NAMO GURU,
Thân tướng của đại đạo sư danh hiệu Liên Hoa Sanh thì bất biến giống như mặt trời. Ngữ của ngài không dứt như một dòng suối, và tâm của ngài không ngăn ngại giống như bầu trời. Những phẩm tính của ngài vượt khỏi tăng và giảm như một dòng sông, và hoạt động của ngài không bị ngăn ngại như gió. Sự chứng ngộ của ngài bình đẳng với của chư Phật, và ngài dạy Pháp hợp với sáu loại chúng sanh.
Đức Bà Tsogyal, Công chúa của Kharchen, phục vụ hóa thân này, nổi tiếng như mặt trời trên lục địa Diêm phù đề. Khi ngài ngụ ở Đỉnh Cây Tùng Xù của Ngọc trai Pha lê, bà làm vui lòng ngài trong tư tưởng, lời nói và hành vi. Rồi bà thưa hỏi như sau: Đại sư, cái gì là sự mở đầu cho thực hành thiền định đối với một người sùng tín muốn thiền định?
Đạo sư trả lời: Sự mở đầu cho thực hành thiền định là gom góp những tích tập, nhận những giáo huấn truyền miệng, cắt những dây bám luyến, và dự trữ những cái cần thiết. Dọn dẹp chỗ ở, cần cao và kích cỡ thích hợp. Làm xong như vậy, hãy hình thành thái độ bi mẫn của bồ đề tâm và quyết tâm đặt tất cả chúng sanh trong giác ngộ. Trong chỗ con, hãy sắp xếp một đệm nhồi bông, vải, hay cái tương tự. Rút lui khỏi việc đại, tiểu tiện của thân. Hãy đẩy đờm từ yết hầu, mũi ra ngoài. Rồi ngồi khoanh chân. Hãy đặt hai bàn tay ngang, thân thẳng đứng, đầu không cong không ngẩng, mắt nhìn xuống hướng mũi, răng và lưỡi để bình thường. Tóm lại, tu hành thiền định khi con để cho ba cửa trong trạng thái tự nhiên của chúng.
Đức Bà hỏi đạo sư: Người ta cần giữ tâm suốt thiền định như thế nào?
Đạo sư trả lời: Khi thiền định, hãy để cho thân và tâm thư giãn. Bởi vì không có cái gì cả để được phân tích, dòng tâm nhị nguyên và những trạng thái sanh khởi từ nó được dừng dứt. Con không phải cố ý dừng chúng. Khi không giữ cũng không bỏ bất cứ cái gì, hãy buông thả mọi hoạt động tâm thức. Chớ nghĩ đến cái gì, chớ tưởng tượng cái gì. Bản tánh của con là tỉnh biết, y như nó là. Không tiến đến cái gì, hãy ở trong trạng thái tự nhiên của con.
Khi an trụ như vậy, người biết và cái được biết không được thấy là tách lìa, thế nên chớ nghĩ đối vật là ở kia hay người biết là ở đây. Chớ quan niệm có cái gì khác ngoài hai cái vốn không tách lìa này. Bởi vì con không đuổi theo một đối tượng ở kia cũng không cố gắng dừng đứng một tư tưởng ở đây, con có thể cho phép tự tâm thanh tịnh, sáng ngời và tỉnh thức, không cần trụ vào bất cứ cái gì.
Những khuyết điểm ngăn chặn cái này là kích động, buồn ngủ và những niềm tin cắm rễ sâu. Kích động nghĩa là hành vi của tâm chạy đến những đối tượng. Cách để chỉnh điều này là thư giãn thân tâm khi giữ sự chú ý tập trung. An định nó lập đi lập lại. Nếu con còn chạy theo những tư tưởng khác nhau, hãy hướng chú ý trở đi trở lại đến cái tâm nhảy nhót này.
Nếu con không thể làm điều đó và những tư tưởng – tiếp tục chạy đi, hãy thẩm xét chuyển động ra ngoài này, nó giống như một đám mây trong bầu trời – từ nơi nào nó đến, nơi nào nó đi, và nơi nào nó ở? Bằng cách khám phá như vậy, hãy cho phép những chuyển động tư tưởng khởi từ tâm tự lắng xuống lại. Vì những chuyển động tư tưởng này là trống không, không cần siết chặt hay cố ý ngăn ngừa chúng. Đó là giáo huấn làm tan biến kích động và chuyển động của những tư tưởng.
Buồn ngủ thì giống như ở trong một phòng tối hay đôi mắt nhắm lại. Để sửa điều này, hãy tự làm mới lại với những hoạt động như thực hành tâm linh, suy nghĩ … Làm mới lại nhờ samadhi, hãy quán tưởng mình là không gian, quán tưởng xương sống là một chồng các bánh xe, và tưởng tượng tâm con như bầu trời. Làm tươi mới lại nhờ giáo huấn, thiền định khi quan sát một đối tượng giác quan hay khi chỉ giữ những giác quan mở rộng. Đây là những giáo huấn trừ sạch buồn ngủ.
Nặng đục là khi tâm con trở nên mù mờ hay vắng mặt, như thể bị một hồn ma ảnh hưởng. Nếu điều này xảy ra, hãy để thực hành qua một bên và sau một lúc , trở lại thiền định. Đó là giáo huấn thoát khỏi mất chánh niệm.
Những niềm tin cắm rễ sâu có ba lỗi. Bởi vì tu hành pháp tánh được cho là tự làm quen bằng cách không tập chú và không trụ vào bất cứ cái gì, đây là một lỗi nếu con giữ một niềm tin cứng ngắc – hãy để mặc mọi khái niệm mâu thuẫn nhau, như nó thế này và không phải thế này, thường và đoạn, có và không, những đối trị để chấp nhận hay bác bỏ … Cũng là một lỗi khi chứa chấp, nuôi dưỡng một đốm nhỏ ý niệm hay niềm tin rằng “mọi sự là những hình tướng không thật!” hay “mọi sự là không thể quan niệm, thế nên tôi cần thiền định về không giữ chúng trong tâm!” Đó là giáo huấn trừ sạch những niềm tin khô cứng.
Đức Bà hỏi đạo sư: Những loại kinh nghiệm chứng ngộ nào sanh khởi từ tu hành thiền định?
Đạo sư trả lời: Bởi vì sanh tử không có chất thể cụ thể, khi tu hành, mọi loại đặt tên khác nhau – như “xuất hiện” hay “biến mất” của những sự vật, hay chúng “không sanh cũng không diệt”, và vân vân – chỉ là những đặt tên tạm thời dùng để chỉ sự kiện ấy.
Thế nên, khi con tu hành trong cách này, con sẽ đến lúc chứng ngộ rằng những cái của chất thể cụ thể không có bản sắc nào cả có thể chứng thực được. Và, bởi vì sanh tử không có chất thể cụ thể, nó không phải là cái gì có thể xa lánh được, niết bàn cũng không phải là cái gì có thể đạt đến được. Con cũng chứng ngộ rằng hai cái ấy chỉ là những đặt tên và, theo nghĩa rốt ráo, không có hiện tượng nào của sanh tử và niết bàn là thật chút gì. Và con chứng ngộ điều này một cách thực sự, vượt khỏi lãnh vực những ý tưởng, không chỉ nơi lời nói, mà một cách dứt khoát từ sâu thẳm của tâm con.
Tuy nhiên có những người không chứng ngộ điều này, dùng câu “không từng có vật nào sanh khởi!” và tu hành trong bám chấp ý tưởng “tất cả đây là tánh Không!” Làm như vậy gọi là một tính cách thiền định tạm thời (của lạc, trong sáng và không tư tưởng). Giữ một ý tưởng như vậy trong tâm, con sẽ không có được xác quyết.
Sau khi thấu rõ những sự việc như thế, chớ có tập chú vào chúng theo cách đặc biệt. Những sự vật có thể được kinh nghiệm trong một cách bình thường, nhưng con sẽ không tìm thấy một mảnh tâm cụ thể hay có thể thấy hay giữ như một tiêu điểm. Bởi vì không có cảm tưởng về bản tánh của nó có thể được kinh nghiệm cũng không có cái gì được tri giác bởi một người tri giác, tư tưởng “Bản tánh của nó là như vầy và như vầy” không xảy ra. Tuy nhiên con chưa bỏ được những khuynh hướng suy nghĩ mê lầm.
Ở điểm này, mọi sự được thấy với bản sắc cá thể của chúng, dù thoáng qua và không chất thể như những màu sắc xuất hiện trên mặt nước trước mắt con. Ngoài ra, không có liên hệ với những quan niệm “nó là cái này” hay “nó là cái kia”, và con thấy tâm tỉnh biết này trong sáng và rõ ràng như bầu trời.
Đây là thời gian khi con mất dấu chính mình, cảm thấy như thể con là chính bầu trời. Hay, con cảm thấy hốt hoảng hay căng thẳng vì thấy người tri giác và cái được tri giác là tách lìa, và con không muốn ở trong trạng thái này nữa. Tự thấy mình chỉ là danh và sắc, con không còn vui với ý tưởng là một chúng sanh thật. Sau khi đứng lên từ trạng thái này, khi thầm xét ngắn ngủi những sự vật trong khi đi vào những hoạt động hàng ngày, con chỉ kinh nghiệm một trạng thái “thấy sự vật không cụ thể” sống động. Con không cảm thấy thực sự đang đi hay đang ăn.
Ở điểm này, khi con thẩm xét sự vật, con thấu hiểu rằng không có cái gì để lấy hay bỏ, rằng “những sự vật và tôi không là gì ngoài những ảo tưởng mê lầm, như huyễn”. Bởi vì con thấy mọi sự như không gian, con không thấy con là con và những người khác là những người khác. Khi nhắm mắt lại và để cho tâm nhìn vào trong, mọi đối tượng trở nên hơi mơ hồ, dòng tư tưởng đứt đoạn, và không có những hình tướng, thế nên sự sáng tỏ của tâm có tính chất như không gian. Con không cảm thấy rằng con có một thân thể, cũng không chú ý đến chuyển động của hơi thở. Trạng thái của tâm lúc này giống như sự sáng không chuyển động của một tấm gương hướng về bầu trời lúc bình minh. Nó hoàn toàn sáng sủa, không có tiêu điểm hay khái niệm nào, trong sáng hiển bày với chính nó. Điều này tiếp tục, không đổi, suốt ngày và đêm. Thỉnh thoảng, dòng hiểu biết dần dần chuyển thành cứng đặc hơn, nhưng rồi sự cứng đặc lại tan biến một cách nhẹ nhàng.
Để tốt hơn, chớ bám vào sáng tỏ hay thoải mái, chớ tập chú vào cái gì, chớ bám níu cái gì – chỉ đơn giản để cho trạng thái này tỉnh biết chính nó. Khi con cố gắng thoát khỏi trạng thái này thì không cảm thấy như thể con đang có nó, và cho dù thoát khỏi nó một cách ngắn ngủi, con tự nhiên nhẹ nhàng trở lại.
Do đã giải quyết những sự vật là thế nào khi ngồi, những sự vật được tri giác xuất hiện trong một cách bình thường khi con an định. Con không bám víu cũng không tập chú vào chúng. Nếu con có thể an trụ trong một cách mà thậm chí con thấy sự khao khát giác ngộ là một ảo tưởng và con không còn giữ sự sợ hãi sanh tử, bấy giờ sự việc ấy được biết như là thấy những sự vật mà không dao động.
Để khai triển điều này, hãy vứt bỏ thậm chí một hình thức vi tế của đối tượng và người tư tưởng, gồm cả khái niệm “nó là như vậy và như vậy”. Nói cách khác, trước hết chớ đè nén cái gì, tiếp theo chớ bám giữ sự hiện hữu của nó, và cuối cùng chớ đuổi theo nó. Thay vào đó, hãy cho phép nó khởi lên từ con và chìm tan trở lại vào con. Khả năng an trụ lâu chừng nào như con muốn thì được biết như là tâm dễ uốn nắn hay vắng mặt của làm và cố gắng(1)
Khi bình thản như vậy, con có thể thẩm xét những sự vật mà con kinh nghiệm, hoặc khi đang ngồi thiền hoặc khi ra khỏi ngồi. Tuy nhiên, con thấy rằng không cần chỉnh sửa một nội quán cũng không cố gắng thăm dò đối tượng được tri giác nào. Mọi tư tưởng, bất kể loại gì, đều hiện diện sáng tỏ như là pháp tánh; mọi cảm xúc, bất kể loại gì, đều sanh khởi như là pháp tánh; mọi đau đớn, bất kể loại gì, đều không gây hại; và mọi lạc thú, bất kể loại gì, đều không đem lại lợi ích. Sự chú ý của con không cần cải thiện, bởi vì nó vẫn mở ra một cách tự do. Cho dù con không thiền định, không có sự tách lìa nào khỏi pháp tánh. Bởi vì không có cái gì cao hơn cái này, con cảm thấy không có nghi ngờ nào cả. Vì con thấy không có đối tượng thiền định, con thấy không cần nỗ lực của tâm thức. Bởi vì chú ý của con đã trở thành bản thân pháp tánh, nó vẫn thường vượt khỏi vơi và đầy. Sự bình đẳng này là chứng ngộ pháp thân. Một khi con có được vững chắc trong cách hiện hữu này – nó không phải là một trạng thái cụ thể, bình thường – nó được biết như là kinh nghiệm tự nhiên của tỉnh thức rõ biết thoát khỏi tư tưởng.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Những dấu hiệu nào chỉ cho biết tu hành thiền định đúng?
Đạo sư trả lời: Khi con tu hành cách ở trên một thời gian dài, những dấu hiệu bên trong và bên ngoài sẽ xuất hiện hết.
Những dấu hiệu bên trong gồm:
Ở điểm này, có ít bám níu vào đối tượng giác quan, ít trụ vào “nó là như vậy và như vậy”, và ít rụt rè trong mỗi cái nhìn. Ích kỷ, thích và không thích, lo âu, tám mối quan tâm thế gian, và những loại suy nghĩ khác đều trở nên ít hơn và kém sút. Đến khi những dấu hiệu này biểu lộ, con phải cố gắng hết sức để tương ưng với chúng. Con cũng có thể có một số thần lực loại nhỏ, đọc được tâm người khác và vân vân. Tất cả những cái ấy là những dấu hiệu bên trong.
Những dấu hiệu bên ngoài gồm:
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Những loại hoạt động hàng ngày nào người ta cần đảm đương sau khi đứng lên từ ngồi thiền?
Đạo sư trả lời: Sau khi xuất thiền, có hai cách tu hành. Thứ nhất, sự tu hành tương ưng với nội quán là tin rằng mọi sự con kinh nghiệm – con, bản thân con, cũng như những sự vật bên ngoài và bên trong – tất cả là những hình tướng xuất hiện như huyễn, giống như trong một giấc mộng. Hãy giữ niềm tin này trong tâm suốt bốn loại hoạt động hàng ngày, bất kể cái gì con tham dự vào hay hưởng thụ. Thân thể con cảm thấy cái gì, con không đè nén cảm nhận ấy cũng không giữ nó trong tâm. Trong mọi hoạt động của tư tưởng, lời nói hay hành vi, hãy tu hành không tiêu điểm.
Sự tu hành tương ưng với phương pháp (phương tiện) là trau dồi một lòng bi như huyễn cho chúng sanh như huyễn, và nếu nó không cản trở trạng thái thiền định của con, bấy giờ hãy làm những hành động khác nhau để giúp họ. Hãy phát khởi những nguyện vọng bao la như “Nguyện Hạnh Cao Cả”. Hãy phân biệt giữa tốt và xấu, và làm những thiện nghiệp khác nhau.
Không thuộc về những thừa cao cũng không là trạng thái bình đẳng nếu khi nào con dấn thân vào những hành động đức hạnh mà chấp chúng là thật, thế nên hãy chứng ngộ rằng con và mọi sự đều như huyễn. Con cần nỗ lực trong những tích tập và tịnh hóa những che ám cho đến khi con đạt được sự tin chắc vào bình đẳng trong đó con thấy một tích tập hay che ám cần tịnh hóa là không có chất thể. Trong trạng thái ngồi thiền, thoát khỏi chấp nhận và bác bỏ, và khỏi sợ hãi sanh tử do từ ác nghiệp, cũng như khỏi hy vọng vào niết bàn đến từ những hành động đức hạnh.
Cho dù con đã đạt được xác tín vào bình đẳng như vậy và có thể đi vào những hành động thoát khỏi chấp nhận và bác bỏ, con cần – khi không nắm giữ tiêu điểm khái niệm – tôn trọng đạo đức của những giới nguyện để giúp đỡ những người khác tránh những hành động làm hại và gắn bó với đức hạnh. Đi vào chấp nhận hay bác bỏ, hay tin chúng là thật, là một rào chắn đối với tính bình đẳng, cũng như mây đen hay trắng đều che mặt trời. Nhưng hơn thế, là lỗi lầm ngăn chặn sự thấu hiểu Chân Như nếu con tập chú vào những giới điều giữ được hay bị phá vỡ sau khi con đã đạt được sự xác tín vào tính bình đẳng.
Chớ để cho tư tưởng thành công hay thất bại, tiếng tốt hay xấu, chiếm đoạt con, và chớ trụ vào chúng. Hãy bỏ những khuyết điểm cá nhân, như nói chuyện ngu ngốc, những hoạt động xao lãng, và mất chánh niệm. Tu hành sự hòa nhã trong mọi hoạt động thân, ngữ, tâm. Chớ suy xét những lỗi lầm của những người khác; thay vào đó, hãy nghĩ đến những mặt tốt của họ.
Nếu con trở nên khoe khoang và kiêu ngạo, nghĩ rằng “Tôi có những phẩm tính đặc biệt. Tôi đã chứng ngộ pháp tánh”, thì điều này chỉ cho thấy con chưa chứng ngộ pháp tánh, thế nên hãy vứt bỏ nó. Tóm lại, vì suy nghĩ là sanh tử và không tư tưởng là niết bàn, khi thiền giả ở trong xao lãng và tiêu khiển, đó gọi là sanh tử; khi dù trong một khoảnh khắc ở trong thản nhiên không tiêu điểm, sự kéo dài ấy gọi là niết bàn.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Sau khi thực hành trong cách ấy, người ta nhận ra giác ngộ như thế nào?
Đạo sư trả lời: Khi con đã tu hành bản tánh vô niệm của pháp tánh, những tư tưởng – những nguyên nhân của sanh tử – yếu dần và lặng dần, trong khi tỉnh thức rõ biết không có tư tưởng trở nên hiện diện tự nhiên. Cái tỉnh thức rõ biết này là thanh tĩnh; lãnh vực kinh nghiệm của nó là hoàn toàn trong sạch; và ba thân và những phẩm tính giác ngộ khác xuất hiện tự nhiên, như những tia sáng chiếu từ mặt trời.
Một khi con đã thông suốt bản tánh này, thân thể con có thể ở trong thế giới loài người nhưng tâm con trụ ở cấp độ của một vị Phật. Khi con đã thực hành cách này, không nghi ngờ gì con sẽ nhận ra Phật quả trong trung ấm. Nói cách khác, trong kinh nghiệm cá nhân như bầu trời của con – pháp thân rốt ráo vô sanh – báo thân như mặt trời và hóa thân sẽ, trong những tri giác của những người khác, làm việc vì lợi lạc của chúng sanh, như những tia sáng mặt trời.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Một người khả năng trung bình tu hành thiền định như thế nào?
Đạo sư trả lời: Đã quyết chắc rằng mọi sự là tự tâm mình, một người khả năng trung bình cần tập chú trên trạng thái không dứt của pháp tánh mà tư tưởng không thể nắm bắt, và tu hành trạng thái này. Nhờ làm thế, anh ấy hay chị ấy không cần tránh trau dồi hay suy nghĩ, bởi vì chứng ngộ đã được bảo đảm.
Nói cách khác, thấy mọi sự là tâm, không có bất cứ cái gì khác được thấy. Trong bất kỳ trạng thái nào của tâm, tâm được thấy – không có sự tách lìa. Pháp tánh được thấy dù khi thiền định có chủ tâm. Bởi vì biết rằng những chuyển động tư tưởng là bản tánh của tâm, bất kể pháp tánh xuất hiện trong hình thức một tư tưởng như thế nào, bản tánh của tâm là tự thể hiện rõ ràng. Ý niệm tin nó là một cái gì khác không hình thành. Bất kể tâm hiện hữu như thế nào và bất kể cái gì được thấy, bản tánh của nó là tự hiển hiện rõ ràng và không dứt. Nó hiển hiện rõ ràng dù khi không trau dồi, và nó được thấy rõ dù không tu hành nó.
Khi ở trong bản tánh này, bất kể những chi tiết của những đối tượng có thể xảy ra, sẽ không gây hại gì cũng không gây xao lãng. Sự tri giác những thuộc tính bởi chính chúng là sự hiển nhiên của bản tánh của tâm, bởi vì không có sự sanh khởi của một khuôn khổ khái niệm. Trong cách này, mọi hiện tượng đều phát hiện tâm, và không có sự lìa khỏi trạng thái không dứt này. Thế nên, thoát khỏi nỗ lực, người ta được giải thoát khi không tiến hành bất cứ hoạt động nào. Bất kể những đối tượng giác quan xuất hiện thế nào, chúng được thấy là tâm, và dù có khái niệm hay trạng thái tâm thức nào xảy ra, sự chứng ngộ của người ta không bao giờ lìa khỏi pháp tánh bất cứ lúc nào.
Trong cách này, khi tất cả hiện tượng được thấy là tâm và không có sự trượt vào một trạng thái khái niệm – đây là tỉnh thức rõ biết bổn nguyên hay là tánh giác bổn nguyên. Với thiền giả mà điều này là một hiện thực, mọi kinh nghiệm giác quan dù như thế nào đều được thấy là pháp tánh và mọi tri giác do đó là một hình thức tu hành. Từ đây mọi hiện tượng không là gì khác hơn tâm, và không có ý niệm nào khác sanh khởi. Khi chúng không sanh khởi, cả những đối tượng và những khái niệm là pháp tánh.
Qua sự chứng ngộ này, mọi sự được kinh nghiệm là tâm. Vì tâm này là không hình tướng, người ta không nhìn những tư tưởng và khái niệm như là khuyết điểm, và người ta tu hành trong suốt chính những tư tưởng. Như vậy, mỗi kinh nghiệm, bất cứ cái gì người ta đang làm hay cảm nhận, không gì khác hơn là tu hành hơn nữa. Điều này chỉ bày nguyên lý chính yếu là sự cắt đứt đơn nhất của cái thấy và tu hành thiền định.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Người ta nhận biết sự tỉnh thức rõ biết bổn nguyên, hay tánh giác, là pháp tánh như thế nào?
Đạo sư trả lời: Giáo huấn cốt lõi trong việc nhận biết tánh giác bổn nguyên thì giống như một y sĩ chẩn đoán một bệnh nhờ vào hành vi, mạch, hay nước tiểu. Tương tự, thiền giả cần dùng ba cái – những lời Phật, những giáo huấn của guru, và kinh nghiệm riêng của y – để nhận biết tánh giác bổn nguyên có khắp như không gian.
Sự gần gũi trực tiếp của tánh giác thì giống như mặt trời đập vào một mặt gương. Tương tự, thiền giả cần ở trong sự gần gũi trực tiếp của tánh giác, thoát khỏi những hình bóng có vẻ sáng sủa.
Giáo huấn then chốt cho tính tự nhiên của sáu nhập thì giống như một người bị bệnh không còn giữ những khái niệm e thẹn hay bối rối. Tương tự, thiền giả cần an trụ mà không hình thành những khái niệm về những đối tượng được tri giác.
Sự gặp gỡ trực tiếp với tánh giác bổn nguyên thì giống như một người chữa bệnh kỳ diệu có thể dùng mọi thứ y chạm đến như phương tiện chữa lành. Tương tự, một khi có được cam lồ của cái thấy, thiền giả cần dùng mọi thứ như phương tiện cho tánh giác.
Sự giáo huấn cốt lõi để làm bình lặng tâm thì giống như một con rùa không thể chuyển động khi được bỏ vào một cái chậu. Tương tự, tâm thiền giả không thể chuyển động một khi y nắm giữ tâm với giáo huấn của guru. Tất cả những giáo huấn cốt lõi này là cách để nhận ra tánh giác bổn nguyên vốn là pháp tánh.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Phương pháp nào để an định tánh giác tự hiện hữu này?
Đạo sư trả lời: Có ba phương pháp để an định tâm con. An định như một chim kim xí điểu lượn trong bầu trời nghĩa là kim xí điểu lượn khi cánh nó đã mệt; nó lượn mà không cố gắng hay hoàn thành cái gì; nó lượn khi nhìn rõ ràng mặt đất bên dưới; nó lượn khi sở hữu những khả năng của mọi người ở dưới nó; và nó lượn với năng lực cánh phát triển đầy đủ tức khắc khi vừa ra khỏi vỏ trứng. Tương tự, khi an định trong thiền, thiền giả cần an định tâm mệt mỏi của mình, không nỗ lực, khi thấy những nguyên lý của những thừa cao hơn, khi chứa đựng những khả năng của những thừa thấp hơn, và khi sở hữu trạng thái giác ngộ dù còn ở trong sanh tử.
An định tâm giống như một con chim én vào tổ nghĩa là làm như thế mà không có cố tâm chủ ý nào. Cũng thế, thiền giả an định tâm mình mà không có những tư tưởng chủ ý nào.
An định giống như một người vứt bỏ mọi hoạt động nghĩa là không chỉnh đốn, sửa sang trạng thái của tâm, dầu nó là thế nào. Tương tự, thiền giả cần không chỉnh đốn, sửa sang hay không làm nhiễm ô trạng thái tâm của nó, bất kể nó là sao.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Có bao nhiêu cách để hộ trì tâm ngộ?
Đạo sư trả lời: Có ba cách để hộ trì nó. Hộ trì nó như một con ngựa hoang, nó cần được thuần hóa một cách không xao lãng; tương tự thiền giả cần giữ không xao lãng khỏi bản tánh của cái thấy.
Hộ trì nó như một kho tàng ngọc quý, trừ phi con nỗ lực bảo vệ nó, nếu không trộm cướp sẽ làm tổn hoại. Tương tự, thiền giả cần giữ cho không bị tổn hoại bởi sự nặng đục và xáo động, vì samadhi của nó sẽ lạc lối.
Hộ trì nó như một ông vua với hoàng hậu của mình, không để cho dân chúng có thể làm thương tổn hoàng hậu, bởi vì họ đều là thần dân của bà. Tương tự, thiền giả cần an trụ để cho những tư tưởng không thể gây hại bởi vì y đã chứng ngộ mọi hiện tượng là tâm.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Có bao nhiêu cách để cải thiện tâm ngộ?
Đạo sư trả lời: Có ba cách để cải thiện tâm ngộ. Cải thiện nó như một tên trộm vào một căn nhà trống không – tên trộm bỏ đi vì không có gì để lấy. Tương tự, khi những tư tưởng thô và tế xảy ra, thiền giả cần quan sát chúng và rồi chỉ đơn giản ở yên.
Cải thiện nó như một đám mây trong bầu trời. Đám mây thành hình trong bầu trời tự tan biến bởi chính nó. Tương tự, một tư tưởng cần để cho chìm lặng bởi chính nó.
Cải thiện nó như dùng một thần chú để chống lại một thuốc độc. Một người biết bùa chú có thể chống những độc thì có thể không bị hại bởi các thuốc đọc. Tương tự, thiền giả có những giáo huấn cốt lõi có thể kinh nghiệm mọi sự như tánh giác bổn nguyên khi y ôm lấy nó với cái thấy.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Ba cấp độ tiến bộ trong pháp tánh là gì?
Đạo sư trả lời: Ba cấp độ tiến bộ trong pháp tánh sau đây được dạy:
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Ba dấu hiệu tiến bộ là gì?
Đạo sư trả lời: Có ba cái này:
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Quả đạt được là thế nào?
Đạo sư trả lời: Thiền giả là sự đồng nhất của ba thân và bốn trí đạt được quả ngay khi y thoát khỏi sự bao bọc của thân.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Người có khả năng cao nhất quyết định cái thấy như thế nào?
Đạo sư trả lời: Người ấy quyết định cái thấy tánh giác bổn nguyên nhờ chín sự tương tự này đối với tâm bất nhị trống không bao la:
Đây là những điều thiền giả quyết định.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Cái gì xác định hạnh của thiền giả?
Đạo sư trả lời: Thiền giả xác định hạnh nhờ những tương tự này của hưởng thụ với khéo léo (thiện xảo) không bám dính:
Như vậy, không có hại khi hưởng thụ những lạc thú của năm giác quan khi chúng được ôm trùm bởi cái thấy.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Thiền giả an định trong trạng thái chánh định như thế nào?
Đạo sư trả lời: Thiền giả cần an định trong trạng thái chánh định nhờ ba trạng thái vô ngại này của sự bao la vô tận:
Tất cả ba cái này nghĩa là an định vào chánh định khi thấu hiểu sự vắng mặt của tạo tác.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Thiền giả cần có được sự tin chắc vào quả như thế nào?
Đạo sư trả lời: Ở đây ta sẽ dạy, nhờ những so sánh tương tự, rằng không có quả phải tìm kiếm ngoài việc kinh nghiệm bất cứ cái gì sanh khởi là bản tánh của tâm. Tất cả mọi hiện tượng thì giống như những phản chiếu xuất hiện trên một mặt hồ lớn hay những ngôi sao xuất hiện trong bầu trời không ở đâu khác ngoài chính mặt hồ hay bầu trời. Tương tự, chính bản tánh của tâm tự biết của con được kinh nghiệm là quả; nó xuất hiện từ con, va xuất hiện từ ban đầu, nó được kinh nghiệm là sự phô diễn của chính con. Thế nên quả được kinh nghiệm là con, là bản thân con.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Cái gì cắt đứt gốc rễ của những tư tưởng?
Đạo sư trả lời: Ở đây ta sẽ dạy những tư tưởng có thể tự nhiên tiêu tan như thế nào, nhờ ba cách cải thiện siêu vượt sự cải thiện:
Tại sao thế? Bởi vì cần thấu hiểu rằng mọi sự là tánh giác bổn nguyên vì không có gì khác với tâm. Đây là những tư tưởng tiêu tan tự nhiên như thế nào, bởi vì chúng được thấy rõ ràng là pháp tánh.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Điểm then chốt nào giải thích những đối tượng được kinh nghiệm không cần phải bác bỏ như thế nào?
Đạo sư trả lời: Ở đây ta dạy nhờ sáu tương tự từ kinh điển về tâm tự giải thoát, diễn tả không có gì cần phải bác bỏ bởi vì nó được thấy rõ ràng như thế nào:
Nói cách khác, đó là những kinh nghiệm của sáu phương diện mà không cần phải đè nén, bởi vì pháp tánh thì được thấy rõ ràng không phải đè nén và không thể bị đè nén dù có cố gắng làm như vậy.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Điểm then chốt nào giải thích làm sao tâm và pháp tánh không thể phân chia?
Đạo sư trả lời: Sáu tương tự không thể phân chia này diễn tả tâm và pháp tánh không thể phân chia như thế nào:
Tương tự, mọi sự và mọi chúng sanh không thể tách biệt trong quả cầu đơn nhất vĩ đại. Có và không có không thể tách biệt, nhưng được thấy rõ ràng là tâm và do vậy, là tánh giác bổn nguyên. Cũng thế, những sự vật là tâm trong khi tâm là những sự vật, và do vậy không thể phân chia, không khác biệt.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Những tương tự nào minh họa rằng mọi cái xuất hiện và hiện hữu xảy ra từ chính mình?
Đạo sư trả lời: Sáu tương tự áp dụng cho sự vắng mặt của chuỗi sự kiện, minh họa tất cả xuất hiện và hiện hữu là tánh giác bổn nguyên như thế nào. Sáu tương tự đơn giản nêu ra ở trước chỉ ra sự không thể phân chia và một vắng mặt của chuỗi sự kiện. Trong cách này, không có chuỗi sự kiện giữa pháp tánh và mọi sự xuất hiện và hiện hữu (các pháp), bởi vì chúng đều là tánh giác bổn nguyên vĩ đại, tự biết và tự xảy ra từ chính bản thân nó.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Cái gì có thể tịnh trừ tám chướng ngại và những lỗi nhỏ hẹp trên con đường của tâm thiền giả?
Đạo sư trả lời: Đây là làm sao tịnh trừ tám che chướng và những lối đi nhỏ hẹp trên con đường của tâm thiền giả:
Như vậy, do an trụ trong tám pháo đài này, mọi sự được đưa vào trong tâm giác ngộ đến độ mọi loại lối đi nhỏ hẹp được trừ sạch mà không chấp nhận hay bác bỏ. Bởi vì y thấy rằng mọi sự là tâm, sự hạn hẹp của hy vọng và lo sợ được xóa tan và cõi trống không rộng mở được đạt đến.
Đức Bà hỏi đạo sư: Người ta nhận rõ những kinh nghiệm xác thực như thế nào?
Đạo sư trả lời: Những kinh nghiệm được cho là xác thực nếu chúng có thể được chứng minh bằng ba biện pháp. Một khi con đã hiểu những điểm trên, chúng được chứng ngộ bằng cách có được sự tin tưởng vào kinh nghiệm của những câu lời cao cả, những giáo huấn cốt lõi, và bằng chính trí thông minh của con.
Hơn nữa, sau khi có được một tin tưởng sâu xa trong bản thân con, khi con tiếp tục tu hành, kinh nghiệm của con trở nên trong sáng và trong đó thân con cảm thấy nhẹ nhàng, tâm con sáng tỏ, con có thể thấy cái còn được che dấu, con có rất ít tư tưởng và vân vân. Hãy tiếp tục mà không có tự cao, hy vọng, hay lo sợ, đến độ dù khi những dấu hiệu tiến bộ tự nhiên xuất hiện, con sẽ không còn dung chứa bất kỳ sự tự mãn khoe khoang nào.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Thế nào là những lối mòn trệch hướng và những niềm tin cực đoan được loại trừ?
Đạo sư trả lời: Người ta cần không theo những lối mòn của tám và chín loại niềm tin này(1). Chớ theo những đường mòn của chín thừa hay của sáu loại chúng sanh và những quan điểm cực đoan của thường và đoạn. Khi tu hành thiền định, thiền giả không nên nhìn những đối vật và tâm như là tách biệt, đè nén những hiện tượng duyên sanh, trau dồi tánh Không, hay trau dồi nhị nguyên nào hay cái gì đại loại.
Không có cái nào trong chín thừa tiệm tiến nên trở thành một lập trường cố định. Sáu loại chúng sanh là những tri giác không được chuyển hóa chỉ là những quan điểm tầm thường. Cực đoan thường và đoạn là những tin tưởng méo mó. Thiền giả đơn giản là pháp tánh khi y không theo bất kỳ cái nào trong những niềm tin ấy và thay vào đó y ở trong chỗ không có thiên lệch và thành kiến.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Điểm then chốt nào khiến người ta tự nhiên không bám luyến?
Đạo sư trả lời: Điểm then chốt là những hình tướng xuất hiện là tự phô diễn và tự nhiên tan biến nhờ không bám luyến. Những hình tướng xuất hiện như sự phô diễn của tâm giác ngộ của con. Trong trường hợp này, khi bám luyến và chấp níu, hãy thấy rằng sự bám luyến của con là không có đối tượng thật: Hãy để tư tưởng nở hoa và bám luyến sẽ tự nhiên biến mất. Những hình tướng là tự phô diễn, tánh Không của chúng là một trống không tự nhiên, và bất kỳ bám luyến nào tiêu tan như không khí.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Cái gì định nghĩa sự khác biệt giữa chín thừa?
Đạo sư trả lời: Những khác biệt giữa chín thừa được định nghĩa bởi sự có mặt hay vắng mặt những niềm tin sau đây:
Con không thấy những cấp độ cao hay thấp trong những thừa trừ phi con nhận rõ những khác biệt này giữa chúng, thế nên đây là sự phân biệt chín thừa như thế nào.
Đây là những giáo huấn cực kỳ bí mật mà đạo sư Padmasambhava đã nói vì lợi lạc cho những người hạng cao nhất mà cánh cổng tâm được Shri Hayagriva bảo vệ:
Ngài giảng giải mọi điều này cho người có khả năng tốt nhất bằng cách để cho những giáo lý này trôi chảy tự phát từ sự chứng ngộ rộng khắp pháp tánh.
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư Liên Hoa: Con xin ngài ban cho một cách cho bất cứ người nào – dầu khả năng tốt nhất, hay trung bình, hay kém – để an định một cách dứt khoát trạng thái giác ngộ ngay bây giờ.
Đạo sư trả lời: Gốc rễ của mọi hiện tượng được chứa đựng trong tự tâm con. Tâm giác ngộ này hiện diện trong mỗi chúng sanh. Hơn nữa nó là quả cầu đơn nhất của pháp thân và không có hình dạng hay màu sắc. Nó là hiện tiền như một cái biết trống không, bao la, và vô sanh từ sơ thủy. Nhận biết kinh nghiệm này là tự hiện hữu thì được biết như Samantabhadra của cái thấy hay quả cầu đơn nhất của pháp thân.
Quả cầu đơn nhất này – pháp tánh tức tâm giác ngộ thì không làm bằng cái gì cả – là trống không trong tinh túy và biết trong bản tánh. Chỉ ở trong trạng thái tương tục này thì được biết như là thiền định hòa hợp sự chứng ngộ của tất cả chư Phật. Ở trong trạng thái này – trong đó không có gì để trau dồi hay cái gì để đi lạc – thì được biết như là hạnh tự hiện hữu vượt khỏi gặp gỡ và chia lìa.
Trong quả cầu đơn nhất này của pháp thân, không có cái gì không là toàn thiện thanh tịnh; từ những mạn đà la của những bậc chiến thắng ở trên, cho đến những thế giới địa ngục bên dưới – tất cả đều là toàn thiện thanh tịnh. Thế nên không có khác biệt dù trong những trạng thái khổ đau hay trạng thái giác ngộ, giữa chư Phật và chúng sanh.
Hơn nữa, đây không phải là cái gì đã được tạo ra, mà là đã hiện diện tự phát từ sơ thủy, và bởi thế quả pháp thân là tánh giác tự hiện hữu. Nó được thấy ngay bây giờ nhờ giáo huấn của guru của con, và, vì nó không phải là cái gì có thể trau dồi hay hoàn thành, nó là một sự toàn thiện vốn thanh tịnh.
Ta không có gì để dạy ngoài điều này, thế nên hãy giữ nó trong tim con, Phu nhân của Kharchen.
Đức Bà Tsogyal, Công chúa của Kharchen, thỉnh cầu từ đạo sư Padmasambhava giáo huấn về thiền định này cho lợi lạc của người cấp cao, cấp trung và cấp kém. Bà ghi lại chúng cho những thế hệ tương lai, và bởi vì chúng không được truyền bá vào thời ấy, bà che giấu chúng như những kho tàng quý báu trong đất. Nguyện chúng gặp thiền giả với định mệnh nghiệp lành.
Trong những thời tương lai, khi các con, những người phước đức, gặp những giáo lý này,
Chứng ngộ bản tánh của cái thấy của con được như một đại dương,
Nhưng vẫn giữ nhân và quả tương đối cho đến chi tiết nhỏ nhất.
Con có thể hiểu đại dương bao la của bản tánh pháp tánh,
Nhưng vẫn giữ một tu hành không xao lãng giống như một trụ bằng vàng.
Con có thể đã chứng ngộ trạng thái tự nhiên của tâm mở trống,
Nhưng vẫn giữ gìn những giới nguyện samaya vững bền và không hư hoại.
Con có thể có được một chứng ngộ pháp tánh như đại dương,
Nhưng vẫn tôn kính những vị thầy cao cả như đỉnh đầu của con.
Tâm từ của con có thể không thiên vị.
Nhưng vẫn làm đầy những ước nguyện của các người đồng hành và bạn đạo.
Con có thể thấy bản tánh bình đẳng của chư Phật và tất cả chúng sanh,
Nhưng vẫn tránh như thuốc độc mười hành vi bất thiện và những kết quả của chúng.
Con có thể đã chứng ngộ sự kiện rằng Phật là tâm con,
Nhưng vẫn nhìn bổn tôn thiêng liêng quý trọng như trái tim con.
Con có thể hiểu rằng bản thân khổ đau là đại lạc,
Nhưng vẫn tránh tạo ra mọi nguyên nhân, hành động và tham gia.
Con có thể đã chuyển hóa những xúc cảm thành tánh giác nguyên sơ,
Nhưng vẫn tránh làm cháy xém tâm con với những ngọn lửa của ba và năm độc.
Con có thể kinh nghiệm không hành động là trạng thái thong dong vĩ đại nhất,
Nhưng vẫn nỗ lực làm tốt với sự chuyên cần tột bực.
Các con của những thế hệ tương lai tự nhận là những thiền giả,
Nếu con giữ một cái thấy mỏng manh khi hạnh của con còn thô lậu,
Con có nguy cơ ở trong sự trói buộc của cái thấy của chủ nghĩa khoái lạc.
Nếu con dạy tánh Không khi tin vào hư vô,
Con có nguy cơ lạc vào cực đoan đoạn diệt.
Nếu con tu hành bằng cách cầm tù tâm con trong sự nặng đục không tư tưởng,
Con có nguy cơ lạc vào sự tịch diệt của Thanh Văn.
Nếu con tuyên bố rằng tất cả là tâm trong khi hành động phù phiếm,
Con có nguy cơ lạc vào ba cõi thấp.
Nếu con bám vào cái thấy cao nhất trong khi nhạo báng những thực hành Pháp khác,
Con có nguy cơ lạc vào những trạng thái địa ngục đau đớn không dứt.
Nếu con không nắm giữ được pháo đài của cái biết không do chế tạo,
Con có nguy cơ lạc vào sáu cõi sanh tử.
Nếu con thiền định khi tin rằng tâm là thường còn,
Con có nguy cơ lạc vào cái thấy cực đoan của những nhà chủ trương thường hằng.
Nếu con hành động như thể con đang thiền định trong khi con không thấu hiểu tâm,
Con có nguy cơ lạc vào một con đường sai lầm khi con chết.
Nếu, sau khi đã vào cửa Pháp, ngọn đèn quý báu,
Con không cố gắng đối với sự thành tựu tối thượng trong chỉ một đời
Và thay vào đó, tiếp tục những mục tiêu thế gian, quá vu vơ và mệt mỏi,
Con có nguy cơ lạc nơi chỗ Pháp và tâm con bị tách lìa.
Chớ tự đánh lừa mình với tu hành ngu muội, mất cân bằng,
Nhưng hãy tự cung cấp cho mình tất cả sự giàu có của học, chiêm nghiệm, và thiền định chân chánh.
Ngài đã dạy như vậy.
“Vòng Hoa Vàng Quý Báu của những Giáo huấn Thiền định” cho sự lợi lạc của những người khả năng cao, trung bình, và thấp được ban cho trong Thung lũng Đá đen ở Núi Đỏ vào ngày tám tháng thứ hai mùa thu năm con Rồng.
---------------------------
(1) Bản dịch của Lama Gongdü thêm “… cũng được biết như là tinh túy không thiết lập tự nhiên của tâm hay thấy cái tỉnh thức rõ biết toàn bộ và sáng tỏ”
(1) Tám loại niềm tin là những niềm tin của sáu loại chúng sanh cọng với hai quan điểm cực đoan là thường và đoạn. Chín là những niềm tin của một cái hiểu trí thức những quan điểm của chín thừa.
(1) Ba tantra ngoại của Mật Chú là Kriya, Upa, và Yoga Tantra. Bởi vì Upa không có cái thấy của riêng nó, nó dùng “cái thấy của cái cao hơn là Yoga Tantra, và hạnh của cái thấp hơn là Kriya Tantra
(2) Cái thấy chính yếu của Mahayoga là sự thanh tịnh và bình đẳng vĩ đại của mọi hiện tượng thế giới và chúng sanh. Ba sự thanh tịnh có thể ám chỉ sự kiện rằng các uẩn, nguyên tố và các căn, hay cảnh tượng, âm thanh và cái biết, là thanh tịnh và thiêng liêng trong bản chất. Bốn bình đẳng ám chỉ mọi hiện tượng là tánh Không, hình tướng và tánh Không là một, vượt khỏi tạo tác và bình đẳng cùng một bản tánh.