Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (11)


Xem mục lục

V. MAI MỐI


A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành La-duyệt-kỳ.[40] Bấy giờ, trong thành La-duyệt có một tỳ-kheo tên là Ca-la,[41] trước đây là Đại thần của Vua, biết rành về pháp thế tục. Vị ấy chuyên làm việc mai mối như vầy: đến người nam nói chuyện người nữ; đến người nữ nói chuyện người nam. Thời bấy giờ, các cư sĩ trong thành La-duyệt muốn có việc giá thú, tất cả đều đến nhờ Ca-la. Ca-la trả lời: «Để tôi đến nhà đó quan sát trước đã.» Quan sát xong, Ca-la đến các nhà cư sĩ nói: «Nhà ngươi muốn cùng với gia đình đó làm sui gia thì cứ thực hiện theo ý muốn.» Khi ấy, các cư sĩ theo lời hướng dẫn mà làm việc hôn thú. Các nam nữ làm việc cưới hỏi rồi, được vừa ý thì vui vẻ cúng dường khen ngợi, nói rằng: «Nên làm cho Ca-la thường được hoan lạc như chúng ta ngày nay. Vì sao? Vì nhờ Ca-la mà ta được hoan lạc như thế này. Mong Ca-la và các tỳ-kheo khác cũng được cúng dường.» Nếu, đôi nam nữ kia, sau khi cưới hỏi xong không được sự thích ý, họ bèn nói: «Hãy làm cho Ca-la luôn luôn chịu khổ não như chúng ta ngày nay. Tại sao? Vì chính Ca-la khiến cho tôi làm việc cưới hỏi nên nay tôi mới chịu khổ não thế này. Mong cho Ca-la và các tỳ-kheo cũng chịu sự khổ não; không được ai cúng dường.» Khi ấy, các cư sĩ không tin Phật, Pháp, Tăng trong thành La-duyệt, đồn đãi nhau: «Các người [583a1] nếu muốn được làm sui gia với nhà giàu to, nhiều của cải lắm vật báu, thì nên đến nhờ sa-môn Thích tử điều đó; tuỳ thời cúng dường thân cận cung kính thì có thể được như ý. Tại sao vậy? Sa-môn Thích tử này giỏi việc mai mối; biết người nam nầy có thể lấy người nữ kia; người nữ kia có thể cùng người nam nầy.» Rồi các Tỳ-kheo nghe lời đồn đãi ấy; trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống với hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý quở trách Ca-la tỳ-kheo: «Sao lại đi làm mai mối người nam cho người nữ; người nữ cho người nam?» Sau khi quở trách rồi, họ đến chỗ đức Thế tôn; đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên nầy bạch lên đức Phật một cách đầy đủ. Đức Thế tôn vì nhơn duyên nầy tập hợp các Tăng tỳ-kheo. Ngài biết mà cố hỏi Ca-la:

«Có thật ngươi đã làm sự việc như vậy chăng?»

Ca-lưu-đà-di thưa:

«Kính bạch đức Thế tôn, sự việc đúng như vậy.» 

Đức Thế tôn quở trách: 

«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm.»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo:

«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người phạm giới này đầu tiên. Từ nay về sau vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, để chánh pháp tồn tại lâu dài.» 

Muốn thuyết giới nên thuyết như vầy:

B. GIỚI VĂN
Tỳ-kheo nào, tới lui bên này, bên kia làm mai mối; đem ý người nam nói với người nữ; đem ý người nữ nói với người nam; hoặc để thành vợ chồng, hoặc vì việc tư thông, cho đến chỉ trong chốc lát, tăng-già-bà-thi-sa.[42]

C. THÍCH TỪ
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tới lui:[43] khiến cho hai bên được hoà hợp.

Người nữ có hai mươi hạng:[44] mẹ giám hộ, cha giám hộ, mẹ cha giám hộ, anh giám hộ, chị giám hộ, anh chị giám hộ, tự mình giám hộ, pháp giám hộ, họ hàng giám hộ, tông thân giám hộ, tự nguyện làm tỳ nữ,[45] làm tỳ nữ để kiếm áo, tỳ nữ để nhận tiền của, tỳ nữ do hợp tác, tỳ nữ vì bị nước cuốn, làm tỳ nữ vì không nộp thuế, tỳ nữ bị thải,[46] tỳ nữ cho khách, tỳ nữ do người khác giám hộ, tỳ nữ được từ biên phương.

- Mẹ giám hộ: được giám hộ bởi mẹ.

- Cha giám hộ: được giám hộ bởi cha.

- Cha mẹ giám hộ, anh giám hộ, chị giám hộ, anh chị giám hộ cũng như vậy.

- Tự mình giám hộ: thân được tự tại.

- Pháp giám hộ: tu hành phạm hạnh.[47]

- Họ hàng giám hộ: không được quan hệ với dòng họ thấp hơn.

- Tông thân giám hộ: được canh chừng bởi tông thân.

- Tự nguyện làm tỳ nữ:[48] vui lòng làm tỳ nữ cho người khác.

- Làm nô tỳ để kiếm áo: được trả giá bằng y phục.[49]

- Nô tỳ để nhận tiền của: được trả giá thậm chí chỉ một đồng.

- Nô tỳ do hợp tác:[50] cùng sinh hoạt nghề nghiệp chung nhưng chưa làm lễ để thành vợ chồng.

- Nô tỳ vì bị nước cuốn: được vớt lên khi bị nước cuốn.[51]

- Nô tỳ vì không nộp thuế: không lấy tiền thuế.

- Nô tỳ bị thải: được mua lại, hay sinh từ trong nhà chủ.[52]

- Nô tỳ khách: được tiền thuê để làm tôi tớ trong nhà.

- Nô tỳ do người khác giám hộ: nhận tràng hoa của người để làm vật giao ước.

- Nô tỳ được từ biên phương: do sự cướp đoạt mà được.[53]

Đó là hai mươi hạng.

Nam tử cũng có hai mươi loại như vậy.

D. PHẠM TƯỚNG
Người nam do mẹ giám hộ, và nữ do mẹ giám hộ, nhờ tỳ-kheo làm sứ giả nói với người kia, «Nàng hãy làm vợ tôi», hoặc nói, «Nàng hãy tư thông với tôi, chốc lát hay trong một niệm.» Nếu tỳ-kheo tự nhận lời bên này, đến nói bên kia; rồi nhận ý kiến bên kia, trở lại trả lời bên này, phạm tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, tự đến bên kia nói, sai sứ mang tin trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, sai sứ đến nói, tự mang tin trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, cùng sai sứ đến nói, sai sứ mang tin trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, tự làm thư mang đến bên kia, tự mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, tự làm thư mang đến bên kia, sai sứ mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, sai sứ mang thư đến bên kia, tự mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, sai sứ mang thư đến bên kia, sai sứ mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Bằng dấu tay, bằng ra hiệu, cũng với bốn trường hợp như vậy.

Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, mang đến bên kia, tự mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, mang đến bên kia; rồi sai sứ mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, sai sứ mang đến bên kia; rồi tự mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, sai sứ mang thư đến bên kia; rồi sai sứ mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, tự mang dấu tay, đến bên kia; rồi tự mang dấu tay trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, tự mang dấu tay đến bên kia; rồi sai sứ mang dấu tay trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, sai sứ mang dấu tay đến bên kia; rồi tự mang dấu tay trở lại tả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, sai sứ mang dấu tay đến bên kia; rồi sai sứ mang dấu tay trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Bốn trường hợp ra hiệu cũng như vậy. Bốn trường hợp nhận lời cũng như vậy. Mười sáu trường hợp của dấu tay cũng như vậy. Mười sáu trường hợp của ra hiệu cũng như vậy.

Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, tự mang thư đến bên kia, tự mang dấu tay trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, tự mang thư đến bên kia, sai sứ mang dấu tay trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, sai sứ mang thư đến bên kia, sai sứ mang dấu tay trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, tự mang thư đến bên kia, tự mang dấu hiệu trở lại trả lời, cũng có bốn trường hợp như vậy.

Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, tự mang dấu tay đến bên kia; rồi tự mang trở lại trả lời, cũng có bốn trường hợp như vậy.

Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, đến bên kia, trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa; tự nhận lời, đến bên kia, không trở lại trả lời, phạm thâu-lan-giá.

Nếu cùng nói mà không nhận, bèn đến bên kia nói, trở lại trả lời, thâu-lan-giá.

Nếu nhận lời, không đến bên kia nói, không trở lại trả lời, đột-kiết-la.

Nếu nghe nói, không đến bên kia nói, không trở lại trả lời, đột-kiết-la.

Nếu không nhận lời, đến nói, không trả lại trả lời, đột-kiết-la.

Nếu nói đã lấy người khác, hoặc nói đã đi chỗ khác, hoặc nói đã chết, hoặc nói bị giặc bắt đi, hoặc nói không có, tất cả thâu-lan-giá.

Nếu có bệnh hủi, bệnh ung thư, bệnh bạch lại, càn tiếu, điên cuồng, bệnh trĩ, nơi đường (đại tiểu tiện) có nhọt mủ chảy mãi, trở lại trả lời như vậy, lời nói này tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo một lần làm môi giới cho người nữ, phạm một tăng-già-bà-thi-sa. Tùy theo làm mai mối nhiều hay ít, nói rõ ràng, mỗi mỗi phạm tăng-già-bà-thi-sa; nói không rõ ràng phạm thâu-lan-giá.

Nếu bằng thư, bằng dấu tay, hoặc ra hiệu, tới lui nói, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu ra hiệu mà người kia hiểu, tăng-già-bà-thi-sa; không hiểu, thâu-lan-giá. Trừ hai đường, nói đến chi tiết nào trong thân phần để mai mối, phạm thâu-lan-giá. 

Đối với thiên nữ, a-tu-la nữ, long nữ, dạ-xoa nữ, ngã quỷ nữ, súc sanh cái có thể biến hình, huỳnh môn, hai căn, mà làm mai mối, nói rõ ràng, thâu-lan-giá; không rõ ràng, đột-kiết-la. Bằng thư, bằng dấu tay, bằng ra hiệu khiến cho người kia hiểu, thâu-lan-giá; không hiểu, đột-kiết-la. [584a1] Đối với súc sanh không thể biến hình, làm mai mối, đột-kiết-la. Làm mai mối nam, đột-kiết-la. 

Nếu tỳ-kheo tới lui làm mai mối với ý tưởng làm mai mối, tăng-già-bà-thi-sa. Làm mai mối, nhưng nghi, thâu-lan-giá. Làm mai mối với ý tưởng không phải mai mối, thâu-lan-giá. Không làm mai mối mà nghi làm mai, thâu-lan-giá. Người nữ mà nghi, thâu-lan-giá. Nữ loài người mà tưởng nữ loài phi nhơn, thâu-lan-giá. Nữ loài phi nhơn, mà tưởng là nữ loài người, thâu-lan-giá. Nữ loài phi nhơn, nghi, thâu-lan-giá.

Nếu tỳ-kheo mang thư của người đi nhưng không xem, đột-kiết-la. Nếu vì bạch y làm sứ giả các việc khác, đột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, tăng-già-bà-thi-sa. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đây là các trường hợp phạm.

Sự không phạm: nếu nam nữ trước đã thông nhau mà sau ly biệt làm cho hòa hợp lại. Hoặc vì cha mẹ bệnh hoạn, hay bị giam hãm trong ngục, xem thư rồi mang đi. Hoặc vì ưu-bà-tắc tín tâm tinh tấn mà bị bệnh, hoặc bị giam hãm trong ngục, xem thư rồi mang đi. Hoặc vì Phật, Pháp, Tăng, tháp, hoặc vì tỳ-kheo bệnh, xem thư rồi mang đi. Những trường hợp như trên không phạm. 

Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng loạn tâm, thống não, bức bách. 

Xem mục lục