TỪ SAI LẦM CỦA DESCARTES ĐẾN SỰ THẤU TRIỆT CỦA SARTRE
Nhà triết học thế kỷ 17, Descartes(xxix), người được xem là cha đẻ của triết học hiện đại, đã mắc phải một sai lầm chủ chốt khi đưa ra câu nói nổi tiếng được ông xem như là chân lý: “Tôi suy tư, do đó tôi hiện hữu”. Đây là cách ông trả lời cho câu hỏi: “Có một cái gì luôn hiện diện ở trong ta mà ta biết được một cách chắc chắn không?”. Ông nhận thấy rằng chẳng nghi ngờ gì nữa là chuyện đầu óc của ông luôn luôn suy nghĩ miên man, vì thế ông gán ghép trạng thái suy tư với Hiện hữu, tức là ông đã sai lầm khi tự đồng nhất bản chất chân thật của mình với trạng thái suy tư không chủ đích thường xảy ra ở trong ông. Thay vì tìm ra chân lý tối thượng, ông đã phát hiện ra cội rễ của bản ngãxxx mà ông không hề hay biết.
Gần 300 năm sau, Jean Paul Satrexxxi, một nhà triết học khác đã phát hiện ở câu nói của Descartes một điều gì đó mà Descartes và những người khác trước ông đã không nhìn ra. Sartre suy gẫm kỹ càng câu nói của Descartes (“Tôi suy tư, do đó tôi hiện hữu”) và bất ngờ nhận ra rằng: “Cái phần nhận thức rằng ‘tôi hiện hữu’ không phải là cái phần nhận thức luôn luôn ‘suy tư’”. Vậy ý nghĩa của điều mà Satre muốn nói là gì? Đó là khi bạn nhận thức được rằng mình đang suy nghĩ thì phần nhận thức ra điều đó không phải là một phần của suy nghĩ. Đó là một chiều tâm thức khác rộng lớn hơn là suy tư. Chính phần tâm thức này đã nói lên câu “tôi hiện hữu”, “tôi đang có mặt”. Nếu trong bạn chỉ thuần có sự suy nghĩ thôi thì bạn sẽ không thể biết là bạn đang suy nghĩ. Giống như một người đang ngủ mơ sẽ không biết là mình đang mơ. Vì bạn sẽ tự đồng nhất mình với mọi ý nghĩ xảy ra ở trong đầu, cũng giống như một người đang mơ tự đồng nhất mình với mọi hình ảnh ở trong mơ. Nhiều người vẫn đang sống như thế, họ giống như những kẻ mộng du, bị mắc kẹt trong phần tâm thức suy tư, tha hóa xưa cũ ở trong mình; liên tục tái tạo cho họ một thực tại đầy ác mộng. Khi nhận biết rằng “Ồ, mình đang mơ”, bạn tỉnh dậy từ giấc mơ đó, nghĩa là có một chiều tâm thức mới đang nảy sinh ở trong bạn.
Câu nói của Sartre rất thâm thúy, tuy nhiên ông vẫn còn tự đồng nhất mình với những suy tưởng ở trong đầu, nên ông không nhận ra được ý nghĩa sâu sắc của những gì ông đã phát hiện ra: Một chiều tâm thức mới đang trỗi dậy.
ĐẠO PHẬT LÀ GÌ?Nguyên tác: What is Buddhism?Tác giả: Lama Thubten Yeshe, Plummer Park, Los Angeles, CA in June 1975.Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 30/10/2010 Mặc dù những người khác nhau có những
Một người bình thường tin rằng thế giới đang hiển bày là có thực và trạng thái trong mơ là không thực, trong khi chư Phật đều xem cõi Ta Bà là
Ngày nay không còn nơi nào trên hành tinh này chưa được khám phá, không miền đất nào không có đường giao thông băng qua ngang dọc, và cả đến không gian
ĐỐI TƯỢNG CỦA LOGIC HỌCPHẠM ĐÌNH NGHIỆMLogic học là khoa học xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó xuất hiện vào thế kỷ thứ IV trước công nguyên, khi sự phát
Thật ra, ý nghĩa và mục đích cuộc đời là một tiến trình tìm kiếm, khám phá và thực hiện cho tới khi chết, tiến trình không dừng lại như bánh xe
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt