Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 17
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi hỏi Đại thừa như thế sở trụ chỗ nào ấy. Thiện Hiện! Đại thừa như thế đều vô sở trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp đều vô sở trụ. Vì cớ sao? Vì trụ xứ các pháp chẳng khá được vậy. Thiện Hiện! Đại thừa như thế đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ vô sở trụ.
Thiện Hiện! Như pháp giới chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh pháp giới không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Tự tánh pháp giới, tự tánh pháp giới không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Thiện Hiện! Như chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới, tịch tĩnh giới, đoạn giới, ly giới, diệt giới chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh chơn như cho đến tự tánh diệt giới không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh chơn như, tự tánh chơn như không; cho đến tự tánh diệt giới, tự tánh diệt giới không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như sắc chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh sắc không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh sắc, tự tánh sắc không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Thiện Hiện! Như thọ tưởng hành thức chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh thọ tưởng hành thức không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh thọ tưởng hành thức, tự tánh thọ tưởng hành thức không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như nhãn xứ chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh nhãn xứ không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh nhãn xứ, tự tánh nhãn xứ không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Thiện Hiện! Như nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như sắc xứ chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh sắc xứ không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh sắc xứ, tự tánh sắc xứ không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Thiện Hiện! Như thanh hương vị xúc pháp xứ chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như nhãn giới chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh nhãn giới không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh nhãn giới, tự tánh nhãn giới không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Thiện Hiện! Như nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý giới không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý giới, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý giới không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như sắc giới chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh sắc giới không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh sắc giới, tự tánh sắc giới không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Thiện Hiện! Như thanh hương vị xúc pháp giới chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh thanh hương vị xúc pháp giới không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh thanh hương vị xúc pháp giới, tự tánh thanh hương vị xúc pháp giới không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như nhãn thức giới chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh nhãn thức giới không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh nhãn thức giới, tự tánh nhãn thức giới không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Thiện Hiện! Như nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như nhãn xúc chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh nhãn xúc không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh nhãn xúc, tự tánh nhãn xúc không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Thiện Hiện! Như nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Thiện Hiện! Như nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như cảnh mộng chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh cảnh mộng không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh cảnh mộng, tự tánh cảnh mộng không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Thiện Hiện! Như việc huyễn, ánh nắng, vang, tượng, bóng sáng, không hoa, biến hóa chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh việc huyễn cho đến biến hóa không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh việc huyễn cho đến biến hóa, tự tánh việc huyễn cho đến biến hóa không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như bố thí Ba la mật đa chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh bố thí Ba la mật đa không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh bố thí Ba la mật đa, tự tánh bố thí Ba la mật đa không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Thiện Hiện! Như tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa; tự tánh tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như nội không chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh nội không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh nội không, tự tánh nội không không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Thiện Hiện! Như ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất tánh không, vô tế không, tán vô tán không, bổn tánh không, tự cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không, tự tánh ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như bốn niệm trụ chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh bốn niệm trụ không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh bốn niệm trụ, tự tánh bốn niệm trụ không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Thiện Hiện! Như bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi, tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Cho đến chư Phật mười lực chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh Phật mười lực không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh Phật mười lực, tự tánh Phật mười lực không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải trụ. Thiện Hiện! Như bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng trụ chẳng phải trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, tự tánh bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như kẻ Dự lưu ác thú sanh chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh kẻ Dự lưu ác thú sanh không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh kẻ Dự lưu ác thú sanh, tự tánh kẻ Dự lưu ác thú sanh không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải trụ. Thiện Hiện! Như kẻ Nhất lai hằng lai sanh, kẻ Bất hoàn, Dục giới sanh, Đại Bồ tát tự lợi sanh, A la hán, Độc giác, Như Lai hậu hữu sanh chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh kẻ Nhất lai hằng lai sanh cho đến Như Lai hậu hữu sanh không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh kẻ Nhất lai hằng lai sanh cho đến Như Lai hậu hữu sanh, tự tánh kẻ Nhất lai hằng lai sanh cho đến Như Lai hậu hữu sanh không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải trụ.
Thiện Hiện! Như Dự lưu chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh Dự lưu không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh Dự lưu, tự tánh Dự lưu không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Thiện Hiện! Như Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Bồ tát, Như Lai chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh Nhất lai cho đến Như Lai không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh Nhất lai cho đến Như Lai, tự tánh Nhất lai cho đến Như Lai không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như danh tự giả tưởng thi thiết ngôn thuyết chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh danh tự giả tưởng thi thiết ngôn thuyết không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh danh tự giả tưởng thi thiết ngôn thuyết, tự tánh danh tự giả tưởng thi thiết ngôn thuyết không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Như vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tướng vô vi chẳng trụ chẳng phải chẳng chẳng trụ. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tướng vô vi không trụ không chẳng trụ. Vì cớ sao? Vì tự tánh vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tướng vô vi; tự tánh vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tướng vô vi không vậy. Đại thừa cũng vậy, chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ.
Thiện Hiện! Do nhân duyên đây, Đại thừa như thế tuy vô sở trụ, mà đem vô nhị làm phương tiện nên trụ vô sở trụ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi hỏi ai lại cưỡi Đại thừa này mà ra ấy. Thiện Hiện! Đều không có kẻ cưỡi Đại thừa này ra. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Hoặc cưỡi sở thừa, hoặc kẻ năng thừa, hoặc thời, hoặc xứ, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp đều vô sở hữu, đều bất khả đắc, như sao nói được có cưỡi sở thừa, có kẻ năng thừa, thừa thời, thừa xứ, nên chẳng thể nói thật có kẻ cưỡi Đại thừa này ra. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Ngã vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Như vậy hữu tình cho đến kiến giả cũng vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Pháp giới vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy, chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy cũng vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Sắc vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Thọ tưởng hành thức cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Nhãn xứ vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Sắc xứ vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Thanh hương vị xúc pháp xứ cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Nhãn giới vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Sắc giới vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Thanh hương vị xúc pháp giới cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Nhãn thức vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Nhãn xúc vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Bố thí Ba la mật đa vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Nội không vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không, bổn tánh không, tự cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Bốn niệm trụ vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Cho đến Phật mười lực vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Kẻ Dự lưu vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Bồ tát, Như Lai cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Quả Dự lưu vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề, tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Nhất thiết trí vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Đạo tướng tri, nhất thiết tướng trí cũng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tướng vô vi vô sở hữu khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Thời gian trước sau giữa vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Hoặc qua, hoặc đến vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Hoặc đi, hoặc đứng vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Hoặc chết, hoặc sống vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Hoặc tăng, hoặc giảm vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ cưỡi Đại thừa cũng bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Trong đây pháp nào bất khả đắc nên nói bất khả đắc.
Thiện Hiện! Trong đây pháp giới bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy cũng bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì pháp giới thảy chẳng đã khả đắc, chẳng sẽ khả đắc, chẳng đang khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Bố thí Ba la mật đa bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa cũng bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì bố thí Ba la mật đa thảy chẳng đã khả đắc, chẳng sẽ khả đắc, chẳng đang khả đắc, vì rốt ráo vậy.
Thiện Hiện! Nội không bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không cũng bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì nội không thảy chẳng đã khả đắc, chẳng sẽ khả đắc, chẳng đang khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Bốn niệm trụ bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì bốn niệm trụ thảy chẳng đã khả đắc, chẳng sẽ khả đắc, chẳng đang khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Cho đến Phật mười lực bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì Phật mười lực thảy chẳng đã khả đắc, chẳng sẽ khả đắc, chẳng đang khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Kẻ Dự lưu bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Nhất Lai cho đến Như Lai cũng bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì kẻ Dự lưu thảy chẳng đã khả đắc, chẳng sẽ khả đắc, chẳng đang khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Quả Dự lưu bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Quả Nhất Lai cho chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì quả Dự lưu thảy chẳng đã khả đắc, chẳng sẽ khả đắc, chẳng đang khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tướng vô vi bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì vô sanh thảy chẳng đã khả đắc, chẳng sẽ khả đắc, chẳng đang khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Sơ địa bất khả đắc nên nói bất khả đắc cho đến địa thứ mười cũng bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì sơ địa thảy chẳng đã khả đắc, chẳng sẽ khả đắc, chẳng đang khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Trong đây gì là mười địa? Là Tịnh quán địa, Chủng tánh địa, Đệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biên địa, Độc giác địa, Bồ tát địa, Như Lai địa, đấy là mười địa.
Thiện Hiện! Sơ địa trong nội không bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sơ địa trong cho đến vô tánh tự tánh không bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Địa thứ hai cho đến địa thứ mười trong nội không bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Địa thứ hai cho đến địa thứ mười trong cho đến vô tánh tự tánh không bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì ở trong đây sơ địa thảy chẳng đã khả đắc, chẳng sẽ khả đắc, chẳng đang khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Thành thục hữu tình trong nội không bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Thành thục hữu tình trong cho đến vô tánh tự tánh không bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì ở trong đây thành thục hữu tình chẳng đã khả đắc, chẳng sẽ khả đắc, chẳng đang khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Nghiêm tịnh cõi Phật trong nội không bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Nghiêm tịnh cõi Phật trong cho đến vô tánh tự tánh không bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì ở trong đây nghiêm tịnh cõi Phật chẳng đã khả đắc, chẳng sẽ khả đắc, chẳng đang khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy.
Thiện Hiện! Năm nhãn trong nội không bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Năm nhãn trong cho đến vô tánh tự tánh không bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì ở trong đây năm nhãn chẳng đã khả đắc, chẳng sẽ khả đắc, chẳng đang khả đắc, vì rốt ráo tịnh vậy.
Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, tuy quán các pháp đều vô sở hữu, đều bất khả đắc, rốt ráo tịnh, nên không có kẻ cưỡi Đại thừa mà xuất trụ. Nhưng đem vô sở đắc mà làm phương tiện, cưỡi nơi Đại thừa từ trong ba cõi sanh tử xuất đến trụ trong Nhất thiết trí trí cùng tận đời vị lai lợi vui hữu tình.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nói Đại thừa Đại thừa ấy vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy rất tôn rất thắng, rất thượng rất diệu.
Bạch Thế Tôn! Đại thừa như thế ngang cùng hư không thảy, in như hư không năng khắp dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Đại thừa cũng vậy, năng khắp dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Bạch Thế Tôn! Do duyên đây nên Đại thừa Bồ tát Ma ha tát tức là Nhất thiết trí trí. Bạch Thế Tôn! Lại như hư không không đến không đi không trụ khá thấy. Đại thừa cũng vậy, không đến không đi không trụ khá thấy, không động không trụ nên gọi Đại thừa. Bạch Thế Tôn! Lại như hư không thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Đại thừa cũng vậy, thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Ba đời bình đẳng vượt ngoài ba đời nên gọi Đại thừa?
Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Thiện Hiện! Đại thừa các Bồ tát Ma ha tát ấy là sáu Ba la mật đa, tức là bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Đại thừa các Bồ tát Ma ha tát ấy là nội không cho đến vô tánh tự tánh không.
Lại nữa, Thiện Hiện! Đại thừa các Bồ tát Ma ha tát ấy là tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn, và các tam ma địa tức là Kiện hành tam ma địa cho đến Vô nhiễm trước như hư không tam ma địa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Đại thừa các Bồ tát Ma ha tát ấy là bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Thiện Hiện! Như vậy thảy vô lượng, vô số, vô biên công đức, phải biết đều là Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nưa, Thiện Hiện! Ngươi nói Đại thừa vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy, rất tôn rất thắng, rất thượng rất diệu ấy. Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói.
Thiện Hiện! Trong đây những gì nói gọi tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Chỗ gọi cõi Dục, cõi Sắc, Vô sắc. Thiện Hiện! Nếu cõi Dục là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo là thật là chắc như sở hữu tánh, tất cả thường hằng không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì cõi Dục là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn là thắng là thượng là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Nếu cõi Sắc, Vô sắc là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì cõi Sắc, Vô sắc là sở chấp, là giả hợp, có dời có động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu sắc là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì sắc là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Nếu thọ tưởng hành thức là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì thọ tưởng hành thức là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nhãn xứ là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì nhãn xứ là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Nếu nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không khác, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu sắc xứ là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì sắc xứ là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Nếu thanh hương vị xúc pháp xứ là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì thanh hương vị xúc pháp xứ là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nhãn giới là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì nhãn giới là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Nếu nhĩ tỷ thiệt thân ý giới là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì nhĩ tỷ thiệt thân ý giới là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu sắc giới là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì sắc giới là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Nếu thanh hương vị xúc pháp giới là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì thanh hương vị xúc pháp giới là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nhãn thức giới là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì nhãn thức giới là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Nếu nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới là sở chấp, là giả hợp, có dời có động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nhãn xúc là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì nhãn xúc là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Nếu nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Nếu nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ là chơn như, chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, là thật là chắc, như sở hữu tánh, tất cả thường hằng, không biến không đổi, có thật tánh ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ là sở chấp, là giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường không hằng, có biến có đổi, đều không thật tánh, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu pháp giới là thật có, chẳng phải chẳng có ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì pháp giới chẳng thật có, là tánh phi hữu, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Nếu chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy là thật có, chẳng phải chẳng có ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì chơn như, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy chẳng thật có, là tánh phi hữu, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu bố thí Ba la mật đa là thật có, chẳng phải chẳng có ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì bố thí Ba la mật đa chẳng thật có, là tánh phi hữu, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Nếu tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa là thật có, chẳng phải chẳng có ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng thật có, là tánh phi hữu, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nội không là thật có, chẳng phải chẳng có ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì nội không chẳng thật có, là tánh phi hữu, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Nếu ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa thông, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán vô tán không, bổn tánh không, tự cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không là thật có, chẳng phải chẳng có ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng thật có, là tánh phi hữu, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu bốn niệm trụ là thật có, chẳng phải chẳng có ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì bốn niệm trụ chẳng thật có, là tánh phi hữu, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Nếu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi là thật có, chẳng phải chẳng có ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi chẳng thật có, là tánh phi hữu, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Cho đến nếu Phật mười lực là thật có, chẳng phải chẳng có ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì Phật mười lực chẳng thật có, là tánh phi hữu, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Nếu bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là thật có, chẳng phải chẳng có ấy, thời Đại thừa đây chẳng tôn, chẳng thắng, chẳng thượng, chẳng diệu, chẳng năng vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy. Thiện Hiện! Vì bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thật có, là tánh phi hữu, nên Đại thừa đây là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả thế gian trời, người, a tố lạc thảy.