Chương VIII
Những Hình Tướng
Xuất Hiện Như Thế Nào
Bảy năm sau trong giấc mộng thanh tịnh . Tôi gặp vị Thầy pháp thân Vajradhara . Vào dịp ấy tôi hỏi ngài : “ Thưa Thầy , bậc chiến thắng thành tựu siêu việt . Làm thế nào con tự do trên con đường giải thoát và toàn giác Và làm thế nào con bị mê lầm trên con đường sinh tử ? . Xin thầy chỉ dạy cho con điều này ” . Trước sự cầu xin của tôi, ngài ban sự trả lời sau :
“ Hãy nghe đây người đại căn . Hai trạng thái đối nghịch : Trạng thái Phật và trạng thái chúng sinh . Điều do nhận biết hay không nhận biết tánh giác vốn sẵn . Nền tảng của hiện thể của mình - Bậc hộ trì Samantabhadra bổn nguyên sẵn có trong bốn thân và năm trí huệ nguyên sơ .
Bản tánh tinh túy như là tánh Không của nó ;
Chính là Pháp thân .
Bản tánh cố hữu như sáng tỏ của nó ;
Chính là Báo thân .
Sự đáp ứng bi mẫn bẩm sinh giải thoát tự nhiên của nó ;
Chính là Hóa thân ,
Tánh toàn khắp và trải rộng suốt trọn Sinh tử - Niết bàn ;
Chính là Tự tánh thân .
Vì sự rỗng rang của tất cả hiện tượng ;
Sẵn có Trí huệ nguyên sơ của pháp giới .
( Pháp giới thể tánh trí )
Làm hư không căn bản của những hiện tượng .
Vì sự sáng tỏ vi tế của chúng thoát khỏi những yếu tố làm ô nhiễm ;
Sẵn có trí huệ nguyên sơ như tấm gương .
( Đại viên cảnh trí ) .
Vì Sinh tử và Niết bàn ;
Là sự phô diễn của tánh thanh tịnh bình đẳng .
( Bình đẳng tánh trí ) .
Vì sự thông suốt không ngừng của trí huệ nguyên sơ ;
Rõ biết bản tánh của những sự vật và tri giác trong sự đa thù khác biệt ;
Sẵn có trí huệ nguyên sơ phân biệt
( Diệu quan sát trí ) .
Vì tất cả cái gì phải làm đều được hoàn thành ;
Qua sự giải thoát và thanh tịnh của tất cả các hiện tượng ,
Sẵn có trí huệ nguyên sơ thành tựu tất cả
( Thành sở tác trí ) .
Như vậy , con đường giải thoát trong Phật quả vốn tự hiện hữu . Có nghĩa : Tự hiển lộ tánh giác hay trí huệ vốn sẵn như bản thể của bốn thân và năm trí huệ nguyên sơ . Bản tánh tánh giác vốn sẵn thấm nhập và trải rộng khắp tất cả hư không . Nhưng không hề hiện hữu như là đối tượng .
Nó hoàn toàn tự do và rỗng rang . Bao trùm khắp một cách tối thượng . Một sự phô diễn không nền tảng và không chỗ trụ . Vì không tạo tác nên nó là Pháp thân . Do bản tánh là sự sáng tỏ vốn sẵn nên nó là Báo thân . Do sự thông suốt ; không ngừng biểu lộ tính sáng tỏ của trí huệ nguyên sơ nên nó là Hóa thân . Và do nó là nền tảng chung của Sinh tử và Niết bàn nên nó là Tự tánh thân .
Khi đã đạt đến kết luận quyết định về nền tảng của hiện thể . Trí huệ nguyên sơ của Pháp giới là : Sự chứng ngộ sự kiện Sinh tử và Niết bàn một vị trong hư không căn bản của thật tánh . Tánh Không không phải sự trống rỗng mà là sự sáng tỏ vi tế . Không có những yếu tố ô nhiễm . Nó như tấm gương trong sáng và tinh sạch . Trong đó tất cả mọi sự đều có thể sinh khởi . Đây chính là : Trí huệ nguyên sơ như tấm gương .
Trí huệ nguyên sơ của tính bình đẳng là : Thấu hiểu sự kiện Sinh tử và Niết bàn bình đẳng thanh tịnh trong tánh Không tối thượng . Trí huệ nguyên sơ phân biệt ám chỉ sự thông suốt không dứt - Sự sáng tỏ của chức năng phân biệt của trí huệ nguyên sơ tự biểu hiện như là năng lực của tánh giác vốn sẵn . Vì những hoạt động đều thành tựu tự nhiên nhờ sự làm chủ tánh giác vốn sẵn có trí huệ nguyên sơ thành tựu tất cả .
Nhiều người không thể hiểu cách hiện hữu của tánh giác đúng như nó là . . . Thay vào đó lại làm cho con đường trở thành trạng thái tỉnh giác thụ động . Vì không thể phân biệt được tâm bình thường với tánh giác vốn sẵn .
Bên ngoài họ tri giác những hiện tượng hình tướng là có bản chất . Riêng về mặt nghiệp báo là những thực thể trung tính vô ký có những đặc tính ( tướng ) rốt ráo nhất định . Bên trong bị buộc chặt bởi quan niệm thân thể như những thực thể có bản chất . Riêng về mặt nghiệp báo được xem là trung tính và thường còn .
Họ có thể thành tựu được sự trải nghiệm nghiệm vững chắc với hai cực bên ngoài và bên trong . Nhưng trải nghiệm này chỉ là trạng thái tâm thức không ngăn ngại , sáng tỏ và rõ biết . Cho dù có một ít khả năng . Nhưng chỉ có thể tạo ra công đức thúc đẩy họ đến hai cõi cao hơn là : Sắc giới và Vô sắc giới . Chắc chắn không thể đạt đến giải thoát và toàn giác . Thế nên đây là đường lối đầy khuyết điểm .
Từ ngữ “ Trí huệ siêu việt rõ biết thật tánh những sự vật đúng như nó là . . . ” . Ám chỉ đã hiểu rõ sự kiện : “ Tất cả hiện tượng trong Sinh tử và Niết bàn là một vị trong bối cảnh tánh như ” . Tánh như này là thật tánh của thực tại .
Từ ngữ : “ Trí huệ siêu việt rõ biết những sự vật trong sự đa thù khác biệt ” . Ám chỉ sự kiện : “ Khi đã trụ trong tánh giác vốn sẵn . Những sự thông suốt không ngăn ngại của tánh giác rõ biết tất cả hay nhận thức tất cả tự chúng vẫn có mặt ” . Những sự thông suốt này không hề bị ngăn ngại . Nên chúng không bị vướng mắc bởi những đối tượng . Giống như giọt thủy ngân rơi trên mặt đất vẫn giử nguyên dạng .
Trong khi : Tâm bình thường nhìn thấy Sinh tử và Niết bàn biệt lập và tri giác những hiện tượng hình tướng là những thực thể có bản chất . Như thế sẽ làm mất tỉnh giác bản tánh của nền tảng hiện thể . Do đó sự động tâm sẽ sinh và diệt . Thế nên bị ràng buộc trong những đối tượng của giác quan . Giống như giọt nước rơi trên mặt đất khô .
Khi khuôn mặt thật của phương diện nền tảng của Phật quả - Trạng thái của sự thanh tịnh làm chủ nền tảng hiện thể . Bị che chướng bởi không nhận biết ( Vô minh ) thân và Trí huệ nguyên sơ . Vốn được tạo thành từ ánh sáng tĩnh lặng bẩm sinh bên trong nền tảng của hiện thể . Do đó sẽ suy giảm thành : Ánh sáng tĩnh lặng bên trong tỏa chiếu ra ngoài của . Từ đó hiễn bày như sự phô diễn của năm nguyên tố ( đại ) toả chiếu thành màu sắc theo cách sau đây :
Khi Trí Huệ Nguyên Sơ Của Pháp Giới - Hư Không Căn Bản Của Những Hiện Tượng bị che chướng và giảm thiều thành : Ánh sáng tỉnh lặng bên trong . Bởi không nhận biết ( Vô minh ) . Như thế sự tỏa chiếu ra ngoài sẽ biểu lộ thành : Ánh sáng xanh đậm . Được gọi là : “ Nguyên tố bên trong ” hay “ Nguyên tố chính ” . Sự tỏa chiếu này bị vọng tưởng như có bản chất và bám trụ vào cho là thật có trong khi nó biểu lộ như hư không được gọi là : “ Nguyên tố bên ngoài ” , “ Nguyên tố phụ ” hay “ Sự lóng cặn ” .
Khi Trí Huệ Nguyên Sơ Như Tấm Gương bị che chướng . Bởi không nhận biết và giảm thành : Ánh sáng tĩnh lặng bên trong . Sự tỏa chiếu ra ngoài được biểu lộ thành : Ánh sáng trắng . Đó là tinh túy vi tế của nước hay : “ Nguyên tố chính ” hay “ Nguyên tố bên trong ” . Sự tỏa chiếu này bị vọng tưởng như có bản chất và bám trụ vào cho là thật có trong khi nó biểu lộ như nước . Như thế được gọi là : “ Sự lóng cặn - “ Nguyên tố phụ ” hoặc “ Nguyên tố bên ngoài ” .
Khi Trí Huệ Nguyên Sơ Của Tánh Bình Đẳng bị che chướng . Bởi không nhận biết , nên giảm thiểu thành : Ánh sáng tĩnh lặng bên trong . Sự tỏa chiếu hướng ra ngoài biểu lộ thành Ánh sáng vàng . Đó là tinh túy vi tế của đất hay “ Nguyên tố chính ” hoặc “ Nguyên tố bên trong ” . Sự tỏa chiếu này được vọng tưởng như có bản chất và bám trụ vào cho là thật có trong khi nó biểu lộ như đất . Như thế được gọi là : “ Sự lóng cặn hay “ Nguyên tố phụ ” hoặc “ Nguyên tố bên ngoài ” .
Khi Trí Huệ Nguyên Sơ Thành Tựu Tất Cả bị che chướng . Bởi không nhận biết . nên giảm thiểu thành : Ánh sáng tĩnh lặng bên trong . Sự tỏa chiếu ra ngoài biểu lộ thành : Ánh sáng xanh lục . Đó là tinh túy vi tế của gió hay “ Nguyên tố chính” hoặc “ Nguyên tố bên trong ” . Sự tỏa chiếu đưọc vọng tưởng như có bản chất và bám trụ vào cho là thật có trong khi nó biểu lộ như gió . Như thế được gọi là : “ Sự lóng cặn ” hay “ Nguyên tố phụ ” hoặc “ Nguyên tố bên ngoài ” .
Do những tỏa chiếu hướng ra ngoài này vốn bẩm sinh . Nên những hiện tượng hình tướng nhiều màu sắc và năm nguyên tố biểu lộ không dứt . Sau đây là bàn luận về : Sự sinh khởi như năng lực căn bản mê lầm chứa trong năm loại này :
Sự che chướng nền tảng của hiện thể bởi không nhận biết tánh giác vốn sẵn . Chắc chắn đó là : Nền tảng của mọi kinh nghiệm bình thường ( Kun-zhi ) . Một sự trống không trì trệ vô ký như không gian trống rỗng . Trong đó không có tư tưởng nào xuất hiện và không có hiện tượng hình tướng nào được biểu lộ . Giống như trạng thái ngủ sâu và vô thức . Chìm đắm trong trạng thái này là bản chất của Vô minh – Trò phô diễn lớn lao làm biến đổi sự không nhận biết về tánh giác vốn sẵn .
Từ trạng thái này , năng lực của biệt nghiệp được đánh thức . Đó chính là bản chất của đố kỵ . Sự vận hành này làm phương diện của sự sáng tỏ được khởi lên từ tánh Không . Phương diện này là : Thức nền tảng của mọi kinh nghiệm bình thường ( A lại da ) tạo thành sự bám trụ vào sân hận .
Từ “ A lại da thức ” tạo ra “ Mạt na thức ” - Sự phát triển vọng tưởng “ Bản ngã ” , làm xuất hiện “ Tự ngã ” tạo thành sự bám trụ vào kiêu hãnh . Từ “ Mạt na thức ” tạo ra “ Ý thức ” lập thành tiềm năng cho những hiện tượng hình tướng sinh khởi từ nền tảng của trống không trì trệ và vô ký .
Như vậy phương diện của sự sáng tỏ được phát lộ . Được tạo thành và bám trụ vào bản chất tham muốn và bám luyến . Tất cả làm Năm bản chất ( năm độc ) sinh khởi - Năng lực hướng ra ngoài từ ánh sáng tĩnh lặng bên trong . Bản chất của năm độc như ngọn lửa khuôn khổ tư tưởng làm những phiền não bay ra như tàn lửa .
Cũng theo các này , những hiện tượng hình tướng xuất hiện trong môi trường được đối tượng hóa . Môi trường này ở trong phương diện sáng tỏ và trống không . Sự tương hợp nền tảng của mọi kinh nghiệm bình thường này và thức . Yếu tố duyên làm kích động năng lực vi tế của nghiệp . Trong khi yếu tố nhân làm nền tảng của kinh nghiệm với tiềm năng cho phép những sự vật sinh khởi .
Với sự hòa hợp hai yếu tố nhân và duyên . Vô số hiện tượng hình tướng được biểu lộ thấy được như sắc . Khởi lên theo cách nương dựa vào nền tảng của hiện thể gắn liền với nó . Vì chúng không gì khác hơn là bản thân nền tảng . Môi trường đối tượng hóa tnhững sắc hình tướng thấy được . Thường diễn tả theo quy ước của “ Nhãn thức” .
Thế nên , thuật ngữ “ Môi trường đối tượng hóa ” hàm ý trong đó những hiện tượng hình tướng hiển lộ có thể ví như đại dương . Thuật ngữ “ Ý niệm hóa đối tượng ” ám chỉ những hiện tượng hình tướng biểu lộ như sắc thấy được như sự phản chiếu của trăng trên mặt nước phẳng lặng .
Hơn nữa , khi yếu tố chủ quan vi tế của ý thức gán tên cho những sắc tướng và cho chúng ý nghĩa . Từ đó xem chúng là những thực thể có bản chất . Nên , rơi vào ý niệm hóa về chủ thể cùng với những tư tưởng lan man . Kéo dài ba tri giác thuộc mắt như : Vui , khổ và trung tính . Những vấn đề này được gọi là “ Tâm bình thường như ý niệm hóa chủ quan thuộc cái thấy ” .
Tương tự , thuật ngữ “ Tỷ thức ” hàm ý sự khởi lên từ những hiện tượng hình tướng như mùi hương . . . Thuật ngữ “ Thiệt thức ” là sự khởi lên từ những hiện tượng hình tướn như là vị . “ Thân thức ” là sự khởi lên của những hình tướng hiện tượng như những cảm giác xúc chạm . Cho dù diễn tả bằng những thuật ngữ quy ước . “ Thức ” không thể biểu lộ qua cửa riêng biệt nào của thân như chứng tỏ như sự kiện : Những hiện tượng hình tướng sẽ được biểu lộ trong những giấc mộng và trung ấm .
Một số người chủ trương những hiện tượng hình tướng đều là tâm . Họ tự hỏi : “ Không biết mọi hiện tượng hình tướng bên ngoài . Thực sự có phải là những tư tưởng lan man và là tâm của họ chăng ” . Sự thật không phải như vậy . Vì điều này được chứng tỏ bởi sự kiện :
Khi những hiện tượng hình tướng thay đổi trong khoảnh khắc biểu lộ và diệt mất trong khoảnh khắc sau đó . Nhưng tâm bình thường không nhận thức được bản chất thoáng qua của những hiện tượng . Vì thế không thật có như tâm cũng không thật có .
Qua sự tiếp diễn thông thường của những hiện tượng hình tướng theo cách này với tám thức và ngũ uẩn . Toàn bộ vòng sinh tử tự khởi lên bằng cách đi ngược tiến trình và quay trở lại thức nền tảng của mọi kinh nghiệm bình thường . Có nghĩa vẫn mắc cạn trên đỉnh cao của đời sống hữu vi .
Như vậy , thế giới mọi hình tướng xuất hiện có thể có toàn bộ Sinh tử và Niết bàn . Không gì khác hơn bản chất nền tảng của hiện thể cùng một vị với nền tảng . Thí dụ : Vô số tinh tú phản chiếu trong đại dương cũng cùng một vị với nước . Hãy hiểu mọi sự đều giống như vậy . Vì tất cả mọi hiện tượng hình tướng vốn là sự xuất hiện tự-biểu-lộ . Đó là sự chỉ bày về giáo huấn trao truyền trực tiếp của Vajradhara .
Nói xong ngài biến khỏi tầm nhìn .