QUÁN SÁT CÁC TÁC VI (Hành-行)*
______*"Tác Vi"-Hành-行: Xem chú thích ở phẩm 4, "Ngũ Ấm"
1
如佛經所說
虛誑妄取相
諸行妄取故
是名為虛誑
13.1
Như đức Phật đã thuyết trong kinh điển:
Tất cả những gì con người ta nhận thức trong ảo tưởng, điên đảo, không thật,
Đều là do các Tác Vi (Hành-行) của tâm thức tạo ra những ảo tưởng trong nhận thức (Thụ-取) con người,
Nên gọi nó những cái điên đảo, hư vọng.
2
虛誑妄取者
是中何所取
佛說如是事
欲以示空義
13.2
Tất cả những gì con người ta nhận thức trong ảo tưởng, điên đảo, không thật ấy,
Làm sao có chỗ để tâm thức có thể thụ nhận vào được?
Phật nói về việc ấy,
Là muốn chỉ ra áo nghĩa căn để của Không tính (空-Sunyata).
3
諸法有異故
知皆是無性
無性法亦無
一切法空故
13.3
Mọi tồn tại có điều kiện tương tác (Hữu vi pháp-有爲法) đều có biến đổi*,
Vì thế hãy biết rằng: Tất cả mọi tồn tại đều không có tự tính của nó.
Cái gì không có tự tính, thì cũng tự nó không tồn tại,
Vì thế: Căn để của tất cả mọi tồn tại là Không tính.
______*"Mọi tồn tại có điều kiện tương tác đều có biến đổi", Hán văn: "Chư pháp hữu dị cố-諸法有異故", chữ "Pháp-法" ở đây chỉ có thể hiểu được là "Hữu vi pháp-有爲法": Tất cả những gì có tương quan tương tác, tác tạo và bị tác tạo, cũng tức là có tương quan Nhân Quả. Tất cả những gì con người ta có thể nhận thức được một cách có điều kiện (Ngũ Âm-五陰), đều là Hữu vi pháp.
4
諸法若無性
云何說嬰兒
乃至於老年
而有種種異
13.4
Nếu mọi tồn tại đều không có tự tính,
Thì làm thế nào có thể giải thích vì sao:
Từ trẻ sơ sinh cho đến người già lão,
Ai cũng có tính cách khác nhau?
5
若諸法有性
云何而得異
若諸法無性
云何而有異
13.5
Nếu mỗi mọi tồn tại đều có tự tính,
Thì làm sao nó có thể đổi khác đi được?
Nếu mỗi mọi tồn tại đều không có tự tính,
Thì có tính cách nào đâu để mà khác nhau?
6
是法則無異
異法亦無異
如壯不作老
老亦不作壯
13.6
Có tự tính thì không thể đổi khác,
Không có tự tính, thì cũng không thể khác nhau,
Cũng như trẻ không gây ra già,
Cũng như già không gây trẻ.
7
若是法即異
乳應即是酪
離乳有何法
而能作於酪
13.7
Nếu tự tính là cái có thể đổi khác,
Cũng như sữa biến đổi thành bơ,
Vậy thì tách sữa riêng ra,
Thì cái gì sẽ biến đổi thành bơ?
8
若有不空法
則應有空法
實無不空法
何得有空法
13.8
Nếu tồn tại một cái gì chẳng phải là hư không,
Thì ứng ngay chỗ của nó phải có hư không tồn tại,*
Nếu thật sự chẳng hề có cái không phải là hư không,
Thì hư không cũng chẳng hề tồn tại.
______*"Nếu tồn tại một cái gì chẳng phải là hư không, Thì ứng ngay chỗ của nó phải có hư không tồn tại". Trên bình diện luận lý, thì mệnh đề này của Nagarjuna hoàn toàn đồng nghĩa với mệnh đề của Wittgenstein:
Trong hình học, cũng như trong luận lý học, không gian là một khả năng: một cái gì đó có thể tồn tại ở đó. (In geometry and logic alike a place is a possibility: something can exist in it. Tractatus Logico-Philosophicus, 3.411)
9
大聖說空法
為離諸見故
若復見有空
諸佛所不化
13.9
Như Lai thuyết giảng về Không tính,
Là để con người ta lìa bỏ những định kiến không thật.
Nếu lại khư khư cho cái Không này là cái gì thực hữu,
Thì chư Phật cũng không còn cách nào dạy bảo được nữa.