Trong truyền thống Phật giáo có ba loại tu tập khác nhau, đó là kiến (darsana), tu (bhavana), và hành (carya). Các sutra Pratimoksa là để đối ứng với các vấn đề giới luật hay hành. Sống trong 1 tự viện hay abbey đòi hỏi phải có luật lệ. Nó đòi hỏi chính hành để lợi cho cả mình và cả các hữu tình khác trong các thế hệ hiện tại này và tương lai và giới luật cũng làm cho chính pháp được trụ lâu bền. Các bậc thánh nỗ lực để lợi ích cho chúng sinh, có 9 cách khác nhau để giúp ích người khác; 3 cách thuộc tự lợi, 3 cách để lợi tha, và 3 cách sau cùng là tự lợi lẫn lợi tha. Tự Lợi Ba cách tự lợi là văn (thos pa), tư (bsam pa), tu (gom pa). Chúng ta phải tùy thuộc vào người khác để chỉ ra con đường chính chân và thế nên chúng ta lắng nghe giáo pháp của đức Phật. Theo quan điểm của hinayana đức Phật dạy cách giải thoát khỏi tham trước trong Vinaya, giải thoát khỏi sân khuể trong Sutra, và giải thoát khỏi vô minh trong Abhidharma. Đó là Tripitaka (nghĩa đen là "ba rổ") của hinayana.Trong mahayana cũng có một Tripitaka và trong vajrayana cũng có một Tripitaka. Các Sastra (Luận) hay các bộ luận giải để giúp cho chúng ta hiểu được các pháp rất thâm sâu của đức Phật. Bốn bộ luận giải quan trọng nhất về Phật pháp là Madhyamika, Prajnaparamita, Vinaya và Abhidharma. Bộ Madhyamika sastra luận về tính Không, Prajnaparamita sastra nói về trí huệ, Vinaya sastra bàn về giới luật hay hành, và Abhidharma sastra trình bày tiến trình trên con đường Đạo. Sau khi lắng nghe bốn bộ luận ấy rồi, chúng ta sẽ tư duy về chúng. Chúng ta tư duy và quán sát đi đi lại lại những gì mình đã được nghe để phát triển trí huệ của mình. Cuối cùng, chúng ta tu tập về bốn bộ luận ấy và những giáo pháp mà chúng ta đã tiếp nhận để tu tập bằng nhiều cách. (còn tiếp)