Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (30)


Xem mục lục

Bây giờ hãy trở lại với Tâm Kinh.

Tôn giả Xá Lợi Phất, thế nên trong không, không sắc

thọ tưởng hành thức
[sắc tướng, cảm giác, ấn tượng,

diễn biến tâm lý, chủ thức]; không nhãn nhĩ tỷ thiệt

thân ý
[mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý]; không sắc thanh

hương vị xúc pháp
[hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị

nếm, đối tượng của tiếp xúc, đối tượng của ý tưởng];

không nhãn giới, không thức giới, cho đến tận không ý

thức giới
[lãnh vực của mắt, của thức, của ý thức]; không

vô minh và sự diệt tận của vô minh, cho đến không lão

tử và sự diệt tận của lão tử
[già chết]; không khổ tập

diệt đạo
[khổ, nguyên nhân tạo khổ, sự tận diệt của khổ,

con đường diệt khổ]; không trí tuệ, không thủ đắc, và

không cả sự không thủ đắc.

Trong đoạn này, câu thứ nhất khẳng định năm uẩn là không,

câu kế tiếp khai triển ra với tánh không của sáu giác quan –

năm giác quan và ý thức. Câu tiếp theo lại mở rộng tánh không

xa hơn nữa, ra đến thế giới bên ngoài, bao gồm những đối

tượng của giác quan là hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm,

đối tượng của tiếp xúc và đối tượng của ý thức [sắc, thanh,

hương, vị, xúc, pháp, gọi chung là sáu trần]. Câu cuối lại càng

mở rộng xa hơn, tới mười tám lãnh vực của tất cả mọi hiện

tượng [mười tám giới], đến tận lãnh vực của ý thức” (26). Như

vậy mọi sự, mọi vật, mọi việc, kể cả những hiện tượng không

do yếu tố kết hợpi ví dụ như không gian, đều thuộc về một

trong những thành phần phân loại nêu ra trong Tâm Kinh, tất

cả đều được khẳng định là không có tự tánh. Tâm Kinh nói

tiếp:

không vô minh và sự diệt tận của vô minh, cho đến không

lão tử và sự diệt tận của lão tử;

Câu này phủ nhận mười hai duyên khởi trong chu kỳ lưu

chuyển của đời sống vô minh. Mặc dù chỉ nhắc đến vô minh

và lão tử, chữ “cho đến” cho thấy toàn bộ mười hai duyên khởi

bị phủ nhận: vô minh [mê muội], hành [hoạt động], thức

[nghiệp thức], danh sắc [tập hợp tâm lý vật lý], lục nhập [sáu

giác quan], xúc [giao tiếp], thọ [cảm giác], ái [lưu luyến], thủ

[bám víu], hữu [hiện hữu], sinh [chào đời] và lão tử [già chết]ii

Quá trình phủ nhận mười hai duyên khởi chính là quá trình đạt

niết bàn. Mặc dù sinh trong luân hồi và giải thoát luân hồi có

thật trên lãnh vực qui ước, nhưng lại không có trên lãnh vực

rốt ráo. Vì vậy ở đây mười hai duyên khởi bị Tâm Kinh phủ

nhận. Tâm Kinh nói tiếp:

không khổ tập diệt đạo; không trí tuệ, không thủ đắc, và

không cả sự không thủ đắc.


Cũng vẫn đứng trong tầm nhìn của trí tuệ thâm nhập tánh

không, đoạn kinh này bắt đầu bằng lời phủ nhận Tứ diệu đế

thuộc thời kỳ chuyển bánh xe chánh pháp thứ nhất. Tứ diệu đế

là bốn chân lý về khổ, nguyên nhân tạo khổ, sự tận diệt của

khổ, và con đường diệt khổi. Như vậy ở đây Tâm Kinh phủ

nhận con đường tu. Tiếp theo, cả kết quả của đường tu Tâm

Kinh cũng phủ nhận bằng câu khẳng định tánh không của kinh

nghiệm chủ quan: “không trí tuệ, không thủ đắc”. Cuối cùng,

ngay chính sự phủ nhận cũng được Tâm Kinh phủ nhận:

“không cả sự không thủ đắc.” Cả trạng thái trong sáng có thể

đạt đến nhờ thâm nhập Trí tuệ Bát nhã cũng không có tự tánh.

Mọi tánh đức của tâm thức người đạt đến niết bàn, thành tựu

thần lực của Phật, tất cả đều là không, đều được phủ nhận ở

đây.



i Còn gọi là pháp vô vi.

ii Ý nghĩa của mười hai duyên khởi để trong ngoặc vuông là do

người dịch thêm vào, dựa theo HT Thích Trí Quang, Tông Quan

Pháp Cú Nam Tông.






 

Xem mục lục