Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (14)


Xem mục lục

Điều ấy đưa chúng ta đến mật tông tantra, và có rất nhiều hiểu biết sai lầm về điều đó. Thường thì những sai lầm này đến do bởi sự quảng bá. Tantra, Đại toàn thiện, những thứ này được sự quảng bá một cách rất rõ ràng như là con đường dễ dàng, một con đường nhanh chóng, và tất cả những thứ đó; con đường tuyệt diệu nhất, và v.v… Và do bởi sự quảng bá - cho dù được quảng bá bởi những vị thầy Tây Tạng hay nhiều hành giả Tây Tạng hay Âu Mỹ - vì bất cứ lý do nào mà họ có thể trình bày trong cách ấy, nó là một sự hiểu biết sai lầm về mật tông tantra hay đại toàn thiện, thí dụ, rằng đây là những con đường tu tập dễ dàng.

Và được hấp dẫn với họ vì lý do ấy - bởi vì chúng ta nghĩ rằng chúng là dễ dàng và nhanh chóng - tại sao chúng ta làm vậy? Như một trong những vị thầy của tôi chỉ ra, nó có thể hoặc là chúng ta lười biếng và vì thế chúng ta muốn điều gì đó dễ dàng và nhanh chóng (chúng ta không muốn dấn thân vào thực tập), hay chúng ta muốn tìm một sự trả giá. Giống như việc đạt đến Giác Ngộ rẻ tiền, cách mà chúng ta tìm kiếm những sự trả giá khi chúng ta đi mua sắm ở một cửa hàng. Chúng ta thường có tinh thần ấy khi chúng ta tìm kiếm những phương pháp thực tập Phật Giáo đa dạng. Sự trả giá ấy là gì? Những gì hạ giá tuần này? Loại này như vậy. Sự thực tập mật tông tantra và đại toàn thiện, và tất cả những thứ này, đòi hỏi một tâm sức và thời lượng khổng lồ cho thực hành. Chúng cực kỳ khó khăn. Vô cùng vi tế. Và tất cả những thứ ấy định rõ rằng chúng ta cần thực hiện những sự thực tập sơ bộ, là những thứ không phải dễ dàng - đây là hàng trăm nghìn lễ phủ phục và v.v…

Và đó là một sự hiểu biết sai lạc, ngay cả nếu chúng ta chấp nhận rằng chúng ta cần những sự thực tập sơ bộ chẳng hạn như lạy phủ phục, rằng chúng ta sẽ gặt hái những phép lạ từ chúng. Điều cũng có thể từ việc quảng bá, hay nó có thể chỉ từ sự đánh giá quá cao của chính chúng ta về năng lực của những sự thực tập chuẩn bị này. "Tôi thật quá thất vọng. Hãy nói với tôi những gì để làm. Okay, buông mình tôi trên mặt đất hàng trăm nghìn lần, trì tụng một số âm tiết trong một ngôn ngữ khác hàng trăm nghìn lần, và rồi thì tất cả những rắc rối của tôi sẽ biến mất." Đây là một sự hiểu biết sai lầm. Và thế, từ sự tuyệt vọng, quý vị thực hiện, thực hiện, thực hiện điều ấy, mong đợi cuối cùng một phép lạ nào đó sẽ xảy ra. Và không có. Và rồi thì chúng ta hoàn toàn vở mộng về những sự thực hành Phật Pháp.
 

Bây giờ, dĩ nhiên, những sự thực tập tịnh hóa có thể ảnh hưởng, nhưng không tác động 99% vào lúc tâm thức của quý vị đang lang thang dong ruỗi và quý vị không tập trung vào những gì đang thực hiện. Hay quý vị không có một động cơ mạnh mẽ, thích đáng. Nhằm để cho những sự thực tập này có tác động - và ngay cả khi chúng tác động, chúng không phát sinh phép lạ - đó có nghĩa là thực hiện một cách thích đáng, với sự tập trung hoàn toàn và động cơ đầy đủ, thích đáng, và v.v… Không phải dễ dàng, có phải không? Hay chỉ nghĩ, sau khi tôi hoàn tất một trăm nghìn, "Tôi đã làm xong phần của tôi, và bây giờ phải được nhận những thứ tốt đẹp." Vậy thì, một lần nữa, trong một ý nghĩa, hầu như những sự thực tập sơ bộ này là miễn cưỡng. Và tôi chỉ muốn nó qua đi. Và không thật sự thấy giá trị mà chúng có, trong và của chính chúng, để xây dựng nên một năng lực tích cực nào đó. [Tuy nhiên] như hết lần này đến lần khác, đặt phương hướng an toàn này trong đời sống của chúng ta, quy y, xác định lại lần nữa Phật, Pháp, Tăng. Đây là phương hướng mà tôi đang đi. Thêm nữa và lần nữa, phát tâm giác ngộ hay tâm bồ đề hay bodhichitta. Những loại thực tập sơ bộ này là vô cùng hữu ích.

Và cũng trong những dạng thức của những sự thực tập sơ bộ ngondro, thật là một sai lầm để thực hiện chúng trước khi có ngay cả một sự thấu hiểu Phật Pháp căn bản, và vì thế nghĩ về nó đơn giản như một cách để làm sạch những tội lỗi của chúng ta, như nó là. Quý vị đến một vị thầy - và điều này thường xảy ra ở Âu Mỹ - chúng ta đến một vị thầy và ngay lập tức, trước bất cứ sự giảng dạy nào, trước bất cứ sự thông hiểu nào, "Hãy thực hiện một trăm nghìn lễ phủ phục!" Và người ta thật sự làm điều này, với sự ngạc nhiên. Vì thế quý vị tự hỏi mình, "Tại sao người ta làm điều này?" Và thường thì từ sự thất vọng, nghĩ rằng có một phép lạ nào đó sẽ xảy ra từ việc này. Hay người ta sẽ vào một loại nào đó giống như một giáo phái và chỉ vâng lời vị thầy, giống như trong quân đội. Đó là một sai lầm, để chỉ nghĩ rằng mối liên hệ với vị thầy như một mối quan hệ với một sĩ quan nào đó trong quân đội: quý vị chỉ vâng lời mà không thắc mắc. Thật rất quan trọng để không bao giờ đánh mất năng lực thiết yếu ấy. Đức Thánh Thiện luôn luôn nhấn mạnh điều ấy. Hãy bình phẩm (critical). Như vậy không có  nghĩa là chỉ trích (criticize), mặc dù chữ giống nhau trong tiếng Anh. "Bình phẩm" có nghĩa là thẩm tra những gì đang xảy ra. "Chỉ trích" có nghĩa là nghĩ, "Tôi giỏi hơn nhiều, và bạn thì kinh khủng," xem thường họ và với một thái độ rất tiêu cực. Thế nên thật quan trọng nếu chúng ta thực hiện những sự thực tập ngondro mà chúng ta có căn bản - chúng ta thấu hiểu những gì chúng ta đang làm.

Và điều này là biểu thị của một sự hiểu biết sai lầm lớn hơn, là điều dấn thân trong sự thực tập mật tông khởi đầu, ngay cả nếu chúng ta bắt đầu với ngondro. Thí dụ, trong những truyền thống trình bày nhấn mạnh nhiều vào sự thực tập sơ bộ ngondro này, có một chia sẻ chung, là 4 tư tưởng chuyển tâm thức chúng ta vào Phật Pháp - điều ấy một cách căn bản bao hàm luận điển con đường tiệm tiến Lamrim - và rồi những thứ đặc biệt không phổ thông, không chung với nhau, đấy là những sự lễ lạy và v.v… Và như vậy bỏ qua, hoặc tầm thường hóa, hoặc giảm thiểu những chuẩn bị sơ bộ chung này (giáo huấn lamrim căn bản) và chỉ lập tức nhảy vào sự lễ lạy, và v.v…, thường dẫn đến, như tôi nói, những thái độ thật không thực tiển đối với những sự lễ lạy và Kim Cương Tát Đỏa và v.v…, và nó có thể tạo ra các rắc rối. Sau một thời gian quý vị bắt đầu hỏi, "Tại sao tôi làm những thứ này? Vấn đề là gì?" Trái lại nếu chúng ta có một sự thấu hiểu rõ ràng - tối thiểu ở một mức độ nào đó - sẳn sàng trước về tầm quan trọng của việc xây dựng năng lực tích cực (phước đức), tiêu trừ những năng lực tiêu cực (hay ít ra là giảm thiểu chúng tối đa), bởi vì chúng ta muốn đạt được điều này và loại mục tiêu này, mục tiêu tâm linh, thế thì những chuẩn bị sơ bộ có một loại ý nghĩa nào đó.

Thế nên, như tôi nói, rắc rối ở đây là không chỉ đi vào những sự thực tập ngondro sơ bộ một cách ấu trỉ, mà là thâm nhập mật tông một cách ấu trỉ. Và điều này xảy ra như vậy, rất thường bởi vì … Có thể là bởi vì chúng ta yêu cầu những lạt ma thăm viếng ban cho những lễ khai tâm truyền pháp, ngay cả nếu nhóm của chúng ta chưa sẳn sàng cho việc có thể thực tập chúng. Hay những lạt ma viếng thăm tự họ tiến hành lễ truyền pháp, ngay cả khi thính chúng hầu hết chưa chuẩn bị. Cho nên chúng ta không chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự hiểu biết sai lầm này về sự nhấn mạnh quá độ về mật tông và sự trình bày của nó và sự thực hành được diễn ra một cách ấu trỉ cho hầu hết mọi người.

Tại sao chúng ta yêu cầu một lễ khai tâm? Có thể có nhiều lý do. Chúng ta nghĩ về nó quá cao. Đây là một vấn đề thật sự. Nó là huyền bí. Nó sẽ hấp dẫn nhiều người hơn, có nghĩa là chúng ta sẽ thu thập nhiều tiền hơn, vì thế chúng ta mới có thể trả cho những vị thầy thăm viếng và giúp cho trung tâm chúng ta. Vì thế có thể là những lý do tài chánh; là điều bất hạnh nhất, điều ấy xảy ra. Chính tự vị thầy có thể được động viên bởi suy nghĩ rằng, "Okay, họ sẽ không thực hành, nhưng chúng ta sẽ gieo những hạt giống cho những kiếp sống tương lai." À, hầu hết những người phương Tây không tin vào các kiếp sống tương lai. Cho nên đó là một sự hiểu biết sai lầm. Hay chính những vị thầy không thật sự thấu hiểu rằng những người phương Tây vốn không có kinh nghiệm để có thể thực hành mật tông một cách hiệu quả. Hay họ xét cho cùng bị áp lực bởi việc quyên tiền hổ trợ cho tu viện và những tu sĩ nam nữ ở quê nhà. Có thể có nhiều lý do cho điều này. Nhưng những gì luôn luôn được khuyên bảo là nếu có một vị thầy thăm viếng, hãy thỉnh cầu họ ban bố những giáo huấn căn bản. Và nếu là những giáo huấn khá hơn mà chúng ta muốn, những giáo lý kinh điển cao hơn, quý vị biết: những giáo huấn căn bản về tâm giác ngộ hay tâm bồ đề hay bodhicitta, giáo huấn tiến bộ về tánh không, v.v…

Cũng thế, khi liên  hệ với mật tông và chúng ta muốn những hướng dẫn về vấn đề thực tập như thế nào, một lần nữa đó là một hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng nhấn mạnh chính yếu trong việc thực tập là quán tưởng và chúng ta lo lắng quá nhiều về việc hiểu biết tất cả những chi tiết nho nhỏ một cách đúng đắn. Thầy tôi, Serkong Rinpoche thường sử dụng một thí dụ, đùa vui về những người phương Tây hiểu biết sai lầm ở đây. Ngài nói, "Người ta thường đến tôi và hỏi  Yamantaka (Minh Vương Bất động Bồ tát) hay  Vajrayogini (Kim Cang Du Già Không Hành Mẫu)  có lỗ rốn hay không? Điều này thật buồn cười. Đây là một sự thiếu sót vấn đề đâu là thiết yếu - những điểm quan trọng trong những sự thực hành này là gì?"

Chắc chắn, khi quý vị muốn phát triển sự tập trung nhất tâm, và v.v…, chúng ta cần tất cả những chi tiết, nhưng đó không phải là những gì quý vị tập trung hay nhấn mạnh vào lúc bắt đầu. Những gì khởi đầu để biết là một sự thấu hiểu căn bản - như Tông Khách Ba đã nói một cách rất rõ ràng - về 3 phương diện chính yếu của con đường tu tập.

* Viễn ly, từ bỏ những hiện tướng thông thường, chấp trước vào những thứ trong dạng thức của sự tồn tại cố hữu, và v.v… Nó đòi hỏi một sự quyết tâm để tự do - sự viễn ly.

* Tâm giác ngộ. Chúng ta đang hướng đến việc đạt tới Giác Ngộ. Đây là những vị Phật, bổn tôn, tiêu biểu cho sự Giác Ngộ tương lai của chúng ta mà chúng ta đang hướng để đạt đến, vì thế chúng ta quán tưởng rằng chúng ta ở đấy bây giờ. Không có tâm giác ngộ, tại sao chúng ta phải tự quán tưởng mình trong hình sắc này và làm tất cả những hành vi để làm lợi ích cho người khác? Cho nên rõ ràng, chúng ta muốn giống như thế này để làm lợi ích cho người khác.

* Và rồi toàn bộ sự thấu hiểu về tánh không; là chúng ta không thật sự hiện hữu như thế  này bây giờ nhưng chúng ta có những tiềm năng. Cho nên chúng ta phải đặt nó trong nhân và quả, sự duyên sanh của nó, và v.v… Không phải tôi là Tara - tôi là Cleopatra, cho vấn đề ấy.

Vậy thì nếu chúng ta học tập mật tông, thế thì phải bảo đảm rằng nó đang được giảng dạy trong trình độ này. Đây là những gì chúng ta cần nhấn mạnh. Điểm chính của tất cả vấn đề này là gì? Chúng ta đang cố gắng để làm gì? Đó là tại sao chúng ta cần tất cả những sự chuẩn bị trước tiên. Không chỉ lo lắng về tất cả những chi tiết tỉ mỉ li ti về quán tưởng. Trân bảo giống thế nào, và những thứ như thế. Mặc dù có những hướng dẫn về nó giống thế nào, nhưng đừng nhấn mạnh nó, một cách đặc biệt vào lúc mới bắt đầu.

Thật thú vị là ở lễ khai tâm Kalachakra ở Toronto, Canada, năm 2004, Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng dạy - tôi quên là kinh luận gì, nhưng là một trong những luận điển của Long Thọ về tánh không, như sự chuẩn bị. Khoảng 3 ngày. Và rồi, sau đó, ngài ban lễ khai tâm truyền đạo. Và điều đáng chú ý là nhiều người hiện diện trong lễ khai tâm hơn là những buổi giảng về tánh không. Và Đức Thánh Thiện nói rằng ngài thật cảm kích những  người đến chỉ vì giáo huấn của Long Thọ và không ở lại cho lễ truyền đạo khai tâm, hơn là những người ngược lại - không đến nghe giảng những buổi đầu, giáo lý căn bản, và chỉ đến vì lễ khai tâm truyền đạo. Cho nên điều này nói với chúng ta rất nhiều; một điều tệ.

Trong dạng thức của những sự thực tập mật tông, thì một sự hiểu biết sai khi nhìn những bổn tôn như những vị thánh thần mà chúng ta cẩu nguyện để hộ trợ, Thánh Tara, Thánh Quán Âm, và v.v…, như thế -  và điều này không giới hạn đối với sự hiểu biết sai lầm ở phương Tây - và, trong một ý  nghĩa, thờ phượng các ngài. Các ngài có thể truyền sự cảm hứng cho chúng ta, như chư Phật và những đạo sư truyền thừa, nhưng chúng ta cần hành động cho chính chúng ta.

Quý vị thấy, đôi khi sự hiểu biết sai lạc đến từ sự phiên dịch vấn đề khi chúng ta thực hiện những thỉnh cầu đến những đạo sư và bổn tôn khác nhau, và v.v…, trong những lời khấn nguyện thỉnh cầu. Trước tiên nhất, lời cầu nguyện đối với chúng ta mang những ý nghĩa cầu nguyện đến Thượng Đế và "Xin Thượng Đế, hãy ban cho tôi điều gì đấy." Hay việc cầu nguyện đến một vị thánh, và vị thánh là vị trung gian với Thượng Đế cho tôi, cho nên Thượng Đế sẽ ban cho tôi điều gì đó. Ở đây, chúng ta đang bị làm cho lầm lạc với một chút vọng tưởng. Nhưng khi chúng ta thực hiện lời thỉnh cầu, từ ngữ ở đây là chingylab trong Tạng ngữ và thường được chuyển dịch là gia hộ, ban phước lành (blessings). Điều này đưa ra một sự hoàn toàn khác biệt và hướng dẫn sai ở đây. Chúng ta thỉnh cầu, "Xin hãy gia hộ cho tôi để tôi có thể làm điều này. Xin hãy gia hộ cho tôi để tôi có thể làm điều kia," giống như là tất cả những gì chúng ta cần là một năng lực của những đấng siêu nhiên này đến và gia hộ cho chúng ta, ngay lập tức, thì chúng ta sẽ được tất cả những sự thực chứng và v.v…

Đây không phải là Phật Giáo. Thuật ngữ có ý nghĩa là nâng lên và làm sáng lên. Đấy là ý nghĩa. Adhisthana là Phạn ngữ - đưa chúng ta lên một vị thế cao hơn; nâng lên. Điều ấy hàm ý của việc làm sáng hơn. Và vì vậy tôi thích chuyển dịch nó như truyền cảm hứng. Cho nên chúng ta thỉnh cầu các ngài truyền cảm hứng cho chúng ta để đạt đến điều này và điều nọ. Nhưng những bậc này - cho dù là những đạo sư, cho dù là chư Phật, cho dù là các bổn tôn - không thể từ chính phía của họ, bằng năng lực của chính họ, ban cho chúng ta những mong ước của chúng ta và làm mọi thứ cho chúng ta, mà tất cả chúng ta phải làm là quy phục họ. Điều đó xét cho cùng là đoạn viết thêm vào; sự phóng chiếu một ý tưởng hay khái niệm phương Tây vào Phật Giáo. Sự nhấn mạnh chính là chúng ta luôn luôn cần làm công việc của chính chúng ta. Chúng ta có chư Phật, chư đạo sư - các ngài có thể truyền cảm hứng cho chúng ta, các ngài có thể dạy chúng ta, các ngài có thể hướng dẫn cho chúng ta, nhưng các ngài không thể làm công việc cho chúng ta. Chúng ta phải thấu hiểu, chính chúng ta.

 

Những Hiểu Biết Sai Lầm Về Những Vị Hộ Pháp

Tương tự như điều này, đấy là một sự hiểu biết sai lầm để nhấn mạnh quá mức sự thực tập  bảo hộ. Thường thường chúng ta có điều này. Tại một trung tâm Phật Giáo, thí dụ mỗi tuần, người ta thực hiện sự thực hành bảo hộ. Hay mỗi ngày, người ta cầu nguyện sự bảo hộ. Và ngay cả những người mới đến cũng thực hành cầu nguyện sự bảo hộ, mà không có một ý tưởng sơ đẳng thật sự về những gì họ đang làm. Và thấy hay xem những vị hộ pháp như bậc sẽ bảo hộ chúng ta (như từ ngữ bảo hộ  hàm ý) khỏi tất cả những chướng ngại và nguy hiểm và v.v…, và quên rằng chúng ta cần bảo hộ chính chúng ta, trong khuôn thức của … Bất cứ điều gì xảy ra cho nghiệp và nương tựa?

Chúng ta đang đi trong một phương hướng an toàn - quy y (Phật, Pháp, Tăng) nhằm để tránh những sự tái sanh khổ đau - phần đầu tiên của giáo lý. Không phải là chúng ta đi tìm một sự bảo hộ nhằm để tránh những sự tái sanh khổ đau. Không có nơi nào nói như thế trong giáo lý, có phải không? Nương tựa Phật, Pháp, Tăng. Và tam bảo sẽ không bảo hộ chúng ta trong ý nghĩa của việc cứu độ chúng ta. Tam bảo dạy chúng ta phải làm gì. Chúng ta phải tự thực hành. Tam bảo đưa ra tấm gương. Và nghiệp: hãy tránh thái độ bất thiện. Đi theo phương hướng an toàn hay quy y Phật, Pháp, Tăng có nghĩa là gì?  Phương hướng an toàn chính yếu là giáo huấn. Giáo pháp, đang liên hệ đến - là lẽ thật sâu xa nhất của Pháp bảo - là sự thật thứ ba và thứ tư trong Bốn Chân Lý Cao Quý. Và vì thế sự ngừng dứt chân thật (diệt đế) những nguyên nhân của khổ đau, và vì thế sự chấm dứt thật sự của khổ đau. Và con đường chân thật hay tâm đạo sẽ đưa đến đấy - sự thấu hiểu về tánh không, v.v…- và điều ấy kết quả từ đấy. Đó là phương hướng mà chúng ta sẽ bước đi. Và đấy là sống trong sự tương tục tinh thần trọn vẹn hay tâm của một Đức Phật - chư Phật, nhiều Đức Phật - và trong bộ phận của sự tương tục tinh thần của một vị thánh giả Tăng bảo. Và đó là phương hướng. Và nếu chúng ta làm như thế, chúng ta tự bảo vệ chúng ta khỏi đau khổ. Pháp, Dharma, chữ Phạn, đến ngữ căn giữ chúng ta lại. Giữ chúng ta lại vì thế chúng ta tránh được khổ đau.

Không phải là vị hộ pháp đã làm như vậy cho chúng ta. Một vị hộ pháp giống như sự bổ sung. Có nhiều cách để quán sát những vị hộ pháp. Serkong Rinpoche thường diễn tả những vị hộ pháp giống như một con chó xấu lớn. Ngài nói rằng nếu quý vị ở trong trung tâm của mọt mạn đà la như một bổn tôn - như Yamantaka, một bổn tôn phẩn nộ mạnh mẽ thật sự - quý vị cần phải có năng lực để kiểm soát những hộ pháp như vậy. Các vị như một con chó hoang. Và mặc dù quý vị có thể đứng tại cửa và đuổi đi những tên cướp cạn, tại sao phải làm như thế khi quý vị có thể có một con chó để làm như thế? Nhưng quý vị phải là một vị đạo sư; quý vị phải kiểm soát được tình thế. Cho nên ngay cả nếu quý vị nghĩ trong dạng thức của một vị hộ pháp như hổ trợ chúng ta, trong khuôn thức của việc xua tan những điều trở ngại và những tên trộm cướp và v.v…, thì chúng ta phải là người căn bản có thể kiểm soát tất cả những thứ ấy.

Nói cách khác, những hộ pháp, nếu chúng ta xem họ như những chúng sanh thật sự - như người Tây Tạng làm - nếu chúng ta xem họ như những chúng sanh thật sự, những  linh thức hay bất cứ điều gì, thì các vị ấy có thể tạo điều kiện thuận lợi cho những nghiệp quả chúng ta chín muồi. Nếu chúng ta không có nghiệp quả, để chín muồi, thì những gì các vị ấy làm sẽ không giúp đở được gì. Điều cũng giống như vậy đối với những nghi thức về Đức Phật Dược Sư và những điều giống như vậy. Sẽ không có tác dụng gì; đó không là nguyên nhân làm cho chúng ta khá hơn. Nó là một hoàn cảnh làm cho những nghiệp quả tích cực của chúng ta chín muồi. Trong vài trường hợp với những vị hộ pháp, đó là hoàn cảnh cho những nghiệp quả tiêu cực của chúng ta chín muồi trong một cách rất tầm thường, vì thế nó không … vì thế nó sẽ đốt cháy đi bất chướng ngại nghiêm trọng hơn nào mà chúng ta có thể có trong tương lai có thể ngăn trở sự thành công. Các vị có thể hoạt động trong nhiều cách.

Nhưng sai lầm ở đây là, sự hiểu biết sai lầm, là quan trọng quá độ sự thực hành hộ pháp; để làm việc ấy trung tâm hơn là Phật, Pháp, và Tăng. Và nó trở thành gần như một loại thờ cúng linh thức nào đó. Và có nhiều vấn nạn đến từ việc ấy, như được soi sáng với vị hộ pháp[1] gây nhiều tranh cải trong người Tây Tạng. Cho nên chúng ta phải thật sự cẩn thận về điều đó. Và tôi nghĩ rằng thật rất thông tuệ cho một trung tâm Phật Giáo có một sự thực hành hộ pháp công cộng mỗi ngày, hay mỗi tuần, hay mỗi tháng, mà mọi người có thể tham dự - người mới tới cũng có thể - bởi vì …Một cách đặc biệt nếu những văn bản này được chuyển dịch; các ngài rất nghiêm khắc. "Đập những kẻ xâm nhập, những kẻ thù tan ra từng mãnh," và v.v… Thì rõ ràng thật có thể dễ gây tác động và rất dễ hiểu sai. Cho nên chúng ta phải rất cẩn thận về điều đó.

Xem mục lục