Bài Viết (701)


Tương ưng Bộ Kinh, Tập II, Thiên Nhân Duyên, Chương Tương Ưng Thiên Nhân Duyên (b), Phẩm Cây, Câu X. Nhân.

441

Tương ưng Bộ Kinh, Tập II, Thiên Nhân Duyên, Chương Tương Ưng Thiên Nhân Duyên (b), Phẩm Cây, Câu X. Nhân.

1. Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kuru, tại một thị trấn của dân chúng Kuru tên là Kammàsa – damma.

2. Rồi Tôn giả ,khi giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
_Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, sâu xa thay là định lý Duyên khởi này, và sâu xa thật là định nghĩa này. Nhưng đối với con định lý ấy có vẻ rõ ràng, minh bạch!

4. _Chớ có nói vậy, này Ananda! Chớ có nói vậy, này Ananda! Sâu xa thay, này Ananda chính vì không hiểu rõ pháp này, không giác ngộ, không chứng nhập pháp này mà chúng sanh nay bị rối ren như cuộn chỉ, bị phủ đầy bởi bệnh cằn cỗi, như cỏ numjà, như cây lau, không thoát khỏi sự luân hồi trong cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

5. Này Ananda, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp được chấp thủ, ái được tăng trưởng. Do duyên ái, hữu có mặt. Do duyên hữu, sanh có mặt. Do duyên sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

6. Này Ananda, ví như cây lớn, các rễ của cây ấy đâm xuống và đâm ngang, tất cả rễ ấy đều hút lên nhựa sống cho cây ấy. Này Ananda, cây lớn ấy được nuôi dưỡng như vậy, được tiếp tế như vậy, thể đứng vững trong một thời gian dài.

7. Cũng vậy, này Ananda, ai sống thấy vị ngọt trong các pháp được chấp thủ, ái được tăng trưởng. Do duyên ái, thủ có mặt. Do duyên thủ, hữu có mặt… (như trên)… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

8. Này Ananda, ai sống thấy sự tai hại trong các pháp chấp thủ, ái được đoạn diệt. Do ái diệt nên thủ diệt… (như trên)… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

9. Này Ananda, ví như một cây lớn, rồi có người đi đến, cầm cái cuốc và cái giỏ. Người ấy chặt đứt rễ cây ấy. Sau khi chặt đứt rễ, người ấy đào một cái mương. Sau khi đào mương, người ấy nhổ lên các rễ lớn cho đến các rễ con, rễ phụ. Người ấy chặt cây ấy ra từng khúc. Sau khi chặt ra từng khúc, người ấy bửa. Sau khi bửa, người ấy chẻ ra từng miếng nhỏ. Sau khi chẻ ra từng miếng nhỏ, người ấy phơi giữa gió và nắng. Sau khi lấy lửa đốt, người ấy vun lại thành đống tro. Sau khi vun lại thành đống tro, hoặc người ấy sàng trong gió lớn hay đổ vào dòng nước chảy mạnh để nước cuốn đi. Như vậy, này Ananda, cây lớn ấy sẽ bị chặt đứt, làm thành như cây ta – la, không thể nào tái sanh, không thể sanh khởi lại trong tương lai.

10. Như vậy, này Ananda, ai sống thấy tai hại trong các pháp được chấp thủ, ái được đoạn diệt. Do ái diệt trên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt, nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

NHƯ QUANG dịch – NXB Tôn Giáo, 2009.

441

KIM CƯƠNG THỪA - KARMA THINLEY (Vị Karma Thinley thứ tư)

Kim Cương thừa hay là “thừa tantra” là mức độ cao nhất của con đường Phật. Trong các thừa thấp, hành giả theo một con đường dẫn đến giác ngộ ở tương

645
TÍNH CÁCH TỨC THỜI, TẠI ĐÂY VÀ BÂY GIỜ CỦA TỊNH ĐỘ TÔNG

1/ Tịnh Độ tông là Đại thừa.Ngoài ba kinh chuyên dạy về Tịnh độ của Phật A Di Đà (Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật và

20,034
48 Pháp niệm Phật – Diệu Không Đại Sư - Dịch giả: Sa Môn Thích Tịnh Lạc

48 Pháp Niệm Phật Tác giả: Diệu Không Đại Sư (Giang Đô Trịnh Vi Am) Dịch giả: Sa Môn Thích Tịnh Lạc CHỈ MỤC Kệ khai chuỗi

19,297
Dòng Truyền Thừa Gelug - VNF

Dòng Truyền Thừa Gelug Gelug có nghiã là Hạnh Đức và còn được gọi là dòng Hoàng Mão (Mũ Vàng)... Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 hiện nay là vị lãnh

15,833
Dharma Not For Sale - Tạm Dịch : Phật pháp không dùng để Mua Bán

PHẬT PHÁP LÀ VÔ GIÁ   Chúng tôi đang sống những ngày đầy ân phúc gia trì nhờ sự viếng thăm của bác tôi. Chính cha tôi cũng vô cùng hoan hỷ trước

17,559
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc