Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (36)


Xem mục lục

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 5

Quyển Thứ 106: Hội thứ nhất Phẩm So Lường Công Đức thứ 30-4

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm



Bấy giờ trong hội có bao nhiêu trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Sắc cứu cánh, đồng thời hóa làm các thứ thiên hoa, y phục, anh lạc và tràng hương thảy, rồi thân vọt hư không mà rưới trên Phật, chấp tay cung kính đồng bạch Phật rằng: Nguyện Bát nhã Ba la mật đa đây lâu còn ở trong người châu Thiệm bộ. Vì cớ sao? Vì cho đến Bát nhã Ba la mật đa lưu khắp ở trong người châu Thiệm bộ, phải biết chỗ đây là Phật bảo,Pháp bảo, Bí sô Tăng bảo lâu còn chẳng diệt. Ở thế giới Tam thiên đại thiên này cho đến mười phương vô lượng vô số vô biên nước Phật cũng lại như thế, bởi đây chúng Bồ tát Ma ha tát và hạnh thù thắng cũng khá biết rõ. Bạch Thế Tôn! Tùy các phương ấp có các thiện nam tử, thiện nữ nhân đem lòng tinh tiến, viết, trì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, cung kính, cúng dường, phải biết chỗ này có diệu quang minh trừ diệt tối tăm, sanh các thắng lợi.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích thảy các thiên chúng rằng: Như vậy, như vậy. Như lời ngươi đã nói. Cho đến Bát nhã Ba la mật đa lưu khắp ở trong người châu Thiệm bộ, phải biết chỗ đây là Phật bảo, pháp bảo, Bí sô Tăng bảo, lâu còn chẳng diệt. Ở thế giới Tam thiên đại thiên cho đến mười phương vô lượng vô số vô biên nước Phật cũng lại như thế, bởi đấy chúng Bồ tát Ma ha tát và hạnh thù thắng cũng khá biết rõ. Tùy các phương ấp, có các thiện nam tử, thiện nữ nhân đem lòng tịnh tín, viết, trì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, cung kính cúng dường. Phải biết chỗ này có diệu quang minh trừ diệt tối tăm, sanh các thắng lợi.

Khi ấy, các thiên chúng lại hóa các thứ thượng diệu thiên hoa, y phục, anh lạc và các tràng hương mà rưới lên Phật, lần nữa bạch Phật rằng: Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân, đối Bát nhã Ba la mật đa đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, như lý suy nghĩ, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu khắp. Các thiện nam tử, thiên nữ nhân này, ma và bà con của ma chẳng làm được gì. Các trời chúng tôi cũng thường theo dõi các thiện nam tử, thiện nữ nhân này, nỗ lực ủng hộ khiến không tổn não. Vì cớ sao? Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này, các trời chúng tôi kính thờ như Phật, hoặc như gần Phật, tôn trọng Pháp vậy.

Bấy giờ, Thiên Đế Thích thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân, đối Bát nhã Ba la mật đa đây chăm lòng lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, như lý suy nghĩ, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu khắp. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này chẳng phải ít căn lành năng thành xong việc này, nhất định đời trước ở vô lượng chỗ Phật nhóm nhiều căn lành, phát nhiều chánh nguyện, cúng dường nhiều Phật và được nhiều thiện tri thức nhiếp thọ, mới có thể đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, chăm lòng lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, như lý suy nghĩ, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu khắp.

Bạch Thế Tôn! Muốn được Nhất thiết trí trí của các Phật, phải cầu Bát nhã Ba la mật đa; muốn được Bát nhã Ba la mật đa, phải cầu Nhất thiết trí trí của các Phật. Vì cớ sao? Vì các Phật đã được Nhất thiết trí trí, đều từ Bát nhã Ba la mật đa mà được sanh vậy. Như vậy Bát nhã Ba la mật đa đều từ Nhất thiết trí trí của các Phật mà được sanh vậy. Sở vì sao? Vì các Phật đã được Nhất thiết trí trí chẳng khác Bát nhã Ba la mật đa. Như vậy Bát nhã Ba la mật đa chẳng khác Nhất thiết trí trí của các Phật. Các Phật đã được Nhất thiết trí trí cùng Bát nhã Ba la mật đa đây, phải biết không hai, cũng không hai phần.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng: Như vậy, như vậy. Như lời ngươi đã nói. Muốn được Nhất thiết trí trí của các Phật, phải cầu Bát nhã Ba la mật đa; muốn được Bát nhã Ba la mật đa, phải cầu Nhất thiết trí trí của các Phật. Vì cớ sao? Vì các Phật đã được Nhất thiết trí trí, đều từ Bát nhã Ba la mật đa mà được sanh vậy. Như vậy Bát nhã Ba la mật đa đều từ Nhất thiết trí trí của các Phật mà được sanh vậy. Sở vì sao? Vì các Phật đã được Nhất thiết trí trí chẳng khác Bát nhã Ba la mật đa. Như vậy Bát nhã Ba la mật đa chẳng khác Nhất thiết trí trí của các Phật. Các Phật đã được Nhất thiết trí trí cùng Bát nhã Ba la mật đa đây, phải biết không hai, cũng không hai phần. Vậy nên công đức oai thần Bát nhã Ba la mật đa rất là hiếm có.

Bấy giờ, cụ thọ Khánh Hỷ thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen bố thí Ba la mật đa, tịnh giới Ba la mật đa, an nhẫn Ba la mật đa, tinh tiến Ba la mật đa, tĩnh lự Ba la mật đa; chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa?

Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, võ biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không; chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa?

Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới; chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa?

Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen khổ thánh đế, tập thánh đế, diệt thánh đế, đạo thánh đế; chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa? Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định; chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa? Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ; chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa? Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi; chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa? Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn; chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa? Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen năm nhãn, sáu thần thông; chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa?

Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa? Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả; chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa? Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa?

Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn, chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa? Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen hạnh Bồ tát Ma ha tát, chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa? Bạch Thế Tôn! Duyên nào chẳng rộng xưng khen Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chỉ rộng xưng khen Bát nhã Ba la mật đa?

Phật dạy; Khánh Hỷ! Ngươi nay nên biết, do Bát nhã Ba la mật đa đây cùng bố thí Ba la mật đa, tịnh giới Ba la mật đa, an nhẫn Ba la mật đa, tinh tiến Ba la mật đa, tĩnh lự Ba la mật đa kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa. Khánh Hỷ phải biết, do Bát nhã Ba la mật đa đây cũng nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, vô tánh tự tánh không kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa. Khánh Hỷ phải biết do Bát nhã Ba la mật đa đây cùng chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Khánh Hỷ phải biết, do Bát nhã Ba la mật đa đây cùng khổ thánh đế, tập thánh đế, diệt thánh đế, đạo thánh đế kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa. Khánh Hỷ phải biết, do Bát nhã Ba la mật đa đây cùng bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa. Khánh Hỷ phải biết, do Bát nhã Ba la mật đa đây cùng tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa. Khánh Hỷ phải biết, do Bát nhã Ba la mật đa đây cùng bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Khánh Hỷ phải biết, do Bát nhã Ba la mật đa đây cùng không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa. Khánh Hỷ phải biết, do Bát nhã Ba la mật đa đây cùng năm nhãn, sáu thần thông kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Khánh Hỷ phải biết, do Bát nhã Ba la mật đa đây cùng Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa. Khánh Hỷ phải biết, do Bát nhã Ba la mật đa đây cùng pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa. Khánh Hỷ phải biết, do Bát nhã Ba la mật đa đây cùng nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa. Khánh Hỷ phải biết, do Bát nhã Ba la mật đa đây cùng tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa. Khánh Hỷ phải biết, do Bát nhã Ba la mật đa đây cùng hạnh Bồ tát Ma ha tát kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa. Khánh Hỷ phải biết, do Bát nhã Ba la mật đa đây cùng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói; Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bố thí Ba la mật đa chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bố thí Ba la mật đa, mới khá gọi là chơn tu bố thí Ba la mật đa, mới khá gọi là chơn tu bố thí Ba la mật đa. Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, khá gọi chơn tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, khá gọi chơn tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, mới khá gọi là chơn tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Nên Bát nhã Ba la mật đa đây đối bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Ba la mật đa kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ nội không, khá gọi chơn trụ nội không chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ nội không, mới khá gọi là chơn trụ nội không. Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, khá gọi chơn trụ ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không, mới khá gọi là chơn trụ ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không. Nên Bát nhã Ba la mật đa đây đối nội không cho đến vô tánh tự tánh không kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ chơn như, khá gọi chơn trụ chơn như chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ chơn như mới khá gọi là chơn trụ chơn như. Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới, khá gọi chơn trụ pháp giới cho đến bất tư nghì giới chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ pháp giới cho đến bất tư nghì giới, mới khá gọi là chơn trụ pháp giới cho đến bất tư nghì giới. Nên Bát nhã Ba la mật đa đây đối chơn như cho đến bất tư nghì giới kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ khổ thánh đế, khá gọi chơn trụ khổ thánh đế chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ khổ thánh đế mới khá gọi là chơn trụ khổ thánh đế. Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ tập diệt đạo thánh đế, khá gọi là chơn trụ diệt đạo thánh đế chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ tập diệt đạo thánh đế, mới khá gọi là chơn trụ tập diệt đạo thánh đế. Nên Bát nhã Ba la mật đa đây đối khổ tập diệt đạo thánh đế kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn tĩnh lự, khá gọi chơn tu bốn tĩnh lự chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn tĩnh lự mới khá gọi là chơn tu bốn tĩnh lự. Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn vô lượng, bốn vô sắc định, khá gọi chơn tu bốn vô lượng, bốn vô sắc định chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy? Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Nên Bát nhã Ba la mật đa đây đối bốn tĩnh lự bốn vô lượng, bốn vô sắc định kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tám giải thoát khá gọi chơn tu tám giải thoát chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Cần so hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tám giải thoát mới khá gọi là chơn tu tám giải thoát. Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biển xứ, khá gọi chơn tu tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biển xứ mới khá gọi là chơn tu tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biển xứ. Nên Bát nhã Ba la mật đa đây đối tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biển xứ kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn niệm trụ, khá gọi chơn tu bốn niệm trụ chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn niệm trụ. Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, khá gọi chơn tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, mới khá gọi là chơn tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Nên Bát nhã Ba la mật đa đây đối bốn niệm trụ, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu không giải thoát môn, khá gọi chơn tu không giải thoát môn chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu không giải thoát môn, mới khá gọi là chơn tu không giải thoát môn. Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, mới khá gọi là chơn tu vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Nên Bát nhã Ba la mật đa đây đối không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu năm nhãn khá gọi chơn tu năm nhãn chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu năm nhãn mới khá gọi là chơn tu năm nhãn. Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu sáu thần thông, khá gọi chơn tu sáu thần thông chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu sáu thần thông, kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu Phật mười lực, khá gọi chơn tu Phật mười lực chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu Phật mười lực, mới khá gọi là chơn tu bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, khá gọi chơn tu bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, mới khá gọi là chơn tu bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Nên Bát nhã Ba la mật đa đây đối Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu pháp vô vong thất, khá gọi chơn tu pháp vô vong thất chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu pháp vô vong thất, mới khá gọi là chơn tu pháp vô vong thất. Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tánh hằng trụ xả, khá gọi chơn tu tánh hằng trụ xả chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tánh hằng trụ xả, mới khá gọi là chơn tu tánh hằng trụ xả. Nên Bát nhã Ba la mật đa đây đối pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu nhất thiết trí, khá gọi chơn tu nhất thiết trí trí chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu nhất thiết trí mới khá gọi là chơn tu nhất thiết trí. Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí mà tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, mới khá gọi là chơn tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, mới khá gọi là chơn tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Nên Bát nhã Ba la mật đa đây đối nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí kia là cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tất cả đà la ni môn, khá gọi chơn tu tất cả đà la ni môn chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tất cả đà la ni môn, mới khá gọi là chơn tu tất cả đà la ni môn. Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tất cả tam ma địa môn, khá gọi chơn tu tất cả tam ma địa chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tất cả tam ma địa môn, mới khá gọi là chơn tu tất cả tam ma địa môn. Nên Bát nhã Ba la mật đa đây đối tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu hạnh Bồ tát Ma ha tát, khá gọi chơn tu hạnh Bồ tát Ma ha tát chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu hạnh Bồ tát Ma ha tát, mới khá gọi là chơn tu hạnh Bồ tát Ma ha tát kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Khánh Hỷ! Nơi ý hiểu sao? Nếu chẳng hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khá gọi chơn tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chăng? Khánh Hỷ đáp: Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy. Phật nói: Khánh Hỷ! Cần do hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mới khá gọi là chơn tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nên Bát nhã Ba la mật đa đây đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề kia là tôn cả là hướng dẫn, nên Ta chỉ rộng xưng khen ngợi Bát nhã Ba la mật đa.

Cụ thọ Khánh Hỷ thưa Phật lần nữa: Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bố thí Ba la mật đa? Phật nói: Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập bố thí Ba la mật đa, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bố thí Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ nội không? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện an trụ nội không, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ nội không. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện an trụ ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không.

Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ chơn như? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện an trụ chơn như, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ chơn như. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, an trụ pháp giới cho đến bất tư nghì giới, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ pháp giới cho đến bất tư nghì giới.

Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ khổ thánh đế? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện an trụ khổ thánh đế, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ khổ thánh đế. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ tập diệt đạo thánh đế? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện an trụ tập diệt đạo thánh đế, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà trụ tập diệt đạo thánh đế.

Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn tĩnh lự? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập bốn tĩnh lự, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn tĩnh lự. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn vô lượng, bốn vô sắc định? Khánh Hỷ đáp: Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập bốn vô lượng, bốn vô sắc định, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn vô lượng, bốn vô sắc định.

Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tám giải thoát? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập tám giải thoát. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ ? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn niệm trụ? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập bốn niệm trụ, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn niệm trụ. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi.

Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu không giải thoát môn? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập không giải thoát môn, đấy gọi là hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu không giải thoát môn. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu vô tướng, vô nguyện giải thoát môn? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu năm nhãn? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập năm nhãn, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu năm nhãn. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu sáu thần thông? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập sáu thần thông, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu sáu thần thông.

Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu Phật mười lực? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập Phật mười lực, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu Phật mười lực. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu pháp vô vong thất? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập pháp vô vong thất, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu pháp vô vong thất. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tánh hằng trụ xả? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập tánh hẳng trụ xả, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tánh hẳng trụ xả.

Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu nhất thiết trí? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập nhất thiết trí, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu nhất thiết trí. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí ? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tất cả đà la ni môn? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập tất cả đà la ni môn, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tất cả đà la ni môn. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tất cả tam ma địa môn? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, tu tập tất cả tam ma địa môn, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu tất cả tam ma địa môn. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu hạnh Bồ tát Ma ha tát? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập hạnh Bồ tát Ma ha tát đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu hạnh Bồ tát Ma ha tát. Bạch Thế Tôn! Vì sao hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Khánh Hỷ! Đem vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện tu tập Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đấy gọi hồi hướng Nhất thiết trí trí mà tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Cụ Thọ Khánh Hỷ thưa Phật lần nữa: Bạch Thế Tôn! Đem vô nhị nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Đem vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa? Đem vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa? Bạch Thế Tôn! Đem vô nhị nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí an trụ nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Đem vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí an trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không.

Bạch Thế Tôn! Đem vô nhị nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Đem vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí an trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới? Bạch Thế Tôn! Đem vô nhị nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế. Đem vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí an trụ khổ tập diệt đạo thánh đế?

Bạch Thế Tôn! Đem vô nhị nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Đem vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định? Bạch Thế Tôn! Đem vô nhị nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biển xứ. Đem vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ ?

Bạch Thế Tôn! Đem vô nhị nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Đem vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi? Bạch Thế Tôn! Đem vô nhị nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn. Đem vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn? Bạch Thế Tôn! Đem vô nhị nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập năm nhãn, sáu thần thông. Đem vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện hồi hướng Nhất thiết trí trí tu tập năm nhãn, sáu thần thông?

Xem mục lục