Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục

Bình Giảng Giữa Dòng 
về “Chúc Thư Cuối Cùng của Garab Dorje” 
bởi Dịch Giả

ĐẦU ĐỀ CỦA TUYỂN TẬP

Những Chữ Vàng :
Ở đây chứa đựng “Bốn Giáo Lý Để Lại Sau Khi Chết của những bậc Vidyadhara, cùng với một Phụ Lục”. ÷

Ở đây lúc ban đầu chúng ta đã nói rằng bản văn nguyên được viết bằng chữ vàng. Theo truyền thống Nyingthig, đại Vidyadhara Vimalamitra gồm lại tinh túy của những giáo lý Dzogchen Upadesha thành năm bộ bản văn “Những Chữ Vàng”, viết bằng mực vàng, “Những Chữ Đồng”, viết bằng mực màu đỏ, “Những Chữ Nhiều Màu”, viết bằng mực nhiều màu, “Những Chữ Vỏ Tù Và”, viết bằnh mực màu trắng, và “Những Chữ Bích Ngọc”, viết bằng chữ màu xanh. Hơn nữa, bản văn được chấm câu bằng dấu gter-dzar, ÷, chỉ rằng nó là một Terma, hay văn bản được khám phá lại.

Bản văn chúng ta có ở đây thuộc một tuyển tập những bản văn Terma được biết là những Das-rjes, hay “những giáo lý để lại sau khi chết”, từ chữ das-pa “đi mất, chết” và rjes “sau”. Bốn Vidyadhara trong chủ đề là Garab Dorje, Manjushrimitra, Shrisimha, và Jnanasutra, những đạo sư loài người sớm nhất của dòng Dzogchen theo những nhà Nyingma. Chữ Sanskrit Vidyadhara (rig-dzin) trong tiếng Tây Tạng nghĩa là người sở hữu hay đã chứng ngộ (dzin-pa, Skt. dhara) hiểu biết (rig-pa, Skt. vidya) về Trạng Thái Bổn Nguyên. Trong bối cảnh tổng quát Ấn Độ, cả Ấn giáo và Phật giáo, từ ngữ có nghĩa người sở hữu hiểu biết bí truyền. Terma này tìm thấy trong bộ Bi-ma snying-thig của Longchen Rabjampa (1308-1363), nhà đại biên tập và đại tổng hợp những truyền thống sớm nhất của Dzogchen. Những lời dạy trong Bi-ma snying-thig này được nói là lời phát xuất từ đạo sư Dzogchen Mahapandita Vimalamitra (thế kỷ thứ tám). Longchenpa nhận chúng từ đạo sư của ngài là Kumararaja (Kumaradza, 1266-1343). Đặc biệt, bản văn này chứa đựng trong bộ 6A : zDorje chang gis gsungs-pa mchod os rang bzhin gyi tshig dus gnad nges-pa (trang 273-344). Bi-ma snying-thig là một trong bốn tuyển tập những giáo lý cổ Dzogchen tìm thấy trong sNying-thig ya-bzhi nổi danh của Longchenpa, những tuyển tập khác là mKha-groi snying-thig, mKha-groi yang-thig, và bLa-mai yang-thig. Nhiều Terma tìm thấy ở đây, đặc biệt mKha-groi snying-thig, được nối kết với tên Padma Letrelt-sal (1291-1315?). Longchenpa được xem là người kế thừa của ngài Letreltsal, hay thậm chí là hậu thân của ngài.

Về Das-rjes, trong mỗi trường hợp, các vị đạo sư (nói ở trên) đạt đến Thân Ánh Sáng vào lúc chết, khi các vị làm tan biến thân thể vật chất vào không gian của bầu trời. Và rồi, để đáp ứng cho các đệ tử chánh của mình, mỗi đạo sư tự biểu lộ trở lại trong một khối cầu ánh sáng cầu vồng (thig-le) ở giữa bầu trời, khi ấy đạo sư ban cho chúc thư cuối cùng cho đệ tử. Ở đây trong sưu tập những giáo lý để lại sau khi chết được ban cho trong hình thức một chúc thư cuối cùng của những đạo sư sau :

1. Tshig gsum gnad du brdeg-pa, “Ba Tuyên Bố Điểm Vào Những Điểm Thiết Yếu”, của Garab Dorje ;
2. sGom nyams drug-pa, “Sáu Kinh Nghiệm Thiền Định”, của Manjushrimitra ;
3. gZen-bu bdum-pa, “Bảy Điểm Quan Trọng”, của Shrisimha ;
4. bZhags-thabs bzhi, “Bốn Phương Pháp An Trụ Trong Tham Thiền”, của Jnanasutra.

Phụ lục gồm một văn bản được cho là của đạo sư Vimala-mitra, tựa đề là mKhas-pa bimalai zhal-chems, “Chúc Thư Cuối Cùng của Đạo Sư Uyên Bác Vimalamitra”. Tuy nhiên, vào cuối đời, đạo sư này không tan biến vào bầu trời, trở thành một Thân Ánh Sáng, mà có nói rằng sau khi rời Tây Tạng Ngài đến Ngũ Đài Sơn thiêng liêng ở miền bắc Trung Hoa và ở lại đó. Ngài không bao giờ chết, mà đã thành tựu Thân Cầu Vồng của Đại Chuyển Biến, nghĩa là đã trở thành một Thân Ánh Sáng ngay khi còn sống không đợi đến lúc chết. Như thế trong Những Chúc Thư chúng ta có đầy đủ tất cả những đạo sư sơ thời chính yếu của Dzogchen từ Uddiyana và Ấn Độ, ngoại trừ Guru Padmasambhava. Theo truyền thống Nyingma, đạo sư này giống như Vimalamitra, cũng thực hiện Đại Chuyển Biến. Ở đây trong cuốn sách này chúng ta giới thiệu bản dịch của chúc thư cuối cùng của Garab Dorje ; những bản văn khác đã được dịch ở đâu đó, và hy vọng chúng sẽ được xuất bản trong tương lai.

ĐẦU ĐỀ VĂN BẢN

Ở đây chứa đựng “Ba Tuyên Bố Điểm Vào những Điểm Thiết Yếu”, theo đạo sư Prahevajra (Garab Dorje). ÷

Đầu đề bản văn thứ nhất trong tuyển tập Chúc Thư là Tshig gsum gnad du brdeg-pa, “Ba Tuyên Bố Điểm Vào những Điểm Thiết Yếu”. Ba điểm thiết yếu ở đây là cái thấy hiểu, thiền định và hạnh trong liên hệ với tham thiền, như Ngài Patrul Rinpoche giải thích ở trên. Prahevajra là một tái dựng của chữ Tây Tạng Garab Dorje, “kim cương của an lạc tối thượng”.

CẦU NGUYỆN

NAMO SHRI GURUVE ÷
Kính lễ đức tin (lưu xuất từ) sự thấu hiểu trạng thái của tánh Giác tức thời nội tại của chính mình. ÷

Namo shri guruve trong tiếng Sanskrit “Kính lễ đạo sư vinh quang”. Sau đó là một cầu nguyện hay kệ cúng dường, “Kính lễ đức tin lưu xuất từ sự thấu hiểu trạng thái của tánh Giác tức thời nội tại của chính mình”. Thường thường, tôi dịch rig-pa là tánh Giác hay tánh Giác tức thời nội tại (vốn sẵn). Rig-pa là vidya trong Sanskrit nhưng trong ngữ cảnh Dzogchen nó có một nghĩa rất đặc biệt, như nghịch lại với nghĩa trong hệ thống Kinh, ở đó nó thường có nghĩa là “trí thông minh” như đã chỉ ra ở trước. Tôi dùng chữ viết hoa rig-pa, “tánh Giác”, để phân biệt với shes-pa, “tỉnh giác, biết cái gì đó”, và shes-rig, “một tỉnh giác biết cái gì, một tỉnh giác hiểu biết”. Đức tin (gdeng) chỉ niềm tin khai triển trong hành giả từ khi được giới thiệu vào Rig-pa, khi do sự thực hành tham thiền liên tục, người ta không có nghi ngờ nào nữa về rig-pa. Xin xem bình giảng của Patrul Rinpoche về tuyên bố thứ ba ở dưới.

VÀO ĐỀ
Dòng 1 : Về trạng thái của tánh giác tức thời nội tại này, nó vốn vô sanh và tự hữu [nghĩa là, cách thế hiện hữu của nó tiêu biểu tinh túy, tinh túy này là Nền Tảng]... ÷

Tánh Giác Rigpa này, là vô sanh và tự hữu ; nghĩa là, theo chú giải, cách thế hiện hữu của nó tiêu biểu tinh túy, tinh túy này là Nền Tảng. Nền Tảng là Trạng Thái Bổn Nguyên, nó là nguồn và nền của cả kinh nghiệm bình thường lẫn cả giác ngộ. Nó vốn thanh tịnh vì nó vượt khỏi thời gian và điều kiện ; nó không bao giờ bị trộn lẫn hay nhiễm ô bởi sanh tử. Rigpa, trạng thái của tánh Giác tức thời vốn sẵn, trạng thái của hiện diện thanh tịnh, là chủ đề của giáo lý cuối cùng này của đạo sư Garab Dorje. Nó là điểm thiết yếu.

Trong bản dịch ở đây, những lời, câu trong ngoặc đứng 
[ ] là những chú giải trong bản văn nguyên gốc Tây Tạng. Chúng được viết bằng chữ nhỏ và được thêm vào bởi người xuất bản. Không có những chú giải thêm vào này bản văn sẽ cực kỳ ngắn ngủn và khó hiểu, như những ghi chú để ghi nhớ của một sinh viên trong buổi giảng dạy ở đại học. Phần ở trong ngoặc nhỏ () do tôi thêm vào để dễ hiểu bản dịch, và điều này theo bình giảng bằng miệng của Namkhai Norbu Rinpoche.

Dòng 2 : Bất cứ nơi đâu cách nó sanh khởi [những hình tướng xuất hiện khác nhau] đều không dứt (và không bị ngăn ngại). ÷

Cách những tình huống bên ngoài tự chúng sanh khởi hay biểu lộ với thức của cá nhân là khắp nơi, không đoạn dứt, không ngừng và không bị ngăn ngại. Những tình huống, nghĩa là bất cứ cái gì sanh khởi bên ngoài đối với giác quan của chúng ta được nói là khác nhau, đa thù, trong khi Rigpa là đơn nhất và duy nhất. Điều này đã được chỉ ra trong sáu câu kệ kim cương của Rig-pai khu-byug. Những hình tướng tiêu biểu trò chơi của năng lực sáng tạo hay tiềm năng không thể cạn kiệt của tánh Giác. Chúng không phải là “tâm” như trong cái thấy hiểu Duy Thức, mà hơn nữa chúng là những biểu lộ của tâm, cái gì tạo dựng bởi tâm từ chất liệu thô của dữ kiện giác quan.

Dòng 3 : Hơn nữa mọi sự [tất cả mọi hiện tượng] xuất hiện và hiện hữu, sanh khởi (tự-toàn thiện một cách tự nhiên) trong trường Pháp thân. ÷

Chữ “mọi sự” ám chỉ tất cả hiện hữu hiện tượng và tất cả hiện hữu hiện tượng nghĩa là “bất cứ cái gì xuất hiện và bất cứ cái gì hiện hữu”. Mọi sự nghĩa là mọi hiện tượng, và tất cả các pháp này tự sanh khởi, tự trình diện trong không gian hay trường của Pháp thân. Pháp thân, chiều kích của tất cả hiện hữu, là bối cảnh của tất cả các pháp hay hiện tượng. Như thế, nó có thể được ví với không gian vô hạn của bầu trời, bởi vì nó toàn khắp và không có biên giới. Sự sanh khởi của những tư tưởng bên trong và sự sanh khởi của những hình tướng xuất hiện bên ngoài có thể ví như những đám mây thấy được trong bầu trời. Không gian hay chiều kích hay cõi giới của Pháp thân cung cấp chỗ cho mọi biểu lộ có thể của hiện tượng để sanh khởi mà không có chướng ngại. Như thế, ý nghĩa cụ thể của Pháp thân (chos-sku, Skt. Dharmakaya), không phải là “thân”, như Thân Chân Lý hay Thân Pháp, như thường dịch, mà là chiều kích (sku, Skt. kaya) của tất cả hiện hữu (chos, Skt. dharma, pháp). Pháp là cái đang hiện hữu, đang là, “thực tại” ; và bởi thế nó cũng là giáo lý về cái thực sự hiện hữu. Chữ kaya không chỉ có nghĩa là “thân” theo nghĩa vật chất bình thường, mà là toàn thể chiều kích biểu lộ của cá nhân. Dĩ nhiên thân thể là địa điểm trung ương của chiều kích này, nhưng thân này không chỉ tới da là hết. Nó không tiêu biểu nhiều một hình thức tĩnh đọng, như một bức tượng, mà là một tương quan sinh động giữa cá nhân và môi trường xung quanh. Trong từ ngữ Ba Thân (Trikaya), Hóa thân liên hệ nhiều hơn đến thân vật lý, Báo thân đến chiều kích của năng lực của cá nhân biểu lộ như ánh sáng, và Pháp thân đến chiều kích bản tánh của tâm thức. Trong ba cái này, Pháp thân là nền của hiện hữu, chiều kích bao trùm toàn bộ sự sanh khởi và diệt mất của tất cả những hiện tượng, thậm chí tất cả những vũ trụ. Từ ngữ sanh khởi (shar-ba) nghĩa là “xuất hiện”, “biểu lộ” hay “tự trình diện”.

Dòng 4 : Cái sanh khởi (hay biểu lộ) trong đó thì được trực tiếp giải thoát nhờ [trạng thái của tánh Giác tức thời (rig-pa)] của chính mình. ÷

Cái sanh khởi hay biểu lộ trong chiều kích hay bối cảnh của Pháp thân được giải thoát một cách trực tiếp và tức thời do sự an trụ của hành giả trong trạng thái tham thiền, nghĩa là, bởi sự tương tục trong tánh Giác vốn sẵn của chính mình. Tuy nhiên, những tư tưởng sanh khởi khi cá nhân ở trong một trạng thái của vô minh (ma rig-pa) thì không tự giải thoát bởi chúng. Tệ hơn nữa, người ta theo chúng và trở nên bám luyến và trói buộc vào chúng. Nhưng khi Rigpa hoàn toàn hiện diện và khi không có can thiệp nào bởi những tư tưởng phóng dật hay bởi tâm vận hành, những hiện tượng tự trình diện giải thoát tức thời thành thể trạng bổn nguyên của tự chúng, đó là tánh Không, không để lại dấu vết, như mây tan trong bầu trời. Đây là tiến trình của tự-giải thoát, nó tiêu biểu sự thực hành riêng biệt của Dzogchen.

Dòng 5 : Về thật nghĩa của điều này : [Tất cả] những trạng thái của trí huệ hay hiểu biết bất nhị (nó là tánh Giác bổn nguyên) hiện diện trong lòng chư Thiện Thệ đều được bao gồm trong cái này (trạng thái đơn nhất duy nhất của tánh Giác tức thời vốn sẵn trong mỗi chúng sanh). ÷

Tiếp theo bản văn nói đến thật nghĩa của điều đã nói ở trên. Thiện Thệ (Sugata), nghĩa đen là “khéo đi” hay “người đi vào an lạc”, một danh hiệu của Phật. Bản văn nói đến những Trạng Thái Bổn Nguyên hiện diện trong lòng hay tâm của tất cả chư Phật của ba thời quá khứ, hiện tại, tương lai. Trạng Thái Bổn Nguyên này biểu lộ một trí huệ hay hiểu biết bất nhị (advaya-jnana) như là cái tỉnh giác bổn nguyên. Nó bất nhị bởi vì nó ở trước và siêu vượt khỏi sự phân hai chủ thể và đối tượng vây bọc mọi hoạt động của tâm thức. Tiềm năng cho mọi sắc thái có thể có của hiểu biết tìm thấy trong trạng thái đơn nhất và duy nhất của tánh Giác Rigpa, như một tấm gương có tiềm năng phản chiếu mọi hình ảnh phản chiếu có thể. Tấm gương này là Pháp thân thường trụ trong lòng của tất cả chư Phật giác ngộ ; và nó cũng thường trụ trong lòng của tất cả những chúng sanh chưa giác ngộ. Nó hiện diện trong cả người giác ngộ lẫn người chưa giác ngộ như là bản tánh của tâm thức (sems-nyid). Tuy nhiên, một “tấm gương” chỉ là một ví dụ, bởi vì một tấm gương là một mặt phẳng hai chiều, trong khi Pháp thân có vô biên chiều kích, vì nó là nguồn và tạng của mọi biểu lộ có thể. Một thí dụ tốt hơn, người ta có thể nói đến một tấm gương pha lê có vô số mặt phản chiếu, như Indrajala, “lưới ngọc của trời Đế Thích”.

Dòng 6 : Để truyền cảm hứng cho [Manjushrimitra], đang ngã bất tỉnh (trên mặt đất), Upadesha (hay giáo huấn bí mật) này gồm “Ba Tuyên Bố Điểm Vào những Điểm Thiết Yếu” (được phát lộ bởi đạo sư Prahevajra hay Garab Dorje). ÷

Khi đạo sư thân yêu của mình biến mất, ngài làm tan biến thân thể ngài vào không gian trống rỗng của bầu trời ngay khi thực hiện Thân Ánh Sáng, Manjushrimitra rơi vào một cơn ngất xỉu. Lúc tỉnh lại, đạo sư lại hiện ra, nhưng bây giờ với hình dạng một đứa trẻ ngồi giữa một khối cầu ánh sáng cầu vồng. Lúc ấy đạo sư bày tỏ cho đứa con của lòng mình hay đệ tử chính của mình chúc thư cuối cùng trong hình thức một Upadesha.

Dòng 7 : Với mục đích xóa sạch mọi ý niệm liên hệ đến hai cái sanh tử và Niết bàn [nghĩa là, tin rằng cái này hay cái kia thực sự tự hiện hữu (về phần nó)]… ÷

Bản văn nói đến việc xóa sạch hay cắt đứt mọi ý niệm về sanh tử và Niết bàn, nghĩa là, mọi ý niệm về niềm tin vào thực tại của hai cái đó như là những thực tại tự hiện hữu hay khách quan.

Dòng 8 : Chúc thư cuối cùng [cực kỳ tuyệt hảo và biểu thị rõ ràng này], được ban ra vào lúc chết của ngài, cần được cất dấu kỹ lưỡng (và gìn giữ) trong đáy lòng mình ! ÷

Upadesha này cần được cất dấu kín trong đáy lòng mình ; sự khuyến khích được gởi đến cho người nghe hay người đọc.

Dòng 9 : A ÷ [Thật vậy, nó (trạng thái này của tánh Giác tức thời vốn sẵn) thì vượt trên mọi ý niệm (do trí năng), là cái gì vô sanh (và không bị điều kiện). ÷

Chú thích trong bản văn thông tin cho chúng ta rằng Rigpa thì vượt khỏi những ý niệm và là cái gì không phải được sanh ra. Nó không được sản sanh bởi tâm thức như những tư tưởng. Trạng Thái Bổn Nguyên vô sanh này là ý nghĩa của chữ A. A là nguồn của mọi âm thanh và liên lạc, bởi vì theo âm vị học Sanskrit, âm thanh này đi theo sự tiếp hợp của mỗi nguyên âm và phụ âm. Tập trung vào chữ A Tây Tạng màu trắng là một thực hành quan trọng trong Dzogchen. Trong hệ thống Tantra, A là biểu tượng của trạng thái tánh Không, nguồn của tất cả hiện tượng và tạng của tất cả hiện hữu. Nó là chủng tử tự của Phật Mẫu Vĩ Đại, Bát Nhã Ba La Mật. Bây giờ vào đề đã hoàn tất, và chúng ta đến nội dung Ba Tuyên Bố.

BA TUYÊN BỐ

Dòng 10 : ATI ÷ Về Upadesha này, nó không ngần ngại phát lộ trạng thái của tánh Giác trực tiếp nội tại (và nó tiêu biểu khả năng của Trạng Thái Bổn Nguyên, nó là như sau :) ÷

Những giáo lý Dzogchen cũng được biết là Atiyoga trong chữ này ati có thể được hiểu là “bổn nguyên” (gdod-ma, Skt. adi). Thông thường trong những bản văn Dzogchen, chữ ati, để nguyên không dịch, được dùng như một viết tắt của Atiyoga. Upadesha này được phát lộ một cách không ngần ngại cho đệ tử, và ở đây một lần nữa nó chỉ ra rằng chủ đề của toàn thể giáo lý là Rigpa.

Dòng 11 : Người ta được trực tiếp đưa vào bản tánh thật sự của chính mình, [vào tự tánh của người ta như là tánh Giác, nó được phát lộ là hoàn toàn thanh tịnh ; và chính trạng thái của hiện diện tức thời này được giới thiệu ở đây, trong cùng cách mà tức giận có thể được giải thoát bởi tự chính nó]. ÷

Tuyên bố thứ nhất của Garab Dorje là “người ta được trực tiếp đưa vào khuôn mặt hay bản tánh của chính mình”, và bản tánh thật sự của mình chính xác là trạng thái này của tánh Giác tức thời gọi là Rigpa. Ở đây sự đưa vào được hoàn thành theo cùng cách như tức giận được tự giải thoát. Một phiền não mạnh mẽ như tức giận sẽ tan biến về phần nó vào trong thể trạng bổn nguyên của nó là tánh Không, nếu không có sự can dự từ phía tâm thức.

Dòng 12 : Người ta trực tiếp xác quyết ngay nơi trạng thái đơn nhất duy nhất này [(nghĩa là nói, người ta khám phá cho chính mình) tánh Giác vốn sẵn này, nó tỏ biết mà không có trong đó bất kỳ nhị nguyên (của chủ thể và đối tượng) nào]. ÷

Tuyên bố thứ hai này của Garab Dorje là “người ta khám phá trực tiếp (trạng thái) độc nhất này”.

Dòng 13 : (Bấy giờ) người ta trực tiếp tương tục tin vào (tự) giải thoát [và bởi vì thế, tánh Giác của chính mình (thấy nó) vốn sẵn giải thoát về phần nó.] ÷

Tuyên bố thứ ba là “người ta trực tiếp tương tục tin vào giải thoát”. Hai câu này, xin xem tự bình giảng của Patrul Rin-poche.

Dòng 14 : Trạng thái hiện hữu của chính mình, [không có một chúng sanh nào, trong sự tự biểu lộ (của tánh Giác nội tại) không thấy mình (vốn) giải thoát], và những trạng thái của những sự vật khác (sống động và không sống động, trong thế giới bên ngoài), chúng tự trình diện như những hình tướng xuất hiện bên ngoài, gặp gỡ (nhau) và trở thành hợp nhất. [Nhưng nơi nào điều này không được thấu hiểu, mình và những cái khác (cái “ta”, nó là tỉnh giác bên trong và những “cái khác”, là những hình tướng xuất hiện bên ngoài, được thấy) sanh khởi trong một cách thức nhị nguyên (như chủ thể và đối tượng).] ÷

Ở đây một giải thích thêm được ban cho. Trạng thái hiện hữu cá nhân của mình có nghĩa là tánh Giác bên trong. Nói một cách chặt chẽ, tánh Giác bên trong này hiện hữu trước khi có thức (rnam-shes), bởi vì sự vận hành của thức, như được định nghĩa trong tâm lý học Phật giáo, thì luôn luôn nhị nguyên, sự phân hai giữa chủ thể bên trong và khách thể bên ngoài đi vào biểu hiện. Cái thức này tiêu biểu một tỉnh giác phóng dật. Nhưng Rigpa vốn là giải thoát ; như vậy không có một chúng sanh nào, trong sự tự-biểu lộ của tánh giác này, không thấy mình giải thoát. Tự biểu lộ (rang-snang) nghĩa là cái gì xuất hiện hay đến chỗ biểu lộ mà không có một nguyên nhân trước đó. Cái ngược lại là gzhan-snang, một biểu lộ hay xuất hiện do một cái gì khác. Trạng thái của tánh giác bên trong tự biểu lộ này ngược với những trạng thái của những sự vật khác, sống động lẫn vô tri, chúng tự trình diện với tỉnh giác như những hình tướng ở thế giới bên ngoài.

Ở đây bản văn nói trong bối cảnh tham thiền hơn là thức lan man bình thường. Trong trạng thái tham thiền, hai cái này, tỉnh giác bên trong và hình tướng bên ngoài gặp gỡ nhau, theo cách này hay cách khác tùy theo sự cấu tạo vật lý của các giác quan, và chúng trở nên hợp nhất. Nhưng khi nào tiến trình này không được thấu hiểu, tỉnh giác bên trong và những hình tướng bên ngoài sanh khởi lên theo cách nhị nguyên chủ thể và đối tượng.

Dòng 15 : [Upadesha đơn nhất này cho tự-giải thoát trực tiếp (những tư tưởng và những hình tướng) là độc nhất, và cái ngược lại thì không có ; chỉ một mình nó là đủ (cho giải thoát).] ÷

TUYÊN BỐ THỨ NHẤT

Dòng 16 : ATI ÷ Bất cứ cái gì sanh khởi hay xuất hiện (như những hiện tượng bên ngoài) chỉ là trạng thái hiện hữu của chính mình (biểu lộ). [Lìa ngoài hệ thống những hiện tượng được tổ chức và cấu kết này, nó vốn không hiện hữu (thật sự), người ta không nắm bắt được cái gì cả.] Do toàn thể tính của năng lực (hay khả năng) bẩm sinh của nó, [bởi vì nó (tánh giác Rigpa) hài hòa với nhiều loại sự vật khác nhau (sanh khởi), nó cho phép nhiều loại (hiện tượng) giải thoát (tự chúng), và bởi thế, không có đối trị nào khác.] ÷

Bây giờ ba tuyên bố được đề cập chi tiết hơn, bắt đầu với tuyên bố thứ nhất, sự đưa vào trực tiếp. Trong sự khảo sát tỉ mỉ ba tuyên bố sau đây, sự trình bày bao gồm những quan điểm của Thekchod và Thodgal.(1) Hai quan điểm này được hòa nhập và được xử lý cùng nhau, thay vì xử lý tách riêng như trong truyền thống Terma về sau này. Như một thí dụ của truyền thống về sau, xin xem Khrid-yig ye-shes blama nổi tiếng của Jigmed Lingpa, mà tôi đã dịch ở chỗ khác, trong đó Rushan, Thekchod, Thodgal và Bardo được nghiên cứu tách biệt.

Bất cứ cái gì khởi sanh, xuất hiện như hiện tượng bên ngoài cá nhân, chỉ là trạng thái hiện hữu bên trong của chính mình biểu lộ như bên ngoài, nghĩa là, nó chỉ là tiềm năng hay năng lực sáng tạo của tánh Giác, trở thành thấy được cho cá nhân. Lìa ngoài hệ thống những hiện tượng được tổ chức này, không có cái gì thực sự hiện hữu. Nó chỉ sự phóng chiếu của tiềm năng của tánh Giác, và người ta sẽ tìm thấy, sau sự nghiên tầm triệt để, không có cái gì cứng chắc, có chất thể hay có thực trong đó. Không có sự vật tự thân, có thực hay hiện hữu nội tại, nằm ở đâu đó đàng sau tiền sảnh thấy được của những hiện tượng. Những hiện tượng này biểu lộ tự phát trong không gian trống không như một phóng chiếu điện ảnh hay một giao thoa của những tia la-de. Sự biểu lộ của những hiện tượng là một phóng chiếu của năng lực (rtsal) của tâm thức, một màn trình diễn những bóng dáng phóng chiếu vào không gian ; nhưng cõi giới bao la của không gian (klong) thì bản thân nó trống không và vô hạn. Sự biểu lộ của những hiện tượng giống như tia sáng mặt trời được khúc xạ qua một viên pha lê trong suốt, bấy giờ nó xuất hiện như những cầu vồng trên vách. Tuy nhiên, tâm thức không có khả năng bẩm sinh tổ chức và cấu kết những kinh nghiệm giác quan này, thế nên bản văn nói đến một hệ thống những hiện tượng được tổ chức ; nhưng cơ cấu này, dù người ta lầm lẫn cho nó là một thực tại khách quan, thực ra là không có hiện hữu nội tại. Nó không phải là cái gì độc lập với tâm thức, nhưng mặt khác, nó không phải được cấu tạo bởi tâm thức theo nghĩa một tưởng tượng thuần túy chủ quan. Hơn nữa, có một tiến trình riêng biệt vận hành ở đây, bao gồm những nhân và duyên phụ về mặt vô minh. Chỉ về mặt giác ngộ thì tự do vốn sẵn mới thực hiện được.

Tịnh Quang của Pháp thân trụ trong lòng của cá nhân từ vô thủy. Lòng (tsit ta) có thể được ví như một đèn lồng kỳ ảo, một loại máy phóng chiếu điện ảnh lúc sơ thời. Tất cả những hình ảnh có thể đều hiện hữu tiềm ẩn trong ánh sáng bổn nguyên của tánh Giác vốn sẵn. Rồi ánh sáng, như là năng lực của tánh Giác, được dẫn vào kinh, qua dây thần kinh Kati đến hai mắt ; hai mắt này có tác dụng như thấu kính đôi của một máy phóng chiếu, và những hình ảnh được phóng vào không gian như những hình ba chiều. Những hình ảnh này trong bản chất rốt ráo là trống không và không có chất thể, nhưng ở mức độ tương đối, chúng có một loại thực tại hiện hình, hầu như huyễn thuật, như một ảo ảnh trong sa mạc hay trò ảo thuật trên sân khấu. Sự xuất hiện xem ra có vẻ thực, nhưng không phải thế. Chúng ta không nói “duy tâm thức” ở đây, học thuyết Duy Tâm Thức, mà nói đến hoạt động và khả năng của năng lực. Những hình ảnh hay hình tướng này được phóng chiếu vào không gian không phải là tâm thức, mà là những biểu lộ của tâm thức. Tuy nhiên những biểu lộ này không độc lập với tâm thức. Nếu tâm thức và những giác quan được trong sạch, bấy giờ cá nhân sẽ tri giác thế giới với cái nhìn thấy thanh tịnh, người ta sẽ tri giác nó như là chiều kích thanh tịnh của mạn đà la. Nhưng nếu tâm thức, cái tỉnh giác bên trong của người ta, vẫn còn bị che phủ bởi những lớp che ám, những che ám này sẽ làm méo mó cái nhìn thấy của người ta và người ta tri giác thế giới với cái nhìn thấy bất tịnh do nghiệp. Người ta sẽ tri giác thế giới như một chúng sanh vô minh bình thường, một chúng sanh còn sống trong những chiều kích của sáu nẻo tái sanh. Như thế, trong Dzogchen, không phải là một trường hợp chuyển hóa một loại cái nhìn thấy thành một cái khác, như hành giả làm trong Tantra. Hơn thế nữa, người ta làm cho mình trong sạch bằng cách đi vào trạng thái tham thiền, nó nằm trên mọi điều kiện hóa của nghiệp, và rồi cái nhìn thấy biểu lộ một cách tự phát. Đó là tại sao người ta phải làm chủ trọn vẹn Thekchod trước khi thực hành Thodgal. Nếu khác đi, thì do những thói quen nghiệp báo nặng nề từ quá khứ lâu xa vô thủy, những cái nhìn thấy bất tịnh thuộc nghiệp sẽ tái xuất hiện và người ta lại thấy mình một lần nữa bị nhốt vào vòng sanh tử.

Do khả năng (hay quyền lực) bẩm sinh, tánh Giác – trạng thái tự nhiên của hiện hữu của chính mình – sẵn sàng cho phép sự sanh khởi của nhiều loại hình tướng xuất hiện này, chúng tự giải thoát bởi chính chúng, bởi vì tánh Giác luôn luôn hòa hợp với bản tánh của chúng mà không đối nghịch. Những hình tướng và tánh Giác hiện hữu trong một trạng thái hợp nhất hoan hỷ an vui, thế nên giải thoát là vốn sẵn và tự nhiên. Bởi thế, những đối trị khác không hiện hữu hoặc không cần đến. Đây là điều ngược với thực hành thiền định của hệ thống Kinh, thường dùng những cái đối trị. Những cái đối trị như vậy tiêu biểu việc làm của tâm thức. Nhưng trong Dzogchen, thiền giả không cố gắng ngăn chặn những tư tưởng hay cầu viện những đối trị chống lại chúng. Trạng thái của tánh Giác tức thời và hiện tại là cái đối trị duy nhất, phương thuốc trị mọi bệnh hoạn. Trong trạng thái tham thiền này, mọi sự được hòa nhập với sự hiện diện này của tánh Giác, như vậy sự chú trọng không phải nằm nơi Hai Chân Lý, Chân Lý Tương Đối và Chân Lý Tuyệt Đối, như trong hệ thống Kinh. Chỉ có một chân lý độc nhất, duy nhất là Trạng Thái Bổn Nguyên trong đó những hình tướng và tánh Không không thể tách lìa.

Dòng 17 : (Đúng hơn, một hiện tượng) đến chỗ gặp gỡ tự tánh (hay khuôn mặt) của nó. Một cách trực tiếp [như, chẳng hạn, khi người ta gặp một người khác cùng quê ở một xứ sở (ngoại quốc) nơi có một ngôn ngữ khác, (tức thời họ nhận ra và) biết nhau ; trong cùng cách như vậy, (bản thân) tức giận được giải thoát bằng cách được nhận ra như là tức giận]. ÷

Ở đây bản văn lại đề cập tới sự thực hành Thodgal (xem ở dưới, dòng 30). Những cái nhìn thấy này, dù chúng tiêu biểu cái nhìn thấy thanh tịnh (Niết bàn) hay cái nhìn thấy bất tịnh thuộc nghiệp (sanh tử), đều là những biểu lộ thấy được của năng lực của trạng thái tánh Giác. Như vậy, trong trạng thái tham thiền những cái nhìn thấy hay hiện tượng này, chính chúng và không có cái nào khác, đến chỗ gặp gỡ chính chúng, giống như nhìn thấy mặt mình trong một tấm gương, hay như người cùng quê gặp nhau nơi một xứ sở ngoại quốc. Chúng tức thời nhận biết nhau. Đây là khoảnh khắc tự-nhận biết, và ngay khoảnh khắc đó, chúng tự giải thoát. Tánh Giác là tấm gương của tỉnh giác để ở trước mọi sự vật, đến độ ở bất cứ nơi đâu, trong mọi hoàn cảnh, trong mỗi biến cố xảy ra, luôn luôn hiện hữu cái tự-nhận biết này. Đó cũng giống như tấm lưới vĩ đại của Đế Thích làm bằng những chuỗi tấm gương liên kết nhau, trong đó mỗi tấm gương phản chiếu mọi tấm gương khác. Trong huyền thoại Ấn Độ, Đế Thích, vua của chư thiên, có người thợ thủ công cõi trời Vishvakarman làm ra một mạng lưới những tấm gương cho lâu đài Vijayanti ở trên đỉnh núi Tu Di. Trong tấm lưới Đế Thích này, mỗi sự việc xảy ra trong vũ trụ phản chiếu mỗi sự việc khác. Tuy nhiên, trong Dzogchen, tánh Giác là độc nhất, và những cái biết thì nhân rộng không giới hạn.

Như việc này áp dụng cho sự sanh khởi của những hình tướng bên ngoài, cũng áp dụng như thế cho sự sanh khởi của những tư tưởng bên trong, chẳng hạn những phiền não. Tức giận được tự giải thoát bằng cách được nhận biết như là tức giận. Trong tấm gương của tánh Giác, tức giận tự nhận biết chính nó là tức giận, và năng lực của nó tức thời tan biến. Ở đây phương pháp là gcer-grol, giải thoát qua sự chú ý hay nhận biết đơn thuần.

Dòng 18 : (Khi tìm kiếm) Mẹ (của nó, đó là cỗi nguồn của nó), cái biết (cái hiểu biết của cái nhìn thấy hay của những hiện tượng) trực tiếp gặp gỡ Mẹ của chính nó, [(nghĩa là,) bản thân cái nhìn thấy là (tự) giải thoát nhờ cái nhìn thấy ; như bơ chảy lỏng tan vào trong bơ.] ÷

Khi tìm kiếm Mẹ của nó (ma), cỗi nguồn ánh sáng đã sanh ra nó, cái biết (ye-shes, hiểu biết) của cái nhìn thấy (hay những hiện tượng) trực tiếp gặp gỡ Mẹ của chính nó, đó là Trạng Thái Bổn Nguyên của Tịnh Quang của Nền Tảng. Giống như một tia sáng mặt trời, như ánh sáng (ye-shes) hòa tan trong ánh sáng (od-gsal). Mọi hiện tượng có thể thấy được giải thoát trong ánh sáng này của tánh Giác. Thế nên, bản thân cái nhìn thấy tự-giải thoát bằng cái nhìn thấy. Chỉ bằng cái nhìn đầu tiên vào hình ảnh phản chiếu của mình trong gương mà người ta khám phá ra tấm gương.

Dòng 19 : (Tìm kiếm Con,) Con (nó là cái biết hay cái tỉnh giác nguyên sơ này) gặp gỡ chính nó một cách trực tiếp. ÷

Con (bu), nó là cái biết thuộc về cá nhân hay tỉnh giác nguyên sơ về những hiện tượng giác quan thì hiện hữu trước khi tâm thức đi vào hiện hành, Con này đứng trần trụi trong sự hiện diện của tham thiền, trạng thái của Rigpa. Đó giống như thấy chính mình phản chiếu trong một tấm gương. Tấm gương này là Mẹ, Bồ đề tâm hay Trạng Thái Bổn Nguyên của giác ngộ. Con là một cái biết, một khoảnh khắc cá nhân của tỉnh giác hay hiểu biết nguyên sơ. Đối với cá nhân có nhiều cái biết như thế, nhưng tất cả chúng đều là con của một Mẹ độc nhất. Có nhiều cái biết và chỉ có một Rigpa, nhưng bản tánh của chúng là đồng nhất.

Dòng 20 : [Bản thân tánh Giác (tự) giải thoát nhờ tánh Giác, như nước hòa tan trong nước.] ÷

Dòng 21 : (Khi tìm kiếm) trạng thái duy nhất này, người ta gặp gỡ trạng thái duy nhất của chính mình. ÷

Khi tìm kiếm trạng thái duy nhất này, nó là Rigpa, người ta gặp gỡ trực tiếp trạng thái duy nhất. Đây là trường hợp khi người ta khám phá trạng thái duy nhất của tánh Giác trong vô số kinh nghiệm khác nhau.

Dòng 22 : [Tự tánh người ta (đơn giản) gặp gỡ chính nó ; nhưng tinh túy của nó siêu vượt mọi diễn tả ; nó giống như không gian tan vào không gian hay như ba vòng cuộn của một con rắn mở thoát chính chúng một cách tự phát.] ÷

Tự tánh hay khuôn mặt xưa nay của người ta gặp gỡ chính nó. Khi người ta mặt đối mặt với chính mình, đó cũng giống như nhìn chính mình trong một tấm gương và rồi khám phá rằng người ta chính là tấm gương. Đây là tinh túy của người ta, nó là trạng thái của tánh Không, tương đương với bản tánh của tấm gương, và tinh túy này siêu vượt mọi diễn tả bằng lời. Kinh nghiệm hợp nhất này giống như hư không tan vào hư không. Hư không (hay không gian) bên trong của tánh Giác bên trong và hư không bên ngoài, nó là chiều kích trong đó những hình tướng hay những cái nhìn thấy biểu lộ, cả hai hòa nhập và được chứng ngộ là đồng nhất. Thí dụ như khi cái bình sứ bị vỡ, thì không còn hai không gian, không gian trong bình và không gian ngoài bình, mà chỉ một không gian hay chiều kích. Tuy nhiên không gian chẳng biến đổi chút nào. Cái bình sứ tiêu biểu các uẩn, hiện hữu giới hạn của cá nhân do nghiệp riêng. Tiến trình tự giải thoát này có thể được so sánh với ba vòng cuộn tròn của một con rắn tự cởi thoát một lần.

Dòng 23 : Trạng thái đơn nhất và duy nhất này của tánh Giác tức thời chỉ có thể tìm thấy trong chính mình. ÷

Trạng thái duy nhất của Rigpa chỉ tìm thấy được trong chính mình, nói theo nghĩa đen là, “nối kết với chính mình”.

Dòng 24 : Nếu như vậy, bấy giờ khi người ta biết (hay nhận biết tinh túy của chính mình), mọi sự cùng đồng thời được đưa vào trong một khoảnh khắc đơn nhất (hay một niệm đơn nhất), trong đó hiện diện một tỉnh giác nguyên sơ (cái hay biết) nó không vượt khỏi (cái hiểu biết của) tinh túy đơn nhất duy nhất này. [Điều này cũng giống như một người đàn ông và một người đàn bà đang yêu nhau và (bí mật) gặp nhau nơi vắng vẻ.] ÷

Tinh túy là tánh Không, thể trạng của bản tánh của tấm gương. Nếu người ta biết hay nhận biết tinh túy của mình, nghĩa là nếu người ta biết rằng người ta là tấm gương, bấy giờ mọi sự cùng đồng thời đến một khoảnh khắc đơn nhất. Trong thể trạng này, người ta siêu vượt thời gian, vì thời gian là cái gì do tâm thức tạo ra và chỉ hiện hữu theo những phản chiếu, chứ không có trong thể trạng của bản thân tấm gương. Thể trạng không có thời gian này là một thời gian thứ tư vượt khỏi ba thời quá khứ, hiện tại, tương lai ; nó là “thời gian vĩ đại” là bối cảnh hay chiều kích chứa đựng một lúc cả ba thời kia. Trong thể trạng này, khi là tấm gương mà không phải là những bóng dáng phản chiếu, tương tục hiện diện một cái biết hay tỉnh giác nguyên sơ (ye-shes). Cái tỉnh giác nguyên sơ này không vượt khỏi sự thấu biết chỉ cái tinh túy duy nhất và đơn nhất ấy. Do khám phá chỉ một kinh nghiệm đơn nhất về trạng thái của tánh Giác tức thời này, người ta khám phá toàn bộ vũ trụ. Do biết chỉ một hiện tượng hay pháp đơn nhất này, trong đó Rigpa hiện diện, bấy giờ người ta biết tất cả các pháp. Biết cái một này tức là biết tất cả. Dù những hiện tượng có sai khác vô tận, trạng thái này của tánh Giác tức thời là đơn nhất. Nó là tấm gương đơn nhất phản chiếu tất cả sự việc. Không có cái biết duy nhất nào khác, nó là rig-pai ye-shes, cái hiểu biết của trạng thái tánh Giác tức thời vốn sẵn. Và điều này giống như hai kẻ yêu nhau gặp nhau nơi chỗ bí mật.

Dòng 25 : Bản thân trạng thái đơn nhất và duy nhất này chỉ tìm thấy được trong chính mình. ÷

Trạng thái đơn nhất duy nhất này nghĩa là rig-pai ye-shes, cái hiểu biết của trạng thái tánh Giác.

Dòng 26 : Dù những hình tướng có sai khác nhau, vẫn hiện hữu một cái hiểu biết chung, hay cái tỉnh giác nguyên sơ, trong đó những khác biệt này được tự giải thoát bởi chính những khác biệt này. [(Một cái biết như vậy) giống như cắt xuyên qua cái nút chính yếu độc nhất, và nhờ đó cắt đứt tất cả một trăm sợi làm thành dây thừng.] ÷

Những hình tướng bên ngoài và sai khác vô tận, nhưng Rigpa là độc nhất và đơn nhất. Nó là một hiểu biết nền tảng hay cái tỉnh giác nguyên sơ, trong đó những hiện tượng đa thù này tự giải thoát nhờ chính sự sanh khởi của chúng như là những hiện tượng sai khác. Rigpa là cây kiếm cắt đứt lập tức mối thắt nút của những hình tướng.

Dòng 27 : Sự giải thoát độc nhất này chỉ có thể tìm thấy trong chính mình. ÷

Dòng 28 : [Bởi vì (cái biết này) là tự biểu lộ, nó là một hiểu biết hay tỉnh giác nguyên sơ mà không thể có được ở đâu khác (ngoài bên trong mình). (Tự giải thoát chính là bản thân cái tỉnh giác nguyên sơ đó.] ÷

Cách thức giải thoát độc nhất này chỉ tìm thấy trong chính mình. Cái hiểu biết trạng thái tánh Giác này là tự-biểu lộ ; nó là một tỉnh giác nguyên sơ không thể tìm ở đâu khác ngoài chính mình.

Dòng 29 : [Chẳng hạn, đó giống như đi vào một thành phố lớn độc nhất nằm ở cuối hàng trăm hay hàng ngàn con đường.] ÷

Tất cả những con đường tâm linh khác nhau thuộc những thừa khác nhau đi đến giác ngộ quy về cùng một mục đích ; mọi đường đều dẫn đến thành phố của giải thoát. Như vậy, chúng ta được đưa vào bản tánh của chính chúng ta, nó là tánh Giác vốn sẵn, và ở đây kết thúc tuyên bố thứ nhất.

TUYÊN BỐ THỨ HAI

Dòng 30 : (Trong trạng thái của tánh Giác tức thời) người ta trực tiếp khám phá rằng mọi cái nhìn thấy sau cùng của người ta (nghĩa là, những khối cầu nhỏ ánh sáng cầu vồng mà người ta thấy trong thực hành) thực ra khởi sanh từ bên trong chính mình. ÷

Tuyên bố thứ nhất chủ yếu liên hệ với Nền Tảng, đó là lãnh vực của Thekchod, nhưng trong tuyên bố thứ hai sự nhấn mạnh bây giờ là Con Đường, tiêu biểu bởi thực hành Thodgal. “Những cái nhìn thấy sau cùng” hay “cái xuất hiện sau cùng” là những quả cầu nhỏ ánh sáng cầu vồng (thig-le, Skt. bindu) thường xâu với nhau thành những chuỗi kim cương và thành những kiểu cách khác, chúng xuất hiện với cái nhìn của người ta một cách tự phát trong thực hành Thodgal. Chính những cái nhìn thấy thig-le này được phát triển trong bốn giai đoạn của sự nhìn thấy tiêu biểu cùng đích của con đường. Vượt trên những giai đoạn của sự nhìn thấy này là sự chứng đắc Thân Ánh Sáng Cầu Vồng. Vì lý do này chúng được gọi là những cái nhìn thấy sau cùng. Sự thực hành tham thiền luôn luôn hòa nhập với bốn giai đoạn của sự nhìn thấy này :(2)

1. cái nhìn thấy của tri giác trực tiếp về Thực Tại,
2. cái nhìn thấy của sự khai triển những kinh nghiệm,
3. cái nhìn thấy của sự tăng thêm đến đến mức độ tròn đủ của tánh Giác,
4. cái nhìn thấy của sự hoàn tất hay kiệt tận của Thực Tại.

Trong khi thực hành Thodgal với ánh sáng mặt trời, thig-le hay những quả cầu nhỏ ánh sáng cầu vồng, biểu lộ trong giai đoạn thứ nhất ở trên. Trong trạng thái tự nhiên của mình như là những hành giả, nghĩa là trong trạng thái tham thiền người ta xác quyết đích thật những cái nhìn thấy sau cùng về thig-le và vân vân này, thực sự phát sanh từ bên trong mình, dù chúng có vẻ ở không gian bên ngoài như những phóng chiếu. Chúng là những biểu lộ của tiềm năng hay ánh sáng bên trong của chính mình.

Mọi sự sanh khởi như những hiện tượng biểu lộ, gồm những âm thanh, ánh sáng và tia sáng, dù là cái nhìn thấy thanh tịnh hay là cái nhìn thấy bất tịnh thuộc nghiệp, đều là phần của tiềm năng của chính mình, sự biểu lộ của năng lực của tánh Giác vốn sẵn của chính mình trong không gian bên ngoài. Năng lực này, trong hình thức ánh sáng, phát xuất từ trái tim của cá nhân. Thế nghĩa là, quang minh trong sáng bẩm sinh hay tự-sáng soi của Trạng Thái Bổn Nguyên của chính mình, dù ở khắp trong thân thể, chủ yếu trú ở trái tim vật chất. Từ không gian bên trong hay khoảng trống trong tim, ánh sáng bên trong này (nang od, Skt. antarajyotih) tiến lên trên qua một kinh mạch sáng mờ gọi là Kati, hay dây thần kinh trắng và phẳng, và rồi ra khỏi thân thể bằng cửa của hai mắt vật chất. Quang minh bên trong này, phóng chiếu ra ngoài trái tim, biểu lộ trong không gian bên ngoài như là những cái gì bề ngoài có vẻ thực và có chất thể, như phim chiếu trên một màn hình vĩ đại bao quanh cá nhân khắp mọi mặt. Bấy giờ người ta trở nên lạc mất trong trò trình diễn hấp dẫn này, như khi bị giam cầm trong một giấc mộng, nơi mọi sự có vẻ khách quan, cứng chắc và có thật. Tuy nhiên, tấm màn trên đó màn trình diễn bóng dáng này được phóng chiếu không phải là một bức tường cứng đặc nào đó, mà chỉ là không gian trống rỗng, chiều kích của tất cả hiện hữu. Mọi sự được tri giác trong chiều kích rỗng rang này chỉ là màn trình diễn ánh sáng của tánh Giác, giống như sự phóng chiếu của một đèn lồng kéo quân. Cá nhân, không biết về thật tánh của điều mà người đó thấy như là thế giới bên ngoài, lang thang đây đó những vòng quanh quẩn, lạc lõng trong sự phóng chiếu này như trong một mê cung không lối ra. Như vậy, người ta đến chỗ sống trong những phóng chiếu của người ta mà không phải trong cội nguồn của chúng. Tiến trình phóng chiếu này được diễn tả theo sáu ánh sáng hay ngọn đèn :

1. ngọn đèn của chiều kích của tánh Giác,
2. ngọn đèn của trái tim vật chất,
3. ngọn đèn của dây thần kinh trắng và phẳng,
4. ngọn đèn của nước (con mắt giống như quả cầu) nó nắm bắt mọi sự ở một khoảng cách,
5. ngọn đèn của những quả cầu nhỏ trống rỗng bằng ánh sáng,
6. ngọn đèn của trí huệ tự-phát sanh.

Như vậy, cái có vẻ biểu lộ ngoài cá nhân trong không gian bên ngoài thực sự là cái hiện hữu bên trong mình trong không gian bên trong của cá nhân. Trong thực hành Thodgal, người ta khám phá ánh sáng tự-phát sanh bên trong của chiều kích của tánh Giác trú trong khoảng trống của trái tim vật chất giống như một ngọn đèn cháy sáng trong một cái bình trống. Ánh sáng này tiến lên kinh mạch sáng mờ và được phóng chiếu qua hai mắt vào không gian bên ngoài. Bấy giờ ánh sáng này biểu lộ thành những quả cầu nhỏ bằng ánh sáng (thig-le) hay thành chuỗi kim cương và v.v... Với thực hành liên tục, những không gian bên trong những quả cầu nhỏ trống rỗng này mở ra và phát triển một cách tự phát như những phần nhỏ, và cuối cùng người ta đến chỗ có những cái thấy bên trong chúng mà rốt ráo gồm những cái nhìn thấy chư Phật và các cõi Phật. Như vậy, người ta nói đến sáu ngọn đèn. Nếu người ta đã tịnh hóa những che ám và khuynh hướng nghiệp nhờ thực hành tham thiền, bấy giờ những cái nhìn thấy sẽ thanh tịnh và người ta sẽ thấy những cõi Phật thanh tịnh trong những quả cầu nhỏ ánh sáng cầu vồng trong không gian bên ngoài. Nhưng nếu tâm thức còn bị che ám, bấy giờ những cái nhìn thấy sẽ là cái nhìn thấy bất tịnh thuộc nghiệp của sáu nẻo luân hồi. Phải hiểu rằng Thodgal không phải là một tiến trình chuyển hóa, chuyển hóa từ cái bất tịnh sang cái thanh tịnh nhờ tiến trình quán tưởng được dùng trong Sadhana của Tantra. Quán tưởng được tiến hành bởi tâm thức, trong khi hành giả Thodgal thấy mình trong tham thiền, một trạng thái vượt khỏi tâm thức. Những cái nhìn thấy sanh khởi tự phát và không cố gắng về phần chúng, khi thiền giả thực hành với ánh sáng mặt trời hoặc với bầu trời trong sáng trống không, hoặc với toàn bộ bóng tối của chỗ ẩn cư tối tăm. Theo cách này không gian bên ngoài của bầu trời, nơi thig-le hay những hiện tượng ánh sáng khác xuất hiện, và không gian bên trong của tánh Giác trở thành hòa nhập. Cuối cùng, cái bình đất sét bị vỡ tan, và không còn khác biệt nào giữa không gian trong bình và không gian ngoài bình. Nhưng người ta phải hiểu rằng những hiện tượng ánh sáng và những cái nhìn thấy biểu lộ tự phát trong bầu trời này chỉ là những phóng chiếu vào không gian bên ngoài của Ánh Sáng Bổn Nguyên bên trong của chính mình. Mục tiêu của thực hành Thodgal này là hợp nhất với ánh sáng này, nó dù có vẻ biểu lộ ở ngoài cá nhân, thật sự là ở bên trong. Ánh sáng này là sự sáng chiếu rực rỡ bẩm sinh của Trạng Thái Bổn Nguyên của chính mình, Tịnh Quang của Nền Tảng, ở đây biểu lộ như Tịnh Quang của Con Đường.

Nhưng trước khi người ta có thể thực hành Thodgal, trước tiên người ta phải tịnh hóa hai che chướng (phiền não chướng và sở tri chướng) và thông thạo trạng thái tham thiền nhờ thực hành Thekchod, một sự giải phóng hay một sự cắt đứt mọi căng thẳng và khô cứng của người ta. Nếu người ta không hoàn thiện trước Thekchod như một tiền đề tuyệt đối cần thiết, bấy giờ thực hành Thodgal sẽ không hơn gì xem một màn xi nê. Dù người ta thực hành Thodgal không phải trong trạng thái của thức bình thường mà trong trạng thái tham thiền, thì bao giờ cũng có mối hiểm nguy là người ta bám luyến vào những cái nhìn thấy đang sanh khởi. Trong trường hợp này cá nhân lại rơi vào thế giới giấc mộng của sanh tử và bị nhốt trở lại trong lưu chuyển luân hồi. Dù cho mục đích tối hậu của Thodgal là sự thực hiện Thân Ánh Sáng Cầu Vồng, nó đưa cá nhân vượt khỏi sanh tử, sự thực hành nó cũng là một chuẩn bị tuyệt hảo cho những kinh nghiệm sau khi chết của Bardo, nơi những cái nhìn thấy biểu lộ tự phát với thức đã không còn thân của người ta. Những cái nhìn thấy này là những kết quả của những dấu vết nghiệp quá khứ. Trở nên bị bắt giam lần nữa vào những cái nhìn thấy mê cung này, người ta đi vào tái sanh tương lai trong một lần nhập thân mới. Nhưng cũng ở đây, có khả năng cho giải thoát nhờ nhận biết Tịnh Quang của Trạng Thái Bổn Nguyên của mình.

Dòng 31 : Tương tự, bởi vì người ta nhận biết tự tánh của mình bởi chính mình (nghĩa là, người ta ở trong trạng thái tham thiền), bấy giờ nó (tánh Giác này) không có bất kỳ nhị nguyên nào với vô minh (được xem là sự vắng mặt của tánh Giác). Chẳng hạn, dù một người được gọi từ những hướng khác nhau bằng nhiều tên khác nhau, nhưng nó vẫn sẽ đến ; và những cái này (nhiều tên khác nhau) không vượt khỏi nghĩa độc nhất (nó chính là bản thân cá nhân). ÷

Do ở trong trạng thái tham thiền, tức là trong tánh Giác, người ta đến chỗ nhận biết tự tánh của mình, nó chính là tánh Giác. Và khi thực hành Thodgal, những cái nhìn thấy thig-le và v.v... sanh khởi đều được nhận biết là những biểu lộ hay phóng chiếu của bản tánh của tâm thức mình. Giống như nhìn thấy sự phản chiếu của khuôn mặt mình trong một tấm gương và nhận biết nó như vậy. Bấy giờ tánh Giác Rigpa được kinh nghiệm không có bất kỳ nhị nguyên chủ thể và đối tượng nào, và thể trạng này được phân biệt một cách quy ước với vô minh (ma rig-pa). Trong những tình trạng bình thường của cuộc sống hàng ngày, vô minh được kinh nghiệm như cái nhìn thấy bất tịnh thuộc nghiệp của sanh tử. Tuy nhiên, khi người ta ở trong trạng thái tham thiền và nhận biết bản tánh đích thực của người ta là Trạng Thái Bổn Nguyên, không còn phân biệt nào nữa giữa cái nhìn thấy bất tịnh (sanh tử) và cái nhìn thấy thanh tịnh (Niết Bàn). Tấm gương phản chiếu bất cứ cái gì đặt trước nó, dù xấu hay đẹp, và những phản chiếu này không làm sao ảnh hưởng hay biến đổi bản tánh của gương. Cùng cách như vậy, bất cứ cái gì khởi sanh trước bản tánh của tấm gương, dù cái nhìn thấy thanh tịnh là Niết Bàn hay cái nhìn thấy bất tịnh thuộc nghiệp là sanh tử, thể trạng bổn nguyên của bản tánh tấm gương vẫn không biến đổi. Chỉ có Nền Tảng Bổn Nguyên đơn nhất này, nhưng hiện hữu hai Con Đường : cái nhìn thấy thanh tịnh Niết Bàn trong ánh sáng của tánh Giác và cái nhìn thấy bất tịnh sanh tử trong bóng tối của vô minh. Và hai Con Đường này dẫn đến hai kết quả hay Quả : sự giác ngộ của một vị Phật và mê lầm của một chúng sanh bình thường. Nhưng một khi đã chứng ngộ Nền Tảng, người ta có thể xem cả hai viễn cảnh một cách bình đẳng, thản nhiên. Dù nếu những cái thấy bất tịnh thuộc nghiệp có sanh khởi như trong trường hợp Sidpa Bardo, sự việc này sẽ không cách gì ngăn chặn, giới hạn hay làm nhiễm ô tánh Giác tức thời vốn sẵn. Trong nghĩa này, người ta có thể nói rằng tánh Giác và vô minh là không có nhị nguyên nào, là bất nhị.

Trong trạng thái thấu hiểu chân thật này, nơi người ta nhận biết khuôn mặt bổn nguyên hay thật tánh của mình, người ta hòa nhập không nhận lấy hay chối bỏ bất kỳ cái gì, với những cái nhìn thấy sau cùng này chúng biểu lộ tự nhiên trong thig-le. Trong Dzogchen, khác với Tantra, người ta thiền định với đôi mắt mở bởi vì không có sự cân nhắc cái nhìn thấy thanh tịnh là tốt và cái nhìn thấy bất tịnh là xấu. Cả hai cái nhìn thấy này đều là những phóng chiếu của tâm. Chúng chỉ có một mùi hay một vị đối với bản tánh của tâm. Và với sự thực hành tự-giải thoát, chẳng can hệ gì cái chi khởi sanh trong nhìn thấy, dù cái nhìn thấy có là tịnh hay bất tịnh. Nhưng nếu tâm thức đã được thanh tịnh, bấy giờ những cái nhìn thấy thanh tịnh của Phật quả sẽ sanh khởi tự nhiên, dễ dàng, không cố gắng, bởi vì chúng vốn sẵn, nhưng hiện thời còn ngủ yên trong lòng của tất cả chúng sanh. Đó là gia tài được thừa kế của mỗi người, cái mà người ta đã sở hữu từ vô thủy. Cá nhân không cần tìm kiếm đâu khác cho những cái nhìn thấy cõi thiên đường. Chân lý có thể được gọi bằng nhiều tên, nhưng nhiều cái tên này không vượt khỏi nghĩa độc nhất.

Dòng 32 : Trong trạng thái độc nhất này (là tánh Giác tức thời vốn sẵn), người ta được trực tiếp khám phá rằng (tất cả những cái nhìn thấy những quả cầu nhỏ ánh sáng cầu vồng và vân vân này, thật ra) chỉ là những tự-biểu lộ của chính mình. ÷

Trong trạng thái độc nhất duy nhất này của Rigpa, người ta khám phá rằng tất cả những cái nhìn thấy này là những tự-biểu lộ. Những cái nhìn thấy này sanh khởi tự phát, và chúng trọn vẹn hoàn thiện (rdzogs) như chúng vốn là, không cần sửa sang chỉnh trị, bởi vì chúng là những biểu lộ của sự sáng chiếu bẩm sinh hay năng lực của Trạng Thái Bổn Nguyên.

Dòng 33 : Và trong trạng thái này của (tự) giải thoát, người ta không thấy có nghi ngờ nào. ÷

Dòng 34 : (Trạng thái này) vốn giải thoát trong chính nó, vì tánh Giác được giải thoát bởi chính tánh Giác. [Tương tự, qua sự nhận biết tánh Giác chỉ là trạng thái hiện hữu của chính mình, bấy giờ mọi sự mà người ta hiểu được giải thoát vào thể trạng (tự nhiên) của chính chúng ; và điều này giống như gặp một người đã từng biết trước kia.] ÷

Tánh Giác được giải thoát bởi tánh Giác, nó vốn giải thoát trong chính nó. Bởi vì người ta hiểu và nhận biết nó là trạng thái hiện tiền của chính mình, mọi sự mà người ta hiểu được giải thoát vào thể trạng bổn nguyên của chính nó. Ở trước bản văn nói về những tình huống xuất hiện bên ngoài, nhưng ở đây nói về những tư tưởng bên trong cá nhân. Cũng tương tự, chúng tự giải thoát ngay khi sanh khởi. Người ta nhận biết chúng khi chúng vừa sanh khởi, như gặp một người chúng ta đã biết trước kia. Điều này kết thúc sự xem xét tuyên bố thứ hai, nó ban cho giáo huấn về thực hành của Con Đường, Thodgal.

TUYÊN BỐ THỨ BA

Dòng 35 : Niềm tin của người ta trở thành như một kho tàng chứa đựng những giàu có bao la, chúng là những kinh nghiệm cá nhân cụ thể (của người ta) về chính mình (nghĩa là về tự tánh của mình, đó là tánh Giác vốn sẵn). ÷

Đã xem xét Nền Tảng với tư cách là tánh thanh tịnh bổn nguyên và Con Đường với tư cách là tự-toàn thiện tự nhiên, bây giờ bản văn nói đến Quả. Tánh thanh tịnh bổn nguyên và toàn thiện tự nhiên được được xem xét ở đây theo tính không thể tách lìa của chúng. Đức tin được chứng nghiệm như là kết quả của nhiều kinh nghiệm cá nhân cụ thể trong đó người ta có một hiểu biết về tham thiền.

Dòng 36 : [Tất cả mọi chuyển động của tư tưởng trở thành (tự) giải thoát vào hiện trạng của chính chúng ; điều này giống như một kho tàng (vĩ đại) chứa đựng bất cứ cái gì người ta mong muốn.] ÷

Dòng 37 : Bấy giờ có những kinh nghiệm cụ thể về những  cái khác (chúng là những sự vật và người bên ngoài), đức tin của người ta trở thành giống như một vị vua làm Chuyển Luân Vương. ÷

Với chính mình, người ta khai triển một sự tin cậy sanh từ những kinh nghiệm cá nhân cụ thể, và như thế tất cả những chuyển động bên trong của tư tưởng trở thành giải thoát vào hiện trạng bổn nguyên của chính chúng, hiện trạng đó là tánh Không. Và với những cái khác, nghĩa là những hình tướng bên ngoài, người ta trở thành giống như một Chuyển Luân Vương, một vị vua vũ trụ. Một vị vua như vậy trị vì bốn đại lục và bởi thế không sợ bất cứ cái gì khác hay sức mạnh nào khác ngoài mình. Đã làm chủ tham thiền chúng ta có thể hòa nhập, hợp nhất tất cả hiện hữu vào trạng thái này. Đây là Dzogchen, trạng thái “Đại Toàn Thiện”.

Dòng 38 : [(Nghĩa là,) trạng thái của tánh Giác tức thời trở thành biểu lộ có thể thấy được (như những cái nhìn thấy những mạn đà la và vân vân), và bởi vì những (cái nhìn thấy) này không được tạo ra bởi bất cứ cái gì khác, (tánh Giác vốn sẵn của mình) thì giống như (một Chuyển Luân Vương) đem mọi sự trong bốn châu lục đặt dưới quyền lực của mình.] ÷

Tánh Giác bên trong của người ta biểu lộ có thể thấy được trong không gian, trước hết như những hiện tượng ánh sáng và rồi như những cái nhìn thấy, và những cái ấy đều là những tự-biểu lộ ; chúng không được tạo ra bởi bất kỳ cái gì khác ngoài chính chúng. Với sự chứng ngộ này, người ta đến giai đoạn cuối cùng của cái nhìn thấy.

Dòng 39 : Hơn nữa, (tánh Giác vốn sẵn của người ta) có khả năng đem thậm chí những nguyên tố vật lý đặt dưới quyền lực của nó ; [và bởi vì người ta trở thành giải thoát do thể trạng này (thực hiện Thân Ánh Sáng), người ta không nương dựa nữa vào bất cứ khả năng nào khác.] ÷

Bây giờ bản văn ám chỉ đến Quả, Thân Ánh Sáng, nó tiêu biểu cực điểm của bốn giai đoạn của cái nhìn thấy liệt kê ở trên. Theo tiến trình này, Rigpa có khả năng đem thậm chí những nguyên tố vật chất đặt dưới quyền lực của nó, và bởi vì người ta được giải thoát do thể trạng này, người ta không nương dựa vào bất cứ khả năng hay thần lực nào khác để chứng thành Quả, tức là Thân Ánh Sáng. Tại sao lại Thân Ánh Sáng ? Bởi vì giác ngộ của một vị Phật không có nghĩa chỉ là sự chứng ngộ trí huệ toàn thể (Skt. prajna) và chứng ngộ thực tại tối hậu của trạng thái tánh Không (Skt. sunyata), mà cũng còn là sự chứng ngộ hay sự biểu lộ của lòng bi (Skt. karuna) và phương tiện thiện xảo (Skt. upaya). Bởi thế, Phật quả không chỉ là tĩnh lặng hay thụ động, mà hơn thế nó bao giờ cũng linh hoạt với những hoạt động của Phật, những biểu lộ của lòng bi vũ trụ và vô cùng. Về mặt tánh Không, có Pháp thân, nhưng về mặt lòng bi, có Sắc thân. Cả hai “thân” hay hai chiều kích, Pháp thân và Sắc thân, đều đồng khởi trong Bồ Đề, trạng thái của giác ngộ. Hệ thống Kinh diễn tả như thế nào Sắc thân được thực hiện qua ba vô số kiếp nhờ trau dồi những ba la mật bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn và thiền định. Hệ thống Tantra diễn tả như thế nào Sắc thân được thực hiện nhờ những thực hành tiến trình phát sanh và tiến trình hoàn thiện (Skt. utpa-ttikrama và sampannakrama), đặc biệt là Thân Huyễn (sgyu-lus) được thanh tịnh. Dzogchen diễn tả tiến trình đạt được Sắc thân nhờ thực hiện Thân Ánh Sáng Cầu Vồng. Thân Ánh Sáng này như là một Hóa thân biểu lộ cho chúng sanh mê mờ còn bị giam nhốt trong sanh tử cần giáo huấn và hướng dẫn trên đường giải thoát. Chót đỉnh của Thekchod là sự khám phá Pháp thân, nhưng kết thúc của Thodgal là sự thực hiện Sắc thân như Thân Ánh Sáng.

Nhờ thực hành Thodgal người ta kiểm soát được và có quyền với những năng lực của năm nguyên tố, bởi vì người ta giải thoát những nguyên nhân phụ nhờ những nguyên nhân phụ. Tiến trình được diễn tả ở trên. Đó cũng như những phản chiếu (hay những cái biết) nhận biết chính chúng trong tấm gương. Ở đây những cái biết về những nguyên tố nhận biết chính chúng ngay khi chúng sanh khởi và tự chúng giải quyết trở lại vào trong hiện trạng bổn nguyên trống không của chúng. Tiến trình này được biết là Đảo Ngược (ru-log). Những nguyên tố vật chất thô của người ta (chúng thật ra là những kiểu biểu lộ của năng lượng, dù có vẻ cứng đặc, lỏng, hơi và v.v...) dần dần được tinh lọc và tan trở lại thành những tinh túy vi tế của những nguyên tố, những tinh túy đó là những ánh sáng màu sắc trong sáng. Đã thực hiện Thân Ánh Sáng, vị Thành Tựu giả vẫn hoạt động theo lòng bi và tiếp tục biểu lộ trong thế giới của những giác quan với những chúng sanh khác để dạy và dẫn họ đến giải thoát và giác ngộ, nhưng vị đạt đạo này không còn sống nữa dưới ách cai trị của sanh tử. Dù Thành Tựu giả biểu lộ có thể thấy được cho những người khác, vị ấy đã siêu vượt khỏi hiện hữu vật chất về mọi mặt, vào lúc chết hay ngay khi còn sống – trong ý nghĩa này, người ấy đã “thăng thiên”, trong khi về mặt không gian, người ấy không thực sự đi đâu cả, mà chỉ ở tại trung tâm của hiện hữu bổn nguyên đã được khám phá lại.

Dòng 40 : Và có một kinh nghiệm cụ thể về trạng thái giải thoát, niềm tin của người ta trở thành giống như không gian tan vào không gian. ÷

Khi một Thành Tựu giả, như đạo sư Garab Dorje, đạt đến Thân Ánh Sáng, có vẻ như thân thể vật chất tan biến vào không gian bao la của bầu trời, hay khác đi, tan biến vào năng lực thanh tịnh sáng rỡ, những ánh sáng cầu vồng. Vật chất được chuyển hóa thành năng lực, và năng lực sáng rỡ này vốn là phương tiện của tánh Giác. Cầu vồng là tượng trưng cái cầu nối kết trời với đất. Theo truyền thuyết Tây Tạng, trong thời cổ xưa, những vị vua đầu tiên vào lúc chết lên trời trở lại bằng cách làm tan biến thân thể vật chất thành dây cầu vồng nối với đỉnh đầu họ. Như vậy, họ không để lại thân xác hay dấu vết gì trên trái đất. Chỉ khi mối nối kết với cõi trời này bị cắt đứt mới cần xây mộ cho thân thể những vị vua này. Tuy nhiên, Thành Tựu giả không thăng thiên theo một nghĩa vật chất đến thế giới cõi trời siêu vượt khỏi trái đất, mà chỉ trở về trung tâm của hiện thể mình, tức là Trạng Thái Bổn Nguyên. Thành Tựu giả sống trong thể trạng của tấm gương hơn là trong những phản chiếu, thế giới như huyễn.

Dòng 41 : [(Nghĩa là) người ta giải thoát chính mình vào trong thể trạng bổn nguyên của mình, vào trong Pháp tánh vô nhiễm bổn nguyên thanh tịnh, và điều đó thực sự giống như không gian tan biến vào không gian hay như những đám mây tan trong bầu trời.] ÷

Có những kinh nghiệm cụ thể của trạng thái giải thoát, niềm tin của người ta giống như không gian tan biến vào không gian. Trong tiến trình thực hiện Thân Ánh Sáng người ta giải thoát mình vào trong thể trạng bổn nguyên của mình, nó là trạng thái của Pháp tánh vô nhiễm bổn nguyên thanh tịnh. Người ta giải thoát hiện hữu nhập thân của mình vào trong không gian cũng như trong khi thực hành con đường người ta cho phép bất kỳ tư tưởng hay hình tướng khởi sanh nào được tự giải thoát. Đây là chót đỉnh của thực hành Thodgal và được thực hiện bằng cách vượt qua giai đoạn thứ tư, được biết là cái nhìn thấy của sự hoàn tất của Thực Tại. Người ta giải thoát vào trong trạng thái của sự thanh tịnh bổn nguyên này, nó giống như không gian tan biến vào không gian, hay như những đám mây tan biến trong bầu trời.

Dòng 42 : (Mọi sự, tất cả toàn bộ của người ta) được tự giải thoát trực tiếp vào trạng thái của chính nó. ÷

Dòng 43 : [(Nói thế nghĩa là, mọi sự) tự giải thoát bởi chính nó ; và điều này giống như nghiền đá với đá, hay như nấu chảy sắt với sắt, hay như làm sạch cái dơ với cái dơ.] ÷

Dòng 44 : Trong trạng thái duy nhất này (của tánh Giác tức thời, mọi sự) được giải thoát vào cái đơn nhất này. ÷

Dòng 45 : [Và điều này giống như lấy lửa từ lửa, hay như chuyển nước thành nước, hay như thêm bơ (lỏng) vào bơ.] ÷

Dòng 46 : Như thế, Mẹ và Con lại trở thành hợp nhất. ÷

Dòng 47 : [Bởi vì Mẹ (nguồn gốc) của chính mình đúng là chính nó (và không có cái gì khác, nó hiện hữu trong trạng thái hiện hữu tự mình, và cái này là tánh Không), bản thân tánh Không thì giải thoát nhờ chính tánh Không ; và như thế (hiện diện cá nhân hay) tánh Giác hòa tan (trở thành hợp nhất) vào bản thân cái nhìn thấy.] ÷

Tất cả toàn bộ của người ta được tự-giải thoát trực tiếp ; nó tự giải thoát bởi chính nó. Nó được giải thoát vào trạng thái độc nhất này của Rigpa. Như thế Mẹ, là Trạng Thái Bổn Nguyên và Con, là hiểu biết hay trí huệ, hợp nhất không thể tách lìa không có chút nhị nguyên nào. Bởi vì nguồn gốc là Mẹ, chỉ hiện hữu trong trạng thái hiện hữu của chính nó, cái này là trạng thái của tánh Không, bản thân tánh Không thì giải thoát bởi tánh Không, và như thế, tánh Giác cá nhân hòa tan, nghĩa là trở thành hợp nhất vào cái nhìn thấy. Cảm thức về sự hiện diện và về thực tại của người ta hòa tan và hội nhập vào cái nhìn thấy có thể thấy được bên trong thig-le, hay quả cầu ánh sáng cầu vồng, một cái thấy Phật và mạn đà la hay chiều kích của Phật quả. Điều này giống như nhìn vào sự phản chiếu của chính mình trong một tấm gương, và thình lình thấy mình không phải đang nhìn vào một phản chiếu trong một tấm gương mà đang ở trong tấm gương nhìn ra ngoài. Người ta trở thành tấm gương. Mẹ, tấm gương, và Con, sự phản chiếu, trộn lẫn và trở thành một. Người ta trở thành cái nhìn thấy thanh tịnh này của Phật quả, nó thực sự là cái biểu lộ của chính mình, và không phải là cái gì ngoài mình. Bây giờ người ta ở trung tâm, không còn ở ngoại vi. Mẹ đúng là chính nó và không có cái gì khác. Trạng Thái Bổn Nguyên đúng là Trạng Thái Bổn Nguyên, không bao giờ có thể khác đi được, từ vô thủy. Trạng Thái Bổn Nguyên (Mẹ) và cảm thức cá nhân của sự hiện diện (Con) hợp nhất ; chúng được chứng ngộ là bất nhị. Điều này hoàn toàn khác với một kinh nghiệm thần bí về ánh sáng (gsal-bai nyams) hay về cái không và sự biến mất của tính cá nhân (mi rtog-pai nyams), nó chỉ tiêu biểu một sự thay đổi tạm thời của thức. Ở đây cảm thức cá nhân của sự hiện diện được hòa nhập vào chiều kích toàn thể của Phật tánh bổn nguyên của mình, tức là Phật quả.

Hình ảnh thấy được, tự-sanh khởi và tự-biểu lộ, của Phật và mạn đà la xuất hiện bên trong thig-le trước người ta trong không gian bên ngoài thực sự là một phóng chiếu của sự sáng chiếu rạng rỡ của ánh sáng bên trong của tánh Giác của chính mình trú ngụ trong trái tim. Cảm thức về sự hiện diện của người ta hợp nhất với cái nhìn thấy này và tự thấy nó hoàn toàn trong cái nhìn thấy ấy, nói cụ thể nó chính là bản thân cái nhìn thấy. Thân thể vật chất của người ta, mất đi chỗ nương dựa của nó, không thể được duy trì bởi sức mạnh của thức, và nó phai dần, tan biến vào không gian. Cả hai sắc tướng của Phật và sắc tướng vật chất của người đều là những phóng chiếu từ Trạng Thái Bổn Nguyên. Nhưng trong khi cái sau là sản phẩm của những dấu vết nghiệp quá khứ và cái nhìn thấy bất tịnh thuộc nghiệp thì cái trước là sự biểu lộ tự phát của bản tánh giác ngộ không chướng ngại của người ta. Người ta đã trở thành cái nhìn thấy thanh tịnh của chiều kích của Phật quả, và thực tại vật chất giới hạn, bị điều kiện hóa bởi nghiệp quá khứ bây giờ cạn kiệt, phai mất. Người ta lại thấy mình trong một Thân Ánh Sáng toàn hảo một cách tự phát, Sắc thân, quan sát sự tan biến của thân vật chất trước kia.

Rigpa hòa nhập vào cái nhìn thấy thanh tịnh trong không gian và trở thành cái nhìn thấy này. Người ta trở thành một Thân Cầu Vồng, ánh sáng không có bóng. Điều này, mặc dù những tuyên bố ngược lại của Jung, xảy ra bởi vì những che chướng hay bóng, thừa hưởng từ quá khứ lâu xa, đã cạn kiệt trong quá trình tịnh hóa nhờ thực hành tham thiền. Những nguyên nhân cho sự che chướng đã bị loại bỏ, thế nên không còn những che chướng sanh khởi để làm méo mó tỉnh giác. Người ta thấy mình trong trạng thái của tỉnh giác toàn thể bao trùm – đây là điều gọi là “toàn giác”. Thân Ánh Sáng tiêu biểu một chuyển hóa triệt để và trọn vẹn địa vị hiện sinh của người ta, một sự tái khám phá cái vốn xưa nay đã hiện diện và thể trạng này là thường trực và thường hằng. Nó chính là bản thân tánh Giác và không nương dựa tùy thuộc vào cái gì khác. Điều này có thể được so sánh với những ý niệm Thiên Chúa giáo về biến hình, sống lại và thăng thiên ; nhưng trong trường hợp Dzogchen, phương pháp luận để hoàn thành việc ấy, cụ thể là, sự thực hiện Thân Ánh Sáng, được trình bày bằng những từ ngữ chính xác. Trong lịch sử có nhiều gương mẫu thành tựu tiến trình này. Thậm chí trong những năm gần đây đã có một số Lama Tây Tạng, cả Phật giáo và đạo Bošn, đạt được Thân Cầu Vồng (ja-lus-pa) vào cuối đời họ và một số sự việc xảy ra này đã được quan chức Trung Quốc chứng kiến. (Xem Namkhai Norbu và Adriano Clemanti, Đại Toàn Thiện : Trạng Thái Tự Toàn Thiện Snow Lion, 1995, trang 37-41.)

Tổng quát, tiến trình này có thể xảy ra theo ba cách khác nhau :

1. Thân Cầu Vồng (ja-lus) đạt được vào lúc chết nhờ thực hành Thekchod. Thân thể vật chất của người ta tan thành những phần tử dưới cấp độ nguyên tử và trở thành năng lực sáng rỡ và thanh tịnh, chỉ còn để lại tóc và móng. Tiến trình thường xảy ra trong bảy ngày, trong đó thân thể dần dần thu nhỏ kích cỡ.

2. Thân Ánh Sáng (od-lus) được thực hiện vào lúc chết nhờ thực hành Thodgal, là trường hợp của Garab Dorje, diễn tả ở trên.

3. Đại Chuyển Di (pho-ba chen-po) cũng được hoàn thành bởi Thodgal, nhưng ở đây không cần qua tiến trình chết. Padmasambhava, Vimalamitra và đạo sư đạo Bošn Tapihritsa là tất cả những thí dụ theo truyền thống về những đạo sư thực hiện Đại Chuyển Di.

Dòng 48 : Bởi vì người ta nhận biết trạng thái bổn lai của chính mình (là tánh Giác vốn sẵn), người ta được (trực tiếp) đưa vào Nền Tảng (của tất cả hiện hữu). ÷

Dòng 49 : (Nghĩa là) người ta biết (hay nhận biết) nó (cái nhìn thấy trong quả cầu ánh sáng cầu vồng) là một tự biểu lộ của chính mình ; [và điều này giống như thấy mặt mình trong một tấm gương.] ÷

Nhận biết tự tánh hay khuôn mặt thật của mình, người ta trực tiếp được đưa vào Nền Tảng. Cái nhìn thấy xuất hiện trong thig-le được nhận biết là một tự-biểu lộ của chính mình, như nhìn thấy mặt mình phản chiếu trong một tấm gương.

Dòng 50 : Và bởi vì [đức tin] ấy (nơi người ta được trực tiếp đưa vào Nền Tảng của hiện hữu) (tình huống) này, giống như sự gặp gỡ của bà mẹ và đứa con mình ; và người ta nhận biết cái này là trạng thái duy nhất của giải thoát. ÷

Dòng 51 : Bởi vì (cái nhìn thấy) được tự giải thoát trực tiếp bởi chính nó (thành nguyên trạng của nó), cái nhìn thấy (hay hiện tượng) là trống không [và (phẩm tính sáng rỡ quang minh) của nó được nhận biết (không gì khác hơn) là trạng thái của tánh Giác vốn sẵn.] ÷

Sự gặp gỡ của Mẹ và Con xảy ra, và người ta nhận biết điều này là trạng thái duy nhất của giải thoát. Trực tiếp giải thoát bởi chính mình thành nguyên trạng của mình, bản thân cái nhìn thấy là trống không, nghĩa là nó vô tự tánh, và phẩm tính sáng rỡ quang minh của nó được nhận biết như là Rigpa hay tánh Giác.

Dòng 52 : Bởi vì (cái nhìn thấy hay hiện tượng) được biết (hay nhận biết) là tự-giải thoát bởi chính nó, người ta khám phá rằng nó đã tiêu biểu vô minh từ sơ thủy. ÷

Dòng 53 : [(Thế có nghĩa là) sanh tử được biết (hay được nhận biết) tự nơi chính nó, và về sự siêu vượt khỏi nó, người ta biết (hay nhận biết) nó được siêu vượt ; và thế nên (bản thân) vô minh là tự giải thoát.] ÷

Bởi vì cái nhìn thấy sanh khởi lên được nhận biết là tự giải thoát bởi chính nó, người ta khám phá hay xác quyết rằng sự sanh khởi này tiêu biểu một trạng thái của vô minh từ sơ thủy. Có hai loại vô minh được phân biệt :

1. vô minh sanh một cách tự phát, nó bẩm sinh trong tính chất sâu xa nhất của hiện hữu ; nó tiêu biểu sự phân hai căn bản chủ thể và đối tượng, và có thể nói, là “lỗi lầm nguyên thủy” ;

2. vô minh tưởng ra (ý niệm hóa) mọi sự, nó là hoạt động mê vọng của tâm, tạo ra những ý niệm về bản tánh của thực tại.

Loại vô minh thứ hai này được loại bỏ bởi tiến trình tịnh hóa của con đường, nhưng cái vô minh thứ nhất thì căn bản hơn trong bản chất và bởi thế khó nhổ gốc hơn nhiều, nó là cách thức thói quen của hiện hữu chúng ta từ sơ thủy.

Sanh tử nhận biết chính nó bởi chính nó, nghĩa là, nó sanh khởi như tánh giác và tự giải thoát. Điều này giống như tâm tự nhận biết chính nó là tâm, hay như khi ngủ người ta nhận biết mình đang mộng. Về Niết bàn hay sự siêu vượt khỏi sanh tử, người ta nhận biết rằng sanh tử được siêu vượt. Sanh tử và Niết bàn là đồng nhất trong bản tánh hay tinh túy của chúng ; cả hai đều trống không và vô tự tánh. Sự khác biệt là trạng thái Niết bàn là thức giác, biết bản tánh của thực tại, trong khi trạng thái sanh tử là vô minh và không thức giác, không biết bản tánh của thực tại. Nhưng cái hiểu biết hay trí huệ này không phải là một kết luận đến từ phân tích triết học hay lý luận, cũng không phải là một hiểu biết sơ sài ; nó là một trạng thái của hiện thể con người. Biết là hiện hữu. Thật sự biết Phật tánh là Phật. Như thế, trí huệ là hiểu biết khiến giải thoát. Một hiện tượng sanh khởi theo cái nhìn thấy thuộc nghiệp của người ta là một biểu lộ của vô minh, một mê lầm hay một hình tướng hư vọng. Nhưng nếu cái ấy được nhận biết, bấy giờ nó được để cho tự giải thoát không có can thiệp nào của tâm thức hay tiến trình tư tưởng (sanh tử), và thế nên người ta nói rằng sanh tử nhận biết chính nó và tự giải thoát. Đó giống như những phản chiếu trong gương nhận biết rằng chúng là những phản chiếu. Hiện tượng tan biến trở lại thành trạng thái của tánh Không, nơi nó khởi sanh ban đầu. Trong cách ấy, sanh tử siêu vượt chính nó, và vô minh tự giải thoát.

Dòng 54 : Và bởi vì thế (thí dụ hiện thực là giống như) rửa sạch cái bẩn bằng cái bẩn. ÷

Dòng 55 : [Và bởi vì (khám phá) thật nghĩa của trạng thái hiện hữu của chính mình,] những tư tưởng phóng dật lan man được giải thoát bởi tự chúng (một cách tự phát) và người ta khám phá rằng người ta không nương dựa vào bất cứ đối trị nào khác. ÷

Ở trước bản văn đã nói những hình tướng bên ngoài hay những cái nhìn thấy được để cho tự giải thoát, bây giờ bản văn nói đến những tư tưởng bên trong sanh khởi với thức được để cho tự giải thoát. Khi xác quyết thật nghĩa của trạng thái hiện hữu của chính mình, nó chính là Rigpa, những tư tưởng phóng dật lan man tự giải thoát ngay khi chúng sanh khởi, và thế nên, người ta khám phá rằng người ta không nương dựa vào bất kỳ đối trị nào khác.

Dòng 56 : Bởi vì (tư tưởng phóng dật) được giải thoát thành chính Nền Tảng, người ta tương tục (ở trong một trạng thái của tánh Giác trực tiếp hiện tiền) ở khắp mọi nơi với niềm tin. ÷

Dòng 57 : [Điều này giống như rót nước vào trong nước hay như đổ bơ (nấu chảy) vào bơ.] ÷

Dòng 58 : Và bởi vì (tương tục với niềm tin ở khắp mọi nơi) này, (sự việc) này giống như những khoanh cuốn của một con rắn mở thoát (một cách không cố gắng) bởi chính con rắn. ÷

Ở đây chúng ta thấy nguyên lý căn bản của tuyên bố thứ ba. Vì những tư tưởng được giải thoát trong trạng thái của Nền Tảng, người ta tương tục khắp mọi nơi trong đời sống và kinh nghiệm với niềm tin vào sự giải thoát của chúng.

Dòng 59 : Nhưng một tánh Giác nhìn đi đâu khác [bởi vì nó được trực tiếp giải thoát bởi chính nó, trạng thái hiện diện tức thời này là tự hộ trì,] (sau khi không thấy cái nó tìm kiếm,) nó sẽ rơi vào thất vọng. ÷

Dòng 60 : Và vì lý do đó, tương tục trực tiếp trong Nền Tảng – nó là trạng thái (của tánh Giác tức thời vốn sẵn) của chính mình – là sự cân nhắc chính yếu. ÷

Tánh Giác vốn sẵn mà nhìn đi chỗ khác ngoài bản thân nó, nghĩa là, đi theo những tư tưởng và trở nên phóng dật, tiêu biểu một sự trệch hướng, trở nên không quân bình và lìa khỏi trung tâm. Như vậy, người ta sẽ rơi vào thất vọng và không tìm thấy giải thoát khỏi sanh tử. Nhưng khi mọi sự được để cho trực tiếp tự giải thoát bởi chính chúng, bấy giờ Rigpa là tự-hộ trì, tự-an trụ, và không có trệch hướng hay rơi khỏi trung tâm. Sự tương tục trực tiếp này trong Nền Tảng, trạng thái tham thiền, là thực hành chính yếu. Ở đây kết thúc tuyên bố thứ ba, liên hệ đến Quả, sự thực hiện Thân Ánh Sáng.

KẾT LUẬN

Dòng 61 : Vào lúc Garab Dorje phát lộ phương pháp để siêu vượt hoàn toàn khỏi khổ đau của sanh tử. ÷

Dòng 62 : Manjushrimitra ngã xuống bất tỉnh, và ngã trên đất, ngài kêu lớn, “Than ôi !” ÷

Dòng 63 : Ngay lúc ấy Vetalakshema (Garab Dorje) từ giữa ánh sáng (một khối ánh sáng cầu vồng giữa bầu trời) biểu lộ hình tướng biểu tượng rực rỡ của ngài. ÷

Garab Dorje có một số danh hiệu, một trong số đó là Vetalakshema, “ma cà rồng hạnh phúc” (vì lúc nhỏ mẹ ngài dấu ngài trong một hố tro, nên có tên là “ma cà rồng”). Đã làm tan biến thân thể vật chất vào trong không gian, Garab Dorje xuất hiện lại trong bầu trời với một Thân Ánh Sáng rực rỡ trong một khối cầu ánh sáng cầu vồng. Cái này được gọi là hình tướng biểu tượng (Skt. mudra) của ngài.

Dòng 64 : Để gây cảm hứng sanh khởi [trong Manjush-rimitra] ngã xuống bất tỉnh trước đó, ba tuyên bố điểm vào những điểm trọng yếu này [dành cho sự giải thoát tối hậu của cá nhân] được chứa đựng trong chúc thư bí mật cuối cùng này. ÷

Dòng 65 : Nó đi xuống (từ bầu trời) vào trong lòng bàn tay phải của (Manjushrimitra) ; nó được viết bằng mực làm từ đá da trời chảy lỏng. ÷

Dòng 66 : Và được để trong một đồ đựng nhỏ cỡ bằng móng ngón tay cái, và đặt trong một hộp nhỏ bằng pha lê quý báu. ÷

Dòng 67 : Ngay lúc đó Manjushrimitra được thoát khỏi cơn ngất xỉu. ÷

Dòng 68 : Và ngài trở thành người có đức tin từ sự thông hiểu chắc chắn. ÷

Dòng 69 : Vì lý do đó, (Upadesha này) được dấu kín trong mạn đà la của trái tim ngài [và giữ bí mật với những người khác.] ÷

Dòng 70 : Và cam lồ của sự trao truyền ba tuyên bố này, nó là những giáo lý truyền miệng được nhận vào lúc chết (của đạo sư), trở thành sáng rỡ và tràn lan (trong lòng ngài). ÷

Ba tuyên bố này được viết trên giấy bằng vàng với mực từ đá da trời chảy lỏng. Tờ giấy này được để trong một đồ đựng nhỏ cỡ bằng móng ngón tay cái và đồ đựng này được đặt trong một hộp nhỏ bằng pha lê quý báu. Bấy giờ đạo sư nói chi tiết về nghĩa của ba tuyên bố này.

Dòng 71 : Trong đó thật nghĩa của cái thấy hiểu (của Dzogchen) được phô bày như vàng ròng. ÷

Dòng 72 : Sự cố này xảy ra trên đất đại trà tỳ ở Shita-vana. ÷

Đất trà tỳ Shitavana, “rừng lạnh”, bây giờ được người Tây Tạng cho là Kolashri, gần Vajrasana, Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) mới.

Dòng 73 : Giáo huấn thiêng liêng bí mật này được biểu lộ cho thấy được ở nguồn Sông Dan-tig, ÷

Dòng 74 : Là con đường rốt ráo đem lại cởi thoát (khỏi khổ đau của sanh tử) cho tất cả chúng sanh. ÷

Dòng 75 : Upadesha này, đem lại một giải thoát tức khắc vào tịnh độ của Phật, hoàn tất ở đây. ÷

Ám chỉ lại nhằm vào sự hoàn thành của thực hành Thod-gal. Đến đây kết thúc bản dịch bản văn “Chúc Thư Cuối Cùng của Garab Dorje”, được biết là “Ba Tuyên Bố Điểm Vào những Điểm Thiết Yếu”, cũng như bình giảng giữa dòng tạo bởi dịch giả Vajranatha.

SARVA MANGALAM

Xem mục lục