Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (30)


Xem mục lục

B. NHƠN

Nhơn là nguyên nhơn hay lý do. Phàm một sự vật hay câu nói gì, cũng đều có nguyên nhơn  
hay lý do cả.  
Như nói  
Tôn : Tôi muốn ăn cơm.  
Nhơn: Vì tôi đói bụng vậy (lý do). 

Phàm cái "Nhơn" nào đủ cả ba tánh chất sau đây, mới đúng đắn. Trái lại, nếu thiếu một,  
thiếu hai, hoặc thiếu ba, thì cái Nhơn ấy có lỗi. 14 lỗi về Nhơn sau này,  
cũng bởi thiếu một, hai hoặc ba tánh chất sau đây. Vậy quý vị nên nhớ kỹ ba tánh chất của Nhơn. 

1. Biến thị Tôn pháp tánh. _ Nghĩa là: Cái Nhơn phải bao trùm cả Tôn (tánh chất thứ nhứt). 

Biểu Như Tôn : Tôi muốn ăn cơm. 

lập Nhơn:Vì tôi đói bụng vậy.  
 

Cái Nhơn "Vì tôi đói bụng" này, nó trùm được danh từ trước của Tôn là "Tôi muốn";  
và cũng trùm được danh từ sau của Tôn là "Ăn cơm". 

 

Nhơn trùm cả Tôn  
Nghĩa là: Vì tôi đói bụng, nên "tôi muốn"; và vì tôi đói bụng, nên "tôi ăn cơm". 

2. Đồng phẩm định hữu tánh._ Nghĩa là cái Nhơn quyết định phải hoàn toàn hoặc ít nhứt là phải  
có một phần liên quan với Đồng dụ. Nó phải là đồng một tánh chất như Đồng dụ (tánh chất  
thứ hai của Nhơn). 

BIỂU Tôn: Tôi muốn ăn cơm 

Như Nhơn: Vì đói bụng vậy 

lập Đồng dụ: Như anh A (đói bụng 

và muốn ăn cơm)  
"Như anh A " là đồng dụ. Nghĩa là anh A cũng "vì đói bụng" (Nhơn) nên "muốn ăn cơm" (Tôn).  
 

Nhơn trùm cả Tôn và liên quan  
Với Đồng dụ 

Cái Nhơn "vì đói bụng" này, hoàn toàn liên quan với Tôn và Đồng dụ (thí dụ thuận). 

3. Dị phẩm biến vô tánh._ cái "Nhơn" này đối với Dị dụ (thí dụ về bề trái) phải hoàn toàn  
không liên quan; nghĩa là tánh chất của Nhơn, phải hoàn toàn không có trong Dị dụ mới được  
(tánh chất thứ ba của Nhơn). 

BIỂU 

Tôn: Tôi muốn ăn cơm  
 

Như Nhơn: Vì đói bụng vậy  
lập Đồng dụ: Như anh A (đói bụng, muốn ăn)  
Di dụ: Như anh B (no bụng 

không muốn ăn)  
  
 

Cái Nhơn "vì đói bụng" này, đối với Dị dụ hoàn toàn không có liên quan; nghĩa là: 
anh B (Dị dụ) đã no bụng (trái với Nhơn: đói bụng), nên không muốn ăn (trái với Tôn: muốn ăn).  
Nhơn này trùm cả Tôn và  
Đồng dụ, còn Dị dụ thì 

không liên quan đến Tôn và Nhơn. 

14 LỖI VỀ NHƠN 

phàm lập cái "Nhơn", phải tránh 14 lỗi sau này, thì cái "Nhơn" ấy mới hoàn toàn đúng đắn,  
chia làm 3 loại: 

1. BỐN LỖI BẤT THÀNH: 

1. Lưỡng câu bất thành._ Lập cai Nhơn mà cả chủ và khách đều không nhìn nhận. 

Như lập Tôn: con rắn Hổ mây chạy mau 

Nhơn: Vì nó có chân vậy (nguyên nhơn) 

Cả chủ và khách đều không nhìn nhận "rắn hổ có chân". Nay lại lập cái Nhơn "vì có chân",  
nên cái Nhơn này chẳng thành. 

2. Tuỳ nhứt bất thành._ Phàm lập cái Nhơn, phải chủ và khách hai bên đều công nhận, ít nhứt  
là một bên khách phải có công nhận, thì cái nhơn ấy mới thành. Nay cái Nhơn này bên khách  
không công nhận nên bị lỗi "Tuỳ nhứt bất thành". Như đối với nhà Khoa học mà lập như vầy: 

Như lập Tôn: Vò vò không sanh con (t rứng) 

Nhơn: Vì nó bắt sâu làm con vậy. 

Theo Khoa học nói con Vò vò đẻ trứng trong tổ, rồi bắt sâu nhét vào làm mồi, để cho  
con nó khi nở ra có mồi ăn. Nay lập cái Nhơn "bắt sâu làm con" thì bên khách (Khoa học)  
không công nhận, nên bị lỗi. 

3. Dự dự bất thành._ cái Nhơn dụ dự chẳng nhứt định, nên không thành. Như ở xa thấy mù mù,  
không rõ đó là sương mù hay khói mù, lại lập như vầy: 

Như lập Tôn:Chỗ kia có lữa 

Nhơn: Vì có mù (mây mù) 

Bởi cái Nhơn này có thể lập được cả hai Tôn, vừa "có lữa" và vừa "không có lữa",  
dụ dự không nhứt định, nên bị lỗi "bất thành". 

4. Sở y bất thành._ Chỗ y cứ của mình, bên khách không công nhận. Như tín đồ Nhứt  
thần giáo đối với khoa học hoặc Phật giáo mà lập như vầy: 

Như lập Tôn: Thần sanh ra mọi vật 

Nhơn: Vì trong kinh của Đạo tôi nói vậy. 

Phải là tín đồ của Tôn giáo họ, mới nhìn nhận kinh của Đạo họ là đúng. Còn đối  
với khoa học hay Phật giáo, không nhìn nhận kinh sách của họ, mà y cứ nơi kinh sách  
đó để lập luận với người ngoài Đạo mình, nên bị lỗi "sở y ất thành". 

Một tỷ dụ thứ hai: Theo trong Nhơn minh có lập cái lượng như vầy: 

Như lập Tôn: Hư không thật có 

Nhơn: Vì muôn vật đều y hư không vậy. 

Phái "vô không luận", họ chẳng công nhận "thật có hư không". Nếu với phái này, mà lập cái  
Nhơn như vậy thì bị lỗi "sởy bất thành". 

Bốn lỗi "bất thành" đã nói rồi, bây giờ sẽ nói đến sáu lỗi "bất định" 

II. SÁU LỖI BẤT ĐỊNH: 

1. Cọng bất định._ cái Nhơn này liên quan cả Đồng dụ và Di dụ, nên bị lỗi "không nhứt định" 

BIỂU 

Tôn: Anh A đau  
Nhơn: Vì ăn xoài sống 

Như Đồng dụ: Như anh B 

Lập (ăn xoài sống và đau)

Dị dụ: Như anh D 

(ăn xoài sống, không đau) 

 

Nếu nói anh A "vì ăn xoài sống" mà đau như anh B, thì tại sao anh D cũng "ăn xoài sống"  
mà lại không đau? Bởi thế nên người ta có thể lập cái Tôn ngược lại rằng:  
Tôn: Anh D không đau 

Nhơn: vì ăn xoài sống 

Như lập Đồng dụ: Như anh D (ăn xoài sống và không đau) 

Dị dụ: Như anh A (ăn xoài sống, đau) 

người ta có thể nói rằng: Vậy thì "vì ăn xoài sống" mà bị đau như anh A, hay "vì ăn xoài sống"  
mà không đau như anh D? 

Bởi lập cái Nhơn bất định như vậy nên có lỗi. 

2. Bất cọng bất định._ Cái nhơn này không có liên quan với Đồng dụ. 

BIỂU 

Tôn: Tiếng là thường còn  
Nhơn: vì tai nghe vậy 

Như Đồng dụ: Như hư không 

Lập (tai không nghe) 

Dị dụ: Như cỏ cây (tai không nghe). 
Cái Nhơn "vì tai nghe" này, đối với "Đồng dụ" và Dị dụ đều không có liên quan chút nào cả,  
nên cũng bị lỗi "bất định". Bởi cái nhơn này người ta có thể lập ngược lại như vầy:  
Tôn : Tiếng là vô thường 

Như Nhơn : Vì tai nghe vậy 

lập Đồng dụ: Như cỏ cây (vô thường) 

Dị dụ : Như hư không (thường còn) 

Vậy, "vì tai nghe" mà tiếng nói thường còn như hư không? Hay "vì tai nghe" mà tiếng nói  

vô thường như cỏ cây? Bởi thế nên cái Nhơn này bị lỗi "bất định".  

Xem mục lục