THƯ VÀ LỜI BÌNH
1. CHỨNG KIẾN TÁNH
23-12
Lão sư Đại Vân thân mến,
Con rất cảm ơn thầy đã đến thăm con ngày hôm kia mặc dù thầy rất bận. Xin thầy cẩn thận chứng cảm hàn.
Lúc độc tham sáng hôm qua thầy bảo: “Những gì con đã nhận thức được vẫn còn mù mờ,” vì thế con cảm thấy phải tìm kiếm sâu hơn nữa. Nửa đêm hôm qua khi chợt thức giấc, nó đã rõ ràng hơn nhiều.
và tất cả những gì con có thể làm được là chắp tay lên vì vui, hoàn toàn vì vui.
Ngay cả thầy, lão sư của con, cũng không còn đáng kể mấy trong mắt con. Lòng biết ơn và niềm hân hoan của con thực không thể tả được. Bây giờ con có thể khẳng định rằng chừng nào chúng ta còn ý thức về giác ngộ chừng ấy chưa phải là chân giác ngộ.
Làm sao con có thể bày tỏ hết được lòng biết ơn của con khiến con có thể đền đáp được, dù chỉ trong khoảng nhỏ này(2), món nợ vô lượng mà con nợ chư Phật? Lòng
------------------------------------------------
(1) Trâu chỉ Tâm giác ngộ. Xem Tranh Chăn Trâu ỏ Chương VIII.
(2) Tức là, qua sự giác ngộ của cô ấy.
biết ơn của con không thể nói thành lời – không có gì có thể viết hay nói được. Bây giờ con viết vì con nghĩ chỉ có một mình thầy là có thể hiểu được niềm hạnh phúc của con và sẽ vui cùng con.
Giờ đây con mắt Tâm của con đã mở, thệ nguyện độ tất cả chúng sinh đã tức thời xuất hiện trong con. Con rất biết ơn thầy và chư Phật, con lấy làm xấu hổ [vì các khuyết điểm của con] và sẽ tạo mọi nỗ lực để tu sửa tánh tình của con.
Con cũng quyết tâm quét sạch hết các tư niệm tồn tại lâu đời. Thầy là người duy nhất con có thể tin cậy. Mọi người khác con sợ lắm, sẽ hiểu lầm và nghĩ con khoác lác nếu bỗng dưng con nói tất cả điều này.
Hãy tin con đi, trong kiếp này không bao giờ con mong mỏi được ưu ái như thế [đạt đến giác ngộ]. Con nợ thầy nhiều lắm. Con thành thật chắp tay biết ơn thầy.
Xin thầy giữ mình kẻo bị lạnh. Con hoan hỉ mong được gặp thầy vào hai mươi bốn tháng tới.
Yaeko
Tổng bình:
Tôi xác nhận rằng cô ấy đã thực thấy Trâu, vì trong kinh nghiệm của cô ấy có sự tự khẳng định thâm sâu, ước mong độ tất cả chúng sinh và quyết tâm tự tu sửa về mặt tinh thần trong đời sống hàng ngày. Chỉ có tâm thái như thế mới có thể gọi là Tâm thực trẻ thơ của Phật. Nhưng vẫn còn chủ thể thấy. Nhà Tâm của cô ấy còn xa lắm. Cô ấy phải tìm kiếm kịch liệt hơn nữa.
2. CHỨNG ĐẠI NGỘ
25-12
Lão sư Đại Vân thân mến,
Hôm nay lần đầu tiên con đạt đại ngộ. Con quá vui đến nỗi cả người con đã nhảy múa bất chấp tình trạng sức khỏe. Ngoài thầy ra không ai có thể có khả năng hiểu được trạng thái ngây ngất như thế.
Con đã đạt đến điểm thực sự bắt được Trâu và tuyệt đối không có mê hoặc nào hết.
Không có Trâu cũng không có người. Về mặt cá nhân con phải đến tạ ơn thầy lập tức, nhưng vì phải giữ gìn sức khỏe, con không thể đến được, vì thế con xin tỏ lòng biết ơn sâu xa qua lá thư này, từ tận đáy lòng, con xin chắp tay cảm ơn thầy.
Chư Phật và chư Tổ đã không lừa dối con!(3) Con đã thấy Bộ mặt trước khi cha sinh mẹ đẻ của con rõ hơn viên kim cương trong lòng bàn tay. Chân lý tuyệt đối từng
---------------------------------------------
(3) Đây là cách nói theo truyền thống, rằng giác ngộ do Phật và chư Tổ đã dạy, giờ đây đã trở thành hiện thực của kinh nghiệm cá nhân.
lời của chư Tổ và các kinh đã hiện ra trước mắt con với vẻ trong sáng như pha lê. Con không còn cần độc tham nữa, và bây giờ đối với con, tất cả mọi công án tựa như những vật vô dụng. Dù cho con có muốn độ, cũng không có chúng sinh nào để độ. Những ai chỉ mới đạt kiến tánh sẽ không biết được tâm thái tự do vô hạn và bình an sâu xa này. Thực ra người ta không thể biết nó cho đến lúc đạt giác ngộ viên mãn. Nếu sau khi đọc thư này mà thầy còn nói với con những lời vô nghĩa(4), con sẽ không ngần ngại mà nói rằng: nhận thức của thầy còn thiếu sót.
• Lành thay! Lành thay! Đây là giai đoạn đứng trên đỉnh núi cô đơn, hay đã trở về nhà. Song ta vẫn phải nói những chuyện vô lý với con. Ngày nào đó con sẽ hiểu tại sao.
Con nợ thầy nhiều lắm. Khi nghĩ rằng đã thực hiện đại nguyện của mình qua vô số kiếp quá khứ mà bây giờ con có thể theo thầy độc tham được, con biết ơn vô cùng.
• Cũng còn quá sớm. Song ngày nay, trong số những người gọi là đại ngộ, có mấy ai tạo được sự kiên định nội tâm như thế. Thầy rất vui vì điều ấy đã tiết lộ qua lời con.
Con mắt Tâm của con tuyệt đối giống y như con mắt Tâm của thầy. Chư Phật và ma quỉ cũng không thể nào làm con nản lòng được(5). Trạng thái này thách thức mọi
----------------------------------------------
(4) Ở đây ám chỉ đối với chân ngộ, tất cả những gì người ta nói về ngộ đều vô nghĩa.
(5) Nghĩa là cô ấy có thể đứng vững trước cái nhìn sâu sắc của Phật cũng như sắc thái đe dọa của quỉ. Đây ám chỉ sự tự tin hoàn toàn và tuyệt đối không sợ hãi.
ngôn từ diễn đạt. Con đã quên hết mọi sự và trở về Nhà đích thực của con với hai bàn tay trắng.
• Tổ Đạo Nguyên trở lại đó ư?(6) Đây là Pháp thân thanh tịnh, tức Phật Tì-lô-xá-na [Vairochana].
Thế giới của con đã được cách mạng. Những phấn đấu đầy lo lắng của con trong quá khứ thực vô ích và không cần thiết! Theo sự chỉ dạy trí tuệ và khuyên nhủ kiên nhẫn của thầy, con sẽ không cho phép con hài lòng yên nghỉ với sự bình an nhỏ bé(7) mà tâm vẫn còn mê hoặc của con tin là xứng đáng. Con không thể nào nói được con vui như thế nào và biết ơn làm sao vì trạng thái hiện tại của con. Đây là toàn bộ kết quả của sự tọa thiền liên tục, của quyết tâm không bao giờ ngừng vì một thành công nhỏ nào và sẽ tiếp tục bất chấp qua bao nhiêu kiếp.
Giờ đây con có thể bắt đầu việc làm vô tận là độ tất cả chúng sinh. Việc này khiến con vô cùng sung sướng đến độ khó có thể giấu kín được.
Tất cả sáng ngời, sáng ngời thuần khiết. Giờ đây con có thể tiến mãi hướng về sự toàn hảo hòa hợp tự nhiên với cuộc sống hàng ngày.
---------------------------------------------
(6) Ở đây Lão sư Đại Vân so sánh câu nói của Yaeko: “Con đã quên hết mọi sự và trở về Nhà đích thực của con với hai bàn tay trắng,” với câu nói của Đạo Nguyên khi ông từ Trung quốc trở về: “Tôi đã trở về Nhà với hai bàn tay trắng. Tôi không còn dấu vết gì của Phật giáo. Tôi chỉ có thể nói như thế này: mắt ngang, mũi dọc.”
(7) “Bình an” ở đây hàm ý sự chắc chắn và bình tĩnh phát xuất từ kinh nghiệm kiến tánh đầu tiên của cô.
Con đã sống lại vĩnh viễn như thầy và mọi sự vật khác. Con tin khi đọc thư này thầy cũng nhỏ lệ tạ ơn.
Chỉ có một mình thầy là có thể hiểu được con. Song không có thầy cũng không có con. Thân tâm con thực ra đã được xả bỏ hoàn toàn.
Con sẽ cố gắng cải thiện sức khỏe của con, tu dưỡng đạo hạnh và cảnh giác thời cơ để dạy Phật giáo. Con đang đứng ở giữa Con Đường Lớn, nơi đây mọi sự vật đều tự nhiên, không gượng ép, không vội vã cũng không ngập ngừng, không có Phật, không có thầy, không có gì hết, nơi đây con không thấy bằng mắt, không nghe bằng tai. Không còn dấu vết gì của những lời con viết, không có giấy cũng không có chữ, không có gì hết.
Vì không thể nói được điều này với ai trừ với người tự thân kinh nghiệm nó, nên con viết cho thầy. Con tưởng thầy phải sung sướng vì có một đứa học trò như thế khi con đã uống rất sâu dòng suối trí tuệ của thầy. Con xin quì lạy chín lần(8) để tỏ lòng chân thành biết ơn.
Yaeko
----------------------------------------------
(8) Số lần người ta chính thức lễ lạy trước một vị Phật.
Tổng bình:
Độ giác ngộ này gọi là “bắt được Trâu,” nói cách khác là đạt chân Đạo. Ấy là trở về Nhà hay thành tựu Trí Căn bản. Tiến thêm bước nữa là thể hiện Trí Thâm áo. “Trâu” này đã có sự trang nghiêm và sáng chói vô lượng.
3. CHỨNG THÂM NGỘ 26-12
Lão sư Đại Vân thân mến,
Con thực hối tiếc và xấu hổ. Lá thư con gửi thầy hôm 25 chắc phải khiến thầy nghĩ con đã hóa điên.
Con đã lên đến đỉnh cực lạc, đến độ con không biết mình đang làm gì và cũng không thể tự dung chứa mình nữa. Khi lấy lại được ý thức và bắt đầu suy nghĩ, con bật cười và nghĩ rằng tình cảm của con đã trở nên điên đảo làm sao. Rồi con đã có thể thưởng thức được câu chuyện Diễn-nhã-đạt-đa, người đã hóa điên vì tin rằng mình bị mất đầu và cô ta đã làm được cái việc vĩ đại là đã khám phá ra nó, dĩ nhiên là không bao giờ cô ta không có nó. Nhưng một lần nữa con là chính con, vậy không cần lo gì về mình.
Một mặt, con luôn luôn có cảm giác sợ rằng nguyện vọng đối với Phật sự của con có thể yếu đi vì sự vô nghĩa và bất lực của mình. Mặt khác, vì sợ rằng nếu con chết mà không thực sự có được kinh nghiệm chân lý của Pháp thì có thể con sẽ không nhận ra nó trở lại trong nhiều kiếp.
Nhưng giờ thì con đã thấm nhập sâu xa và đạt tâm nguyện không lay chuyển đối với Phật sự, rõ ràng là con có thể tiếp tục tu luyện tinh thần mãi mãi và bằng cách này con có thể thể hiện nhân cách của con đến độ đầy đủ nhất, nhờ đại nguyện tự nhiên xuất hiện trong con, thúc đẩy độ tất cả chúng sinh.
Con không biết lời nào để diễn đạt niềm vui và lòng biết ơn của con.
Hoàn toàn không chểnh mảng tọa thiền, mọi tâm ý con đều làm tăng sức mạnh định lực.
Con ý thức sâu xa nhu cầu chuyên cần tự tu và hiểu rõ giá trị của độc tham. Con thề không bao giờ viết lại bất cứ điều gì huênh hoang tự phụ như con đã viết hôm qua, nói rằng con đã giác ngộ hoàn toàn và do đó có thể dạy người khác độc tham.
Xin thầy tha thứ cho con. Con thực đã hóa khùng đến độ mất hết sự quân bình giác thức. Sau khi bình tĩnh suy nghĩ thêm, con thấy rằng chuyện ấy khá khôi hài, song nếm được hương vị niềm vui sáng ngời như thế dù chỉ ngắn ngủi cũng là một kỷ niệm quí giá biết bao.
Con nghẹn ngào với những giọt nước mắt biết ơn, vì giờ đây con đã thực hiểu thiện với ác, và cố gắng tiến tới một cách vững mạnh và tu tập đạo hạnh của mình trong và qua cuộc sống hàng ngày. Con cảm ơn thầy từ tận đáy lòng.
Xin thầy giữ gìn sức khỏe. Con rất mong lần viếng thăm sắp tới của thầy.
Yaeko
Tổng bình:
Ở giai đoạn này người ta đạt cái gọi là “Diệu quán sát trí” hay “Hậu đắc trí.” Ngộ vị của cô ấy có thể phân định theo Năm Vị do Tổ Động Sơn thiết lập(9). Độ sâu nhận thức tiết lộ trong bức thư thứ nhì tương ứng với vị thứ ba – shochurai [chánh trung lai: ở cảnh giới này, trực quan về cái Một là tối thượng và ý thức phân biệt lắng xuống.] Và ngộ vị trong bức thư này tương ứng với vị thứ tư henchushi [thiên trung chí: ở cảnh giới này, người ta sống giữa vạn vật mà không có dấu vết tự thức nào về giác ngộ.] Bây giờ có thể thực hiện các đạo hạnh được qui cho Phổ Hiền hay Quan Âm. Trong Thiền, đây là thực hiện Bồ-tát nguyện, là sống trong Tịnh độ.
Sau khi kiến tánh, đa số các hành giả thường mất từ năm năm đến mười năm mới đạt đến giai đoạn này, cô ấy đã đạt đến đây trong vòng chưa đầy một tuần. Ấy rõ ràng
---------------------------------------------
(9) Xem “Năm Vị của Động Sơn” ở Chương X.
là nhờ lòng tin sâu xa và thuần khiết vào Phật giáo, nhờ thệ nguyện bao la vô hạn [cô ấy đã lập qua vô số kiếp và bao trùm tất cả chúng sinh]. Và nhờ cô ấy đã lắng nghe với lòng tin mọi lời dạy của Phật giáo chánh thống. Thành tựu của cô ấy thật hiếm thấy trong thời hiện đại. Câu chuyện đáng chú ý về quyết tâm và nhiệt tình của cô ấy đáng được ghi lại bằng đại tự để làm nguồn hứng khởi bất tử cho tất những người theo Thiền.
4. CHỨNG TRỰC NGHIỆM
ĐẠI ĐẠO PHẬT GIÁO
26-12
Lão sư Đại Vân thân mến,
Xin thầy tha thứ cho con vì con cứ viết thư cho thầy hoài. Con đã đạt được mức chứng ngộ cuối cùng có thể đạt được khi còn là một đệ tử.
Con thường nghĩ: “Một người giác ngộ hẳn phải vĩ đại biết bao,” và “Người hiến mình trọn vẹn cho Phật sự hẳn đáng ngưỡng mộ biết bao.” Nhưng con đã lầm nhiều lắm. Từ nay con sẽ tu dưỡng đạo hạnh hơn nữa và không bao giờ ngừng tu tập.
Trước khi giác ngộ con rất lo lắng và thường nghĩ: “Kẻ nào trở về Nhà với bình an và hài lòng hẳn cao quí biết bao!” Nhưng khi giác ngộ đầy đủ,
giữa Thiền vô thực (buji)(10) và Thiền chính thống.
Bây giờ con tự bảo: “Tại sao mi lại quá kích động như thế?” Vì con đã có sự đảo ngược khác hẳn với cái gọi là ngộ. (11)
Con đã quên hẳn giây phút giác ngộ của con và những gì xảy ra sau đó. Song con có thể nói rằng con đã được con mắt ngộ chân thực, nói ví như vậy. Nó làm con phải bật cười tự bảo: “Ậy, giác ngộ viên mãn đấy!”
Con không thể nói cho thầy biết là con biết ơn biết bao nhiêu vì đã là một với chân Pháp mãi mãi một cách trọn vẹn và tự nhiên.
Đồng thời con cũng cảm thấy mình rất ngu ngốc vì đã để cho sảng khoái lôi cuốn. Chuyện này chắc chắn khiến thầy phải mỉm cười: “Các mê hoặc” của ta về mọi sự vật đã tự động biến mất. Chúng ta chớ nói với ai điều này vì phải
---------------------------------------
(10) Thiền vô thực (buji Zen): là Thiền không có thực chất, thứ Thiền phủ nhận giá trị của kinh nghiệm ngộ. Những kẻ theo nó chủ trương rằng nói trở nên giác ngộ là trái ngược, vì tất cả chúng ta bẩm sinh đã ngộ rồi.
(11) Vì ngộ không đem lại cho cô ấy cái gì cô ấy vốn không có, chấp nhận sự ca ngợi giác ngộ cũng như chấp nhận rằng, ví dụ, mình có hai chân.
(12) Điều Lão sư Đại Vân muốn nói là sự phát triển đầy đủ nhất của mọi tiềm năng nhân cách và cá tánh chỉ có thể xảy ra sau khi giác ngộ viên mãn.
kính trọng Pháp.(13)
Một cách đơn giản là con không hiểu tại sao con luôn luônlàm một việc như thế về kính trọng Phật giáo,(14) ngộ nhỡ có ai đạt giác ngộ viên mãn thì sao, con có mộng không?
Yaeko
Tổng bình:
Mộng ư? Hẳn rồi. Song những giấc mộng đi vào thế giới này thì không thể là mộng bình thường của đa số mà là mộng có ý nghĩa phi thường và lâu dài, thấm nhập kịch liệt trong Phật Pháp.
Giai đoạn này tương ứng với vị thứ năm hay vị cao nhất gọi là kenchuto [kiêm trung đáo: cảnh giới“tự nhiên” (naturalness)(15) tuyệt đối mà sự tương tức tương nhập
---------------------------------------------
(13) Đây có lẽ cô ấy muốn nói rằng, nói về sự giác ngộ của cô ấy một cách không phân biệt có thể đưa đến sự làm sai lệch Pháp do những người không thể hay không muốn tin kinh nghiệm của cô ấy là khả hữu.
(14) Vì cốt tủy của đạo Phật không gì khác hơn là sống hài hòa với những hoàn cảnh thay đổi của đời người, không phải gắng sức hay gượng ép, vậy có gì để kính trọng?
(15) “Với chữ tự nhiên tôi muốn nói là mọi sự vật hiện hữu y như chúng hiện hữu theo bản tánh của chúng, cách biệt hẳn với tất cả mọi ảnh hưởng bên ngoài.” – Đại sư Hoằng Pháp (Kubo daishi) (dẫn trong Honen, the Buddhist Saint của Coates và Ishizuka, trg. 133).
của thế giới phân biệt và thế giới bình đẳng trọn vẹn đến độ người ta không biết cả hai, về mặt ý thức.]
Tôi thấy lạ lùng vì cô ấy đã đạt đến điểm này rất nhanh. Cô ấy làm được như thế chỉ có thể do lòng tin kịch liệt vào những lời Phật dạy và do cô ấy có tinh thần Bồ-tát dũng mãnh. Một người đạt được đến mức độ này là đã hoàn tất những gì sự tu tập Thiền có thể thực hiện được dưới sự hướng dẫn của một bậc thầy và bắt đầu bước vào con đường tự tu đích thực. Ngày nay mấy ai hiểu được trọn vẹn như thế? Katsu! (16)
5. CHỨNG ĐẠT TÂM KHÔNG THỐI LUI
CỦA PHỔ HIỀN 27-12
Lão sư Đại Vân thân mến,
Cảm ơn thầy, con đã nhận ra rõ ràng rằng Phật không gì khác hơn là Tâm(17), con biết ơn vô cùng, ấy là nhờ ơn thầy từ bi hướng dẫn, cũng như lòng mong ước và nỗ lực kịch liệt của con, vì Phật sự mà con nghĩ mình có thể độ được tất cả chúng sinh.
---------------------------------------------
(16) Tiếng hét.
(17) Tâm là toàn bộ trực thức, tức là, chỉ nghe khi lắng nghe, chỉ thấy khi nhìn.
Biết bao giờ con có thể cảm ơn thầy cho đủ nhỉ?
Bây giờ con thấy rằng, trong tương quan với Pháp con phải
tự kính trọng mình(18). Xin thầy chỉ rõ con còn cần điều gì nữa. Con biết ơn biết bao vì đã có thể tự mình gột sạch hết suy tư và cảm giác mê hoặc, không còn tí nào.
Dầu vậy con cũng muốn được thầy hướng dẫn trong tất cả mọi khía cạnh, vì e rằng con có thể hướng dẫn sai lầm người khác trong sự tu tập hay hiểu Phật giáo. Giờ đây tâm thái của con hoàn toàn khác hẳn với tâm thái lúc kiến tánh.
Quả thật, càng tiến xa hơn trên Con Đường Vô Thượng, nó càng trở nên cao cả hơn. Bây giờ thì con đã kinh nghiệm rằng tada(20) chính là cái toàn hảo, cuối cùng con có thể đền đáp được công ơn vô lượng của thầy và con vui quá. Đạt đến giai đoạn thâm sâu và có tính chất quyết định, con thực cần gặp thầy sớm.
--------------------------------------------------------
(18) Ý của câu nói này có thể là qua nhận thức rằng mình là hóa thân của Pháp, nên cô ấy tự thấy mình có trách nhiệm dạy Phật giáo. Do đó, tự kính trọng và bảo vệ mình là cô ấy kính trọng và bảo vệ Pháp.
(19) Trong khi kinh nghiệm ngộ quét sạch vọng niệm về “ta” và “người,” nó không đồng thời đem lại sự thanh tịnh cho tình cảm. Làm cho tình cảm được thanh tịnh đòi hỏi tu tập không trì hoãn.
(20) Tada: “duy”, “chỉ”, “đơn độc.” Như vậy, nếu một người đang ăn, y phải thấm nhập vào chỉ ăn thôi. Nếu tâm y ưa thích bất cứ ý niệm hay suy nghĩ trong lúc ăn, ấy không phải là tada. Mọi thoáng chốc của cuộc sống đều sống như là tada là cái Bây Giờ vĩnh cửu.
Xin thầy tha thứ cho con vì việc con yêu cầu thầy bằng thư như thế này, nhưng bệnh hoạn đã ngăn con không đến thăm thầy được.
Thầy ắt phải vui mừng vô cùng vì con đã thực sự thành tựu. Không bao giờ con dám mơ rằng trong kiếp này con được chứng kiến Phật giáo được truyền từ một vị Phật bằng xương bằng thịt đến Bồ-tát Di Lặc,(22) con xin tự hứa sẽ mãi mãi hành động với sự thận trọng nhất trong mọi chi tiết trong cuộc sống hàng ngày của con.
Con cầu nguyện thầy được khỏe mạnh.
Yaeko
Tổng bình:
Cốt tủy của Phật giáo sống thực có thể tóm tắt trong chữ tada. Phật Thích-ca Mâu-ni là ai? Di Lặc là ai? Những người ấy không khác quí vị. Xem! Xem!
Cô ấy đã đạt đến giai đoạn tada này, nên tự nhiên cô ấy cảm thấy niềm vui sâu xa cũng như trách nhiệm nặng
nề là kính trọng Pháp thâm sâu. Hành động lưu xuất từ một
------------------------------------------------------
(21) Ở các tự viện Thiền Nhật bản, thời gian năm ngày lễ Tết là thời gian hướng dẫn nghi thức và nghi lễ hoàn chỉnh. Vì vậy, thời gian trước lễ là thời gian bận rộn của lão sư cũng như tăng chúng.
(22) Người ta nói Phật giáo sống thực được truyền từ Phật đến Bồ-tát bất cứ khi nào một đệ tử đạt đến cùng một mức độ giác ngộ như thầy.
Tâm như thế là hành động của Phổ Hiền hay Di Lặc hóa thân.
6. CHỨNG AN LẠC
ĐƯỢC HỢP NHẤT VỚI PHÁP
27-12
Lão sư Đại Vân thân mến,
Xin hãy cùng vui với con! Cuối cùng con đã thấy rõ Bộ mặt trước khi cha sinh mẹ đẻ của con với sự sáng tỏ xuyên thấu từ trời cao đến tận lòng đất. Song con không bao giờ tự xem mình là kẻ tìm kiếm tuyệt vọng.
Thầy và con đều ấp ủ một hư vọng sâu xa, ấy là phấn khởi thệ nguyện độ tất cả chúng sinh mê mờ dù phải mất vô số kiếp.
Ôi buồn cười làm sao! Song lòng con kính trọng thầy như một Lão sư không biết đâu là bờ bến. Quả thực ngoài thầy ra không ai có thể hiểu được ý nghĩa sự giác ngộ của con. Con cảm thấy nếu thầy nói với người khác rằng con, một người không có sự cao quí và tầm vóc nào cả, đã đạt giác ngộ đầy đủ là thầy không thông minh, vì điều đó có thể khiến cho họ coi nhẹ Phật giáo. (23)
---------------------------------------------
(23) Những gì ở đây ám chỉ là sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu là một cao tăng, chẳng hạn, đạt được thâm ngộ, nhưng khi một cô gái 25 tuổi mảnh mai, yếu ớt lại đạt được giác ngộ thâm sâu, điều này rất có thể khiến cho những người từ chối sẽ không tin một sự kiện như thế có thể xảy ra và sẽ coi nhẹ Pháp.
Chỉ một vài người ngoai lệ sẽ không nghi ngờ kinh nghiệm của con. Ôi thật là nhẹ nhàng vô cùng khi khám phá ra rằng: Con chỉ là con không thiếu gì hết! Ôi vui làm sao khi biết rằng thầy và con sẽ cùng nhau trường cửu.
Phật giáo vô dụng cho những ai đã thoát khỏi mê hoặc.
Con cười nhẹ khi biết mình luôn luôn vốn là Phật. Con không nghi ngờ điều nay chút nào. Song con chỉ nói điều nay với những ai đã đạt được sự giác ngộ tương đương với con. Đối với những người có nhận thức kém hơn, con sẽ nói một cách khác.
Với lòng đầy biết ơn, con chắp hai tay cảm tạ ơn thầy.
Chân Pháp thực cao cả biết bao, từ đầu đến cuối hợp lý biết chừng nào. Con cảm thấy đây thật là kỳ diệu.
Với lòng đầy bình an, con mong Năm Mới đến.
Xin thầy trân trọng.
Yaeko
Tái bút: Giờ đây con có thể thấy rõ một kiến tánh yếu ớt thật là phiến diện nguy hiểm biết bao. (24)
---------------------------------------------
24) Với một kiến tánh yếu ớt người ta vẫn còn thấy Không giới như là khác với sắc giới, và chưa nhận ra sự tương tức tương nhập của chúng.
người dạy Thiền ngày nay thuộc loại này.
Nhưng cái ngộ phiến diện vẫn là cái ngộ phiến diện, dù cho người ta có vượt qua bao nhiêu công án. Điều mà những người này không nhận ra là họ có thể phát triển cái ngộ của họ đến vô cùng.
Tổng bình:
Sống một cuộc sống như là tada là đi trên con đường vô thượng mà chư Phật đã đi. Khi một người thấy không cần Phật giáo nữa thì Phật giáo đích thực sẽ hiện thân. Song nếu người ấy còn ấp ủ, ngay cả ý niệm này, thì đời y cũng vẫn còn bị mê hoặc che mờ. Hãy thành khẩn quét sạch [màn sương mù] của sự ràng buộc như thế, rồi cuộc sống sẽ vĩnh viễn tràn ngập nắng xuân ấm áp.
7. CHỨNG THÊM AN LẠC
ĐƯỢC HƠP NHẤT VỚI PHÁP
27-12
Lão sư Đại Vân thân mến,
Xin hãy để con viết thường xuyên cho thầy.
Cuối cùng con đã lấy lại bình tĩnh với nhận thức rằng Phật là chính con.
Con đã hiểu rõ tình thương và nhất tâm kính trọng
đối với thầy. (25)
Con đã tự loại trừ được mùi ngộ rồi.
Và lòng biết ơn của con đối với thầy và Pháp tất cả còn sâu hơn. Lòng con cảm thấy đầy biết ơn vì nhận ra rằng bám lấy trạng thái mê hay ngộ phát sinh ra, bất chấp chính mình, mong ước nồng nhiệt càng lúc càng gia tăng sự theo đuổi Pháp với cường độ lớn hơn [để đạt sự an tâm vô thượng]. (26)
Mê và ngộ có sức tấn công ngang nhau, thầy có cảm
----------------------------------------------
(25) Ấy là tình thương lưu xuất từ Phật Tâm giác ngộ nơi Lão sư Đại Vân và chính cô ấy.
(26) Chừng nào nội kiến của chúng ta còn chưa có điểm hội tụ và chúng ta thấy lầm mình và thế giới như là phân cách và biệt lập thay vì như là một Toàn thể không thể phân chia được, chừng ấy chúng ta vẫn còn mê hoặc. Sự lệch lạc này (vô minh cơ bản của chúng ta) nhuộm màu cái nhìn và phản ứng của chúng ta đối với mọi sự vật, do đó chúng ta không thấy – tức kinh nghiệm – sự vật như chúng đang tồn tại trong chân tánh của chúng. Giác ngộ, trong khi vén mở sự liên kết của chúng ta với mọi sự vật (như thế là đưa nội kiến lệch lạc của chúng vào điểm hội tụ chính xác), một cách nghịch lý, nó phát sinh một đám sương mù kiêu mạn trang nhã, và sự kiện này làm hỏng tánh thanh tịnh vốn có của Tâm. Bao lâu sự ô nhiễm này còn tồn tại thì sự bất an vẫn còn. Nhưng chính sự bất an này tác động như một động cơ thúc đẩy tiếp tục tu tập cho đến khi nào dứt bỏ được sự ràng buộc với cái ngộ của mình và đạt được sự bình an và tự do vô thượng.
thông với con rằng con mãn nguyện phi thường biết bao, và cuối cùng qua chứng ngộ đầy đủ con khám phá ra rằng con chỉ là con không thiếu gì hết?
Chính vì thâm hiểu nghiệp duyên của con với thầy, khiến cho con càng tự trọng và thận trọng hơn.
Bây giờ con đã có một cái ngộ lớn và năm cái ngộ nhỏ. Đến hôm nay con đã quên cả con là ai, ở đâu, và đang làm gì.
Con đã quét sạch [các mê hoặc của] con và đã thâm nhập sâu đến độ không thể trở lại với trạng thái bình thường được.
Con đã yêu cầu và được độc tham với Lão sư Taji và lúc ấy ông ta chỉ rõ rằng đấy là do kết quả sự tập trung sâu xa của con.
Con nghĩ có lẽ phải yêu cầu thầy đến chỉ bảo thêm cho, nhưng lúc ấy một nội kiến sâu xa lại đến với con và con đã cầu nguyện trước đức Phật. Sau đó con đã biến mất trong chỉ quán đả tọa đến ba tiếng đồng hồ.
Cuối cùng con đã trở lại trạng thái bình thường. Thiền mà con thực hành [sau khi ngộ] tưởng còn chút cặn bã nào đó phải được quét sạch thì thực là tuyệt vọng. Con đã biết rõ rằng con không bao giờ có thể bỏ tọa thiền được. Con biết ơn, rất biết ơn vì nhận ra rằng hết kiếp này đến kiếp khác con chỉ ở trong trạng thái toàn hảo.
Trong khắp vũ trụ Ta là vô thượng và điều này hoàn toàn tự nhiên.
Con kinh ngạc…
Khi thấy rằng mình là cái Một đó. Kỳ diệu thay! Nhiệm mầu thay!
Con đã ở trong thần thái tốt, xin thầy đừng lo cho con.
Với niềm hân hoan lớn nhất, con mong được gặp thầy.
T.B.: Nước mắt biết ơn và vui sướng dâng lên trong con khi con nghĩ rằng mình đã hoàn tất việc tu tập Thiền từ đầu đến cuối không gắng sức, và con có thể thọ nhận sự hướng dẫn mãi mãi của thầy. (27)
Yaeko
Tổng bình:
Lời Thiền xưa nói rằng bị ràng buộc vào sự giác ngộ của chính mình cũng là một chứng bịnh. Nó biểu hiện một cái ta tác động điên cuồng. Quả thật, ngộ càng sâu, bịnh càng nặng, trường hợp của cô ấy, tôi nghĩ phải mất hai hay ba tháng các triệu chứng rõ ràng nhất mới biến mất; hai hay ba năm cho các triệu chứng ít rõ hơn, và bảy hay tám năm cho các triệu chúng nhiệm nhặt hơn. Những triệu chứng như thế ít được bộc lộ nơi một người dịu hiền như cô ấy. Nhưng ở một vài người thật đáng buồn nôn. Những ai tu Thiền phải đề phòng chống lại các triệu chứng ấy. Bệnh của tôi kéo dài đến ngót mười năm. Ha!
6. DỰ CẢM VỀ CÁI CHẾT
28-12
Lão sư Đại Vân thân mến,
Dù sao con cũng phải gặp thầy trước khi hết năm.
Hãy cho con nói với thầy một điều đáng buồn. Con cảm thấy rất mãnh liệt rằng giờ con xa thầy đã đến gần rồi. Vì thế con xin thầy đến gặp con với bất cứ giá nào. Vì Pháp vậy. Con yêu cầu thế này, sau khi đã suy nghĩ rất kỹ. Con
--------------------------------------------------
(27) Vì kính trọng và khiêm tốn, một môn đệ bao giờ cũng mong được thầy và các bậc tiền bối hướng dẫn. Thiền sư Đạo Nguyên trong cuốn Hotsugammon (Phát nguyện văn) cũng đã cầu mong được chư Phật và chư Tổ hướng dẫn mãi mãi.
bảo đảm với thầy ấy không phải là ảo tưởng.