Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (36)


Xem mục lục

Bấy giờ Phật bảo Bồ tát Di Lặc: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật.”

Di Lặc Bạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn! Con không kham nhận được việc đến thăm bệnh ông ấy. Tại sao thế? Nhớ lại trước kia, con nói hạnh của địa Bất thối chuyển cho Thiên Vương Đâu Suất và quyến thuộc. Lúc ấy, Duy Ma Cật đến, nói với con rằng:

“Thưa ngài Di Lặc, đức Thế Tôn thọ ký cho nhân giả một đời sanh nữa sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vậy dùng đời sanh nào để được thọ ký? Quá khứ chăng? Vị lai chăng? Hiện tại chăng? Nếu đời sanh quá khứ, đời sanh quá khứ đã diệt. Nếu đời sanh vị lai, đời sanh vị lai chưa tới. Nếu đời sanh hiện tại, đời sanh hiện tại không dừng (vô trụ). Như Phật có nói: “Các Tỳ kheo! Chính ngay khoảnh khắc này, các vị cũng sanh, cũng già, cũng chết, cũng tái sanh.” Nếu dùng không có đời sanh nào cả (vô sanh) mà được thọ ký, thì vô sanh là chánh vị. Ở trong chánh vị, cũng không có thọ ký, cũng không có đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Như thế làm sao ngài Di Lặc được thọ ký một đời sanh ư? Đó là từ Như sanh mà được thọ ký ư? Từ Như diệt mà được thọ ký ư? Nếu do Như sanh mà được thọ ký, thì Như không có sanh. Nếu do Như diệt mà được thọ ký, thì Như không có diệt. Tất cả chúng sanh đều Như như vậy. Tất cả các pháp cũng Như như vậy. Tất cả hiền thánh cũng Như như vậy. Cho đến Di Lặc cũng Như như vậy. Nếu Di Lặc được thọ ký thì tất cả chúng sanh cũng phải được thọ ký. Tại vì sao thế? Hễ là Như, thì chẳng hai, chẳng khác. Nếu Di Lặc đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tất cả chúng sanh cũng đồng đắc. Tại sao như thế? Tất cả chúng sanh chính là tướng Bồ Đề. Nếu Di Lặc được diệt độ, thì tất cả chúng sanh cũng đồng diệt độ. Tại sao như thế? Chư Phật biết chúng sanh rốt ráo tịch diệt, chính là tướng Niết Bàn, chẳng còn phải lại thêm diệt độ nào nữa.

Với chúng sanh chúng ta, sự đắc đạo – nghĩa là sự thấy biết triệt để thật tướng của tất cả các pháp, sự thấy biết triệt để thực tại – sẽ phải xảy ra ở một đời tái sanh nào xa lắm, nghĩa là sự chứng ngộ phải ở trong thời gian. Nhưng thời gian là một vọng tưởng chồng lên một vọng tưởng. Tâm thức tự khoanh mình vào một phần hạn nào giả lập cho rằng đó là hiện tại, như trong biển cả, tự nhận lấy một bọt nước nào đó làm mình. Từ cái hiện tại giả lập bởi vọng tưởng đó, tâm thức hướng về cái mà nó cho rằng “chưa cố”, nó giả lập ra tương lai; và nó hướng về cái mà nó cho rằng “đã có”, nó giả lập ra “quá khứ”. Từ vọng tưởng “hiện tại”, tâm thức vọng lập ra vọng tưởng “quá khứ” và vọng tưởng “tương lai”. Và nếu nó “viễn tưởng” mình ở “tương lai”, nó sẽ giả lập nên vọng tưởng “hiện tại” và vọng tưởng “quá khứ”. Đó là vòng sanh tử luân hồi của tâm thức.

Ngay bây giờ, nếu tâm thức không giả lập vọng tưởng, mà lặng lẽ an trụ trong bản tánh của chính nó, không tạo tác, không thêm bớt, không hướng đi đâu cả – nó “chết” trong chính nó – thì tất cả đều một màu hiện tại vĩnh cửu. Đó là cái chánh vị vô sanh, đó chính là thực tại.

Cái chánh vị – hay là thực tại bổn nhiên – đó không phải do tạo tác mà có, không ai ban cho được, không ai lấy đi được, không phải xưa mới có nay không có: Dầu chư Phật có ra đời hay không, có thuyết pháp hay không, Pháp vẫn như vậy. (Kinh Đại Bát Nhã) Trong chánh vị vô sanh này, “cũng không có thọ ký”, nghĩa là không có tướng chúng sanh để thọ ký; “cũng không có đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”, nghĩa là không có tướng Phật cách biệt với chúng sanh: “Vì một thân thanh tịnh, nên nhiều thân thanh tịnh. Vì nhiều thân thanh tịnh, như thế cho đến mười phương chúng sanh và thế giới đều là Viên Giác thanh tịnh… Bởi vì sao? Vì tất cả đều là Giác vậy” (Kinh Viên Giác – phẩm Phổ Nhãn).

Sở dĩ như vậy chỉ vì trong chánh vị vô sanh, hay trong thực tại Như, “tất cả chúng sanh và tất cả các pháp đều Như như vậy”. Trong gương tâm soi sáng không bến không bờ, tất cả các hình bóng đều là gương vậy. Trong tánh vàng, tất cả thế giới chúng sanh đều là vàng vậy. Trong chánh vị của tâm, tất cả đều là tâm vậy.

“Tất cả chúng sanh chính là tướng Bồ đề” không có Bồ đề thanh tịnh nào được tạo ra thêm nữa. “Tất cả chúng sanh, đồng rốt ráo tịch diệt, đó là Niết Bàn, chẳng còn phải lại thêm diệt độ nào nữa”. Đây là quả và cũng đồng thời là nhân của việc đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Người thực hành cần thấy cho được như vậy, tâm tương ưng với tướng Bồ đề như vậy, cho đến ngữ và cuối cùng là thân cũng tương ưng với thật tướng ấy. Cả ba tâm, ngữ và thân đều tương ưng trọn vẹn với chân lý, với thực tại, đó là sự hoàn thành con đường Bồ tát. Đó là mục đích và ý nghĩa của việc chúng ta có mặt ở cõi đời này.

“Thế nên, ngài Di Lặc, không nên lấy pháp đó khuyến dụ các thiên tử. Bởi vì trong Giác Ngộ (Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) không có ai trụ trong đó, cũng không có ai thối thất khỏi đó. Ngài Di Lặc, phải nên làm cho các thiên tử bỏ đi cái thấy phân biệt về Bồ đề (Giác Ngộ). Tại vì sao thế? Bồ đề này, chẳng thể dùng thân mà đắc, chẳng thể dùng tâm mà đắc. Tịch diệt là Bồ đề, vì diệt các tướng vậy. Không quán sát là Bồ đề, vì lìa các duyên vậy. Chẳng hành là Bồ đề, vì không có tư tưởng nhớ nghĩ vậy. Đoạn là Bồ đề, vì bỏ các ý kiến. Lìa là Bồ đề, vì lìa các vọng tưởng phân biệt vậy. Ngăn dứt là Bồ đề, vì ngăn dứt các ước nguyện vậy. Chẳng vào là Bồ đề, vì không có tham trước vậy. Thuận là Bồ đề, vì thuận tánh Như vậy. Trụ là Bồ đề, vì trụ pháp tánh vậy. Thấu hiểu là bồ đề, vì thấu hiểu thực tế (thực tại) vậy. Bất nhị là Bồ đề, vì trong đó không có tâm ý và đối vật vậy. Bình đẳng là Bồ đề, vì bình đẳng với hư không vậy. Vô vi, không do tạo tác là Bồ đề, vì không sanh, không trụ, không diệt vậy. Biết là Bồ đề, vì rõ tâm hạnh của chúng sanh vậy. Không hội là Bồ đề, vì các nhập (sáu căn và sáu trần)không hội vậy. Không hợp là Bồ đề, vì không dính dáng đến phiền não tập khí. Không nơi chốn là Bồ đề, vì không có hình sắc vậy. Giả danh là Bồ đề, vì danh tự là không vậy. Như huyễn hóa là Bồ đề, vì không lấy bỏ vậy. Không loạn là Bồ đề, vì thường tự lặng trong vậy. Sáng chói là Bồ đề, vì tánh thanh tịnh vậy. Không nắm lấy là Bồ đề, vì không có gì để vịn níu. Không khác là Bồ đề, vì các pháp vốn bình đẳng. Không so sánh được là Bồ đề, vì không có gì thí dụ được. Vi diệu là Bồ đề, vì các pháp khó thấu biết vậy. Toàn khắp là Bồ đề, vì như tánh hư không vậy. Không thể chứng đắc là Bồ đề, vì lìa ngoài thân tâm vậy.”

“Thưa Thế Tôn, khi ông Duy Ma Cật nói pháp như vậy, hai trăm thiên tử đắc Vô sanh pháp nhẫn. Thế nên con không kham nhận đến thăm bệnh ông được.”

Đây là bài thuyết pháp của ngài Duy Ma Cật về Bồ đề, tức là về Giác Ngộ hay là tánh Giác. Và qua bài thuyết pháp đó, hai trăm thiên tử đắc Vô sanh pháp nhẫn, tức là Bồ tát Pháp thân đệ bát địa. Người xưa, như ngài Huyền Giác đã đọc kinh Duy Ma Cật mà ngộ pháp tánh tức là lọt vào Pháp thân. Sở dĩ như vậy vì các vị đã tu hành nhiều, đã chuẩn bị tâm thức nhiều, và khi tâm thức đã khá trong sạch, khá ổn định thì khá dễ dàng khế hợp với thực tại, vì thực tại thì như thiền sư Cảm Thành, đời thứ nhất dòng thiền Vô Ngôn Thông Việt Nam, nói: “Chưa từng che dấu.”

Muốn khế hợp với Bồ đề, tâm chúng ta phải làm theo Bồ đề, Bồ đề như thế nào thì tâm chúng ta phải như thế ấy, mới có thể tương ưng. Thật ra Bồ đề chính là bản tâm của mỗi người chúng ta, nhưng vì tâm chúng ta sống theo tà hạnh, tạo thành những che chướng nên càng sống thì càng cách xa Bồ đề. Thế nên vấn đề căn bản là: phải làm cho các thiên tử (và tất cả chúng ta) bỏ đi cái thấy phân biệt về Bồ đề.

Tất cả chúng ta đều đang sống trong Bồ đề, thế mà vì phân biệt, chia chẻ, thương ghét, lấy bỏ… mà cái toàn thể thành ra manh mún, rốt cuộc chỉ còn là những hình tướng chống trái nhau, xung đột nhau, rốt cuộc thành ra sanh tử bộn bề và khổ não. Không phân biệt thì tức khắc mọi sự chỉ còn là một vị thanh tịnh, và tâm chúng ta tức khắc trở lại toàn nguyên, đầy đủ năng lực của cái toàn thể. Sự phân biệt đã làm tâm chúng ta hao tán hết năng lực, cho nên nó không thể là một với thực tại. Khi nào các hình bóng trong gương vẫn còn là những hình tướng chia cách với nhau, khi đó toàn mặt gương vẫn chỉ là những hình bóng che dấu mặt gương; khi nào chúng thôi chia cách, thì toàn bóng là gương, và gương hiển lộ rõ ràng với đầy đủ năng lực của nó. Khi nào tâm còn phóng chiếu tự tạo thành những hình tướng cách biệt nhau, nghĩa là tâm còn phân biệt, phân tán, khi ấy tâm chỉ là những tư tưởng phân tán và che lấp; khi nào tâm không biến dạng, an trụ trong chính bản tánh của của nó, khi đó tâm là toàn thể thực tại và có đầy đủ năng lực của cái toàn thể.

Nhưng làm thế nào để tâm thôi phân biệt, thôi phóng tưởng? Đây chỉ là một cách, trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của đạo Phật để an tâm: phải thấu hiểu được rằng phân biệt, phóng tưởng là bất khả đắc. Tư tưởng giống như một con chim đậu trên cột buồm của một chiếc tàu giữa đại dương, con chim đó có thể bay đủ kiểu, đủ hướng, nhưng bao giờ cũng phải trở về đậu lại trên cột buồm. Tư tưởng có thể tạo tác đủ thứ, nhưng bao giờ cũng phải trở về nơi “chánh vị” của nó, tức là cái tâm toàn nguyên vô tướng, vô niệm và vô trụ.

Đoạn sau nói thật tướng của Bồ đề như vậy, thì tâm ta cũng phải như vậy mới tương Ưng được với Bồ đề. Và tùy theo mức độ tâm “như vậy” được bao nhiêu phần thì tương ưng được với Bồ đề bấy nhiêu phần. Những câu kinh không phải để đọc qua, và hiểu qua. Mỗi người chúng ta tùy theo cái nghiệp của tâm thức mình như thế nào, “cảm”, “thích” một câu nào, một đoạn nào, bèn lấy câu ấy, đoạn ấy mà Văn, Tư, Tu, đến khi nào tâm thức do tu mà được chín muồi, nghĩa là không còn khô cứng, mà uyển chuyển, mềm mại, dễ tương ưng, dễ hòa nhập, thì tự nhiên tương ưng được với Bồ đề, tự nhiên rõ thấu nghĩa kinh.

Tịch diệt là Bồ đề, vì diệt các tướng vậy. Ở đây có ba lối tiếp cận bổ túc nhau: nếu chúng ta đi thẳng vào tánh, thì các tướng sẽ tự động tịch diệt như chúng vốn xưa nay là tịch diệt. Thứ hai là nếu chúng ta “làm cho” các tướng tịch diệt, thì tánh tự hiển lộ. Thứ ba là tướng nào khởi lên thì đưa nó về bản thể của nó là tánh: tướng tức là tánh. Tu hành là chuyển hóa tướng thành tánh. Như thế, tướng càng nhiều thì tánh càng hiển lộ, sức mạnh của tướng càng lớn thì năng lượng của tánh càng phát huy. Bóng càng nhiều thì gương càng rộng càng sáng. Sóng càng lớn thì đại dương càng sâu rộng càng tịch diệt. Tướng không còn là cái ngăn che tánh, mà tướng là cơ hội cho tánh hiển lộ.

Nếu chúng ta chứng ngộ được một câu, chúng ta có thể thấu hiểu và tu hành tất cả các câu khác, bởi vì tất cả đều diễn tả thực tướng của Bồ đề và sự diễn tả thực tướng Bồ đề cũng là phương pháp để ngộ nhập Bồ đề.

ĐỒNG TỬ QUANG NGHIÊM

Phật bảo Đồng Tử Quang Nghiêm: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật.”

Quang Nghiêm bạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn! Con không kham nhận được việc đến thăm bệnh ông ấy. Tại sao thế? Nhớ lại trước kia, con đi ra thành lớn Tỳ Da Ly thì ông Duy Ma Cật vừa đi vào thành. Con liền lễ chào và hỏi rằng: “Cư sĩ từ đâu đến đây?”

Trưởng giả đáp: “Tôi từ đạo tràng lại.”

Con hỏi: “Đạo tràng là ở đâu?”

Ngài đáp: “Trực tâm là đạo tràng, vì không hư giả vậy. Phát hạnh là đạo tràng, vì có thể phụng sự vậy. Thâm tâm là đạo tràng, vì tăng thêm công đức vậy. Bồ đề tâm là đạo tràng, vì không sai suyễn vậy.

Ngay trên bản tâm mà phát khởi được bốn tâm này, người ta bèn vào được đạo tràng, tức tương ưng được với Pháp tánh, Pháp thân, từ đó mà xứng tánh tác Phật sự, tức là con đường lợi mình lợi người của Bồ tát hạnh. Lúc đó, tu sáu ba la mật, từ bi hỷ xả, thần thông, bốn Đế, duyên khởi… đều không lìa khỏi đạo tràng này.

Với bốn tâm này, hành giả trên thì tương ưng một phần với tâm của chư Phật, dưới thì bắt đầu làm bổn phận với chúng sanh. Thế nghĩa là trực tâm là trực tâm với chư Phật và với chúng sanh, phát hạnh là phát hạnh với chư Phật và với chúng sanh, thâm tâm là thâm tâm với chư Phật và chúng sanh; Bồ đề tâm là Bồ đề tâm với chư Phật và chúng sanh.

Trực tâm là tâm trực niệm Chân Như, không có vọng tưởng hư giả, do đó mà thấy tánh. Phát hạnh là tâm mở rộng ra cho chúng sanh. Thâm tâm là tâm sâu thẳm thấu đến nền tảng của mình, do đó mà tùy thuận Chân Như, ưa chứa nhóm các hạnh lành, và vì có nền tảng là Chân Như nên các hạnh lành biến thành các công đức. Bồ đề tâm tương đối (sự) là giúp đỡ chúng sanh, Bồ đề tâm tuyệt đối là Chân Như (lý). Cả hai tâm Bồ đề này hòa lẫn, dung thông với nhau để trở thành viên dung thì thành tựu hai tích tập công đức và trí huệ.

“Bố thí là đạo tràng, vì chẳng mong phước báo vậy. Trì giới là đạo tràng, vì các thệ nguyện được tròn vậy. Nhẫn nhục là đạo tràng, vì với chúng sanh tâm không ngại vậy. Tinh tấn là đạo tràng, vì chẳng biếng lười vậy. Thiền định là đạo tràng, vì tâm điều nhu vậy. Trí huệ là đạo tràng, vì thấy rõ các pháp vậy. Từ là đạo tràng, vì bình đẳng với tất cả chúng sanh vậy. Bi là đạo tràng, vì chịu khổ nhọc vậy. Hỷ là đạo tràng, vì vui thích trong Pháp vậy. Xả là đạo tràng, vì đoạn hết thương ghét vậy.

Tất cả các pháp tu đều quy về nền tảng pháp tánh, ở trên nền tảng pháp tánh, nghĩa là đi vào vô ngã và vô pháp. Ngã và pháp càng bớt thật, bớt che chướng chừng nào thì pháp tánh càng hiển lộ chừng đó. Cho đến lúc xoay ngang xoay ngửa, mở mắt nhắm mắt gì pháp tánh cũng sờ sờ ra đó. Và lúc đó pháp tánh chính là đời sống chân thật của mình.

“Thần thông là đạo tràng, vì thành tựu sáu thông vậy. Giải thoát là đạo tràng, vì không khởi ý phân biệt vậy. Phương tiện là đạo tràng, vì giáo hóa chúng sanh vậy. Bốn nhiếp là đạo tràng, vì thâu nhiếp chúng sanh vậy. Đa văn là đạo tràng, vì thực hành tinh túy vậy. Điều phục tâm là đạo tràng, vì chánh quán các pháp vậy. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là đạo tràng, vì xả bỏ pháp hữu vi vậy. Bốn đế là đạo tràng, vì không lừa gạt thế gian vậy. Duyên khởi là đạo tràng, vì vô minh cho đến lão, tử đều vô tận như hư không vậy. Các phiền não là đạo tràng, vì biết bản tánh của chúng vậy. Chúng sanh là đạo tràng, vì biết là vô ngã vậy. Tất cả các pháp là đạo tràng, vì biết các pháp Không vậy.

Tu các pháp này mà chẳng lìa khỏi đạo tràng bất động, đạo tràng này là bản tâm, là tự tánh, là Pháp thân. Tu như vậy là ở trong căn bản trí hay vô sai biệt trí mà tu, cho đến địa thứ năm của Bồ tát thì hậu đắc trí hay sai biệt trí (tức là trí về các pháp sai biệt) hiển lộ và hòa nhập dần dần thành một vị với căn bản trí. Như vậy cho đến địa thứ tám là Bất Động địa, hay còn gọi là Vô Công Dụng địa.

“Hàng phục ma là đạo tràng, vì chẳng nghiêng động vậy. Ba cõi là đạo tràng, vì không chỗ đi đến vậy. Sư tử rống là đạo tràng, vì không chỗ sợ vậy. Mười lực, vô úy, pháp bất cộng là đạo tràng, vì không thể chê trách vào đâu được. Ba minh là đạo tràng, vì không còn sót chút chướng ngại nào. Một niệm biết tất cả các pháp là đạo tràng, vì thành tựu Nhất thiết trí vậy.

Trong sự tương ưng thường trực với pháp tánh, chính pháp tánh tịnh hóa những ma nghiệp, những chướng ngại, những tối tăm, và người ta tiến đến trạng thái Phật.

“Như thế thiện nam tử! Bồ tát nếu ứng ra các Ba la mật mà giáo hóa chúng sanh, thời bao nhiêu việc làm, hoặc dở chân lên hạ chân xuống… phải biết đều từ đạo tràng mà lại, đều trụ trong Phật pháp vậy.”

“Khi thuyết pháp như vậy, năm trăm trời và người đều phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Thế nên con không kham nhận đến thăm bệnh ông được.”

Khi ở trong pháp tánh, hay thật tướng thanh tịnh của các pháp, đã thuần thục, thì hành động gì, khởi lên tướng gì (giáo hóa bằng các ba la mật…) tướng đó đều thanh tịnh vì từ đạo tràng Phật pháp thanh tịnh mà lại. Sự đạt đến, thâm nhập pháp tánh càng sâu thì sự ‘ứng ra’ càng có hiệu lực, nghĩa là càng thanh tịnh và trọn vẹn.

Cho nên người Phật tử như chúng ta, điều quan trọng nhất là phải biết ‘trụ trong Phật pháp’. Trụ trong Phật pháp là cái gốc (tự giác, trí huệ soi thấu thật tướng các pháp) từ đó ứng ra các hạnh giáo hóa chúng sanh (giác tha, công đức). Hai điều này hòa nhập với nhau để đi đến trọn vẹn là giác hạnh viên mãn.

BỒ TÁT TRÌ THẾ

Phật bảo Bồ tát Trì Thế: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật.”

Trì Thế bạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn! Con không kham nhận được việc đến thăm bệnh ông ấy. Tại sao thế? Nhớ lại trước kia, con ở nơi tĩnh thất. Bấy giờ ma Ba Tuần cải dạng như trời Đế Thích dẫn theo một vạn hai ngàn thiên nữ trổi nhạc đàn ca đến chỗ con ở. Ma cùng với quyến thuộc đảnh lễ dưới chân con, chấp tay cung kính, đứng qua một bên. Con tưởng là Đế Thích, nên mới nói rằng: “Đến đây, tốt lắm, Kiều Thi Ca! Dù cho có phước, chẳng nên buông lung. Nên quán năm dục là vô thường để cầu gốc lành, nơi thân thể, mạng sống và tài sản mà tu pháp kiên cố.

Ma vương liền thưa với con: “Thưa ngài Chánh sĩ, xin nhận một vạn hai ngàn thiên nữ này để hầu hạ quét tước.” Con nói: “Kiều Thi Ca, ông đừng đem vật phi pháp này đến cho tôi là sa môn Thích tử, những vật ấy không thích hợp với tôi.”

Nói chưa dứt lời, thì ông Duy Ma Cật đến, nói với con rằng: “Đây không phải là Đế Thích, mà là Ma đến quấy nhiễu ngài đó.”

Tức thì trưởng giả bảo với Ma: “Các thiên nữ này có thể cho ta. Như ta thì đáng nhận.”

Ma liền kinh sợ, nghĩ rằng: “Duy Ma Cật định phá ta chăng?” Muốn ẩn hình mà đi, nhưng không thể ẩn. Dùng hết cả thần lực, cũng chẳng đi được. Liền nghe trong không gian có tiếng nói rằng: “Ba Tuần! Hãy cho các Thiên nữ này thì mới đi được.”

Ma vương vì sợ, nên miễn cưỡng cho.

Với người chưa hoàn toàn chứng ngộ tánh Không, thì phần sắc tướng nào chưa tiêu dung vào tánh Không, những sắc tướng ấy là phi pháp, bởi vì chúng còn là những vọng tưởng phân biệt chướng ngại ngăn che thực tại tánh Không. Đó là lý do Bồ tát Trì Thế chưa thể nhận được vật ấy, trong khi ngài Duy Ma Cật sẵn sàng nhận.

Bấy giờ Duy Ma Cật nói với các thiên nữ rằng: “Ma đã đem các ngươi cho ta. Nay các ngươi đều nên phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.”

Rồi trưởng giả thuyết pháp phù hợp với họ, khiến họ phát tâm. Lại bảo: “Các ngươi đã phát tâm Bồ đề thì có cái vui của Pháp để có thể tự vui chứ không cần theo cái vui của năm dục nữa.”

Các thiên nữ hỏi: “Cái vui của pháp là sao?”

Đáp rằng: “Vui thường tin Phật, vui muôn nghe Pháp, vui cúng dường Tăng, vui lìa năm dục, vui quán năm ấm như oán tặc, vui quán bốn đại như rắn độc, vui quán sáu giác quan như xóm trống không. Vui thường hộ trì tâm Bồ đề, vui làm lợi lạc chúng sanh, vui kính thờ sư trưởng, vui bố thí rộng rãi, vui kiên trì giới, vui nhẫn nhục nhu hòa, vui siêng tích tập thiện căn, vui thiền định chẳng loạn, vui trong huệ sáng không có dơ nhiễm. Vui rộng mở tâm Bồ đề, vui chiến thắng các ma, vui cắt đứt phiền não, vui tịnh quốc độ Phật, vui tích tập công đức mà thành tựu tướng tốt, vui trang nghiêm đạo tràng, vui nghe Pháp sâu xa mà không sợ, vui ba môn giải thoát mà không vui chứng Không lúc chẳng phải thời, vui gần người đồng học, vui tâm không chướng ngại khi ở với người không đồng học. Vui giúp đỡ ác tri thức. Vui thân cận thiện tri thức. Vui tâm hoan hỷ thanh tịnh. Vui tu vô lượng các pháp đạo phẩm. Đó là cái vui Pháp của Bồ tát.”

Khi ấy, Ba Tuần bảo các thiên nữ rằng: “Ta muốn cùng các ngươi trở về Thiên cung.”

Các thiên nữ nói: “Ngài đã đem chúng tôi cho vị cư sĩ này. Chúng tôi có niềm vui Pháp. Chúng tôi rất vui, không còn thích cái vui năm dục nữa.”

Ma vương nói: “Thưa cư sĩ, xin ngài phóng xả những thiên nữ này. Tất cả sở hữu đều đem cho người, đó là Bồ tát.”

Duy Ma Cật nói: “Ta đã phóng xả rồi, ngươi đem họ đi. Mong rằng tất cả chúng sanh được pháp nguyện đầy đủ.”

Lúc ấy, các thiên nữ hỏi ngài Duy Ma Cật: “Chúng tôi phải làm gì khi ở Ma cung.”

Duy Ma Cật nói: “Các chị! Có pháp môn tên là Vô Tận Đăng, các chị nên học. Vô tận đăng là ví như một ngọn đèn mồi qua trăm ngàn ngọn đèn, chỗ tối đều sáng, sáng mãi không dứt. Cũng thế, các chị, một Bồ tát khai mở, dẫn dắt trăm ngàn chúng sanh, khiến họ phát tâm được Bồ đề mà tâm bồ đề của vị ấy cũng không hết tận. Thật vậy, chẳng những nó không giảm yếu mà còn tăng mạnh. Cũng thế, các chị càng chỉ dạy và biểu lộ những phẩm hạnh cho những người khác, các chị càng tăng thêm những phẩm hạnh ấy. Đó gọi là Vô Tận Đăng. Các chị tuy ở Ma cung hãy dùng Ngọn Đèn Vô Tận này khiến vô số thiên tử và thiên nữ phát tâm Bồ đề, đó là báo ơn Phật, cũng là làm lợi lạc lớn lao cho tất cả chúng sanh.”

Bấy giờ, các thiên nữ lễ lạy dưới chân ngài Duy Ma Cật, theo ma vương về cung. Trong chốc lát họ biến mất.

“Thưa Thế Tôn! Ông Duy Ma Cật có thần lực tự tại, trí huệ biện tài như vậy. Thế nên con không kham nhận đến thăm bệnh ông được.”

Một khi đã thấu hiểu, đã tương ưng với pháp tánh, với thực tại tối hậu thì có cái vui của Pháp, thực hành pháp môn nào cũng vui, vì tất cả đều là sự bày hiện của Pháp tánh này vậy. Lúc đó gọi là tu hành, là thực hành các pháp môn, nhưng kỳ thực chẳng có gì khó khăn, gian khổ, xa lạ cả. Tất cả đều từ cội nguồn mà ra, đều từ cái vui của bản tâm mà lưu xuất, mà phô diễn, mà ứng dụng. Càng lưu xuất, càng phô diễn, càng ứng dụng thì cái vui thực sự từ bên trong lại càng tuôn trào. Lúc đó, tu hành là một quyền lợi của mỗi người, chẳng phải là bổn phận của ai để mang lấy cả.

Vô Tận Đăng cũng chỉ là Cái Ấy mà thôi. Một khi đã phát được tâm Bồ đề, tức là phát được cái tâm tương ưng với Bồ đề của chư Phật, tương ưng với Phật tánh rồi, thì ngọn đèn của chúng ta mồi được với cội nguồn ánh sáng của trí huệ, ấm áp của từ bi và cái vui của an lạc. Vì tánh Không là vô tận cho nên ngọn đèn vô tận, vì ánh sáng là Vô Lượng Quang nên ngọn đèn vô tận, vì Pháp tánh vô tận nên nhiên liệu cho ngọn đèn là vô tận, vì từ bi vô tận nên ngọn đèn cháy mãi không tắt… Ngày nào ngọn đèn còn nhúng vào trong dầu của Pháp tánh, còn quyết tâm tỏa sáng bằng cách khai mở dẫn dắt cho chúng sanh, ngày đó ngọn đèn vẫn là vô tận. “Càng chỉ dạy và biểu lộ những phẩm hạnh cho những người khác”, càng tiêu dùng cho sự lợi lạc của người khác, ngọn đèn càng sáng và càng vô tận. Đó là bí quyết càng lợi người bao nhiêu thì càng lợi mình bấy nhiêu; càng làm thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sanh bao nhiêu thì lòng mình càng rực sáng bấy nhiêu.

TRƯỞNG GIẢ TỬ THIỆN ĐỨC

Phật bảo Trưởng giả tử Thiện Đức: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật.”

Thiện Đức bạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn! Con không kham nhận được việc đến thăm bệnh ông ấy. Tại sao thế? Nhớ lại trước kia, con lập hội đại thí ở nhà cha con, cúng dường tất cả Sa môn, bà la môn cùng hàng ngoại đạo, những người bần cùng, thấp kém, cô độc, những người ăn xin. Vào ngày chót của kỳ hạn bảy ngày, lúc ấy Duy Ma Cật đến đó và nói với con: “Trưởng giả tử! Phàm hội đại thí thì không nên như của ông thiết lập. Phải làm hội Pháp thí, chứ hội tài thí để làm gì?”

Con nói với cư sĩ: “Hội Pháp thí là thế nào?”

Cư sĩ đáp: “Hội pháp thí thì không trước không sau, nhất thời mà cúng dường tất cả chúng sanh. Đó là hội pháp thí.”

Bố thí tiền của thì có ích lợi cho người, nhưng ích lợi đó hữu hạn và vô thường, vì chỉ thi hành ở mặt ngoài, mặt hiện tượng. Còn Pháp thí thì đi từ nguồn tâm mà ra hiện tượng, mà nguồn tâm thì không trước không sau, nhất thời toàn khắp và đầy đủ ở khắp cả nên sự bố thí này dẫn người ta vào Pháp tánh, vào bản tâm, vào Phật tánh. Đây là hội pháp thí của Bồ tát Pháp thân, có thể làm trong bất kỳ thời gian không gian nào, với bất kỳ phương tiện nào, vì Bồ tát Pháp thân thì luôn luôn tương ưng với nguồn tâm Pháp thân sẵn đủ.

Mục đích của một hành giả là có một lúc nào “nhất niệm tương ưng” với thực tại (hay là Pháp thân), bởi vì thực tại là cái ban cho một cách nhưng không vô điều kiện trong mọi lúc và mọi nơi, và một khi “nhất niệm tương ưng” rồi, thì sau đó phải “niệm niệm tương ưng” với thực tại, để biến đời mình thành một hội pháp thí ban cho một cách nhưng không vô cùng vô tận cái mà ai ai cũng vốn có và ai ai cũng ở trong đó.

Con hỏi: “Như vậy là thế nào?”

Trưởng giả nói: “Nghĩa là: Vì Giác Ngộ, khởi lòng từ. Vì cứu chúng sanh, khởi lòng đại bi. Vì giữ gìn chánh pháp, khởi lòng hỷ. Vì nhiếp lấy trí huệ, hành lòng xả. Vì nhiếp những người tham tiếc, khởi bố thí ba la mật. Vì hóa độ người phạm giới, khởi trì giới ba la mật. Vì pháp không có ngã, khởi nhẫn nhục ba la mật. Vì lìa tướng thân tâm, khởi tinh tiến ba la mật. Vì Bồ đề, khởi thiền định ba la mật. Vì Nhất Thiết Trí, khởi trí huệ ba la mật. Giáo hóa chúng sanh, khởi thiền định về tánh Không. Không bỏ hữu vi, khởi Vô tướng. Thị hiện thọ sanh, khởiVô tác. Hộ trì chánh pháp, khởi lực phương tiện. Vì độ chúng sanh, khởi bốn nhiếp pháp. Vì cung kính phụng sự tất cả, khởi pháp trừ khinh mạn. Nơi thân, mạng và tài sản, khởi ba pháp thân, mạng, tài không thể hủy hoại. Nơi sáu sự tưởng niệm, khởi chánh niệm. Nơi sáu pháp hòa kính, khởi tâm chất trực. Thực hành Pháp đúng đắn, khởi nơi đời sống trong sạch. Tâm thanh tịnh hoan hỷ, khởi nơi gần gũi bậc thánh hiền. Không ghét người ác, khởi tâm điều phục. Vì pháp xuất gia, khởi nơi thâm tâm. Vì làm đúng như nói, khởi nơi đa văn. Vì pháp không tranh, khởi tâm rỗng rang. Hướng đến trí huệ Phật, khởi nơi sự ngồi yên. Vì cởi mở cho sự ràng buộc của chúng sanh, khởi địa thiền định. Vì đầy đủ tướng tốt và làm tịnh cõi Phật, khởi nghiệp phước đức. Để biết tâm niệm của tất cả chúng sanh, ứng hợp mà thuyết pháp, khởi nơi trí nghiệp. Để biết tất cả các pháp vốn không lấy không bỏ, hằng ở trong Một Tướng, khởi nơi huệ nghiệp. Để đoạn tất cả phiền não, tất cả chướng ngại, tất cả pháp bất thiện, khởi lên tất cả thiện nghiệp. Để đắc tất cả trí huệ, tất cả thiện pháp, khởi nơi tất cả pháp hỗ trợ giác ngộ.

“Như thế, thiện nam tử! Đó là hội Pháp thí. Nếu Bồ tát trụ nơi hội Pháp thí này, là bậc đại thí chủ, cũng là ruộng phước của tất cả thế gian.”

Tất cả các pháp tu đều gồm chung lại thành hai sự tích tập trí huệ và tích tập phước đức. Tích tập trí huệ có thể tóm gọn là “biết tất cả các pháp vốn không lấy không bỏ, hằng ở trong Một Tướng”. Tích tập phước đức là làm những gì để lợi lạc chúng sanh. Bởi thế mà hội Pháp thí này đầy đủ từ Từ Bi Hỷ Xả, Sáu Ba La Mật, Ba Pháp Ấn cho đến các Hạnh.

Trụ nơi hội Pháp thí này là trụ trong Pháp tánh Một Tướng, từ đó ứng ra các hạnh để làm lợi lạc cho chúng sanh. Việc này đồng nghĩa với “Xứng Tánh tác Phật sự”. Công việc Pháp thí này bao la rỗng rang như chính Pháp tánh, và vì bao la không ngằn mé như vậy nên bao gồm tất cả chúng sanh, bởi thế người làm được như vậy thì gọi là đại thí chủ, là ruộng phước của tất cả thế gian.

“Thưa Thế Tôn! Khi ông Duy Ma Cật thuyết pháp như vậy, trong chúng Bà la môn hai trăm người đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Lúc ấy tâm con được thanh tịnh, ca ngợi là chưa từng có. Con đảnh lễ dưới chân ngài Duy Ma Cật, bèn cởi xâu chuỗi ngọc giá trị trăm ngàn mà dâng lên. Ông không chịu nhận. Con nói: “Thưa cư sĩ! Xin ngài hãy nhận, rồi cho ai thì tùy ý ngài.”

“Bấy giờ Duy Ma Cật mới nhận xâu chuỗi, phân làm hai phần: một phần đem cho người ăn xin thấp kém nhất trong hội; một phần đem dâng đức Nan Thắng Như Lai. Tất cả chúng hội đều thấy cõi nước Quang Minh và đức Nan Thắng Như Lai. Lại thấy chuỗi ngọc ở cõi Phật kia biến thành đài ngọc bốn trụ, bốn mặt trang sức, không ngăn che nhau.

“Lúc ấy, Duy Ma Cật hiện thần biến rồi lại nói rằng: “Nếu người thí chủ có tâm bình đẳng, thì cho một người ăn xin thấp kém nhất cũng như ruộng phước của Như Lai, không khác gì cả. Đại bi bình đẳng, không cần quả báo, đó gọi là Pháp thí hoàn hảo vậy.”

“Trong thành, người ăn xin thấp kém nhất thấy thần lực ấy, nghe lời nói ấy, đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Thế nên con không kham nhận đến thăm bệnh ông được.”

Như vậy, các Bồ tát mỗi vị đều thưa với Phật về câu chuyện của mình, thuật lại những lời nói của trưởng giả Duy Ma Cật, và đều nói không kham nhận đến thăm bệnh ông được.

Bấy giờ Phật bảo Bồ tát Di Lặc: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật.”

Di Lặc Bạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn! Con không kham nhận được việc đến thăm bệnh ông ấy. Tại sao thế? Nhớ lại trước kia, con nói hạnh của địa Bất thối chuyển cho Thiên Vương Đâu Suất và quyến thuộc. Lúc ấy, Duy Ma Cật đến, nói với con rằng:

“Thưa ngài Di Lặc, đức Thế Tôn thọ ký cho nhân giả một đời sanh nữa sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vậy dùng đời sanh nào để được thọ ký? Quá khứ chăng? Vị lai chăng? Hiện tại chăng? Nếu đời sanh quá khứ, đời sanh quá khứ đã diệt. Nếu đời sanh vị lai, đời sanh vị lai chưa tới. Nếu đời sanh hiện tại, đời sanh hiện tại không dừng (vô trụ). Như Phật có nói: “Các Tỳ kheo! Chính ngay khoảnh khắc này, các vị cũng sanh, cũng già, cũng chết, cũng tái sanh.” Nếu dùng không có đời sanh nào cả (vô sanh) mà được thọ ký, thì vô sanh là chánh vị. Ở trong chánh vị, cũng không có thọ ký, cũng không có đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Như thế làm sao ngài Di Lặc được thọ ký một đời sanh ư? Đó là từ Như sanh mà được thọ ký ư? Từ Như diệt mà được thọ ký ư? Nếu do Như sanh mà được thọ ký, thì Như không có sanh. Nếu do Như diệt mà được thọ ký, thì Như không có diệt. Tất cả chúng sanh đều Như như vậy. Tất cả các pháp cũng Như như vậy. Tất cả hiền thánh cũng Như như vậy. Cho đến Di Lặc cũng Như như vậy. Nếu Di Lặc được thọ ký thì tất cả chúng sanh cũng phải được thọ ký. Tại vì sao thế? Hễ là Như, thì chẳng hai, chẳng khác. Nếu Di Lặc đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tất cả chúng sanh cũng đồng đắc. Tại sao như thế? Tất cả chúng sanh chính là tướng Bồ Đề. Nếu Di Lặc được diệt độ, thì tất cả chúng sanh cũng đồng diệt độ. Tại sao như thế? Chư Phật biết chúng sanh rốt ráo tịch diệt, chính là tướng Niết Bàn, chẳng còn phải lại thêm diệt độ nào nữa.

Với chúng sanh chúng ta, sự đắc đạo – nghĩa là sự thấy biết triệt để thật tướng của tất cả các pháp, sự thấy biết triệt để thực tại – sẽ phải xảy ra ở một đời tái sanh nào xa lắm, nghĩa là sự chứng ngộ phải ở trong thời gian. Nhưng thời gian là một vọng tưởng chồng lên một vọng tưởng. Tâm thức tự khoanh mình vào một phần hạn nào giả lập cho rằng đó là hiện tại, như trong biển cả, tự nhận lấy một bọt nước nào đó làm mình. Từ cái hiện tại giả lập bởi vọng tưởng đó, tâm thức hướng về cái mà nó cho rằng “chưa cố”, nó giả lập ra tương lai; và nó hướng về cái mà nó cho rằng “đã có”, nó giả lập ra “quá khứ”. Từ vọng tưởng “hiện tại”, tâm thức vọng lập ra vọng tưởng “quá khứ” và vọng tưởng “tương lai”. Và nếu nó “viễn tưởng” mình ở “tương lai”, nó sẽ giả lập nên vọng tưởng “hiện tại” và vọng tưởng “quá khứ”. Đó là vòng sanh tử luân hồi của tâm thức.

Ngay bây giờ, nếu tâm thức không giả lập vọng tưởng, mà lặng lẽ an trụ trong bản tánh của chính nó, không tạo tác, không thêm bớt, không hướng đi đâu cả – nó “chết” trong chính nó – thì tất cả đều một màu hiện tại vĩnh cửu. Đó là cái chánh vị vô sanh, đó chính là thực tại.

Cái chánh vị – hay là thực tại bổn nhiên – đó không phải do tạo tác mà có, không ai ban cho được, không ai lấy đi được, không phải xưa mới có nay không có: Dầu chư Phật có ra đời hay không, có thuyết pháp hay không, Pháp vẫn như vậy. (Kinh Đại Bát Nhã) Trong chánh vị vô sanh này, “cũng không có thọ ký”, nghĩa là không có tướng chúng sanh để thọ ký; “cũng không có đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”, nghĩa là không có tướng Phật cách biệt với chúng sanh: “Vì một thân thanh tịnh, nên nhiều thân thanh tịnh. Vì nhiều thân thanh tịnh, như thế cho đến mười phương chúng sanh và thế giới đều là Viên Giác thanh tịnh… Bởi vì sao? Vì tất cả đều là Giác vậy” (Kinh Viên Giác – phẩm Phổ Nhãn).

Sở dĩ như vậy chỉ vì trong chánh vị vô sanh, hay trong thực tại Như, “tất cả chúng sanh và tất cả các pháp đều Như như vậy”. Trong gương tâm soi sáng không bến không bờ, tất cả các hình bóng đều là gương vậy. Trong tánh vàng, tất cả thế giới chúng sanh đều là vàng vậy. Trong chánh vị của tâm, tất cả đều là tâm vậy.

“Tất cả chúng sanh chính là tướng Bồ đề” không có Bồ đề thanh tịnh nào được tạo ra thêm nữa. “Tất cả chúng sanh, đồng rốt ráo tịch diệt, đó là Niết Bàn, chẳng còn phải lại thêm diệt độ nào nữa”. Đây là quả và cũng đồng thời là nhân của việc đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Người thực hành cần thấy cho được như vậy, tâm tương ưng với tướng Bồ đề như vậy, cho đến ngữ và cuối cùng là thân cũng tương ưng với thật tướng ấy. Cả ba tâm, ngữ và thân đều tương ưng trọn vẹn với chân lý, với thực tại, đó là sự hoàn thành con đường Bồ tát. Đó là mục đích và ý nghĩa của việc chúng ta có mặt ở cõi đời này.

“Thế nên, ngài Di Lặc, không nên lấy pháp đó khuyến dụ các thiên tử. Bởi vì trong Giác Ngộ (Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) không có ai trụ trong đó, cũng không có ai thối thất khỏi đó. Ngài Di Lặc, phải nên làm cho các thiên tử bỏ đi cái thấy phân biệt về Bồ đề (Giác Ngộ). Tại vì sao thế? Bồ đề này, chẳng thể dùng thân mà đắc, chẳng thể dùng tâm mà đắc. Tịch diệt là Bồ đề, vì diệt các tướng vậy. Không quán sát là Bồ đề, vì lìa các duyên vậy. Chẳng hành là Bồ đề, vì không có tư tưởng nhớ nghĩ vậy. Đoạn là Bồ đề, vì bỏ các ý kiến. Lìa là Bồ đề, vì lìa các vọng tưởng phân biệt vậy. Ngăn dứt là Bồ đề, vì ngăn dứt các ước nguyện vậy. Chẳng vào là Bồ đề, vì không có tham trước vậy. Thuận là Bồ đề, vì thuận tánh Như vậy. Trụ là Bồ đề, vì trụ pháp tánh vậy. Thấu hiểu là bồ đề, vì thấu hiểu thực tế (thực tại) vậy. Bất nhị là Bồ đề, vì trong đó không có tâm ý và đối vật vậy. Bình đẳng là Bồ đề, vì bình đẳng với hư không vậy. Vô vi, không do tạo tác là Bồ đề, vì không sanh, không trụ, không diệt vậy. Biết là Bồ đề, vì rõ tâm hạnh của chúng sanh vậy. Không hội là Bồ đề, vì các nhập (sáu căn và sáu trần)không hội vậy. Không hợp là Bồ đề, vì không dính dáng đến phiền não tập khí. Không nơi chốn là Bồ đề, vì không có hình sắc vậy. Giả danh là Bồ đề, vì danh tự là không vậy. Như huyễn hóa là Bồ đề, vì không lấy bỏ vậy. Không loạn là Bồ đề, vì thường tự lặng trong vậy. Sáng chói là Bồ đề, vì tánh thanh tịnh vậy. Không nắm lấy là Bồ đề, vì không có gì để vịn níu. Không khác là Bồ đề, vì các pháp vốn bình đẳng. Không so sánh được là Bồ đề, vì không có gì thí dụ được. Vi diệu là Bồ đề, vì các pháp khó thấu biết vậy. Toàn khắp là Bồ đề, vì như tánh hư không vậy. Không thể chứng đắc là Bồ đề, vì lìa ngoài thân tâm vậy.”

“Thưa Thế Tôn, khi ông Duy Ma Cật nói pháp như vậy, hai trăm thiên tử đắc Vô sanh pháp nhẫn. Thế nên con không kham nhận đến thăm bệnh ông được.”

Đây là bài thuyết pháp của ngài Duy Ma Cật về Bồ đề, tức là về Giác Ngộ hay là tánh Giác. Và qua bài thuyết pháp đó, hai trăm thiên tử đắc Vô sanh pháp nhẫn, tức là Bồ tát Pháp thân đệ bát địa. Người xưa, như ngài Huyền Giác đã đọc kinh Duy Ma Cật mà ngộ pháp tánh tức là lọt vào Pháp thân. Sở dĩ như vậy vì các vị đã tu hành nhiều, đã chuẩn bị tâm thức nhiều, và khi tâm thức đã khá trong sạch, khá ổn định thì khá dễ dàng khế hợp với thực tại, vì thực tại thì như thiền sư Cảm Thành, đời thứ nhất dòng thiền Vô Ngôn Thông Việt Nam, nói: “Chưa từng che dấu.”

Muốn khế hợp với Bồ đề, tâm chúng ta phải làm theo Bồ đề, Bồ đề như thế nào thì tâm chúng ta phải như thế ấy, mới có thể tương ưng. Thật ra Bồ đề chính là bản tâm của mỗi người chúng ta, nhưng vì tâm chúng ta sống theo tà hạnh, tạo thành những che chướng nên càng sống thì càng cách xa Bồ đề. Thế nên vấn đề căn bản là: phải làm cho các thiên tử (và tất cả chúng ta) bỏ đi cái thấy phân biệt về Bồ đề.

Tất cả chúng ta đều đang sống trong Bồ đề, thế mà vì phân biệt, chia chẻ, thương ghét, lấy bỏ… mà cái toàn thể thành ra manh mún, rốt cuộc chỉ còn là những hình tướng chống trái nhau, xung đột nhau, rốt cuộc thành ra sanh tử bộn bề và khổ não. Không phân biệt thì tức khắc mọi sự chỉ còn là một vị thanh tịnh, và tâm chúng ta tức khắc trở lại toàn nguyên, đầy đủ năng lực của cái toàn thể. Sự phân biệt đã làm tâm chúng ta hao tán hết năng lực, cho nên nó không thể là một với thực tại. Khi nào các hình bóng trong gương vẫn còn là những hình tướng chia cách với nhau, khi đó toàn mặt gương vẫn chỉ là những hình bóng che dấu mặt gương; khi nào chúng thôi chia cách, thì toàn bóng là gương, và gương hiển lộ rõ ràng với đầy đủ năng lực của nó. Khi nào tâm còn phóng chiếu tự tạo thành những hình tướng cách biệt nhau, nghĩa là tâm còn phân biệt, phân tán, khi ấy tâm chỉ là những tư tưởng phân tán và che lấp; khi nào tâm không biến dạng, an trụ trong chính bản tánh của của nó, khi đó tâm là toàn thể thực tại và có đầy đủ năng lực của cái toàn thể.

Nhưng làm thế nào để tâm thôi phân biệt, thôi phóng tưởng? Đây chỉ là một cách, trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của đạo Phật để an tâm: phải thấu hiểu được rằng phân biệt, phóng tưởng là bất khả đắc. Tư tưởng giống như một con chim đậu trên cột buồm của một chiếc tàu giữa đại dương, con chim đó có thể bay đủ kiểu, đủ hướng, nhưng bao giờ cũng phải trở về đậu lại trên cột buồm. Tư tưởng có thể tạo tác đủ thứ, nhưng bao giờ cũng phải trở về nơi “chánh vị” của nó, tức là cái tâm toàn nguyên vô tướng, vô niệm và vô trụ.

Đoạn sau nói thật tướng của Bồ đề như vậy, thì tâm ta cũng phải như vậy mới tương Ưng được với Bồ đề. Và tùy theo mức độ tâm “như vậy” được bao nhiêu phần thì tương ưng được với Bồ đề bấy nhiêu phần. Những câu kinh không phải để đọc qua, và hiểu qua. Mỗi người chúng ta tùy theo cái nghiệp của tâm thức mình như thế nào, “cảm”, “thích” một câu nào, một đoạn nào, bèn lấy câu ấy, đoạn ấy mà Văn, Tư, Tu, đến khi nào tâm thức do tu mà được chín muồi, nghĩa là không còn khô cứng, mà uyển chuyển, mềm mại, dễ tương ưng, dễ hòa nhập, thì tự nhiên tương ưng được với Bồ đề, tự nhiên rõ thấu nghĩa kinh.

Tịch diệt là Bồ đề, vì diệt các tướng vậy. Ở đây có ba lối tiếp cận bổ túc nhau: nếu chúng ta đi thẳng vào tánh, thì các tướng sẽ tự động tịch diệt như chúng vốn xưa nay là tịch diệt. Thứ hai là nếu chúng ta “làm cho” các tướng tịch diệt, thì tánh tự hiển lộ. Thứ ba là tướng nào khởi lên thì đưa nó về bản thể của nó là tánh: tướng tức là tánh. Tu hành là chuyển hóa tướng thành tánh. Như thế, tướng càng nhiều thì tánh càng hiển lộ, sức mạnh của tướng càng lớn thì năng lượng của tánh càng phát huy. Bóng càng nhiều thì gương càng rộng càng sáng. Sóng càng lớn thì đại dương càng sâu rộng càng tịch diệt. Tướng không còn là cái ngăn che tánh, mà tướng là cơ hội cho tánh hiển lộ.

Nếu chúng ta chứng ngộ được một câu, chúng ta có thể thấu hiểu và tu hành tất cả các câu khác, bởi vì tất cả đều diễn tả thực tướng của Bồ đề và sự diễn tả thực tướng Bồ đề cũng là phương pháp để ngộ nhập Bồ đề.

ĐỒNG TỬ QUANG NGHIÊM

Phật bảo Đồng Tử Quang Nghiêm: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật.”

Quang Nghiêm bạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn! Con không kham nhận được việc đến thăm bệnh ông ấy. Tại sao thế? Nhớ lại trước kia, con đi ra thành lớn Tỳ Da Ly thì ông Duy Ma Cật vừa đi vào thành. Con liền lễ chào và hỏi rằng: “Cư sĩ từ đâu đến đây?”

Trưởng giả đáp: “Tôi từ đạo tràng lại.”

Con hỏi: “Đạo tràng là ở đâu?”

Ngài đáp: “Trực tâm là đạo tràng, vì không hư giả vậy. Phát hạnh là đạo tràng, vì có thể phụng sự vậy. Thâm tâm là đạo tràng, vì tăng thêm công đức vậy. Bồ đề tâm là đạo tràng, vì không sai suyễn vậy.

Ngay trên bản tâm mà phát khởi được bốn tâm này, người ta bèn vào được đạo tràng, tức tương ưng được với Pháp tánh, Pháp thân, từ đó mà xứng tánh tác Phật sự, tức là con đường lợi mình lợi người của Bồ tát hạnh. Lúc đó, tu sáu ba la mật, từ bi hỷ xả, thần thông, bốn Đế, duyên khởi… đều không lìa khỏi đạo tràng này.

Với bốn tâm này, hành giả trên thì tương ưng một phần với tâm của chư Phật, dưới thì bắt đầu làm bổn phận với chúng sanh. Thế nghĩa là trực tâm là trực tâm với chư Phật và với chúng sanh, phát hạnh là phát hạnh với chư Phật và với chúng sanh, thâm tâm là thâm tâm với chư Phật và chúng sanh; Bồ đề tâm là Bồ đề tâm với chư Phật và chúng sanh.

Trực tâm là tâm trực niệm Chân Như, không có vọng tưởng hư giả, do đó mà thấy tánh. Phát hạnh là tâm mở rộng ra cho chúng sanh. Thâm tâm là tâm sâu thẳm thấu đến nền tảng của mình, do đó mà tùy thuận Chân Như, ưa chứa nhóm các hạnh lành, và vì có nền tảng là Chân Như nên các hạnh lành biến thành các công đức. Bồ đề tâm tương đối (sự) là giúp đỡ chúng sanh, Bồ đề tâm tuyệt đối là Chân Như (lý). Cả hai tâm Bồ đề này hòa lẫn, dung thông với nhau để trở thành viên dung thì thành tựu hai tích tập công đức và trí huệ.

“Bố thí là đạo tràng, vì chẳng mong phước báo vậy. Trì giới là đạo tràng, vì các thệ nguyện được tròn vậy. Nhẫn nhục là đạo tràng, vì với chúng sanh tâm không ngại vậy. Tinh tấn là đạo tràng, vì chẳng biếng lười vậy. Thiền định là đạo tràng, vì tâm điều nhu vậy. Trí huệ là đạo tràng, vì thấy rõ các pháp vậy. Từ là đạo tràng, vì bình đẳng với tất cả chúng sanh vậy. Bi là đạo tràng, vì chịu khổ nhọc vậy. Hỷ là đạo tràng, vì vui thích trong Pháp vậy. Xả là đạo tràng, vì đoạn hết thương ghét vậy.

Tất cả các pháp tu đều quy về nền tảng pháp tánh, ở trên nền tảng pháp tánh, nghĩa là đi vào vô ngã và vô pháp. Ngã và pháp càng bớt thật, bớt che chướng chừng nào thì pháp tánh càng hiển lộ chừng đó. Cho đến lúc xoay ngang xoay ngửa, mở mắt nhắm mắt gì pháp tánh cũng sờ sờ ra đó. Và lúc đó pháp tánh chính là đời sống chân thật của mình.

“Thần thông là đạo tràng, vì thành tựu sáu thông vậy. Giải thoát là đạo tràng, vì không khởi ý phân biệt vậy. Phương tiện là đạo tràng, vì giáo hóa chúng sanh vậy. Bốn nhiếp là đạo tràng, vì thâu nhiếp chúng sanh vậy. Đa văn là đạo tràng, vì thực hành tinh túy vậy. Điều phục tâm là đạo tràng, vì chánh quán các pháp vậy. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là đạo tràng, vì xả bỏ pháp hữu vi vậy. Bốn đế là đạo tràng, vì không lừa gạt thế gian vậy. Duyên khởi là đạo tràng, vì vô minh cho đến lão, tử đều vô tận như hư không vậy. Các phiền não là đạo tràng, vì biết bản tánh của chúng vậy. Chúng sanh là đạo tràng, vì biết là vô ngã vậy. Tất cả các pháp là đạo tràng, vì biết các pháp Không vậy.

Tu các pháp này mà chẳng lìa khỏi đạo tràng bất động, đạo tràng này là bản tâm, là tự tánh, là Pháp thân. Tu như vậy là ở trong căn bản trí hay vô sai biệt trí mà tu, cho đến địa thứ năm của Bồ tát thì hậu đắc trí hay sai biệt trí (tức là trí về các pháp sai biệt) hiển lộ và hòa nhập dần dần thành một vị với căn bản trí. Như vậy cho đến địa thứ tám là Bất Động địa, hay còn gọi là Vô Công Dụng địa.

“Hàng phục ma là đạo tràng, vì chẳng nghiêng động vậy. Ba cõi là đạo tràng, vì không chỗ đi đến vậy. Sư tử rống là đạo tràng, vì không chỗ sợ vậy. Mười lực, vô úy, pháp bất cộng là đạo tràng, vì không thể chê trách vào đâu được. Ba minh là đạo tràng, vì không còn sót chút chướng ngại nào. Một niệm biết tất cả các pháp là đạo tràng, vì thành tựu Nhất thiết trí vậy.

Trong sự tương ưng thường trực với pháp tánh, chính pháp tánh tịnh hóa những ma nghiệp, những chướng ngại, những tối tăm, và người ta tiến đến trạng thái Phật.

“Như thế thiện nam tử! Bồ tát nếu ứng ra các Ba la mật mà giáo hóa chúng sanh, thời bao nhiêu việc làm, hoặc dở chân lên hạ chân xuống… phải biết đều từ đạo tràng mà lại, đều trụ trong Phật pháp vậy.”

“Khi thuyết pháp như vậy, năm trăm trời và người đều phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Thế nên con không kham nhận đến thăm bệnh ông được.”

Khi ở trong pháp tánh, hay thật tướng thanh tịnh của các pháp, đã thuần thục, thì hành động gì, khởi lên tướng gì (giáo hóa bằng các ba la mật…) tướng đó đều thanh tịnh vì từ đạo tràng Phật pháp thanh tịnh mà lại. Sự đạt đến, thâm nhập pháp tánh càng sâu thì sự ‘ứng ra’ càng có hiệu lực, nghĩa là càng thanh tịnh và trọn vẹn.

Cho nên người Phật tử như chúng ta, điều quan trọng nhất là phải biết ‘trụ trong Phật pháp’. Trụ trong Phật pháp là cái gốc (tự giác, trí huệ soi thấu thật tướng các pháp) từ đó ứng ra các hạnh giáo hóa chúng sanh (giác tha, công đức). Hai điều này hòa nhập với nhau để đi đến trọn vẹn là giác hạnh viên mãn.

BỒ TÁT TRÌ THẾ

Phật bảo Bồ tát Trì Thế: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật.”

Trì Thế bạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn! Con không kham nhận được việc đến thăm bệnh ông ấy. Tại sao thế? Nhớ lại trước kia, con ở nơi tĩnh thất. Bấy giờ ma Ba Tuần cải dạng như trời Đế Thích dẫn theo một vạn hai ngàn thiên nữ trổi nhạc đàn ca đến chỗ con ở. Ma cùng với quyến thuộc đảnh lễ dưới chân con, chấp tay cung kính, đứng qua một bên. Con tưởng là Đế Thích, nên mới nói rằng: “Đến đây, tốt lắm, Kiều Thi Ca! Dù cho có phước, chẳng nên buông lung. Nên quán năm dục là vô thường để cầu gốc lành, nơi thân thể, mạng sống và tài sản mà tu pháp kiên cố.

Ma vương liền thưa với con: “Thưa ngài Chánh sĩ, xin nhận một vạn hai ngàn thiên nữ này để hầu hạ quét tước.” Con nói: “Kiều Thi Ca, ông đừng đem vật phi pháp này đến cho tôi là sa môn Thích tử, những vật ấy không thích hợp với tôi.”

Nói chưa dứt lời, thì ông Duy Ma Cật đến, nói với con rằng: “Đây không phải là Đế Thích, mà là Ma đến quấy nhiễu ngài đó.”

Tức thì trưởng giả bảo với Ma: “Các thiên nữ này có thể cho ta. Như ta thì đáng nhận.”

Ma liền kinh sợ, nghĩ rằng: “Duy Ma Cật định phá ta chăng?” Muốn ẩn hình mà đi, nhưng không thể ẩn. Dùng hết cả thần lực, cũng chẳng đi được. Liền nghe trong không gian có tiếng nói rằng: “Ba Tuần! Hãy cho các Thiên nữ này thì mới đi được.”

Ma vương vì sợ, nên miễn cưỡng cho.

Với người chưa hoàn toàn chứng ngộ tánh Không, thì phần sắc tướng nào chưa tiêu dung vào tánh Không, những sắc tướng ấy là phi pháp, bởi vì chúng còn là những vọng tưởng phân biệt chướng ngại ngăn che thực tại tánh Không. Đó là lý do Bồ tát Trì Thế chưa thể nhận được vật ấy, trong khi ngài Duy Ma Cật sẵn sàng nhận.

Bấy giờ Duy Ma Cật nói với các thiên nữ rằng: “Ma đã đem các ngươi cho ta. Nay các ngươi đều nên phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.”

Rồi trưởng giả thuyết pháp phù hợp với họ, khiến họ phát tâm. Lại bảo: “Các ngươi đã phát tâm Bồ đề thì có cái vui của Pháp để có thể tự vui chứ không cần theo cái vui của năm dục nữa.”

Các thiên nữ hỏi: “Cái vui của pháp là sao?”

Đáp rằng: “Vui thường tin Phật, vui muôn nghe Pháp, vui cúng dường Tăng, vui lìa năm dục, vui quán năm ấm như oán tặc, vui quán bốn đại như rắn độc, vui quán sáu giác quan như xóm trống không. Vui thường hộ trì tâm Bồ đề, vui làm lợi lạc chúng sanh, vui kính thờ sư trưởng, vui bố thí rộng rãi, vui kiên trì giới, vui nhẫn nhục nhu hòa, vui siêng tích tập thiện căn, vui thiền định chẳng loạn, vui trong huệ sáng không có dơ nhiễm. Vui rộng mở tâm Bồ đề, vui chiến thắng các ma, vui cắt đứt phiền não, vui tịnh quốc độ Phật, vui tích tập công đức mà thành tựu tướng tốt, vui trang nghiêm đạo tràng, vui nghe Pháp sâu xa mà không sợ, vui ba môn giải thoát mà không vui chứng Không lúc chẳng phải thời, vui gần người đồng học, vui tâm không chướng ngại khi ở với người không đồng học. Vui giúp đỡ ác tri thức. Vui thân cận thiện tri thức. Vui tâm hoan hỷ thanh tịnh. Vui tu vô lượng các pháp đạo phẩm. Đó là cái vui Pháp của Bồ tát.”

Khi ấy, Ba Tuần bảo các thiên nữ rằng: “Ta muốn cùng các ngươi trở về Thiên cung.”

Các thiên nữ nói: “Ngài đã đem chúng tôi cho vị cư sĩ này. Chúng tôi có niềm vui Pháp. Chúng tôi rất vui, không còn thích cái vui năm dục nữa.”

Ma vương nói: “Thưa cư sĩ, xin ngài phóng xả những thiên nữ này. Tất cả sở hữu đều đem cho người, đó là Bồ tát.”

Duy Ma Cật nói: “Ta đã phóng xả rồi, ngươi đem họ đi. Mong rằng tất cả chúng sanh được pháp nguyện đầy đủ.”

Lúc ấy, các thiên nữ hỏi ngài Duy Ma Cật: “Chúng tôi phải làm gì khi ở Ma cung.”

Duy Ma Cật nói: “Các chị! Có pháp môn tên là Vô Tận Đăng, các chị nên học. Vô tận đăng là ví như một ngọn đèn mồi qua trăm ngàn ngọn đèn, chỗ tối đều sáng, sáng mãi không dứt. Cũng thế, các chị, một Bồ tát khai mở, dẫn dắt trăm ngàn chúng sanh, khiến họ phát tâm được Bồ đề mà tâm bồ đề của vị ấy cũng không hết tận. Thật vậy, chẳng những nó không giảm yếu mà còn tăng mạnh. Cũng thế, các chị càng chỉ dạy và biểu lộ những phẩm hạnh cho những người khác, các chị càng tăng thêm những phẩm hạnh ấy. Đó gọi là Vô Tận Đăng. Các chị tuy ở Ma cung hãy dùng Ngọn Đèn Vô Tận này khiến vô số thiên tử và thiên nữ phát tâm Bồ đề, đó là báo ơn Phật, cũng là làm lợi lạc lớn lao cho tất cả chúng sanh.”

Bấy giờ, các thiên nữ lễ lạy dưới chân ngài Duy Ma Cật, theo ma vương về cung. Trong chốc lát họ biến mất.

“Thưa Thế Tôn! Ông Duy Ma Cật có thần lực tự tại, trí huệ biện tài như vậy. Thế nên con không kham nhận đến thăm bệnh ông được.”

Một khi đã thấu hiểu, đã tương ưng với pháp tánh, với thực tại tối hậu thì có cái vui của Pháp, thực hành pháp môn nào cũng vui, vì tất cả đều là sự bày hiện của Pháp tánh này vậy. Lúc đó gọi là tu hành, là thực hành các pháp môn, nhưng kỳ thực chẳng có gì khó khăn, gian khổ, xa lạ cả. Tất cả đều từ cội nguồn mà ra, đều từ cái vui của bản tâm mà lưu xuất, mà phô diễn, mà ứng dụng. Càng lưu xuất, càng phô diễn, càng ứng dụng thì cái vui thực sự từ bên trong lại càng tuôn trào. Lúc đó, tu hành là một quyền lợi của mỗi người, chẳng phải là bổn phận của ai để mang lấy cả.

Vô Tận Đăng cũng chỉ là Cái Ấy mà thôi. Một khi đã phát được tâm Bồ đề, tức là phát được cái tâm tương ưng với Bồ đề của chư Phật, tương ưng với Phật tánh rồi, thì ngọn đèn của chúng ta mồi được với cội nguồn ánh sáng của trí huệ, ấm áp của từ bi và cái vui của an lạc. Vì tánh Không là vô tận cho nên ngọn đèn vô tận, vì ánh sáng là Vô Lượng Quang nên ngọn đèn vô tận, vì Pháp tánh vô tận nên nhiên liệu cho ngọn đèn là vô tận, vì từ bi vô tận nên ngọn đèn cháy mãi không tắt… Ngày nào ngọn đèn còn nhúng vào trong dầu của Pháp tánh, còn quyết tâm tỏa sáng bằng cách khai mở dẫn dắt cho chúng sanh, ngày đó ngọn đèn vẫn là vô tận. “Càng chỉ dạy và biểu lộ những phẩm hạnh cho những người khác”, càng tiêu dùng cho sự lợi lạc của người khác, ngọn đèn càng sáng và càng vô tận. Đó là bí quyết càng lợi người bao nhiêu thì càng lợi mình bấy nhiêu; càng làm thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sanh bao nhiêu thì lòng mình càng rực sáng bấy nhiêu.

TRƯỞNG GIẢ TỬ THIỆN ĐỨC

Phật bảo Trưởng giả tử Thiện Đức: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật.”

Thiện Đức bạch Phật rằng: “Thưa Thế Tôn! Con không kham nhận được việc đến thăm bệnh ông ấy. Tại sao thế? Nhớ lại trước kia, con lập hội đại thí ở nhà cha con, cúng dường tất cả Sa môn, bà la môn cùng hàng ngoại đạo, những người bần cùng, thấp kém, cô độc, những người ăn xin. Vào ngày chót của kỳ hạn bảy ngày, lúc ấy Duy Ma Cật đến đó và nói với con: “Trưởng giả tử! Phàm hội đại thí thì không nên như của ông thiết lập. Phải làm hội Pháp thí, chứ hội tài thí để làm gì?”

Con nói với cư sĩ: “Hội Pháp thí là thế nào?”

Cư sĩ đáp: “Hội pháp thí thì không trước không sau, nhất thời mà cúng dường tất cả chúng sanh. Đó là hội pháp thí.”

Bố thí tiền của thì có ích lợi cho người, nhưng ích lợi đó hữu hạn và vô thường, vì chỉ thi hành ở mặt ngoài, mặt hiện tượng. Còn Pháp thí thì đi từ nguồn tâm mà ra hiện tượng, mà nguồn tâm thì không trước không sau, nhất thời toàn khắp và đầy đủ ở khắp cả nên sự bố thí này dẫn người ta vào Pháp tánh, vào bản tâm, vào Phật tánh. Đây là hội pháp thí của Bồ tát Pháp thân, có thể làm trong bất kỳ thời gian không gian nào, với bất kỳ phương tiện nào, vì Bồ tát Pháp thân thì luôn luôn tương ưng với nguồn tâm Pháp thân sẵn đủ.

Mục đích của một hành giả là có một lúc nào “nhất niệm tương ưng” với thực tại (hay là Pháp thân), bởi vì thực tại là cái ban cho một cách nhưng không vô điều kiện trong mọi lúc và mọi nơi, và một khi “nhất niệm tương ưng” rồi, thì sau đó phải “niệm niệm tương ưng” với thực tại, để biến đời mình thành một hội pháp thí ban cho một cách nhưng không vô cùng vô tận cái mà ai ai cũng vốn có và ai ai cũng ở trong đó.

Con hỏi: “Như vậy là thế nào?”

Trưởng giả nói: “Nghĩa là: Vì Giác Ngộ, khởi lòng từ. Vì cứu chúng sanh, khởi lòng đại bi. Vì giữ gìn chánh pháp, khởi lòng hỷ. Vì nhiếp lấy trí huệ, hành lòng xả. Vì nhiếp những người tham tiếc, khởi bố thí ba la mật. Vì hóa độ người phạm giới, khởi trì giới ba la mật. Vì pháp không có ngã, khởi nhẫn nhục ba la mật. Vì lìa tướng thân tâm, khởi tinh tiến ba la mật. Vì Bồ đề, khởi thiền định ba la mật. Vì Nhất Thiết Trí, khởi trí huệ ba la mật. Giáo hóa chúng sanh, khởi thiền định về tánh Không. Không bỏ hữu vi, khởi Vô tướng. Thị hiện thọ sanh, khởiVô tác. Hộ trì chánh pháp, khởi lực phương tiện. Vì độ chúng sanh, khởi bốn nhiếp pháp. Vì cung kính phụng sự tất cả, khởi pháp trừ khinh mạn. Nơi thân, mạng và tài sản, khởi ba pháp thân, mạng, tài không thể hủy hoại. Nơi sáu sự tưởng niệm, khởi chánh niệm. Nơi sáu pháp hòa kính, khởi tâm chất trực. Thực hành Pháp đúng đắn, khởi nơi đời sống trong sạch. Tâm thanh tịnh hoan hỷ, khởi nơi gần gũi bậc thánh hiền. Không ghét người ác, khởi tâm điều phục. Vì pháp xuất gia, khởi nơi thâm tâm. Vì làm đúng như nói, khởi nơi đa văn. Vì pháp không tranh, khởi tâm rỗng rang. Hướng đến trí huệ Phật, khởi nơi sự ngồi yên. Vì cởi mở cho sự ràng buộc của chúng sanh, khởi địa thiền định. Vì đầy đủ tướng tốt và làm tịnh cõi Phật, khởi nghiệp phước đức. Để biết tâm niệm của tất cả chúng sanh, ứng hợp mà thuyết pháp, khởi nơi trí nghiệp. Để biết tất cả các pháp vốn không lấy không bỏ, hằng ở trong Một Tướng, khởi nơi huệ nghiệp. Để đoạn tất cả phiền não, tất cả chướng ngại, tất cả pháp bất thiện, khởi lên tất cả thiện nghiệp. Để đắc tất cả trí huệ, tất cả thiện pháp, khởi nơi tất cả pháp hỗ trợ giác ngộ.

“Như thế, thiện nam tử! Đó là hội Pháp thí. Nếu Bồ tát trụ nơi hội Pháp thí này, là bậc đại thí chủ, cũng là ruộng phước của tất cả thế gian.”

Tất cả các pháp tu đều gồm chung lại thành hai sự tích tập trí huệ và tích tập phước đức. Tích tập trí huệ có thể tóm gọn là “biết tất cả các pháp vốn không lấy không bỏ, hằng ở trong Một Tướng”. Tích tập phước đức là làm những gì để lợi lạc chúng sanh. Bởi thế mà hội Pháp thí này đầy đủ từ Từ Bi Hỷ Xả, Sáu Ba La Mật, Ba Pháp Ấn cho đến các Hạnh.

Trụ nơi hội Pháp thí này là trụ trong Pháp tánh Một Tướng, từ đó ứng ra các hạnh để làm lợi lạc cho chúng sanh. Việc này đồng nghĩa với “Xứng Tánh tác Phật sự”. Công việc Pháp thí này bao la rỗng rang như chính Pháp tánh, và vì bao la không ngằn mé như vậy nên bao gồm tất cả chúng sanh, bởi thế người làm được như vậy thì gọi là đại thí chủ, là ruộng phước của tất cả thế gian.

“Thưa Thế Tôn! Khi ông Duy Ma Cật thuyết pháp như vậy, trong chúng Bà la môn hai trăm người đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Lúc ấy tâm con được thanh tịnh, ca ngợi là chưa từng có. Con đảnh lễ dưới chân ngài Duy Ma Cật, bèn cởi xâu chuỗi ngọc giá trị trăm ngàn mà dâng lên. Ông không chịu nhận. Con nói: “Thưa cư sĩ! Xin ngài hãy nhận, rồi cho ai thì tùy ý ngài.”

“Bấy giờ Duy Ma Cật mới nhận xâu chuỗi, phân làm hai phần: một phần đem cho người ăn xin thấp kém nhất trong hội; một phần đem dâng đức Nan Thắng Như Lai. Tất cả chúng hội đều thấy cõi nước Quang Minh và đức Nan Thắng Như Lai. Lại thấy chuỗi ngọc ở cõi Phật kia biến thành đài ngọc bốn trụ, bốn mặt trang sức, không ngăn che nhau.

“Lúc ấy, Duy Ma Cật hiện thần biến rồi lại nói rằng: “Nếu người thí chủ có tâm bình đẳng, thì cho một người ăn xin thấp kém nhất cũng như ruộng phước của Như Lai, không khác gì cả. Đại bi bình đẳng, không cần quả báo, đó gọi là Pháp thí hoàn hảo vậy.”

“Trong thành, người ăn xin thấp kém nhất thấy thần lực ấy, nghe lời nói ấy, đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Thế nên con không kham nhận đến thăm bệnh ông được.”

Như vậy, các Bồ tát mỗi vị đều thưa với Phật về câu chuyện của mình, thuật lại những lời nói của trưởng giả Duy Ma Cật, và đều nói không kham nhận đến thăm bệnh ông được.

Xem mục lục