Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (36)


Xem mục lục

Pháp Thân

Nếu đối với vấn đề Như Lai tạng bị trói buộc bởi vô lượng phiền não mà không nghi hoặc thì đối với vấn đề pháp thân ra khỏi phiền não tạng cũng phải không nghi hoặc. 

Lại nữa, nếu nghe nói Như Lai tạng, Như Lai pháp thân, cảnh giới Phật bất tư nghì và phương tiện thuyết, mà tâm xác tín quyết định như thế mới tin hiểu lý hai thánh đế. 

Như vậy cái khó hiểu khó rõ là ý nghĩa của lý hai thánh đế. 

Thế nào là ý nghĩa lý hai thánh đế. Đó là ý nghĩa của lý thánh đế hữu tác và lý thánh đế vô tác. 

Ý nghĩa của lý thánh đế hữu tác là ý nghĩa của lý bốn thánh đế trong phạm vi có hạn lượng. 

Bởi vì sao ? Vì không phải nhân cái khác mà có thể biết được tất cả khổ, đoạn được tất cả tập, chứng được cứu cánh diệt, tu được tất cả đạo. 

Cho nên thưa Thế Tôn, có cái sanh tử hữu vi, có cái sanh tử vô vi, Niết bàn cũng vậy, có hữu dư và vô dư. 

Ý nghĩa của lý thánh đế vô tác là ý nghĩa của tứ thánh đế không hạn lượng. 

Bởi vì sao ? Vì có thể dùng sức chính mình biết được tất cả thụ khổ, hoại được tất cả thụ tập, cứu cánh được thụ diệt, tu được tất cả thụ diệt đạo.. 

Như vậy là có tám thánh đế, Như Lai chỉ nói bốn thánh đế. 

Ý nghĩa của bốn thánh đế vô tác ấy chỉ Như Lai ứng chánh đẳng giác là được kết quả cứu cánh chứ không phải kết quả cứu cánh của A la hán, Bích chi Phật. 

Bởi vì sao ? Vì không phải có ba pháp hạ trung thượng riêng biệt được Niết bàn. 

Bởi vì sao ? Như Lai ứng chánh đẳng chánh giác đạt được kết quả cứu cánh đối với ý nghĩa của bốn thánh đế vô tác, vì tất cả Như Lai ứng đẳng Chánh giác biết tất cả khổ vị lai, đoạn tất cả phiền não, để nhiếp thụ tất cả tập, diệt tất cả ý sinh thân, trừ tất cả khổ diệt mà chứng được. 

Thưa Thế Tôn ! Không phải như hoại pháp nên gọi là khổ diệt. Nói khổ diệt là nói vô thủy vô tác, vô khởi vô tận, ly tận, thường trú, tự tánh thanh tịnh, lìa tất cả phiền não tạng. 

- Thưa Thế Tôn ! Đối với phiền não nhiều hơn số cát sông Hằng, không ly, không thoát, không khác mà thành tựu được Phật pháp không thể nghĩ bàn, đó là Như Lai pháp thân. 

- Thưa Thế Tôn ! Cái Như Lai pháp thân không ly phiền não tạng đó gọi là Như Lai tạng.

Xem mục lục