_Thưa thầy cho con hỏi câu hỏi thứ hai, người đã nhận ra cái đó rồi tâm còn khởi hay không khởi?
_Nó vẫn khởi, ngay cả một vị giải thoát như A La Hán vẫn khởi. Uống trà phải biết uống trà chớ, nếu bỏ thuốc ngứa trong này thì sao. Nó vẫn khởi, nó vẫn biết, muốn biết thì khởi chớ gì nữa, phải hông? Vấn đề là khởi làm sao, như hồi sáng tới giờ mình khởi nhiều rồi, không khởi là vô hòm rồi chớ gì nữa, phải hông? Lái xe vẫn khởi, đơn giản ngay khi thầy ngồi thầy nói đây thầy vẫn khởi. Chớ thầy không khởi, thầy nhập định thôi đừng có nói nữa. Nghe người ta nói trong này mình cũng khởi lên ông này nói, ông kia nói, khởi phân biệt rõ ràng vậy đó. Thành ra ngộ hay không ngộ gì cũng khởi cả.
Ngay như mình thấy như trong kinh Kim Cương, đức Phật tới giờ đi khất thực, rồi về rửa chân tay dùng bữa…rõ ràng tất cả những cái đó là có khởi hết. Không khởi, chẳng lẽ đợi ba giờ chiều mới khởi, như vậy qua ngọ là hết ăn rồi. Vậy là có khởi, nhưng vấn đề khởi làm sao cho an toàn, thành ra hồi nãy, vô đầu tiên thầy nói là có một cái không gian nó không thay đổi, và nó vô hạn, từ đó nó tiếp tục khởi lên.
Phần thứ hai cái khởi lên đó làm sao, chỉ trừ khi nhập thọ tưởng định, nên nhớ nhập thọ tưởng định nó vẫn còn si mê… cái vấn đề làm sao khởi mà an toàn, như hồi nãy thấy nóng anh cũng thấy nóng thầy cũng thấy nóng, anh cũng khởi lên, rồi xoay cái quạt qua, hai bên đều khởi, thì bây giờ làm sao khởi mà vẫn giải thoát. Đó, không cách gì mà không khởi.
Hồi nãy anh Lộc anh hỏi, chương trình mình thuyết pháp trao đổi với nhau sau đó là tụng kinh, bởi vì hôm nay là ngày của bà cụ, sau khi tụng kinh mình xuống mình dùng cơm. Thì tất cả những cái đó là khởi hết, nhưng mà khởi trong giải thoát hay khởi mà vô lượng phiền não sanh ra.
Thầy nói là bắt buộc phải khởi, dầu cả bậc thánh cũng phải khởi, thậm chí có những vị A La Hán cũng khởi để biết ngày mình sẽ nhập Niết bàn nữa. Không khởi ông không biết ngày, ông nhập Niết bàn bất tử rồi sao?
Thật sự ra mình biết rõ ràng cái không thay đổi, cái vô hạn đó. Cho tới một cái tầng nữa, là tất cả mọi khởi niệm của mình, khi nào nó xảy ra trong cái không biến đổi, vô hạn thì những ý tưởng của mình cũng là không biến đổi và vô hạn, và do đó tất cả ý tưởng của mình nó cũng giải thoát chính nó vì nó không biến đổi và vô hạn.
Cũng giống như cả mọi ly tách này đều làm bằng gốm, cái không biến đổi và vô hạn đó là gốm, hằng ngày mình tụng kinh đó là “Sắc tức thị không, thọ tưởng hành thức diệt phục như thị” “sắc tức là không, không tức là sắc” sắc là gì, thọ tưởng hành thức là gì? Ý tưởng của mình là thọ tưởng hành thức chớ gì nữa, do dó thọ tưởng hành thức là giải thoát, mặc dầu có đó, nhưng có mà không có, mình vẫn còn mang cái thân này và thọ tưởng hành thức nhưng mà nó giải thoát bởi vì là không.
Thành ra khi mà cái không biến đổi không giới hạn đó mà mình chứng thực cho nó sâu nó trọn vẹn thì tất cả thọ tưởng hành thức đều không biến đổi và giải thoát. Không phải giải thoát là thấy không có gì đâu.
Tất cả tùm lum túa lua đây nhưng mà giải thoát, chớ mình đừng tưởng dẹp cái niệm đè nén nó là hết đâu.
Vấn đề là mình thấy nó khởi từ đâu, hiện diện ở đâu, tiêu diệt ở đâu, vì chỗ nó khởi chỗ nó có mặt chỗ nó tiêu diệt, ba chỗ đó đều là cái không biến đổi và vô hạn, cho nên nó sinh ra trong đó nó cũng là không biến đổi và vô hạn.
Đơn giản, tất cả sóng đều là nước, khi mình thật sự là đại dương thì mình thấy các sóng là đại dương. Còn bây giờ khoa học làm cho đại dương không nổi sóng có được không? Anh là đại dương thì mọi sóng đều là đại dương, còn mình ở nơi sóng thì nó dập mình te tua. Sóng nó là đại dương, cho nên sóng sinh ra nhưng nó tự giải thoát.
Thành ra vấn đề là tại sao cái ý tưởng có hay không không thành vấn đề. Sóng chính là đại dương, không còn vấn đề gì nữa.
Tánh Hải Kính ghi
Tên thường gọi: Chùa Phước SơnThiền viện tọa lạc tại đồi Lá Giang, ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. ĐT: 061.967235, 061.967234, 091940683, 0913940683. Chùa thuộc
VÔ THƯỜNG, BẢN CHẤT CỦA LUÂN HỒI Chúng tôi vừa mới kết thúc một vài phần trong chương trình giảng pháp tại Ladakh. Tôi gần như chẳng nhớ chương trình bắt đầu khi
NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO LUẬN LÝ HỌC Á ĐÔNGPHAN KHÔI (1887-1959) Khổng Tử và cái thuyết “chánh danh” của ngàiNhiều lần tôi có nhắc tới cái thuyết “chánh danh” của Khổng Tử. Ở
Kinh Kim Cương mình đừng học chi cho nhiều, chỉ học một chữ thôi. Thí dụ như chữ Phi là chẳng phải; cứ niệm tới niệm lui một chữ chẳng phải đó
_Thưa thầy thầy dạy cho con như thế nào để điều phục tâm mình, vì tâm con tư tưởng nó cứ khởi hoài?_Câu hỏi là làm thế nào để điều phục tâm,
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt