Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (36)


Xem mục lục

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 4

Quyển Thứ 81: Hội thứ nhất Phẩm Thiên Đế thứ 22-5
Hội thứ nhất Phẩm Chư Thiên Tử thứ 23-1

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm



Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ bố thí Ba la mật đa, chẳng trụ tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Vì bố thí Ba la mật đa thảy chẳng khá được vậy.

Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ bốn tĩnh lự, chẳng trụ bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ tám giải thoát, chẳng trụ tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ bốn niệm trụ, chẳng trụ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng chi, tám thánh đạo chi. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ không giải thoát môn, chẳng trụ vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ năm nhãn, chẳng trụ sáu thần thông. Vì cớ sao? Vì năm nhãn thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ Phật mười lực, chẳng trụ bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì cớ sao? Vì Phật mười lực thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ pháp vô vong thất, chẳng trụ tánh hằng trụ xả. Vì cớ sao? Vì pháp vô vong thất thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ tất cả đà la ni môn, chẳng trụ tất cả tam ma địa môn. Vì cớ sao? Vì tất cả đà la ni môn thảy chẳng khá được vậy.

Thiện Hiện! tâm Như Lai chẳng trụ nhất thiết trí, chẳng trụ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Vì cớ sao? Vì nhất thiết trí thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ Thanh văn thừa, chẳng trụ Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa. Vì cớ sao? Vì Thanh văn thừa thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ Dự lưu và Dự lưu hướng quả, chẳng trụ Nhất lai Bất hoàn A la hán và Nhất lai Bất hoàn A la hán hướng quả. Vì cớ sao? Vì Dự lưu thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ Ðộc giác và Ðộc giác Bồ đề, chẳng trụ Bồ tát Như lai và pháp Bồ tát Như Lai. Vì cớ sao? Vì Ðộc giác thảy chẳng khá được vậy.

Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ Cực hỷ địa và pháp, chẳng trụ Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa và pháp. Vì cớ sao? Vì Cực hỷ địa thảy chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ Dị sanh địa và pháp, chẳng trụ Chủng tánh địa, Ðệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Ðộc giác địa, Bồ tát địa, Như Lai địa và pháp. Vì cớ sao? Vì Dị sanh địa thảy chẳng khá được vậy.

Như vậy đó, Thiện Hiện! Tâm Như Lai đối tất cả pháp đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo Xá Lợi Tử rằng: Ðúng như vậy, Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà đồng với Như Lai đối tất cả pháp đều không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Sở vì sao? Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với sắc chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với thọ tưởng hành thức cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì sắc uẩn thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với nhãn xứ chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nhãn xứ thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với sắc xứ chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với thanh hương vị xúc pháp xứ cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì sắc xứ thảy không có hai tướng vậy.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với nhãn giới chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nhãn giới thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với nhĩ giới chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nhĩ giới thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với tỷ giới chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tỷ giới thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với thiệt giới chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì thiệt giới thảy không có hai tướng vật. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, mà với thân giới chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì thân giới thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với ý giới chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì ý giới thảy không có hai tướng vậy.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với địa giới chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với thủy hỏa phong không thức giới cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì địa giới thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với khổ thánh đế chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với tập diệt đạo thánh đế cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với vô minh chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu nào cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì vô minh thảy không có hai tướng vậy.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với nội không chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nội không thảy không có hai tướng vậy.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với chơn như chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì chơn như thảy không có hai tướng vậy.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với bố thí Ba la mật đa chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì bố thí Ba la mật đa thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với bốn tĩnh lự chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ, Bát nhã Ba la mật đa, mà với tám giải thoát chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với bốn niệm trụ chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với không giải thoát môn chẳng trụ, chẳng phải trụ; với vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng chẳng trụ, chẳng phải trụ. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn thảy không có hai tướng vậy.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với năm nhãn chẳng trụ, chẳng phải trụ; với sáu thần thông cũng chẳng trụ, chẳng phải trụ. Vì cớ sao? Vì năm nhãn thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với Phật mười lực chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì Phật mười lực thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với pháp vô vong thất chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với tánh hằng trụ xả cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì pháp vô vong thất thảy không có hai tướng vậy.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với tất cả đà la ni môn chẳng trụ, chẳng phải trụ; với tất cả tam ma địa môn cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tất cả đà la ni môn thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Từ! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với nhất thiết trí chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì nhất thiết trí thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với Thanh văn thừa chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì Thanh văn thừa thảy không có hai tướng vậy.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với Dự lưu và dự lưu hướng quả chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với Nhất lai Bất hoàn A la hán và Nhất lai Bất hoàn A la hán hướng quả cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì Dự lưu thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với Ðộc giác và Ðộc giác Bồ đề chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với Bồ tát Như Lai và pháp Bồ tát Như Lai cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì Ðộc giác thảy không có hai tướng vậy.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ bát nhã Ba la mật đa, mà với Cực hỷ địa và pháp chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa và pháp cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì Cực hỷ địa thảy không có hai tướng vậy. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa, mà với Dị sanh địa và pháp chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; với Chủng tánh địa, Ðệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Ðộc giác địa, Bồ tát địa, Như Lai địa và pháp cũng chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì Dị sanh địa thảy không có hai tướng vậy.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa tuy chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ, đem vô sở đắc làm phương tiện, nên học như thế.

HỘI THỨ NHẤT
PHẨM CHƯ THIÊN TỬ
THỨ 23 – 1

Trong hội bấy giờ có các Thiên tử thầm lên ý này: Các Dược xoa thảy nói lời câu chú, tuy lại là ẩn mật nhưng vẫn nghe biết được. Tôn giả Thiện Hiện với bát nhã Ba la mật đa này, mặc dù dùng lắm lời lẽ để chỉ rõ, mà bọn chúng ta trọn chẳng hiểu được gì hết.

Thiện Hiện biết chỗ tâm nghĩ bọn kia liền bảo đó rằng: Thiên tử các ngươi, với ta đã thuyết chẳng hiểu được ư? Các Thiên tử thưa: Như vậy, như vậy!

Cụ thọ Thiện Hiện lại bảo bọn kia rằng: Ta từng với ấy chẳng thuyết một chữ, ngươi cũng chẳng nghe, thời làm sao mà hiểu gì. Vì cớ sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, văn tự ngôn thuyết thảy đều xa lìa vậy. Bởi đấy nên với trong đây, kẻ thuyết, kẻ nghe và kẻ hiểu được đều chẳng khá được. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đã chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tướng ấy thẳm sâu cũng lại như vậy. Thiên tử phải biết, như Phật hóa thân hóa làm vô lượng Bí sô, Bí sô ni, Ô ba sách ca, Ô ba tư ca cùng đến nhóm hội; lại hóa làm một người năng thuyết pháp, ở trong chúng này tuyên dương diệu pháp. Nơi ý hiểu sao? Trong đây có thật kẻ năng thuyết, kẻ năng nghe và kẻ năng hiểu chăng? Các Thiên tử thưa: Bạch Ðại đức! Chẳng phải vậy. Thiện Hiện bảo rằng: Như thế, Thiên tử! Tất cả pháp đều như hóa vậy. Trong Bát nhã, kẻ thuyết kẻ nghe và kẻ năng hiểu đều chẳng khá được.

Thiên tử phải biết, như ở trong mộng, mộng thấy có Phật dạy bảo dạy trao Bồ tát, Thanh văn. Nơi ý hiểu sao? Trong ấy có thật kẻ năng thuyết, kẻ năng nghe và kẻ năng hiểu chăng? Các Thiên tử thưa: Bạch Ðại đức! Chẳng phải vậy. Thiện Hiện bảo rằng: Như thế, Thiên tử! Tất cả pháp đều như mộng vậy. Trong Bát nhã, kẻ thuyết kẻ nghe và kẻ năng hiểu đều chẳng khá được.

Thiên tử phải biết, như có hai người ở trong một hang núi, mỗi người trụ mỗi mặt, tán Phật Pháp Tăng, đồng thời phát ra tiếng vang. Nơi ý hiểu sao? Hai tiếng vang này năng nghe lẫn nhau, hiểu lẫn nhau chăng? Các Thiên tử thưa: Bạch Ðại đức! Chẳng phải vậy. Thiện Hiện bảo rằng: Như thế, Thiên tử! Tất cả pháp đều như tiếng vang vậy. Trong Bát nhã, kẻ thuyết kẻ nghe và kẻ năng hiểu đều chẳng khá được.

Thiên tử phải biết, như huyễn sư giỏi hoặc đệ tử y, ở giữa ngã tư đường huyễn làm bốn chúng và một thân Phật ngồi giữa thuyết pháp. Nơi ý hiểu sao? Trong ấy có thật kẻ năng thuyết, kẻ năng nghe và kẻ năng hiểu chăng? Các Thiên tử thưa: Bạch Ðại đúc! Chẳng phải vậy. Thiện Hiện bảo rằng: Như thế, Thiên tử! Tất cả pháp đều như huyễn vậy. Trong Bát nhã, kẻ thuyết kẻ nghe và kẻ năng hiểu đều chẳng khá được.

Khi ấy, các Thiên tử lại nổi lên nghĩ này: Tôn giả Thiện Hiện đối với Bát nhã Ba la mật đa này, tuy lại đem lắm thứ khéo léo để thuyết rõ muốn khiến dễ hiểu, nhưng với ý thú ấy rất thẳm sâu lại rất thẳm sâu, mầu nhiệm lại càng mầu nhiệm, khó mà so lường được! Thiện Hiện biết chỗ nghĩ nơi tâm bọn kia liền bảo đó rằng: Thiên tử phải biết, sắc chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; thọ tưởng hành thức cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì sắc tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy; thọ tưởng hành thức tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, nhãn xứ chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì nhãn xứ tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ tánh thẩm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, sắc xứ chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; thanh hương vị xúc pháp xứ cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì sắc xứ tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, thanh hương vị xúc pháp xứ tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy.

Thiên tử phải biết, nhãn giới chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì nhãn giới tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, nhĩ giới chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì nhĩ giới tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, tỷ giới chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì tỷ giới tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, thiệt giới chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì thiệt giới tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, thân giới chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì thân giới tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, ý giới chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì ý giới tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy.

Thiên tử phải biết, địa giới chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; thủy hỏa phong không thức giới cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì địa giới tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, thủy hỏa phong không thức giới tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, khổ thánh đế chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; tập diệt đạo thánh đế cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, tập diệt đạo thánh đế tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, vô minh chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thũ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì vô minh tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy.

Thiên tử phải biết, nội không chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì nội không tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy.

Thiên tử phải biết, chơn như chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì chơn như tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, pháp giới cho đến bất tư nghì giới tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy.

Thiên tử phải biết, bố thí Ba la mật đa chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì bố thí Ba la mật đa tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, bốn tĩnh lự chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy; bốn vô lượng, bốn vô sắc định tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy.

Thiên tử phải biết, tám giải thoát chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy.

Thiên tử phải biết, bốn niệm trụ chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, năm nhãn chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; sáu thần thông cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì năm nhãn tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, sáu thần thông tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy.

Thiện tử phải biết, Phật mười lực chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì Phật mười lực tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, pháp vô vong thất chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; tánh hằng trụ xả cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì pháp vô vong thất tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, tánh hằng trụ xả tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy.

Thiên tử phải biết, tất cả đà la ni môn chẳng phải thẵm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; tất cả tam ma địa môn cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì tất cả đà la ni môn tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, tất cả tam ma địa môn tánh thẳm sâu cũng chẵng khá được vậy. Thiên tử phải biết, nhất thiết trí chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì nhất thiết trí tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy.

Thiên tử phải biết, Thanh văn thừa chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì Thanh văn thừa tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy; Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, Dự lưu chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; nhất lai, Bất hoàn, A la hán cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì Dự lưu tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy; Nhất lai, Bất hoàn, A la hán tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, Dự lưu hướng Dự lưu quả chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì Dự lưu hướng Dự lưu quả tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy; Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, Ðộc giác chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; Ðộc giác hướng Ðộc giác quả cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì Ðộc giác tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, Ðộc giác hướng Ðộc giác quả tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, Bồ tát Ma ha tát chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; Tam miệu tam Phật đà cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì Bồ tát Ma ha tát tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, Tam miệu tam Phật đà tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, pháp Bồ tát Ma ha tát chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì pháp Bồ tát Ma ha tát tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy.

Thiên tử phải biết, Cực hỷ địa chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì Cực hỷ địa tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, pháp Cực hỷ địa chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; pháp Ly cấu địa, pháp Phát quang địa, pháp Diệm huệ địa, pháp Cực nan thắng địa, pháp Hiện tiền địa, pháp Viễn hành địa, pháp Bất động địa, pháp Thiện huệ địa, pháp Pháp vân địa cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì pháp Cực hỷ địa tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, pháp Ly cấu địa cho đến pháp Pháp vân địa tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, Dị sanh địa chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; Chủng tánh địa, Ðệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Ðộc giác địa, Bồ tát địa, Như Lai địa cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì Dị sanh địa tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, Chủng tánh địa cho đến Như lai địa tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy. Thiên tử phải biết, Pháp Dị sanh địa chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm; pháp Chủng tánh địa, pháp Ðệ bát địa, pháp Cụ kiến địa, pháp Bạc địa, pháp Ly dục địa, pháp Dĩ biện địa, pháp Ðộc giác địa, pháp Bồ tát địa, pháp Như Lai địa cũng chẳng phải thẳm sâu, chẳng phải mầu nhiệm. Vì cớ sao? Vì pháp Dị sanh địa tánh thẳm sâu chẳng khá được vậy, pháp Chủng tánh địa cho đến pháp Như Lai địa tánh thẳm sâu cũng chẳng khá được vậy.

Khi ấy, các Thiên tử lại nổi lên nghĩ này nữa: Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết sắc, chẳng thi thiết thọ tưởng hành thức. Vì cớ sao? Vì tánh sắc uẩn thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết nhãn xứ, chẳng thi thiết nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Vì cớ sao? Vì tánh nhãn xứ thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết sắc xứ, chẳng thi thiết thanh hương vị xúc pháp xứ. Vì cớ sao? Vì tánh sắc xứ thảy chẳng nói được vậy.

Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết nhãn giới; chẳng thi thiết sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì tánh nhãn giới thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết nhĩ giới; chẳng thi thiết thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì tánh nhĩ giới thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết tỷ giới; chẳng thi thiết hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì tánh tỷ giới thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết thiệt giới; chẳng thi thiết vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì tánh thiệt giới thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết thân giới; chẳng thi thiết xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì tánh thân giới thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết ý giới; chẳng thi thiết pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Vì tánh ý giới thảy chẳng nói được vậy.

Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết địa giới, chẳng thi thiết thủy hỏa phong không thức giới. Vì cớ sao? Vì tánh địa giới thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết khổ thánh đế, chẳng thi thiết tập diệt đạo thánh đế. Vì cớ sao? Vì tánh khổ thánh đế thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết vô minh; chẳng thi thiết hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não. Vì cớ sao? Vì tánh vô minh thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết nội không; chẳng thi thiết ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Vì cớ sao? Vì tánh nội không thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết chơn như; chẳng thi thiết pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Vì cớ sao? Vì tánh chơn như thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết bố thí Ba la mật đa; chẳng thi thiết tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Vì tánh bố thí Ba la mật đa thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết bốn tĩnh lự; chẳng thi thiết bốnvô lượng, bốn vô sắc định. Vì cớ sao? Vì tánh bốn tĩnh lự thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết tám giải thoát; chẳng thi thiết tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Vì cớ sao? Vì tánh tám giải thoát thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết bốn niệm trụ; chẳng thi thiết bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng chi, tám thánh đạo chi. Vì cớ sao? Vì tánh bốn trụ thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết không giải thoát môn; chẳng thi thiết vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Vì cớ sao? Vì tánh không giải thoát môn thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết năm nhãn; chẳng thi thiết sáu thần thông. Vì cớ sao? Vì tánh năm nhãn thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết Phật mười lực; chẳng thi thiết bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì cớ sao? Vì tánh Phật mười lực thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết pháp vô vong thất; chẳng thi thiết tánh hằng trụ xả. Vì cớ sao? Vì tánh pháp vô vong thất thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết tất cả đà la ni môn; chẳng thi thiết tất cả tam ma địa môn. Vì cớ sao? Vì tánh tất cả đà la ni môn thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết nhất thiết trí; chẳng thi thiết đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Vì cớ sao? Vì tánh nhất thiết trí thảy chẳng nói được vậy.

Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết Thanh văn thừa; chẳng thi thiết Ðộc giác thừa, Vô thượng thừa. Vì cớ sao? Vì tánh Thanh văn thừa thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết Dự lưu; chẳng thi thiết Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Vì cớ sao? Vì tánh Dự lưu thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết Dự lưu hướng Dự lưu quả; chẳng thi thiết Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la h1n hướng a la hán quả. Vì cớ sao? Vì tánh Dự lưu hướng Dự lưu quả thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết Ðộc giác, chẳng thi thiết Ðộc giác hướng Ðộc giác quả. Vì cớ sao? Vì tánh Ðộc giác thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết Bồ tát Ma ha tát, chẳng thi thiết Tam miệu tam Phật đà. Vì cớ sao? Vì tánh Bồ tát Ma ha tát thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết pháp Bồ tát Ma ha tát, chẳng thi thiết Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao? Vì tánh pháp Bồ tát Ma ha tát thảy chẳng nói được vậy.

Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết Cực hỷ địa; chẳng thi thiết Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Vì cớ sao? Vì tánh Cực hỷ địa thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết pháp Cực hỷ địa; chẳng thi thiết pháp Ly cấu địa, pháp Phát quang địa, pháp Diệm huệ địa, pháp Cực nan thắng địa, pháp Hiện tiền địa, pháp Viễn hành địa, pháp Bất động địa, pháp Thiện huệ địa, pháp Pháp vân địa. Vì cớ sao? Vì tánh pháp Cực hỷ địa thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết Dị sanh địa; chẳng thi thiết Chủng tánh địa, Ðệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Ðộc giác địa, Bồ tát địa, Như Lai địa. Vì cớ sao? Vì tánh Dị sanh địa thảy chẳng nói được vậy. Tôn giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết cũng chẳng thi thiết văn tự ngữ ngôn. Vì cớ sao? Vì tánh văn tự ngữ ngôn thảy chẳng nói được vậy.

Bấy giờ, Thiện Hiện biết chỗ tâm nghĩ pháp của các Thiên tử, nên liền bảo đó rằng: Như vậy, như vậy. Như chỗ các ngươi đã nghĩ. Các pháp cho đến Vô thượng Bồ để văn tự ngữ ngôn đều chẳng thể kịp được, nên đối với Bát nhã Ba la mật đa không có kẻ thuyết, không có kẻ nghe cũng không có kẻ hiểu. Vậy nên các ngươi đối với các pháp, nên tùy chỗ thuyết mà tu tập nhẫn kiên cố. Các hữu tình muốn trụ, muốn chứng quả Dự lưu Nhất lai Bất hoàn A la hán, cũng nương nhẫn này mà được rốt ráo. Các hữu tình muốn trụ, muốn chứng Ðộc giác sở đắc Bồ đề, cũng nương nhẫn này mà được rốt ráo. Các hữu tình muốn trụ, muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lại cần nương nhẫn này mà được rốt ráo. Như vậy các Thiên tử! Các Bồ tát Ma ha tát từ khi mới phát tâm cho đến rốt ráo, nên trụ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu không thuyết, không nghe và không hiểu, thường siêng tu học chẳng nên bỏ lìa!

Khi ấy, các Thiên tử tâm lại nghĩ rằng: Tôn giả Thiện Hiện nay đây muốn vì những hạng hữu tình nào và thuyết những pháp gì?

Thiện Hiện bấy giờ biết tâm các Thiên tử nghĩ việc gì , nên liền bảo đó rằng: Thiên tử phải biết, ta nay muốn vì hữu tình như huyễn, như hóa, như mộng, mà thuyết pháp như huyễn, như hóa, như mộng. Vì cớ sao? Vì kẻ nghe như thế, với trong pháp đã thuyết là không có nghe, không có hiểu, không có sở chứng vậy.

Các Thiên tử tức thì hỏi lại rằng: Kẻ năng thuyết, năng nghe và pháp được thuyết ra đều là việc như huyễn, như hóa, như mộng ư? Thiện Hiện đáp rằng: Như vậy, như vậy. Như lời ngươi vừa nói. Hữu tình như huyễn, vì kẻ như huyễn thuyết pháp như huyễn. Hữu tình như hóa, vì kẻ như hóa thuyết pháp như hóa. Hữu tình như mộng, vì kẻ như mộng thuyết pháp như mộng.

Thiên tử phải biết, chỗ thấy ngã như huyễn như hóa như mộng; chỗ thất hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, kiến giả như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao? Vì ngã thảy tự tánh không vậy.

Thiên tử phải biết, chỗ thấy sắc như huyễn như hóa như mộng, chỗ thấy thọ tưởng hành thức như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao? Vì sắc uẩn thảy tự tánh không vậy. Thiên tử phải biết, chỗ thấy nhãn xứ như huyễn như hóa như mộng, chỗ thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao? Vì nhãn xứ thảy tự tánh không vậy. Thiên tử phải biết, chỗ thấy sắc xứ như huyễn như hóa như mộng, chỗ thấy thanh hương vị xúc pháp xứ như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao? Vì sắc xứ thảy tự tánh không vậy. Thiên tử phải biết, chỗ thấy nhãn giới như huyễn như hóa như mộng; chỗ thấy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao? Vì nhãn giới thảy tự tánh không vậy. Thiên tử phải biết, chỗ thấy nhĩ giới như huyễn như hóa như mộng; chỗ thấy thanh giới, nhĩ thức giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao? Vì nhĩ giới thảy tự tánh không vậy. Thiên tử phải biết, chỗ thấy tỷ giới như huyễn như hóa như mộng; chỗ thấy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao? Vì tỷ giới thảy tự tánh không vậy. Thiên tử phải biết, chỗ thấy thiệt giới như huyễn như hóa như mộng; chỗ thấy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao? Vì thiệt giới thảy tự tánh không vậy. Thiên tử phải biết, chỗ thấy thân giới như huyễn như hóa như mộng; chỗ thấy xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao? Vì thân giới thảy tự tánh không vậy. Thiên tử phải biết, chỗ thấy ý giới như huyễn như hóa như mộng, chỗ thấy pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao? Vì ý giới thảy tự tánh không vậy.

Thiên tử phải biết, chỗ thấy địa giới như huyễn như hóa như mộng, chỗ thấy thủy hỏa phong không thức giới như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao?. Vì địa giới thảy tự tánh không vậy. Thiên tử phải biết, chỗ thấy khổ thánh đế như huyễn như hóa như mộng, chỗ thấy tập diệt đạo thánh đế như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế thảy tự tánh không vậy. Thiên tử phải biết, chỗ thấy vô minh như huyễn như hóa như mộng; chỗ thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao? Vì vô minh thảy tự tánh không vậy.

Thiên tử phải biết, chỗ thấy nội không như huyễn như hóa như mộng; chỗ thấy ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao? Vì nội không thảy tự thánh không vậy.

Thiên tử phải biết, chỗ thấy chơn như như huyễn như hóa như mộng; chỗ thấy pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ sao? Vì chơn như thảy tự tánh không vậy.

Xem mục lục