CHƯƠNG 3 (Những giai đoạn thực chứng)
TRÌNH ĐỘ CỦA NHỮNG PHÁP TU
Hỏi: Thưa đức Dalai Lama, xin ngài vui lòng giải thích rõ về ý nghiệp và nghiệp sở thành do ý (ý nghiệp và ý nghiệp đã hiện thực hóa [đã cố ý thực hiện rồi]) như thế nào?
Đáp: Liên quan đến nghiệp, nói chung, có hai hệ thống giải thích khác nhau. Hệ thống thứ nhất giải thích rằng, mọi loại nghiệp nhất thiết phải sinh ra từ sự cố ý (tính định hướng - volition) của yếu tố tâm thức và hệ thống khác thì cho rằng, còn có thân nghiệp hay khẩu nghiệp nữa. Trong hệ thống thứ nhất, chính bản thân yếu tố ý hướng tâm hay là tác tố mà tâm muốn thực hiện, nghĩa là vào thời điểm mà tâm ý đang thúc đẩy một hành vi, thì đấy được gọi là ý nghiệp (karma volitif) và trong khi đó, trường phái thứ hai, giải thích rằng, tác tố của ý hướng tâm này tiến hành thật sự bằng hành động (thực hiện bằng hành động cụ thể), thì đó được gọi là nghiệp cố ý hay ý định được hiện thực hóa (karma voulu); như vậy thì cả hai – ý hướng tính và hiện thực hóa ý hướng - gắn liền với nhau bằng tác tố của ý hướng tâm (facteur mentel volition- yếu tố tâm hướng). Trường phái này khẳng định rằng, còn có sự hiện hữu của thân nghiệp và khẩu nghiệp, những hành động cố ý và, tất cả đều có ý nghĩa như nhau, thế nhưng xét rằng, hành vi được thực hiện hay cố tình thực hiện xảy ra bằng thân hay khẩu và do vậy, nghiệp hay những hành vi cố ý có thể là thân, khẩu và ý nghiệp. Lối giải thích sau này được trường phái Trung Quán Cụ Duyên (Madhyamika-prasanguika) khẳng định là chính xác nhất.
Hỏi: Ngược lại với trường phái Duy Thức, sự minh định của nghiệp liên quan đến thức, thì trường phái Cụ Duyên cho rằng, nền tảng tương tục trên những gì hình thành dấu ấn hay tập khí của nghiệp, thì đó là cái tôi đơn thuần hay duy ngã (nền tảng tương tục của ý hướng do hành động gây nên, thì đó là cái tôi đơn thuần), còn nền tảng tạm thời, thì chính là thức vậy. Ngài có thể giải thích điều đó kỹ (chi tiết) hơn nữa chăng? Nhất là, do đâu mà nền tảng tương tục trên những gì ghi thành ý hướng (các dấu ấn hay tập khí – prédisposition [empreinte]) lại có thể là cái ngã đơn thuần và rồi do bằng cách nào mà nó
không hiện hữu một cách cố hữu cũng không hiện hữu một cách tạm thời? Và liệu rằng, điều đó – các tập khí – có phải là động cơ đưa tới quan điểm nhất thiết duy tâm tạo chăng? Và cuối cùng, các tập khí ấy di hành ra sao từ đời này sang đời khác?
Đáp: Khi chúng ta nói về cái tôi hiện hữu bằng cách đặt tên hay hiện hữu giả danh (manière nominal ), rằng, nó chỉ là cách đặt tên đơn thuần, không có nghĩa là cái tôi này, cái ngã không có gì khác hơn là cách đặt tên (không chỉ thuần là tên gọi mà thôi.) Thực tế là đối tượng là cái tôi không tự sinh – nó không tự tồn do tự thể của nó (nó vô tự thể), do tính độc lập của cách giả danh này, thế nhưng nó duy trì sự tồn tại của mình theo cách đặt tên, sự giả danh bằng niệm tưởng – người ta ứng dụng các cách biểu đạt thuần danh hoặc giả danh đơn thuần, danh sở thị. Mọi danh xưng ấy, đều biểu đạt cho cái tôi thuần túy: thuần túy có nghĩa là, người ta đã công nhận rằng, khi cái tôi này được phân tích sâu xa, thì nó vốn vô bản chất – nó không thể được tìm thấy. Thế nhưng, nó không chỉ là cái tôi (nền tảng thiết lập trên những gì thành tập khí, những vết in đã được tích tập), chẳng những cái ngã ấy bị giả danh mà bản thân của các tập khí đó cũng là nguyên nhân tạo nên nghiệp quả: tất cả điều đó được quy bằng tên gọi, mọi hiện tượng cũng đều như thế. Khi ta nói mọi hiện tượng chỉ là tên gọi, không có nghĩa là chúng không tồn tại; thế nhưng điều đó minh định rằng, chúng không tồn tại bằng tự tính của chúng (propre pouvoir), bằng ý nghĩa thật sự của chính chúng, bằng bản chất độc lập của chúng.
Khi cho rằng, căn bản tập khí, sự lan truyền của các vết in chỉ là tên gọi đơn thuần, thì bạn nên nhớ rằng, sự hiện hữu của chúng là bất thực (n’a pas réalité). Sự giải thích vừa qua, cho phép bạn biết đúng sự thật như vậy và thậm chí không có gì là khó hiểu. Bạn phải thấy điều này khi liên hệ đến nghiệp quả: trong ngôn ngữ quy ước của chúng ta, ta nói “có một lúc nào đó, tôi đã làm nên những việc như thế này, như thế kia”; vậy, tác giả của những hành vi (nghiệp) này là chính tự thân của tác giả - tác giả tức thọ giả, đấy là một sự thật. Trên quan điểm đó, chính bản thân mình là một cái ngã đơn thuần (giả danh) tương tục, tác giả của hành vi (auteur de l’action - người tạo nghiệp), ta có lý do để nghiệm chứng như thế. Thế nhưng, nếu ta quan sát vấn đề cẩn thận, tức là ta quán chiếu nghiệp – khi nghiệp dừng lại – lúc này ta ghi nhận là, cái tôi của sát-na hiện tại, không phải là cái tôi của sát-na vừa qua. Tuy nhiên, trong tư duy nội tại, ta không ngần ngại tuyên bố: “Tôi đã làm điều đó.” Và, những hành vi này là hoàn toàn đúng với sự kiện ấy. Do vậy (do được quan chiếu như vậy), cá nhân chịu trách nhiệm (người chủ - possesuer-détenteur) về hành vi của mình, tức ta là người thừa tự của nghiệp. Có một sự liên hệ giữa hành vi (nghiệp - karma) và tác giả của nó, và chính do căn bản-tương tục này mà những gì gắn liền cùng nghiệp (quá khứ) với quả tương lai của nó (in hình cùng nghiệp với quả tương lai của nó), bất luận là trải qua bao nhiêu thời gian bị chia cắt (phân hóa) như thế nào. Sự tương tục của cái tôi – nghiệp được hoàn thành và tích tập – từng thời khắc, nó bám vào cuộc đời ta và rồi nghiệp trước trổ sanh quả sau. Chính cái tôi đơn thuần tích tập nghiệp này cho ra kết quả và cũng chính cá nhân đó thôi (không có cá nhân nào khác ngoài anh ta ra – personne d’autre que lui).
Cái tôi giả danh phụ thuộc hoàn toàn vào thế giới tâm uẩn và các thân uẩn (l’agrégat mental et des agrégat physiques – căn và thức, cảnh giới sắc tâm). Trong các trường phái Mật Tông-Du Già (Tantra-yoga), người ta phân sắc và tâm uẩn thành những mức độ tinh và thô. Còn với trường phái Mật Tông Du Già Tối Thượng (Tantra yoga Supérieur), thì bản chất tối hậu của sự giả danh về cái ngã phải là một uẩn xứ tinh tế, tùy hành cùng chúng ta từ vô thủy (commencement des temps); nó chịu tác động bởi một mức độ tinh vi của thức giới, một trạng thái vô thủy, bất tức và tính rốt ráo của nó là dẫn tới trạng thái chứng nghiệm Phật quả (thành tựu quả vị Phật). Vấn đề ở đây, không phải để biết là liệu tâm thức bị các yếu tố tâm phiền não chi phối mà ta có thể đạt tới Phật quả hay không, tất nhiên, các yếu tố ấy là không thể rồi và, các mức độ của tâm thức thô trọng lại càng không thể; chỉ có tâm thức ở mức độ tối tinh vi mới có tiềm năng đưa ta tới Phật quả mà thôi. Cái thức tối vi tế này diễn tiến từ vô thủy đến vô chung. Khi chúng ta chết, thì mức độ thô của thức cũng biến mất. Vào phút giây lâm chung, cái thức tối hậu xuất hiện, chính là cái thức tinh tế này, được gọi là tâm tịnh quang (claire lumière); chính cái thức này đây lập nên sự tương ưng với đời sống tương lai của chúng ta (in bóng xuống đời sống tương lai của chúng ta). Theo quan điểm này, các uẩn xứ của tâm thức tế vi ấy, tồn tại tương tục một cách vô gián (trong chiều trải rộng của thời gian).
Theo trường phái Trung Quán Cụ Duyên, khi một nghiệp sinh và diệt, thì sự phân rã của nó có một nguyên nhân, cũng y như trạng thái phá hủy diễn ra, bởi vì những trạng thái này cũng là những hiện tượng duyên sinh, bản thân của chúng là một hiện tượng vô thường, tương tục tồn tại cho đến khi sát na trổ và thành kết quả.
Liên hệ đến vấn đề cái tôi xuất hiện, chúng ta đi tới hiểu biết là có một cái tôi tồn tại từ vô thủy đến giờ. Thế nhưng, vẫn có một cái tôi đặc thù, được phẩm định bằng các đặc tính, chẳng hạn, vào thời trẻ tuổi, hay đời sống con người, các sai biệt của những kiểu khác từ cuộc sống, của sự cách tân v.v…Trong cuộc sống thật sự, chúng ta dễ dàng hướng đến cái tôi trẻ tuổi của mình và nói rằng: “Ồ! Khi tôi còn bé, tôi là một thằng nhóc ranh mãnh, nhưng giờ đây, tôi đã tiến bộ nhiều rồi!”
Người ta có thể phân biệt một phẩm chất đặc thù định tính cho một cái ngã, một cái tôi. Một vài tính chất thuộc về số chung, và tương tục, còn một số tính chất khác, thì cá biệt và tạm thời.
Hỏi: Thưa ngài, liệu năng lượng vật chất có đồng nhất với năng lượng tâm?
Đáp: Nói chung, bản chất của tâm và vật là hai lãnh vực khác nhau, người ta thấy rằng, những năng lượng mà chúng được liên hệ đều hoàn toàn khác biệt. Đối với năng lượng tâm, nó vốn tồn tại nhiều mức độ thô và tế của tâm thức. Rất nhiều mức độ của thức phụ thuộc vào các bộ phận thân thể hiện tại của chúng ta, nó rất thô trọng. Trong khi đó, thức còn có một mức độ tinh tế hơn, ít liên hệ đến thân thể vật chất thô phù. Nói cách khác, những mức độ tinh tế của tâm thức có nhiều năng lực hơn là các mức độ thô, nếu người ta có thể sử dụng chúng một cách hữu ích, thì điều đó sẽ tạo nên nhiều hiệu quả cho việc chuyển hóa tâm. Để thảo luận chính xác những khác biệt về năng lượng, người ta cần khởi sự kiểm tra các khác biệt năng lượng giữa vật chất và ý thức (tâm và vật) như thế nào.
Hỏi: Thưa ngài! Ta có thể tự giải thoát khỏi vô minh căn bản (vô minh khởi thủy bẩm sinh – ignorance initial innée) bằng cách nào?
Đáp: Có một vài loại vô minh có thể được loại trừ bằng những nỗ lực nhỏ. Thế nhưng với loại vô minh căn bản, gốc của sinh tử luân hồi, chúng chỉ có thể bị trừ diệt bằng những nỗ lực siêu việt mà thôi. Chủ đề quan trọng của các cuộc thảo luận này là để thấu hiểu pháp thoại về vô minh như thế nào. Cho đến giờ, tôi đã từng nói về những căn bản, những nguyên lý nền tảng này. Bằng cách tự cùng nhau thảo luận, người ta có thể bắt đầu thực hành tu tập. Hôm nay, tôi sẽ trình bày những mức độ của việc tu hành.
Hỏi: Phương tiện nào là phương tiện thiện xảo để ứng xử với sân và hận (tham, sân và si) mà không cần chiến thắng kẻ sân si (cảm hóa mà không cần đấu tranh), cũng như không tự mình biến thành sân hận?
Đáp: Nếu như các bạn cứ tha hồ sân hận, thì nó sẽ (được dịp) thể hiện bất tận và bạn hay cô ấy sẽ luôn bị phiền não vây khốn. Do vậy, sân hận càng lúc càng tăng. Điều đó (cách ứng xử ấy) sẽ không đem lại bất cứ kết quả khả quan nào và, chỉ làm phiền lụy nhiều hơn. Cho dầu trong một vài trường hợp, thái độ này có thể cần thiết để chống lại hành vi xấu của kẻ khác. Tuy nhiên, tôi cho rằng, ta có thể ứng xử (tùy duyên – cela peut se dérouler) mà không cần phải sân hận. Hãy đặt mình vào vị trí thanh tịnh mà phản kháng, thì ta sẽ nhận được hiệu quả tích cực hơn là phản ứng dưới sự chi phối của những cảm xúc đời thường (phiền não – vives émotions), bởi lý do đơn giản là, những ảnh hưởng như thế sẽ không đưa ta đến với chánh nghiệp (empêchent d’agir manière judicieuse – ngăn cản tác động của chánh nghiệp). Sân hận phá hủy những phẩm chất vĩ đại của trí não loài người, sự đánh giá chính xác thiện, ác: khả năng của tư duy “việc này là xấu xa”,
và để chứng nghiệm những hệ quả thật sự, tạm thời hay dài lâu của một hành vi. Để mang lại một quyết định sáng suốt, thì điều cần thiết là đánh giá đúng những nhân duyên và kết quả. (Thay vì) tha hồ sân hận, thì năng lực để ta dùng thẩm lự là ưu tiên hơn hết.
Đương nhiên, trong một xã hội đầy cạnh tranh, nếu các bạn là người thật thà và lương thiện, trong một số trường hợp, người ta sẽ tìm cách lợi dụng bạn. Nếu như bạn để một cô nào đó hành động như vậy, cô ấy sẽ tự dẫn mình vào nghiệp bất thiện (hành vi bất lợi – action dommageable) và tích lũy một nghiệp bất như ý và trong tương lai, nó sẽ làm hại cô ta. Ở trường hợp này, bằng động cơ từ mẫn, cho phép người ta phản ứng lại tác giả của hành vi tiêu cực này để trong tương lai người ấy không phải hứng lấy những kết quả của nó. Chẳng hạn, những bậc cha mẹ từng trải, thỉnh thoảng có thể rầy la, cho con mình ăn đòn mà không có bất cứ sự sân hận nào; điều đó hoàn toàn hợp lý. Ngược lại, nếu bạn thật sự sân hận, hành hạ con mình quá đáng, thì bạn sẽ tự hối tiếc một cách sâu xa trong tương lai. Như vậy, bằng một động cơ trong lành, bậc cha mẹ sẽ dẫn con mình đi đúng hướng (cải thiện cách ứng xử sai lầm của con mình). Điều đó có thể biểu lộ bằng các phản ứng gắn cùng với sự quan tâm của đứa trẻ ấy vào đúng thời điểm này. Theo phương pháp ấy ta sẽ có được những lời phúc đáp.
Nếu người ta y trên hệ thống Kinh thừa (véhicule des soutra ), thì sân hận được tuyên bố là không thích hợp trong con đường tu tập tâm linh (không thích hợp với đường tu). Ngược lại, theo Mật Tông thì sân hận có thể hữu dụng trong tiến trình tu tập. Trong trường hợp sau này, động cơ nền tảng mãi mãi chính là đại bi, còn sân hận, chỉ là động cơ tạm thời. Đối tượng hay mục đích (của hành giả) là phải dùng sức mạnh của sân hận (như là phương tiện tu tập) mà không bị những hiệu quả tiêu cực của nó chi phối. Nhờ vậy mà sự tu tập đạt được kết quả nhiều hơn; cũng chính cách này mà trong dòng đời, sân hận vận chuyển nghiệp nhanh chóng, mạnh mẽ và đầy hiệu quả.
Hỏi: Cách tốt nhất có phải là thử duy trì nghiệp sân (thử sống với nghiệp), hoặc để khảo sát nó, hoặc để chạm trán đó?
Đáp: Để học cách nhận ra sân hận hay lòng căm thù (aversion) – thấu hiểu đối tượng sân hận xuất hiện như thế nào, và tâm thức phản ứng với nó ra sao, bản chất của sân hận là gì, v.v- trong Phật giáo, có một pháp tu dạy hành giả tự làm cho tâm thức mình sân hận, mục đích là để quán chiếu nó; thế nhưng, thật sự là không có hoạt động nào từ sân hận hiện ra chống lại ai. Nếu, bạn cảm thấy là mình có thể bị nguy hiểm khi sân hận trào vọt ra, thì cách tốt nhất là nên “cài then cánh cửa lòng mình” – bên trong của chính mình – và lúc này để sân hận thể hiện toàn diện, sau đó quán sát nó.
Đối với một vài loại thuộc về vấn đề niệm tưởng, chẳng hạn, sự thoái tâm (dépression), có thể rất hữu ích khi để nó xuất hiện và sau đó chỉ nên thảo luận về nó: điều đó sẽ làm thanh tịnh cảm thọ của chúng ta (làm giảm đi các cảm giác tiêu cực bên trong của chúng ta bằng cách phân tích chúng). Tuy nhiên, một vài loại niệm tưởng hỗn loạn khác, chẳng hạn, sự sân hận, thế lực bám chấp, chúng có khả năng tự tái hiện hơn là người ta bắt chúng lộ diện; để làm cho những loại (phiền niệm) này yếu đi, chỉ có một giải pháp duy nhất là chúng phải được chuyển hóa (kềm chế). Người ta không nên chờ đợi và để sân hận cũng như bám chấp phát triển theo hướng tăng thượng, rồi ra sức kiểm soát, vì làm như thế sẽ rất khó mà chế ngự chúng. Tốt hơn hết là bao giờ ta cũng nên phản tỉnh bằng cách tu tập hằng ngày về sự lợi lạc của lòng bi, tâm yêu thương, và sự tử tế v.v…về những phiền não và sự sai lầm của sân hận. Từ những quán chiếu như thế, đưa tới sự tích tập, nối kết với việc phát triển nhận thức về giá trị của lòng yêu thương (đại bi tâm); khi chánh kiến và sự phát triển được liên tục nhân lên, thì kết quả là ta giải thoát khỏi sân hận và trú trong đại bi. Dưới sự ảnh hưởng của sức mạnh yêu thương, thì ngay cho dù bạn bị sân hận bủa vậy, thì nó chỉ xuất hiện trong cùng một cách (như là nó), và dụng lực của nó chẳng có gì đáng kể. Đấy là con đường của thực hành: người ta cần phải trải qua nhiều thời gian (hành giả cần phải có quá trình công phu), bởi vì, những trạng thái của tâm thức chỉ có thể chuyển hóa dần dần mà thôi.
Hỏi: Nếu như cái tôi, cái ngã là bất thực, vậy người ta phải nỗ lực như thế nào để tu thiền (thực hành thiền định)?
Đáp: Thật là một câu hỏi tuyệt vời. Ở đây, cái ngã tác động đến cách lý giải sai mà ta vừa luận bàn. Ta hiểu không đúng về bản chất trống rỗng của hiện thể (tánh không của các pháp), chúng ta kết luận về hiện thể là tự không, dẫn đến quan điểm là không có gì tồn tại cả - đoạn kiến. Chủ nghĩa hư vô là một sai lầm (tà kiến). Nếu các bạn cho rằng mình không hiện hữu, vậy thì, bạn hãy dùng một vật nhọn nào đó đâm vào ngón tay mình đi! Dẫu cho, bạn chưa nắm bắt được cái tôi này, nhưng rõ ràng là nó tồn tại – Tôi đau.
Hỏi: Tôi đã nhận được từ thầy (bổn sư) mình các giáo chỉ và những bài học vỡ lòng, nhưng giờ đây tôi đã mất một ít niềm tin vào vị ấy. Tôi phải làm gì đây?
Đáp: Đấy là một dấu hiệu cho biết là bạn đã không được thận trọng lúc sơ phát tâm. Nếu niềm tin duy nhất là đủ (nếu chỉ có tin là đủ), thì đức Phật đã không có lý do gì thị hiện những phẩm tính tối yếu của một bậc đạo sư, bằng cách giảng dạy những chi tiết vĩ đại về chủ đề này trong Luật Tạng (Traités d’éthique), Kinh Tạng (Discours) và trong Mật Tạng (Mantra
secret). Đây là tầm quan trọng không thể thiếu cho bất cứ ai, bậc đạo sư, vị Lama, học trò hay môn đệ phải trải qua một số thời gian để đánh giá mỗi một người nào khác. Tuy nhiên, tình trạng mà ta bàn luận phải nên hình thành một cách cụ thể. Chúng ta phải xem những kinh nghiệm như thế là những lời cảnh báo và hiểu rằng, ta cần đến một nền tảng vững chắc: đó là điểm cốt yếu để phân tích, để tự thân mình đánh giá. Tôi hay nói rằng, khi người ta tiếp nhận những giáo chỉ, thì người ta không nên xem người dạy như là thầy; chỉ nên xem thầy như là một người bạn tâm linh (một pháp lữ) mà bạn thọ pháp từ họ. Như vậy, dần dà bạn sẽ tự đánh giá được con người ấy và nắm bắt chính xác những phẩm chất của vị ấy; và chỉ còn chuyện tiếp theo là bạn có thể công nhận họ như là bổn sư của “các bạn”. Đây là cách tốt nhất để tiến hành.
Nhằm trả lời câu hỏi để bạn biết bây giờ mình sẽ phải làm gì: nếu như bạn đang ở trong tình huống mà ngay từ lúc sơ phát tâm niềm tin của mình đã được dâng hiến hoàn toàn và, giờ đây bạn ghi nhận là nó đã mất, thà tự mình nuôi dưỡng những trách cứ về người ấy, còn hơn là mong phát triển một trạng thái lạnh cảm trơ tâm (attitude de neutralité, d’indifférence). Nói cách khác, đôi khi sự trách cứ ấy sẽ rất hữu ích khi nghĩ đến giáo chỉ của Phật giáo, nhất là Phật giáo Đại Thừa mà ở đây khẳng định rằng, một trong những bậc thầy khéo nhất của chúng ta, chính là kẻ thù của mình. Nếu một kẻ thù làm hại bạn một cách có tính toán, thì đó chính là một pháp tu cơ bản nhầm phát triển lòng tôn kính sâu sắc và hướng về kẻ đó với lòng biết ơn. Chính trường hợp này khác hẳn với bậc thầy của các bạn, bằng mọi khả năng, bậc thầy không bao giờ có ý đồ
làm hại chúng ta. Xét theo quan điểm này, thì tình huống ấy giúp cải thiện trạng thái tâm thức của các bạn một cách tích cực nhất.
Hỏi: Ý kiến của ngài như thế nào về những Phật tử Tây Phương đang tu pháp Thủ Hộ Thần (déités protectrices)?
Đáp: Đây là một vần đề rất phức tạp. (Cho dù) người ta có (đức tin) tu tập tôn giáo hay không, thì đó là việc của cá nhân và chỉ liên quan đến bản thân vị hành giả đó mà thôi. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là người ta có nắm bắt được, vị trí, chức năng của việc tu tập như vậy hay không. Khi quan sát lịch sử của truyền thống này, thì ta biết rằng, tu pháp ấy có nguồn gốc từ Mật giáo. Trong hệ thống Kinh Thừa, đôi khi người ta đề cập đến bốn bậc đại thánh, và không có những vị thánh nào khác hơn là: Văn Thù Sự Lợi, Quán Thế Âm, Tara, Di Lặc và Phổ Hiền. Trong tác phẩm Đại thừa trang nghiêm kinh (Ornement pour la Claire Réalisation) của Di Lạc, người ta tìm thấy trong chuỗi tu tập Sáu Nhiếp Pháp, một phép tu nhiếp tâm với hai hoặc những chư hộ thần và đó có thể là các vị thánh Tara hoặc bốn vị đại thánh vừa nêu, họ hiện thân trong cơ cấu của tu pháp này. Mục đích của pháp tu như thế là tự mình phải nhất tâm về các vị ấy, những bậc thánh với tư cách chứng tri được các nghiệp chướng của hành giả.
Ở phương diện khác, có tất nhiều văn bản Mật giáo đề cập đến pháp tu Thủ Hộ Thần. Trong Mật Thừa (Véhicule des Tantra), hành giả tu pháp ấy, trước hết phải thụ giới (initiation – lễ quán đỉnh) và rồi vị ấy phải đắc định (đạt tới trạng thái sâu thẳm của thiền tư) mà trong những quán chiếu như thế về các Du-già hộ thần (Thần hộ trì của phép tu Du-già) dẫn đến khả năng thực hiện tu pháp này (đưa hành giả thành tựu tu pháp này).
Trong thời gian qua, nhiều người Tây Tạng chống đối phép tu ấy: họ hoàn toàn quên lãng nó và hài lòng đi tìm những tán thưởng của một nữ hộ thần nào đó. Điều đó là một sai lầm tuyệt đối. Đấng hộ trì chỉ có thể thừa nhận chúng ta sau khi ta hiện quán được hành tướng của chính mình như là một vị trời, nghĩa là trên mặt ý thức, đấng hộ trì này được chứng nghiệm hoàn toàn; tu hành không cốt ở đấng hộ trì mang lại sự hàng phục tâm thức của chính mình.
Trên thực tế, sự phòng hộ tối ưu của chúng ta, chính là (Quy Y) Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng bảo. Trong ý nghĩa thâm thúy nhất, thì nghiệp của chúng ta mới thật sự hộ trì và phá hủy chúng ta. Nếu như ta muốn biết rõ cái gì thật sự ích lợi, thì câu trả lời sẽ là: thiện nghiệp của mình. Nếu như ta muốn biết cái gì thật sự gây hại cho ta, ta có thể khám phá rằng, chính nghiệp ác, những hành vi không được tán thưởng của chúng ta đã đem tới. Và, hiểu được điều đó mới là quan trọng. Với giáo pháp cơ bản này, tôi đi đến kết luận với các bạn rằng, mỗi người có thể tự mình đánh giá và đơn phương chọn lựa.
Hỏi: Thưa ngài! Có phải tham dục luôn dẫn tới (luôn là tác nhân của) bám chấp?
Đáp: Trong ngôn ngữ Tây Tạng, người ta phân biệt rất rõ giữa hai thuật ngữ: ‘dod pa’ và ‘dod chags’; thuật ngữ thứ nhất chỉ cho tham dục, mong muốn hay thích thú – hợp lý hay phi lý. Còn thuật ngữ thứ hai, dứt khoát chỉ cho yếu tố phá hủy (phiền não). Người ta gọi A-la-hán là một vị đã thành tựu quả vị bất sinh, giải thoát khỏi luân hồi (không còn tái sinh, chấm dứt sinh tử luân hồi – a réussi à passer au-delà). Trong dòng tâm tương tục của một vị A-la-hán, người ta tìm thấy một hình thái của sự ham thích, tuy nhiên, đây là một hình thái dục hợp lý, và được kiểm soát (thông tuệ - maîtrise). Bất chấp sự phân biệt về từ ngữ, ngay từ đầu tu tập, khi người ta còn là một phàm phu (une être ordinaire), thì việc tách rời khỏi dục đơn thuần – tịnh dục (simple désir) - và tham dục mang tính phiền não như thế nào là vô cùng khó khăn. Và thậm chí, niềm tin và lòng bi của chúng ta vẫn còn bị vấy bẩn lâu dài do khái niệm sai lầm (tà kiến) về tự tính của các pháp, do tập khí chính mình, và do đối tượng của niềm tin hay lòng bi của chúng ta bị lệch lạc về tính tuyệt đối nội tại của hữu thể. Chánh kiến, ngay khi sơ phát tâm là rất khó, thế nhưng, trên nền tảng tu hành có giới luật, cho phép chúng ta dần dần nhìn ra được tác tố của vô minh, và các nhân tố phá hoại (phiền não) và nhờ thế, đường tu của chúng ta càng lúc càng chính xác hơn.
NHỮNG MỨC ĐỘ TRONG PHÁP TU– MƯỜI HAI CHI DUYÊN KHỞI
(La niveaux de voie – tiêu chuẩn của đạo trình)
PHÁP TU
Mười hai chi nhân duyên của kiếp sống trong sinh tử luân hồi là cách trình bày tình huống hay hoàn cảnh cơ bản của chúng ta (phiền não, nghiệp nhiễm ô [nhiễm ô ác nghiệp] và khổ đau). Vậy thì mười hai nhân duyên phải được phân tích rốt ráo, cho dù tâm thức có thoát khỏi vô minh căn bản mà ta vừa đề cập hay là không. Mọi loại niệm tưởng mà ta có thể quan sát được đều bị nhiễm bẩn bởi (nhân) duyên và tập khí (các điều kiện và những thói quen). Bất luận tà kiến tăng thịnh do tập khí tác khởi có bao nhiêu đi nữa, thì nó vẫn không thể phát triển đến vô hạn, bởi vì nó bất thực xét trên chánh kiến (connaissance exacte): nó không được thừa nhận vì những giới hạn của nó. Ngược lại, một tâm thức còn yếu kém do chưa tu tập nhuần nhuyễn, thế nhưng giá trị mà nó thiết lập có thể được thừa nhận nhờ vào chính tiềm năng vô hạn của nó.
Người ta nói rằng, những phẩm chất duyên khởi của tâm thức đều có một cơ sở vững chắc một cách thiết yếu, bởi vì thức (mà những phẩm chất sở y) là vô thủy vô chung. Nếu như chúng được trau dồi bằng giới hạnh, thì người ta không cần bỏ công thay đổi mỗi một nỗ lực tu hành then chốt nào để ngay từ đầu đạt được chúng: cũng chính vì thế mà năng lực của các phẩm tính ấy được cho là có tiềm năng phát triển dần dần. Một khi mà phẩm chất tâm đã thể hiện mạnh mẽ thật sự, thì nó không cần phải trau dồi trở lại với mức độ này. Do vậy, nếu ta tu hành một cách đúng nguyên tắc (tu hành có giới luật), thì các phẩm chất tâm (công đức) ấy sẽ phát triển không bao giờ dứt.
Trong giới hạn mà ở đó khổ sanh ra do vô minh căn bản (xét vì khổ sanh ra do vô minh căn bản), thế nên, người ta có thể nói rằng, khổ đau có nguồn gốc từ tâm vô kỷ luật. Cũng vậy, xét vì giải thoát khổ đau phụ thuộc vào việc nhổ sạch gốc rễ (tịnh hóa) và phá hủy vô minh căn bản vốn tồn tại từ tâm, thế nên, người ta có thể nói, giải thoát sinh ra từ tâm thanh tịnh (maîtrise de l’esprit). Tâm vô kỷ luật sinh ra khổ đau, còn tâm có giới luật hay tâm được tịnh hóa đưa ta đến an lạc. Sự kiểm soát tâm thức chỉ có thể thiết lập bằng thuật trừng tâm (tu tâm bằng giới hạnh – un entraînement mental régulier). Vì tu hành là giới hạnh đặc thù của tâm và bởi vì giới
hạnh được trau dồi cũng do tâm, cho nên, người ta phải định tính bằng phân tâm học (người ta phải trở nên thiện xảo trong phép phân tâm học – tư duy tu hay Thiền quán [psychologie]). Chính vì lý do này, mà hiển thức (présentation de la conscience) được chú trọng nhiều nhất trong chư Phật điển. Giữa các trạng thái tâm vô kỷ luật - thì tâm thô trọng nhất, chính là những đối tượng gây nên vọng tưởng – được gọi là tà kiến (perception fausse). Trong tiến trình thăm dò giáo Pháp, thì dần dần tà kiến chuyển tướng thành nghi (dout). Nghi có ba hạng: hạng hạ căn (le plus bas), tuyệt đối không tin chánh pháp; hạng trung căn (le niveau moyen), bán tín bán
nghi đối với pháp giải thoát; và loại thượng căn (le niveau supérieur) là tin tưởng tuyệt đối vào chánh pháp. Qua quá trình tu tập, nghi dần chuyển thành bất định trí (perception précaire) và bất định trí qua quá trình tu tập nội quán sẽ chuyển thành tư biện trí hay tuệ tri (inférence). Và khi đã tu tập trên những tuệ niệm sinh ra từ biện trí và phát triển đối tượng thiền tư đến mức độ toàn hiển, thì hành giả chứng được tuệ giác trực tri.
Để vượt qua những tà kiến, thể ngộ chánh kiến, thì người ta có một kỹ thuật hay phép tu mà chủ yếu là quán chiếu các hệ quả bất thiện (conséquence absurde – ác quả) của chúng. Vì lý do đó, nên chư luận thư của Phật giáo luôn giảng giải rất nhiều về các hình thái ác quả này để cho phép làm yếu đi (nhằm bẻ gãy) thế lực bám chấp sinh ra từ những tà kiến ấy. Tiếp đến, khi mức độ hoài nghi được liễu giải, thì sự suy lý thuộc tam đoạn luận có thể được sử dụng làm phương tiện đạt đến tư duy tu (compréhension par inférence). Do vậy, tham cứu các luận thư của Trần-na và Pháp-xứng – hai luận lý gia được cho là cột trụ của Phật giáo – là điều tối quan trọng để phát triển và thừa nhận tuệ giác phân biệt chư pháp (trí tuệ phân biệt hiện tượng – la sagesse qui discrimine les phénoménes). Dựa trên phương pháp này, quá trình tu tập sẽ phát sinh những trạng thái như sau: tuệ do văn (nghe pháp) sinh, tuệ do tư (tư duy, nghiên cứu) sinh và sau cùng, tuệ do định sinh.
TIỆM TIẾN TRONG TU HÀNH
Qua phương pháp tu hành này, các bạn dần dần nhận ra rằng, tâm thức có thể được chuyển hóa là điều có thật. Từ viễn cảnh như thế, các bạn có thể kiểm soát tâm thức của mình từ hiệu quả của phép tịnh tu (phép tu bất bạo động – practique de la non-violonce). Bước đầu tiên của con đường tịnh tu là phải nhẫn đối với những hành vi xấu ác của người khác; bước thứ hai là tự đặt mình vào phần đối trị với chất liệu phiền não (giải trừ phiền não) sinh ra từ nghiệp xấu; bước thứ ba là phải loại trừ tập khí quá khứ do phiền não tập thành – Tâp đế và Đạo đế. Do quán chiếu cái cách mà vô minh vô thủy gây ra sinh tử luân hồi, cho nên, người ta biết rằng, tu tam tịnh pháp – Giới, định và tuệ - Là vô cùng thiết yếu: bắt đầu bằng cách điều phục ác nghiệp sinh ra từ chất liệu phiền não, tự mình trực tiếp điều phục chúng, và sau cùng là diệt dứt các tập khí do vọng tưởng lập thành.
Để tẩy sạch các tập khí tùy miên (empreinte latente – vết in tiềm ẩn hay ngủ ngầm) này, thì trước hết người ta phải tịnh hóa (mettre fin – làm dừng lại) những yếu tố (gây) phiền não, nếu không, ta khó có thể loại trừ những vết in do chúng khắc họa trên tâm. Khi mà tâm thức giải thoát khỏi mọi yếu tố gây phiền não và những vết in này, thì trạng thái đó được gọi là Phật quả (bouddhéité), trong khi đó, chỉ riêng những yếu tố gây phiền não mà một hành giả nào đó loại trừ được, thì giai đoạn này, được gọi là quả vị A-la-hán (Arhat – quả vị sát tặc).
Sự phá hoại của yếu tố phiền não và những khuynh hướng hay tập khí do chúng thiết lập giống như một cuộc chiến tranh: trước lúc tấn công thế lực này, thì việc quan trọng là ta phải chuẩn bị phòng hộ cẩn thận, để không bị trượt ngã dưới sự ảnh hưởng của vài vọng tưởng (émotion contraine – cảm xúc bất lợi). Đây là lý do tại sao mà ngay từ đầu sự phòng hộ lại quan trọng để ta thoát khỏi thân nghiệp và khẩu nghiệp. Và mục đích sau cùng là hàng phục mọi yếu tố phiền não, cũng như những tập khí của chúng: chiến thắng (các) trạng thái ấy, có nghĩa là ta chứng đắc Phật quả. Tuy nhiên, để tạo nên phương tiện đạt đến đối tượng này, thì trước tiên ta phải làm cách nào thoát được sự chi phối của ác nghiệp.
HÀNG PHỤC1 ÁC NGHIỆP DO PHIỀN NÃO SINH
Khi người ta tạo nghiệp bằng một động cơ vị kỷ, và phạm phải những ác nghiệp – những hành vi sai lầm - như sát sinh, trộm cắp, tà dâm (être infidèle – ngoại tình, không chung thủy), nói không đúng sự thật, nói độc hại hay phù phiếm để gây chia rẽ (parler brutalement), thì những hành vi ấy, các bạn không chỉ làm hại người khác mà cuối cùng còn gây hại cho chính mình. Do vậy, không cần kể đến bất cứ sự sân hận nào mà ta gây cho người khác, mà ta chỉ cần xét đến sự sân hận mà chính ta phải nhận lấy nhân quả do mình gây nên, để giờ đây ta bị dẫn đến sanh tử luân hồi, từ đó ta thấy rằng, tu tập thân và khẩu nghiệp là điều hết sức cần thiết. Bằng cách suy nghĩ chín chắn (chánh kiến), bạn sẽ tiến đến sự minh định rằng, khi mình hại ai, thì người bị hại sẽ là mình – ác lai ác báo. Chính cách thiền tư (phân tích và trầm tư) tinh tấn đó, tình huống này sẽ được bạn tiếp cận một cách rõ ràng.
Có phải đời ta rồi sẽ đi đến kết thúc, dù nó có dài như thế nào đi nữa? Nếu so với hình thái hay sự cấu tạo của vũ trụ và với các thời kỳ địa chất, thì kiếp của một con người là vô cùng ngắn ngủi, thậm chí thọ mệnh một ai dù có đến trăm năm. Y trên hoàn cảnh này, mới thấy rằng, người ta tập trung mọi quyền lực, cũng như thân và tâm, để tích góp tiền tài và các sở hữu (các ngã sở), thật ra chẳng có nghĩa gì. Do vậy, rõ ràng là sự giàu sang chỉ giúp ta trong hiện đời, tuy nhiên, nó luôn là môi trường cho thói tham lam hiện hữu.
Xét trên giáo chỉ vừa nêu, thì lòng bi mẫn của ta với tha nhân vốn không còn nữa. Nói đúng hơn, cho dù bạn chỉ chú trọng đến sự giàu sang của riêng mình, thì việc quan trọng (mà giáo pháp ấy chỉ dạy) là bạn phải chứng thực rằng, nghiệp bất thiện sinh ra từ đó vốn gây thiệt hại cho chính mình mà thôi. Cũng vậy, nếu bạn trầm tư về hoàn cảnh thật sự của thế giới này, thì rõ ràng là, những gì mà của cải vật chất đang có, không thể đáp ứng đầy đủ cho các nhu cầu cá biệt của loài người. Sự phát triển vật chất chỉ giải quyết được một số vấn đề trong một vài lãnh vực nào đó mà thôi, thế nhưng đôi khi nó lại làm phát sinh thêm những vấn đề mới nữa. Kinh nghiệm của ta cho biết rằng, hạnh phúc của loài người không chỉ nằm trong sự phát triển của vật chất.
Hơn thế, chính giai đoạn này, ta mới thấy rằng, mình thật may mắn khi được làm thân người. Khi xét thân thể con người có thể được sử dụng theo một đường lối tích cực như thế nào, thì người ta thật sự hiểu rằng, quả là đáng trách khi dùng nó để gây nên tai hại.
Cũng vậy, thật hữu ích biết bao cho những ai trầm tư về những thống khổ trong ba cõi luân hồi: địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nếu như để tin là có các cõi địa ngục là quá khó, thì ít ra ta hãy nghiệm xem loài thú đang gánh chịu nhiều khổ đau như thế nào. Dưới mắt của mình, các bạn có thể chứng thực những trạng thái ấy. Hãy xét là ta bị trầm luân trong hoàn cảnh đó, ta sẽ cảm thụ được sự khổ đau như thế đến là dường nào!
Hầu hết trong chúng ta đều đã có thể khẳng định rằng, tâm thức của mình vốn chứa nhóm quá nhiều tập khí do ác hạnh hình thành và vô minh vô thủy (l’ignorance sans commencement) là động cơ và cả hai sẽ là quả trong cõi súc sanh (khiến ta sinh vào trong đó). Dòng tâm tương tục của chúng ta vận chuyển những nhân tố ấy khiến ta đọa vào những cảnh giới luân hồi như thế và chúng ta có thể thấy là nhân khổ đau có tầm khuếch tán như thế nào. Cho đến giờ ta còn chưa thấy được cảnh giới súc sinh; giờ đây ta hãy tưởng tượng là mình sống với chúng, là một súc sinh trong chúng: ta sẽ biết là mình có nên sinh vào nơi đó hay không. Các “thực thể” làm nên khổ quả này (những tái sinh bất hạnh – renaissances défavorables) đều do nghiệp xấu và do làm tổn hại tha nhân.
Đây là những gì mà mức độ thiền quán đầu tiên thấy được các sai lầm của ác hạnh và cho ta biết rằng, dừng dứt ác nghiệp của thân và khẩu là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không có bất cứ sự cam đoan nào, là người ta sẽ thoát hẳn những nhiễm ô của các nghiệp bất thiện trong đời sống tương lai, ngay cho dù, họ đã dừng dứt những ác nghiệp như thế trong suốt cuộc đời hiện tại của mình. Chính ví lý do này mà ta phải thực hành bước tịnh hóa (non-violence – bất bạo động) tiếp theo, đó là cách phòng hộ tốt nhất, được mệnh danh là nguyện hạnh (engagement actif) hay phát tâm tu tập.
TỊNH HÓA PHIỀN NÃO (Diminuer les factuers perturbateurs)
Trong mười hai chi nhân duyên, ta được dạy phiền não là nguồn gốc của mọi sầu bi. Căn bản của chúng, chính là vô minh vô thủy (ignorance initial) tác thành những đối tượng xét như là sự ký sinh nội tại. Sức mạnh của vô minh căn bản này chiêu cảm bám chấp và sân si cũng như nhiều loại phiền não khác, chẳng hạn: kiêu mạn, thù hận, ganh tị v.v… Chính chúng đã tạo nên phiền não bằng những yếu tố đa dạng của chúng. Khi ta phân tích các vấn nạn và những cơn khủng hoảng của thế giới mà chúng ta đang tồn tại, cho dù ta phân tích qua các liên hệ quốc tế hay trong phạm vi gia đình, thì rõ ràng rằng, những vấn đề ấy vốn gắn liền cùng lòng sân hận, đố kỵ của chúng ta, nói tóm lại, những vấn nạn và các cơn khủng hoảng sinh ra từ bám chấp và sân si, [tức là do nộc độc của tham, sân và si vậy].
Giờ chúng ta hãy quan sát người mà ta gọi là “kẻ thù” và hết sức căm ghét họ. Bởi vì, có thể anh ta hay cô ấy là hạng người không có lương tri. Họ tham gia vào trong các hoạt động gây thiệt hại cho ta. Vì lý do này mà ta cho người đó là kẻ thù. Giả dụ rằng, tham, sân và si đã là bản chất của con người đó, thì tuyệt đối nó sẽ chẳng có cách nào chuyển hóa được; hoặc, trạng thái ấy không chỉ là một giả dụ mà nó đúc thành tính kiên cố trong tự bản chất của con người này. Điều đó sinh ra từ trong con người ấy, hoàn toàn giống như chúng ta, chính là sự biểu lộ của cách ứng xử tệ hại do phiền não chi phối. Có phải tự chúng ta tác tạo hay tham gia vào những nghiệp bất thiện chăng? Và chắc là ta chưa bao giờ nghĩ rằng, mình hoàn toàn (thật sự) tệ hại. Sự suy nghĩ này (nếu như được đặt vào trong) giống y như con người mà mình xem là kẻ thù. Quả nhiên, nguyên nhân thật sự của việc (suy nghĩ) kém hiểu biết này, không phải do bản thân của người đó, mà chính là sự chi phối của độc tố phiền não. Kẻ thù đúng nghĩa phải chăng chính là độc chất ấy hay những yếu tố phiền não bên trong của chúng ta.
Chúng ta là những hành giả, đối tượng thực tiễn, việc thắng thua trong cuộc chiến đấu (l’enjeu du lutte) này, cốt ở cách quan sát nội tại. Sự phát hiện như thế có thể tốn nhiều thời gian (công phu), nhưng đó là cách duy nhất để làm giảm thiểu những sai lầm của loài người. Nhờ sự thực hành (tu tập) như vậy, mà ta có thể đạt tới một cảnh tâm thanh bình tuyệt diệu, không chỉ ở thời kỳ tương lai, mà còn ở tại đây và bây giờ nũa. Chúng ta có thể tìm thấy trong tâm ta, tính trong sáng và thẳng thắn, sự an tịnh và thanh bình thật sự. Phá hủy nền tảng vô minh, tức là đem thanh bình cho tâm thức. Tuy rằng, mọi trạng thái bất thiện là do các độc tố vô minh, thế nhưng, yếu tố cần thủ tiêu hơn hết, chính là lòng sân hận vậy.
Để đạt được tâm thức thanh tịnh độc đáo như thế, thì vấn đề cốt tủy là ta có nhận ra (xử lý) được những độc tố phiền não hay không. Vào giai đoạn này, sự tu tập cốt ở việc vượt qua và loại trừ nền tảng của chúng: vô minh sinh thành bản chất nội tại. Để thành tựu nó, thì việc cần kíp là có chánh kiến để nắm được phương tiện đối kháng chính xác với vô minh căn bản. Chỉ có được một nhận thức như thế, thì hành giả mới có thể đối trị hiệu quả với những độc chất của phiền ưu.
Qua phân tích, ta có thể thấy, vô minh vô thủy sinh ra những hiện tượng xét như là sự tồn tại có tự thể hay có khía cạnh riêng của chúng (existant de leur propre côté) và sự phân tích này rất cần thiết để hàng phục tà kiến tức là những quan điểm sai lầm (conception erroné) về đối tượng (các pháp) được cho là tự sinh: vô minh tồn tại có tự thể. Ta cần thực chứng rằng, những đối tượng ấy không tồn tại bằng cách tự sinh (les objets n’existent pas de façon intrinsèque): không phải bên trong chúng, cũng không phải do chính chúng. Điều quan trọng là phải chắc chắn rằng, qua chánh kiến của mình, những đối tượng do vô minh vô thủy ảnh hưởng, sẽ chẳng có bất cứ giá trị gì mà vô minh ban cho chúng. Vậy, người ta phải bắt đầu chuyển hóa một cách hợp lý niệm tưởng nào do tà kiến sanh ra – lấy chánh kiến hàng phục tà kiến. Đó là lý do vì sao mà thiền chứng tánh không (vacuité) đạt tới một tác động phi thường.
Để phát triển tới một mức độ (tầm nhìn có khả năng thực chứng tánh không) được yêu cầu để thành là sự đối kháng có thể nhổ bật gốc rễ vô minh căn bản, thì người ta không chỉ cần tới thiền quán (nhận thức suy luận) là đủ khả năng thực chứng tánh không. Hơn thế, người ta còn phải mang trí tuệ suy luận (tức thiền quán) này đi tới một cảnh giới trực kiến (perception directe – tri giác trực tiếp hay hiện quán) vô niệm (non-conceptuelle) về chân lý tánh không của hiện hữu nội tại (la vérité de la vacuité de l’existence intrinsèque – chứng đắc hiện hữu vô tự thể ), tức là tuệ giác về tánh không của các pháp (nội tại). Do vậy, điểm cốt yếu là phải tiếp cận thiền (samàdhi – tam muội định). Đây là một trạng thái Thiền định sâu xa, cho phép hành giả phát triển một cảnh giới định hợp nhất giữa thiền chỉ (shamatha) và thiền quán (vipashyana). Vì thế, người ta cho rằng, để phát sinh tuệ quán về tánh không, thì điều kiện tiên quyết chính là trau dồi pháp tu thiền chỉ: tịnh hóa và định tâm (canalisation – khai thông dòng tâm vào một hướng). Sự phát triển này, không chỉ là tính khéo léo của tâm thức trụ trên đối tượng thiền quán bằng một cách thế chăm chú và tập trung mà nó còn phát triển như thế cho đời sống thường ngày một cách tinh tế và nhạy bén nữa, ngay cả đối với những ai không tin vào sự tái sinh: càng ngày, tâm thức từng bước trở nên nhu nhuyển hơn, thức tỉnh hơn, và có nhiều khả năng hơn. Đây là lý do tối yếu làm nên những lý giải cụ thể cho biết một hành giả đắc định như thế nào.
Một ai đó, nếu muốn đạt tới sự định tâm, thì họ không thể sống đời sống như chúng ta hiện giờ. Họ phải tìm đến nơi hẻo lánh, sống đời độc cư mà ở đây họ phải thực hành giới luật (régulière) tinh nghiêm suốt một thời gian dài. Hơn thế, nếu những ai nỗ lực để đắc định bằng các pháp tu Mật thừa, thì sự thành tựu của họ lại càng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu ai chưa có khả năng, cũng như chưa sẵn sàng cho một thực hành tinh tấn như thế, thì mỗi sáng sớm thức dậy, nên dành một ít thời gian để tọa thiền quán tâm– khi mà tâm thức còn đang trong sáng – để tìm được bản chất và thực thể của nó. Công phu này sẽ vô cùng hữu ích vì ta tách ly được mọi vọng niệm phiền ưu. Sự tu tập như vậy còn giúp giữ gìn tâm ta nhạy bén và để phòng hộ cũng như có được một ngày hoàn toàn thanh thản.
Nhằm mục đích đi đến giai đoạn tịnh hóa những phiền não tế vi (les distractions subtiles internes), và luôn giữ tâm thức nhạy bén trên đối tượng mà nó đang quán chiếu, thì cơ bản là ta phải hàng phục được những phiền não thô trọng hơn, những hành vi bất thiện của thân và khẩu mà chúng đã làm tâm ta đảo điên bằng những bám chấp và sân hận. Do vậy, tâm thức cần đến sự trau dồi giới hạnh (giới luật, luyện tập đạo đức – s’exercer à l’éthique). Phật giáo có hai chuẩn mực chủ yếu về đạo đức, tức là có hai loại giới luật: một là dành cho giới cư sĩ tại gia (người có đời sống gia đình – Giới pháp Ưu bà tắc và Ưu bà di) và hai là dành cho giới tu sĩ xuất gia, những người từ bỏ đời sống gia đình (ceux qui s’en sont détachés). Ở đây, giới luật dành cho cư sĩ vẫn có nhiều mức độ khác nhau. Do vì, trình độ sai biệt của chúng sinh mà đức Phật lập ra những hệ thống giới luật khác nhau. Sự chế định này không ngoài mục đích hướng hành giả đạt tới cứu cánh giác ngộ thuận theo căn tính của chính mình.
Ví chúng sinh có nhiều thiên kiến (Préoccupation) và tư chất khác nhau, cho nên đức Phật chế luật tu tập khác nhau. Quả là lợi lạc, khi ta nhận ra điều này, chẳng những chúng mang lại cho ta một viễn cảnh chính xác về Phật giáo (những lời dạy của Phật/ giáo chỉ của Phật – Enseignement bouddhiste) mà còn khiến ta phát triển một tâm thức uyên thâm (fond du coeur), một niềm tôn kính thật sự trên những hệ thống tín ngưỡng đa dạng của thế giới này, vì những giới luật ấy chứa đựng (đưa tới) mọi an lạc cho những ai tin chúng. Ngay cho dù, giữa các nền tôn giáo trên thế giới này có những quan điểm triết học khác biệt to lớn như thế nào đi nữa, thì người ta vẫn thấy rằng những điểm triết học như thế là hoàn toàn thích đáng và lợi lạc trong việc hướng dẫn đời sống của đa số chúng sinh mà trong đó gắn liền cùng những quan tâm và căn khí khác nhau của họ. Khi lĩnh hội được điều này, thì niềm tôn kính sâu xa trong ta sẽ được phát sinh. Thế giới bây giờ, ta rất cần phẩm chất tôn kính ấy và sự cảm thông lẫn nhau.
PHẬT GIÁO TÂY PHƯƠNG
Trong cử tọa hiện giờ, tôi thấy có khá nhiều quý thầy và quý cô là những người Tây phương. Tôi vô cùng kính trọng khi mà các vị chọn đời sống thọ giới xuất gia (chọn sự thọ giới – avoir choisi ordination), thế nhưng, tôi nghĩ, các vị chưa từng được thệ nguyện thôi thúc. Cần phải nhớ rằng, nếu như đức Phật lập ra những pháp tu sai biệt phù hợp theo căn tính của từng người, thì điều quan trọng là ta xác định được khí chất của mình như thế nào và chỉ nên từng bước tu hành trong chức năng của các pháp tu ấy. Những người Tây phương nào thật sự mong muốn tu Phật, chẳng những mình phải là người công dân tốt mà còn là thành viên có trách nhiệm trong xã hội của ta nữa. Họ không nên sống đời sống độc cư, tách ly khỏi cộng đồng văn hóa cơ bản của mình. Việc cốt yếu đối với ai chọn lấy tinh hoa giáo chỉ của Phật (pháp Phật), thì tất cả họ phải nhận ra rằng, pháp tu của người Tây Tạng phải chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Tây Tạng và những vị Tây Phương nào thực hành theo hình thái tu Phật “Tây Tạng hóa”, sẽ có đôi chút sai lầm. Khi thử tu tập hoàn toàn theo cách như thế, ta có thể sẽ chạm phải những trở ngại (tâm thức của ta sẽ không thể hòa nhập được một hệ thống như thế) và sẽ gây khó khăn cho ta trong những liên hệ xã hội. Trên thực tế, vẫn có một số người cố làm giống như những người Tây Tạng, chẳng hạn cúi đầu chào theo một cách thế khiêm cung. Thay vì, phỏng theo những hình thái văn minh như vậy, thì tốt hơn hết là ta nên giữ lấy bộ khung văn hóa riêng của mình và ứng dụng những giáo chỉ của Phật mà ta đã tìm thấy, thì sự kết hợp nhuần nhuyễn như vậy sẽ thiết thực hữu ích và mang lại hiệu quả cho chính mình. Hãy tiếp tục tu dưỡng chuyên môn và luôn là thành viên trong cộng đồng của mình. Cho dù những trung tâm tu học đã được thiết lập đều rất hữu ích và đáng được duy trì, thế nhưng, để tu hành, thậm chí hành giả tham gia vào một trong những đạo tràng đặc biệt này để giữ được hay sở đắc pháp tu, thì việc đó là không cần thiết.
Hôm nay chúng ta đã thảo luận về hai mức độ đầu tiên của tiến trình tu tập: hàng phục (lutte) tính phiền não. Ngày mai ta sẽ tiến vào ba mức độ hay còn được gọi là Tam Pháp Ấn: phương pháp phát triển lòng bi (compassion) nhằm phá hủy những trạng thái sở tri chướng mà chúng là những vết in do phiền não sở sinh: hãy bắt đầu bằng việc tu dưỡng giới luật hay đạo đức (éthique), làm thành nền tảng cho mọi thực hành tối hậu. Tiếp đến, nhờ vào việc tu (thiền) định (concentration) mà tâm thức có được định tụ (l’esprit devient si puissamment canalisé – tâm thức khai thông về một hướng một cách mạnh mẽ) một cách dũng mãnh và thành tựu pháp tu không định (il gagne en efficacité dans la méditation sur la vacuité – tâm chứng thiền định về tánh không) và cuối cùng nhờ vào định không mà ta siêu việt surmonter) sở tri chướng: chiến thắng những vết in hay tập khí sinh ra từ vọng tưởng hay tà kiến về các pháp hiện hữu có tự tính (l’existence intrinsèque). Đây chính là ý nghĩa của chuỗi thuật ngữ Tam Pháp Ấn mà Phật giáo dùng chỉ cho ba pháp tu: Giới, tức là những nguyên tắc về đạo đức nhằm tu dưỡng thân và tâm. Định, tức là thiền định hay đưa tâm thức tập trung vào một đối tượng nào đó và, Tuệ, chính là tuệ bồ-đề nghiệm chứng tánh không của các pháp (pháp không); trước tiên, sở tri chướng (obstructions accquises intellectuellement – những phiền não làm ô nhiễm trí tuệ) cần được vượt qua; kế đến là tiêu diệt dần phiền não chướng (obstruction inné). Phiền não chướng có rất nhiều hình thái và mức độ khác biệt cần phải chiến thắng, tuy nhiên, điểm cốt tủy là người ta phải dập tắt vô minh vô thủy, đây là gốc rễ của mọi phiền não: khái niệm về hiện hữu (các pháp) tự sinh hay hiện hữu có tự thể. Vô minh căn bản và mọi phiền não do vọng tưởng sinh ra - khái niệm về hiện hữu (các pháp) tự sinh hay hiện hữu có tự thể - Được dập tắt hay được tịnh hóa trong cảnh giới thực tại (sphère da la réalité ) này. Trí tuệ thực chứng tánh không đó làm xói mòn trực tiếp vô minh vô thủy mà trên đó các pháp được cho là có tự thể; sự dập tắt vô minh trong cảnh giới thực tại (trong cảnh giới thiền chứng) này được mệnh danh là giải thoát. Long Thọ cũng tuyên bố như thế trong tác phẩm Trung Luận của ông:
“Khi nghiệp và phiền não diệt, thì giải thoát sinh.
Nghiệp và phiền não do tà kiến sinh, tự chúng làm
nên vọng tưởng.
Trong tánh không, vọng tưởng diệt.”
Ác nghiệp hay những hành vi gây nhiễm ô và phiền não đều do tà kiến sinh, mà bản thân của tà kiến được phát tác là do việc thừa nhận (dựng nên) khái niệm về hữu thể tự tồn hay có tự thể – Pháp tự sinh. Để dừng dứt vọng tưởng này, người ta phải nhờ (grâce) đến tánh không, hoặc là phải trú trong (soit dans la vacuité) tánh không. Cả hai sự thâm nhập như vậy được cho là nằm trong một con đường tối hậu. Tóm lại, phương án cụ thể nhất, là những vọng tưởng (hành tướng khái niệm – projection conceptuelle) được dừng dứt nhờ vào con đường thực chứng tánh không (la vue de la vacuité réalisée); tuy nhiên, vì những vọng tưởng được tánh không dập tắt, hoặc những vọng tưởng được lắng diệt trong tánh không. Nói chính xác hơn, những vọng tưởng được dừng dứt là nhờ vào sự tu tập tánh không; thế nhưng cũng từ nơi chỗ cáo chung hay từ nơi điểm mà chúng được dập tắt, thì đó lại là hiện thực của bản thân tánh không (réalité de la vacuité elle-même). Cũng thế, trong tánh không mà các vọng tưởng gắn liền cùng khái niệm về hữu thể tự sinh hay hữu thể có thực tính đều bị diệt dứt. Thực tại này – Tánh không mà trong đó lực của tuệ đối trị (sagesse-antidote) đã làm băng hoại mọi yếu tố phiền não, vô minh căn bản, v.v… - là sự dừng dứt thật sự - Đạo đế - Tức là giải thoát.
CHÚ THÍCH……….
1. Hàng phục hay chinh phục, có nghĩa là phần đối trị với tham, sân si. Đối trị, tiếng Phạn là prati-pakṣa (trợ đạo phẩm), dùng các pháp tu để chuyển hóa vô minh. Do vậy, “đối trị” hay “hàng phục”, không có nghĩa là chiến đấu mang tính chiến tranh hay ý thức hệ, như các hệ thống triết học khác. N.D.