Bài Viết (701)


ĐÁNH CHUÔNG ĐỂ THỂ NGHIỆM TÍNH THƯỜNG TRỤ - KINH LĂNG NGHIÊM

766

A Nan bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, như lời Phật dạy, muốn cầu quả thường trụ thì giác tâm nhân địa cần phải tương ứng với danh mục quả vị. Bạch Thế Tôn, như trong các quả vị Bồ đề, Niết bàn, Chân Như, Phật tánh, Am ma la thức (Bạch tịnh thức), Không Như Lai tạng, Đại viên cảnh trí, bảy danh hiệu ấy tuy tên gọi khác nhau nhưng thể thanh tịnh viên mãn vững chắc như kim cương vương, thường trụ chẳng hoại.

Nếu cái thấy nghe này lìa ngoài cái sáng tối, cái động tĩnh, cái thông bít, rốt ráo không có tự thể, cũng như tâm niệm rời tiền trần thì vốn không chỗ có, thế thì tại sao lấy cái rốt ráo đoạn diệt ấy làm nhân địa tu hành mà mong được quả là bảy đức thường trụ của Như Lai?

Bạch Thế Tôn, nếu lìa sáng tối thì cái thấy rốt ráo là không, như không có tiền trần thì tự tánh của niệm diệt mất, tới lui xoay vần, suy xét chín chắn thì vốn không có tâm và tâm sở của con, vậy con lấy cái gì làm nhân địa để cầu Vô thượng giác? Như Lai trước đã dạy tánh trong lặng thuần túy, viên mãn, thường trụ, nay lời nói trái ngược nhau, rốt cuộc thành hý luận. Đâu là lời chân thực của Như Lai, xin Thế Tôn rủ lòng đại từ khai mở chỗ mê lầm cho con.

Phật bảo A Nan: ông học rộng nghe nhiều, mà các lậu chưa hết, trong tâm chỉ biết suông cái nhân điên đảo, còn cái điên đảo thật sự trước mắt lại chưa thể biết, e rằng tâm thành của ông vẫn chưa tin phục.

Nay ta thử đem các việc thế gian để giải trừ cái nghi của ông.

Liền đó, Như Lai bảo La Hầu La đánh một tiếng chuông và hỏi A Nan rằng: Nay ông có nghe không?

A Nan và đại chúng đều nói: Dạ, có nghe.

Khi tiếng chuông hết ngân, Phật lại hỏi: Nay ông có nghe không?

A Nan và đại chúng đều nói: Dạ, không nghe.

Khi ấy La Hầu La lại đánh một tiếng chuông. Phật lại hỏi: Nay ông có nghe không?

A Nan và đại chúng đều nói: Dạ, đều có nghe.

Phật lại hỏi A Nan: Theo ông, thế nào là có nghe, thế nào là không nghe?

A Nan và đại chúng đều bạch Phật rằng: Tiếng chuông nếu có đánh thì chúng con được nghe. Đánh lâu tiếng hết, âm vang đều dứt, thì gọi là không nghe.

Như Lai lại bảo La Hầu La đánh chuông, rồi hỏi A Nan: Theo ông nay có tiếng không?

A Nan và đại chúng đều nói: Dạ, có tiếng.

Ít lâu sau tiếng hết, Phật lại hỏi: Theo ông hiện giờ có tiếng không?

A Nan và đại chúng đều đáp: Dạ không có tiếng.

Lát sau, La Hầu La lại đánh tiếng chuông. Phật lại hỏi: Theo ông nay có tiếng không?

A Nan và đại chúng đều nói: Dạ, có tiếng.

Phật lại hỏi A Nan: Theo ông, thế nào là có tiếng, thế nào là không tiếng?

A Nan và đại chúng đều bạch Phật rằng:

Tiếng chuông nếu có đánh thì gọi là có tiếng. Đánh lâu tiếng hết, âm vang đều dứt, thì gọi là không có tiếng.

Phật bảo A Nan và đại chúng rằng: Hôm nay vì sao các ông nói trái ngược lộn xộn như thế ?

A Nan và đại chúng đều bạch Phật: Cớ sao giờ đây chúng con bị gọi là trái ngược lộn xộn?

Phật bảo: Ta hỏi ông về nghe thì ông nói là nghe. Lại hỏi ông về tiếng thì ông nói là tiếng. Chỉ cái nghe và cái tiếng mà trả lời không nhất định, như thế không gọi là trái ngược lộn xộn sao được?

A Nan, tiếng hết không còn vang, ông nói là không nghe. Nếu thật không nghe thì tánh nghe đã diệt, đồng như cây khô, khi tiếng chuông lại đánh lên, làm sao ông còn biết được ?

Biết rằng có biết rằng không, đó là tiếng của trần hoặc có hoặc không, chứ tánh nghe đó đâu có vì ông mà thành có thành không. Tánh nghe mà quả thật không có thì cái gì biết là không có tiếng ?

Thế nên, A Nan, trong cái nghe, cái tiếng tự có sanh có diệt, chẳng phải vì ông nghe tiếng sanh tiếng diệt mà khiến cho tánh nghe của ông là có là không. Ông còn điên đảo, lầm cho cái tiếng là cái nghe thì lạ gì chẳng mê mờ lấy cái thường cho là cái đoạn. Trọn chẳng nên nói, lìa ngoài các thứ động tĩnh, đóng bít, mở thông thì cái nghe không có tự tánh.

Như có người đang ngủ say trên giường gối, trong nhà có người giã gạo. Người ấy trong mộng, nghe tiếng giã gạo lầm cho là tiếng gì khác, hoặc cho là đánh trống, hoặc cho là dộng chuông. Ngay khi mộng người ấy tự lấy làm lạ sao tiếng chuông lại vang lên như tiếng của cây, của đá. Khi chợt tỉnh dậy biết là tiếng giã gạo bèn nói với người nhà, chính khi đang mộng, tôi lầm tiếng chày là tiếng trống.

Này A Nan, người ấy ở trong mộng đâu có nhớ những việc động tĩnh, mở đóng, thông bít. Thế thì thân thể tuy ngủ, nhưng tánh nghe không mờ tối. Dầu thân hình ông có tiêu tan, mạng căn có đổi dời, tánh ấy làm sao vì ông mà tiêu diệt được ?

Bởi vì chúng sanh từ vô thủy đến nay theo các sắc thanh, rong ruổi theo niệm tưởng mà lưu chuyển, chưa từng khai ngộ bản tánh thanh tịnh, mầu diệu, chân thường. Không theo cái chân thường ấy mà đuổi theo các thứ sanh diệt, do đó đời này sang đời khác cứ tạp nhiễm mà lưu chuyển.

Nếu bỏ đi cái sanh diệt, giữ lấy tánh chân thường, thì ánh sáng thường trụ hiện tiền, mọi thứ căn, trần, thức, tâm, tức thì tiêu mất.

Tướng của vọng tưởng là trần, thức tình là cấu. Hai thứ ấy một lúc xa lìa thì con mắt pháp của ông tức thời thanh tịnh sáng suốt. Thế thì tại sao không thành Tri giác vô thượng?

766

BÀI CA ĐẠI ẤN - TILOPA (988 – 1069)

Tilopa (988 – 1069) là một đại thành tựu giả Phật giáo, sống ở Ấn Độ và là một con người rất huyền thoại. Truyền thống Đại Ấn (Mahamudra) cho rằng ngài

1,182
Tiểu luận triết học: Triết học Phật giáo

Đạo Phật là một hệ thống tư tưởng thống nhất quy tụ về Nhất Thừa Phật pháp. Tất cả giáo lý Phật là nền tảng cho việc xây dựng con người vị

15,648
CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN GIẢI THOÁT – NI SƯ AYYA KHEMA

Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một vị tu sĩ trưởng lão, tên là Bahia. Là người đã tu nhiều năm, cũng được bao người kính trọng, vị tu sĩ

1,083
Thiền sư, luật sư, pháp sư là gì ?

Trong sách Luật Hữu Bộ - Tạp sự quyển 13, Tỳ kheo chia làm 5 loại kinh sư, luật sư, luận sư, pháp sư và thiền sư. Giới tụng kinh là kinh

1,823
KINH NHẬP LĂNG GIÀ - CẢNH KHÔNG CÓ Ở NGOÀI TÂM

Lại nữa, Đại Huệ! Các bậc Thanh Văn vì sợ khổ của sanh tử vọng tưởng mà cầu Niết bàn, không biết tất cả tướng sai khác của sanh tử Niết bàn

504
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc