dụng là vận cái hạnh (đại hạnh nguyện) của đức Phổ Hiền.

 Môn nào môn đều đưa ra niệm cam lộ, vị nào vị toàn vẫn là mùi đề hồ. Chưa ra khỏi rừng Bồ -ñeà, vẫn ở biển Hoa tạng. Rỡ rỡ không trần nào chẳng thấu suốt; mơi mơi mặt nhựt lên sáng soi. Há cần lời diệu biện để rao bày; nào mượn phép thần thông để chỉ rõ.

 Đấy là bực vô sự đạo nhân (68), mới xử dụng được đại tự tại như thế đó, mà phi cái tâm thức cảnh giới của hạng phàm phu có thể biết được đâu, chỉ người nào đã đắc, tức là như như Phật đấy.

 : Chính nơi toàn thể tánh chân như pháp giới mà, phát khởi ra tất cả các pháp của thế gian và xuất thế gian. Thế thì, cả các pháp toàn là do nơi tự tánh ấy sanh khởi. Nhưng, sanh khởi mà không do cái chi khác để sanh khởi, chỉ do nơi toàn thể của tự tánh ấy mà sanh khởi, nên toàn thể tức là dụng, toàn dụng tức là thể. Thể dụng trọn bày, sự lý lẫn suốt.

 Nên mới được mặc ý phơi phới, thể giáp dụng khắp, bởi vậy nên được thông thân ứng vật.

 Từ trên đến đây, là nói hiểu thấu sự lý thể dụng; dưới này chính là nói rõ cái đức dụng ra. Do vì cái đức đại dụng vô cùng, cơ hóa độ trùm tất cả.

 Người mà được như thế, mới có thể với trên, đáp đền bốn ân với dưới, cứu giúp ba hữu, nên nói: “Qua lại ba giới, vì làm pháp tắc cho chúng (69)”.

Xem mục lục