Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Đảnh lễ chân của Lama

Là một không tách lìa với Kalachakra Nguyên Thủy

Đây là sự giải thích hai giai đoạn yoga trong sự thực hành con đường Kalachakra, được trình bày dưới hai đề mục : một trình bày tổng quát của những con đường và những thực hành dẫn đến giác ngộ, và một giải thích về những con đường và những thực hành thuộc cá nhân.

BẢN CHẤT TỔNG QUÁT CỦA NHỮNG CON ĐƯỜNG VÀ NHỮNG THỰC HÀNH

Trước hết người ta phải tinh lọc tâm thức bằng những phương pháp bình thường của Giáo thừa. Đặc biệt, trau dồi một sự hiểu biết xác thực về cái thấy thanh tịnh về tánh Không. Rồi tìm kiếm những nhập môn trọn vẹn làm chín muồi tâm thức và cho phép người ta đi vào con đường Kim Cương thừa phi thường. Sau đó mạnh mẽ như người ta yêu quý đời mình thế nào, người ta phải yêu quý những giới luật và cam kết của con đường Mật thừa như thế, như đã được soi sáng trong khi nhận quán đảnh.

Với nền tảng này người ta dấn thân vào những yoga thô và tế của giai đoạn phát sanh, chúng làm trưởng thành hiện thể của họ để cho sự thực hành giai đoạn thành tựu. Cuối cùng, khi những yoga của giai đoạn phát sanh này được trọn vẹn, người ta đi vào thiền định về giai đoạn thành tựu, cùng với sáu nhánh yoga của nó.(1)

Kết quả là sự đạt đến Phật tánh viên mãn trong hình tướng của Kalachakra và Phối Ngẫu.

NHỮNG CON ĐƯỜNG VÀ NHỮNG THỰC HÀNH CÁ NHÂN

Điều này được trình bày dưới hai chủ đề : những nhập môn quán đảnh làm cho người ta thành một bình chứa thích hợp cho sự thực hành Mật thừa ; và đã trở nên một bình chứa thích hợp, những con đường mà người ta thiền định.

Chủ đề thứ nhất gồm có bốn đề mục : mạn đà la mà lễ quán đảnh đưa vào ; số và những cấp bậc quán đảnh ; bản chất của những quán đảnh cá nhân ; và mục đích của sự quán đảnh.

Mạn đà la mà lễ quán đảnh đưa vào

Đại thành tựu giả Ấn Tilbupa(2) (Skt : Gandhapada) viết :

Có ba loại mạn đà la được dùng như nền tảng của quán đảnh : loại làm bằng các phần tử nhuộm màu, loại được vẽ trên vải và loại được quán tưởng trong thân thể.

Tantra Guhyasamaja cũng như Xâu Chuỗi Kim Cương của những Nghi Lễ Quán Đảnh đề cập đến mạn đà la của thiền (dhyana), hay là áp dụng thiền định như là một loại thứ tư.

Truyền thống Kalachakra có khác biệt đôi chút với các truyền thống chính, như được giải thích trong Luận về những Quán Đảnh :

Có bảy quán đảnh. Mạn đà la phải được thiết lập và được ban cho. Nền tảng là một mạn đà la làm từ các phần tử màu.

Như Naropa chỉ rõ trong Một bình luận về Luận về những Quán Đảnh, những quán đảnh Kalachakra chỉ được trao truyền trên căn cứ của một mạn đà la làm bằng bột màu. Hơn nữa, chỉ dùng một trong những mạn đà la ‘tâm’ cũng đủ. Theo đó, trong hoạt động sơ bộ của vị thầy để làm phát sanh mạn đà la nhờ vào sự trì tụng hiệp thông với hóa thần, chỉ cần dùng một bản văn mạn đà la tâm là đủ. Không cần phải cử hành những thỉnh triệu (rộng rãi) tất cả ba mạn đà la (nghĩa là thân, ngữ và tâm).

Số và những cấp bậc quán đảnh

Thông thường có nói rằng có mười một nhập môn quán đảnh : bảy cái để đi vào như một trẻ con, cùng với bốn quán đảnh tiêu chuẩn tối thượng yoga tantra – cái bình, bí mật, trí huệ, và cái thứ tư.

Bốn quán đảnh sau được gấp đôi lên, hai giai đoạn được gọi là những quán đảnh ‘cao hơn’ và ‘cao hơn cao’. Tuy nhiên vì tên và bản chất của chúng được hợp chung với nhau. Cả hai quán đảnh cái bình được tính như một cái, và cả hai quán đảnh bí mật như một cái. Cả hai quán đảnh trí huệ, cùng với quán đảnh thứ tư của giai đoạn thứ nhất cũng được tính như một, vì chúng chung bản chất giống nhau. Cuối cùng, quán đảnh thứ tư của giai đoạn ‘cao hơn cao’ riêng nó được tính như là quán đảnh thứ tư (vì chỉ có nó làm hiển lộ ý nghĩa tròn vẹn của giác ngộ).

Hai giai đoạn này (của bốn quán đảnh) được đi trước bằng bảy quán đảnh đi vào mạn đà la giống như đứa bé đi vào thế giới. Tiến trình tái sinh tâm linh này giống như sự sanh ra và những giai đoạn trưởng thành của một đứa bé, như là tắm rửa, xuyên tai, đeo vòng tai, khuyến khích đứa bé cười và vân vân. Do như vậy mà có những danh từ đó.

Lễ quán đảnh bắt đầu với những sơ bộ thông thường (quy y, phát Bồ đề tâm…), phân tích người đệ tử… Rồi người ta được đưa đến mạn đà la và được ban cho bảy quán đảnh của một đứa bé. Sau đó là bốn quán đảnh cao hơn và bốn quán đảnh ‘cao hơn cao’.

Trong lễ quán đảnh người ta cam kết bí mật và sau đó nếu họ tiết lộ những bí mật của Kim Cương thừa cho người chưa được nhập môn hay chưa trưởng thành về mặt tâm linh, sự nối kết với Kim Cương thừa bị đứt gãy.

Tương tự, nếu đạo sư lẫn lộn những giai đoạn quán đảnh, vị ấy tạo ra sự sa đọa gốc vì nói những bí mật cao hơn cho người chưa được quán đảnh ; buổi lễ sẽ là vô hiệu lực và do đó dầu các đệ tử có nghe những thủ tục, họ vẫn là không có quán đảnh.

Bản chất và Mục đích của những Quán Đảnh

Bảy quán đảnh đi vào như một đứa bé mỗi cái đều có rải nước trong bình kèm theo. Bởi thế chúng cũng được gọi là quán đảnh nước. Bốn khuôn mặt Kalachakra tượng trưng thân, ngữ, tâm và trí huệ kim cương, phát lộ bản chất của những quán đảnh này.

Đầu tiên đệ tử được chỉ cho khuôn mặt màu trắng của thân kim cương, nằm ở phương bắc. Điều này gây cho họ phát sanh được thân kim cương. Bốn phối ngẫu ở trong mạn đà la được tạo bằng bột màu ban cho nước quán đảnh, và năm Như Lai ban cho sự quán đảnh vương miện kim cương.(4)

Tiếp theo họ được chỉ cho khuôn mặt đỏ của ngữ kim cương nằm về phía nam. Điều này gây cho họ phát sanh được ngữ kim cương. Rồi Mười thiên nữ thần lực ban cho quán đảnh dải lụa thắt đầu và Kalachakra và Phối Ngẫu ban cho quán đảnh chày kim cương và chuông.

Bây giờ đệ tử được chỉ cho khuôn mặt đen của tâm kim cương, ở phía đông. Điều này làm cho họ phát sanh được tâm kim cương. Rồi các anh hùng và nữ anh hùng của mạn đà la ban cho quán đảnh giới luật và những vị Hung Nộ nam và nữ ban cho quán đảnh tên.

Cuối cùng đệ tử được chỉ cho khuôn mặt vàng của trí huệ, ở phía tây. Điều này làm cho trí huệ kim cương được phát sanh trong họ. Vajrasattva và Phối Ngẫu ban cho sự quán đảnh những cho phép thực hành.

Bất kỳ người nào đạt được bảy quán đảnh và thực hành giai đoạn phát sanh đến chỗ tròn đủ sẽ trở thành một vị thầy của bảy giai đoạn trong chính đời này. Dù người ta không thể hoàn thành những yoga của giai đoạn phát sanh này trước khi chết, sự chứng đắc chắc chắn sẽ hoàn thành đầy đủ trong bảy đời.

Mục đích chính của bảy quán đảnh này là để chuyển hóa người tha thiết thành một bình chứa thích hợp cho sự thực hành những yoga giai đoạn phát sanh, và cung cấp một con đường cho sự trau dồi định. Tuy nhiên, những quán đảnh khăn buộc đầu và chày kim cương và chuông cũng có chức năng chuyển hóa đệ tử thành một bình chứa có thể thực hành thành công những yoga của giai đoạn thành tựu, chúng kiểm soát được mười năng lực chảy qua những kinh mạch phụ của thân thể và chuyển chúng vào dhuti, kinh mạch trung ương.

Bộ những quán đảnh kế tiếp, tức là bốn quán đảnh cao hơn, có sự kết hợp của cả hai giai đoạn phát sanh và thành tựu.

Ví dụ, bản chất của quán đảnh cái bình là như sau. Đệ tử được trao cho một ấn (mudra) có những đặc tính thích hợp. Người ấy (quán tưởng) đang ôm nàng trong tay, vuốt ve…

Đại lạc khởi lên góp phần vào sự quán đảnh cái bình. Như thế, nó phối hợp với sự quán đảnh của một vị thầy và nó được giải thích như là yoga chuyển hóa dục vọng bình thường thành một sức mạnh của giác ngộ.

Lý do nó có tên là ‘sự quán đảnh của vị thầy’ được mở bày trong đoạn kinh sau (từ Tantra Kalachakra Rút Gọn) :

Những bậc thầy nhìn dục lạc như một con đường của tiềm năng tịnh hóa.(6)

CON ĐƯỜNG THIỀN ĐỊNH

Điều này được trình bày dưới ba chủ đề : những lời nguyện, những cam kết và kỷ luật cần được một người đã nhập môn Kalachakra giữ gìn ; trên nền tảng của sự tu hành, thiền định về những yoga giai đoạn phát sanh như thế nào ; và, đã làm trưởng thành dòng tâm thức của hiện sinh mình như vậy, thiền định về những yoga giai đoạn thành tựu như thế nào.

Những Kỷ Luật và những Cam Kết cần được Giữ Gìn

Những điều ấy biết được từ Một Luận Văn về những Sa Đọa Gốc.(7)

Những Yoga Giai Đoạn Phát Sanh

Cấp độ người ta hoàn thành giai đoạn phát sanh là cấp độ người ta chuẩn bị nền tảng cần được tịnh hóa và làm trưởng thành dòng tâm thức mình cho những yoga cao hơn (của giai đoạn thành tựu). Thiền giả đã hoàn thành những yoga giai đoạn phát sanh có ít khó khăn trong việc làm chủ những yoga của giai đoạn thành tựu. Như thế mục tiêu của người ấy là vận tốc trong việc đạt đến giác ngộ.

Tuy nhiên, chỉ thiền định về Kalachakra Đơn Lẻ thì không đủ đem đến sự tịnh hóa mong muốn, thậm chí trên cấp độ thô. Dùng một mạn đà la trọn vẹn (của thân, ngữ và tâm), hay một cái như mạn đà la tâm, nó dùng sự tượng trưng để phát lộ mọi giai đoạn của tiến hóa và tiêu tan của thế giới, nền tảng cần được tịnh hóa, chúng ta chuyên tâm vào ba Kalachakra – bên ngoài, bên trong và luân phiên – và thiền định bốn giai đoạn của yoga giai đoạn phát sanh Kalachakra. Yoga giai đoạn phát sanh này dùng sự tượng trưng (hay biểu tượng) tâm linh đặt nền trên những tiến trình tự nhiên của tiến hóa và tiêu tan (nghĩa là, thế giới thành có và rồi tan rã như thế nào, và những chúng sanh đi vào thế giới và rời bỏ nó như thế nào).

Trong ba Kalachakra nói ở trên, hai Kalachakra bên ngoài và bên trong là những nền tảng để được tịnh hóa, trong khi Kalachakra luân phiên ám chỉ những thực hành yoga chúng thực hiện sự tịnh hóa này và sản sanh ba kết quả tịnh hóa.

Kalachakra bên ngoài bao gồm thế giới bên ngoài, khí cụ nâng đỡ chúng sanh. Như vậy nó gồm những hành tinh của hệ thống mặt trời này, cũng như mặt trời, mặt trăng, những ngôi sao…

Kalachakra bên trong ám chỉ chúng sanh của thế giới này, như những con người, sanh ra từ một tử cung, và có sáu nguyên tố. Ở đây nền tảng để được tịnh hóa bao gồm những uẩn, những lãnh vực của tri giác, những kinh mạch, những hạt huyền bí… của những chúng sanh. Những cái ấy đều hiện thân thành sự tượng trưng của con đường.

Người ta thiền định về hai Kalachakra này để thoát khỏi những che chướng.

Những cái ấy là Kalachakra bên ngoài và bên trong, những nền tảng để được tịnh hóa. Bởi vì chúng được phối hợp như vậy với con đường và những kết quả của nó, chúng có thể xếp vào Kalachakra luân phiên.

Trong ngữ cảnh này, Kalachakra luân phiên có ba phương diện : những phương pháp tịnh hóa những nền tảng bên trong, những phương pháp tịnh hóa những nền tảng bên ngoài, và những phương pháp tiến hành trong những yoga giai đoạn phát sanh như là một phương tiện để chuẩn bị cho tâm thức đối với giai đoạn thành tựu.

Một đặc trưng của giai đoạn phát sanh Kalachakra là bánh xe che chở không áp dụng cho nền tảng của sự tịnh hóa. Thay vì thế người ta bắt đầu bằng kính lễ Ruộng Công Đức được quán tưởng. Đây là một ẩn dụ tâm linh cho chúng sanh làm thế nào phát sanh nghiệp tích cực khiến có được tái sanh với một hình thức đặc biệt trong những đời tương lai.

Bấy giờ người ta đọc tụng đoạn câu, ‘Bởi vì không có tự tánh nên không có thiền định cố hữu. Thiền định bám nắm vào tánh cố hữu thì không phải là thiền định đích thực. Tương tự, những sự việc chúng ta tri giác đều không có tự tánh.’ Đọc câu này rồi, người ta thiền định về những giai đoạn của sự tiêu tan của hình tướng nhị nguyên của thế giới và của cư dân của nó, và rồi tập trung vào bốn cửa giác ngộ (Không, vô tướng, vô nguyện và vô tác).

Đây là một ẩn dụ tâm linh cho sự tan biến của những nguyên tố vật chất vào lúc chết của người đã tạo ra nhiều nghiệp tích cực và cái chết của nó có kinh nghiệm có ý thức về tịnh quang kèm theo.

Bấy giờ người ta tiến hành năm sự tịnh hóa, hay ‘giác ngộ’. Điều này bắt đầu với sự quán tưởng dharmodaya như hư không, hay ‘cội nguồn của những hiện tượng’, tiêu biểu cho nền tảng của hiện hữu. Trong Kalachakra, cái này tượng trưng cho không gian trống không, và được biểu tượng bằng bộ phận sinh dục của một phụ nữ. (Cũng như con người chúng ta ra đời từ bộ phận sinh dục của mẹ chúng ta, tất cả những hiện tượng biểu lộ từ trong hư không, và mạn đà la Kalachakra sanh ra từ trí huệ lạc phúc về tánh Không).

Trong hư không này là mạn đà la không khí, nó liên hệ với vùng giữa đỉnh đầu và trán của phối ngẫu. Trên mạn đà la không khí là mạn đà la lửa, liên kết với vùng từ trán đến cổ họng. Trên cái này là mạn đà la nước, liên kết với vùng từ cổ họng đến trái tim. Trên cái này là mạn đà la đất, liên kết với vùng giữa tim và rốn của phối ngẫu. Trên cái này là Núi Meru (Tu Di), liên kết với vùng từ rốn đến hậu môn. Trên cái này là một hoa sen, liên kết với vùng giữa chỗ bí mật và hoa sen bí mật của phối ngẫu.

Trên cái này là một mặt trăng, mặt trời và dĩa kalagni.(9) Những cái này liên kết với ba kinh mạch năng lực dẫn đến hoa sen của phối ngẫu, gọi là ‘ốc tù và’ và chúng làm chuyển động những năng lực gây ra những chất thải đặc và lỏng cũng như những chất tình dục. Rồi trên cái này là lều kim cương, tượng trưng cho việc đặt để của cha kim cương của ngài trong chỗ bí mật của phối ngẫu.

Trong lều kim cương là lâu đài bất khả tư nghì, chỗ bí mật của phối ngẫu ; và trong cái này những nguyên âm và phụ âm của mẫu tự Sanskrit dựng thẳng trên những đệm dĩa mặt trăng và mặt trời. Từ những mặt trăng và mặt trời sanh khởi những chất Bồ đề tâm trắng và đỏ, tượng trưng sự pha trộn của tinh trùng và trứng trong chỗ bí mật của phối ngẫu.(10)

Ở giữa mặt trăng và mặt trời xuất hiện chữ hm, giống như đường nét của con thỏ trong mặt trăng, tượng trưng một thân trung ấm đi vào hỗn hợp của trứng đã đậu thai. Cái này có dấu hiệu là một chữ hih màu đen, tượng trưng những năng lực sinh khí (được sản xuất ra do sự pha trộn của tinh trùng và trứng) chúng hoạt động như phương tiện chuyên chở của thức (tượng trưng bằng âm hm). Tất cả những cái này hòa lẫn với nhau và chuyển hóa thành chữ ham, tượng trưng sự lớn lên của thân trong tử cung của phối ngẫu. Chữ ham bấy giờ chuyển hóa thành ánh sáng và lại nổi lên như Kalachakra Vinh Quang toàn vẹn.

Tiến trình này, cho đến sự phát sanh trọn vẹn những hóa thần của mạn đà la chiến thắng tối thượng (tức là cái thứ nhất của bốn thiền định giai đoạn phát sanh), tượng trưng sự tiến hóa trọn vẹn của bào thai, gồm năm uẩn, năm nguyên tố, sáu năng lực giác quan, sáu lãnh vực tri giác, năm năng lực hành động và năm chức năng của chúng. Tiến trình này có một nội dung tâm linh gồm hai mươi giai đoạn gọi là ‘hai mươi giác ngộ’.

Khi thiền định đi vào phần được biết như là hoạt động chiến thắng (nghĩa là cái thứ hai của bốn thiền định giai đoạn phát sanh), Vajravega sanh khởi từ những năng lực trí huệ ở tim và phát xuất mạnh mẽ. Tức thời khí-trí huệ khởi động, mời gọi những Sinh Thể Trí Huệ, họ hòa hợp với những Sinh Thể Tượng Trưng được quán tưởng trước kia, trở thành một vị với nhau.

Giai đoạn thiền định này cho đến sự hoàn thành những hoạt động chiến thắng tiêu biểu sự lớn lên của thân thể và kinh nghiệm dục tình.

Bấy giờ người ta đi vào ‘yoga của hạt’. Ở đây người ta tập chú vào phối ngẫu nhiều màu sắc, tôn phong kim cương của giống nam và hoa sen của giống nữ, và thiền định rằng chúng đi vào kết hợp tình dục.

Điều này làm cho chữ ham tan chảy và rơi từ chỗ của nó xuống đỉnh đầu. Nó đi xuống lần lần (qua những trung tâm năng lực của thân), khơi dẫn tuần tự bốn niềm vui. Cuối cùng nó đến đỉnh của viên ngọc, nơi nó được giữ lại.

Đây là yoga của hạt của lạc sanh khởi đồng thời và trí huệ bổn nguyên về tánh Không (tức là cái thứ ba của bốn thiền định giai đoạn phát sanh).

Hạt bấy giờ được rút trở lại đỉnh đầu, và người ta thiền định trong cõi giới của lạc và tánh Không. Đây là ‘yoga vi tế’ (tức là cái thứ tư của bốn thiền định giai đoạn phát sanh).

Đã phát sanh mạn đà la và hoàn thành bốn thiền định giai đoạn phát sanh theo cách này, bấy giờ người ta tiến hành đọc tụng những thần chú và vân vân.

Biểu tượng quy ước cho những kinh nghiệm này là một cô hầu mười sáu tuổi với một nhạy cảm đặc biệt về xuất thần tình dục.

Những Yoga Giai Đoạn Thành Tựu

Sự giải thích những yoga giai đoạn thành tựu sẽ có ba chủ đề : những đặc tính của thân kim cương mà những yoga tập trung vào ; một giải thích tổng quát sáu yoga này được sử dụng như thế nào ; và một giải thích từng yoga một.

Những Đặc Tính của Thân Kim Cương

Cái thứ nhất gồm ba chủ đề : những kinh mạch cố định, những năng lực trôi chảy, và những chất Bồ đề tâm cần được điều khiển.

Sự bàn luận về những kinh mạch năng lực gồm ba chủ đề : bản chất của sáu kinh mạch chánh và sáu luân xa (trung tâm năng lực) chánh nơi những kinh mạch hội tụ, những trung tâm năng lực này được kích động bằng yoga sáu ngành như thế nào, và một phác họa về sáu yoga được áp dụng vào sáu trung tâm năng lực.

Sáu Kinh Mạch và Sáu Trung Tâm Năng Lực

Ba kinh mạch năng lực chánh được gọi là roma, kyangma, và dhuti. Những kinh mạch này bắt đầu ở chót bộ phận sinh dục, kéo đến hậu môn, và rồi chạy thẳng lên giữa thân, cuối cùng chúng đến trong hộp sọ và rồi cong xuống chấm dứt ở đầu hai lỗ mũi và chỗ giữa hai lỗ mũi.

Ba kinh mạch này được chia thành phần trên và phần dưới.

Kinh mạch trung ương phần trên, được gọi là (hành tinh) rahu, và cũng gọi là nyipangabadhuti, bắt đầu ngay trên rốn. Liên kết với nguyên tố không gian, nó có màu hơi lục, và chức năng chánh của nó là làm cho năng lực sinh khí đi xuống thân thể.

Bên phải kinh mạch trung ương là roma, cũng gọi là rasananyima (mặt trời). Màu đỏ, nó liên kết với nguyên tố lửa, và chức năng chánh của nó là làm cho chất dịch tình dục của nữ (nghĩa là hóc môn) và máu (trứng) đi xuống.

Bên trái là kyangma, cũng gọi là lalanadawa (mặt trăng). Màu trắng, nó liên kết với nguyên tố nước và chức năng chánh của nó là làm cho chất dịch của nam đi xuống.

Tất cả ba kinh mạch này do những năng lực duy trì đời sống chảy trong đó chủ quản.

Dưới rốn, kinh mạch thế giới cong về phía phải và chạy đến đầu bộ phận sinh dục. Ở đây nó được gọi là (hoa) kundarma, dungchen (ốc tù và) và (hành tinh) kalagni. Liên kết với nguyên tố trí huệ bổn nguyên, màu của nó là xanh và chức năng chánh của nó là làm cho hóc môn nam và tinh dịch đi xuống.

Kinh mạch trái cũng cong vào trung tâm và đi đến đầu bộ phận. Gọi là lug (con cừu), nó màu đen và liên kết với nguyên tố không khí. Chức năng chánh của nó là làm cho những chất thải lỏng đi xuống.

Kinh mạch phải cong về phía trái và đến hậu môn. Tên nó là marser (đỏ thắm), và nó liên kết với nguyên tố đất. Màu vàng, chức năng chánh của nó là làm cho phân và nước tiểu đi xuống.

Cả ba kinh mạch này chịu sự chi phối của những năng lực chuyển động xuống chảy trong chúng.

Đôi khi do thiền định sai, những năng lực chuyển động xuống (ở những kinh mạch thấp) được làm cho chảy vào những kinh mạch cao, và những năng lực duy trì đời sống (ở phần trên) bị bắt buộc chảy vào phần dưới, gây ra nhiều tình huống khó chịu và nguy hiểm, như đau dữ dội.

Nếu những hậu quả kịch phát như vậy có thể do thiền định (sai) sản sanh ra,                 sao thực hành đúng lại không có những kết quả mạnh mẽ theo chiều ngược lại – như trừ những bệnh thân và hủy diệt những nguyên nhân của cái chết ?

Trong hệ thống Kalachakra, sáu trung tâm năng lực, hay luân xa, là như sau.

Cái thứ nhất nằm ngay dưới chỗ mở của đỉnh sọ và có bốn cánh của kinh mạch năng lực. Cái thứ hai là ở trán và có mười sáu cánh. Cái thứ ba ở cổ họng và có ba mươi hai cánh. Cái thứ tư, có tám cánh, ở tim. Cái thứ năm có sáu mươi bốn cánh, ở rốn. Cái thứ sáu có hai nhánh : thứ nhất ở hậu môn, với ba mươi hai cánh và thứ hai ở trung tâm của viên ngọc tình dục, với tám cánh.

Ở những trung tâm năng lực, kinh mạch trái cuộn tròn theo chiều kim đồng hồ quanh kinh mạch trung ương, và kinh mạch phải ngược chiều kim đồng hồ, như vậy tạo thành hai nút ngăn chặn dòng chảy tự do của những năng lực sinh khí.

Người ta cũng cần biết những kinh mạch này tụ hội như thế nào ở những trung tâm và chúng ảnh hưởng dòng năng lực sinh khí như thế nào. Điều này có thể được nghiên cứu trong những bình giảng rộng hơn.

Bản chất và hậu quả trói buộc của những nút này đối với những năng lực vi tế của thân, và những phản hồi do đó lên tâm thức, được giải thích chi tiết trong ‘Chương về Trí Huệ’ của Tantra Kalachakra Rút Gọn.

Trong những hệ thống Mật thừa khác, thường có nói rằng khi những kinh mạch hai bên tạo thành những nút quanh kinh mạch trung ương, chúng thắt rất chặt, không để chỗ trống nào trong vòng cuộn. Tuy nhiên trong Kalachakra người ta quán tưởng những nút được thả lỏng và có không gian giữa những vòng cuộn.

Những Trung Tâm Năng Lực được Kích Động Như Thế Nào

Có nhiều phương pháp khác nhau để phát sanh kinh nghiệm Mật thừa nhờ rút những chất nam và nữ cũng như những năng lực sinh khí qua trung tâm những luân xa như đã giải thích ở trên và để mở kinh mạch trung ương từ đỉnh đến đáy. Những cái này có thể học chi tiết từ những bình giảng rộng. Tinh túy là như sau.

Sáu Yoga và Sáu Trung Tâm Năng Lực

Khi thực hành hai yoga đầu tiên – yoga rút lui cá thể và dhyana(12) – người ta lần lượt tập trung những hạt và những năng lực ở chỗ mở phía trên của kinh mạch trung ương. Trong những yoga kiểm soát năng lực và chánh niệm có từ đó, người ta tập chú những cái ấy ở rốn. Yoga giữ lại đem chúng vào kinh mạch trung ương chạy qua trung tâm của tất cả sáu trung tâm năng lực. Cuối cùng, nhờ những yoga samadhi những năng lực được tập trung từ đáy đến đỉnh của kinh mạch trung ương.

Những Năng Lực Trôi Chảy

Văn học Kalachakra không nói đến năm năng lực gốc và năm năng lực phụ (như những tantra dòng chánh như Guhyasamaja v.v… đã làm). Nhưng nó cũng nói về mười năng lực vi tế trong thân và chúng cùng một bản chất (như mười năng lực trong những hệ thống dòng chánh). Thật ra mười cái ấy (trong cả hai hệ thống) được xếp vào năm năng lực gốc. Trong truyền thống Kalachakra nói rằng năng lực thấm khắp chảy chủ yếu qua hai lỗ mũi.

Những năng lực này được phát sanh và trú ngụ ở đâu ?

Mười kinh mạch năng lực quy tụ ở trái tim. Hai chỗ mở của kinh mạch trung ương, trên và dưới những nút ở trái tim, là những chỗ theo thứ tự nơi đó những năng lực duy trì đời sống và năng lực chuyển xuống sanh khởi và trú ngụ trước nhất.

Về lối cho chúng trôi chảy, thì năng lực duy trì đời sống hầu hết chảy trong ba kinh mạch phía trên và năng lực chuyển xuống trong ba kinh mạch phía dưới.

Tương tự, những cánh phía đông và đông nam của trái tim là chỗ của những năng lực ‘bình đẳng’ và ‘con rùa’. Những cánh nam và tây nam là chỗ của những năng lực đi lên và nguyên thủy. Những cánh bắc và đông bắc là chỗ của năng lực toàn khắp và bẩm sinh thiêng liêng. Những cánh tây và tây bắc là chỗ của những năng lực lunorlegyal. Đấy là những chỗ chúng khởi sanh và an trú.

Bấy giờ những năng lực ấy chảy qua mười kinh mạch. Bản thân những kinh mạch còn chia thành nhiều lối chảy nhỏ hơn, chúng thấm khắp toàn thân như một mạng lưới tinh tế những đường hầm liên kết.

Những Chất Bồ đề tâm cần được Điều Khiển

Điều này gồm ba chủ đề : như thế nào vào lúc thụ thai thân thể được hình thành từ những chất Bồ đề tâm trắng và đỏ, hay những hạt trắng và đỏ ; như thế nào những chất ấy tiến hóa trong đời con người ; và như thế nào chúng di chuyển vào lúc chết.

Truyền thống Kalachakra nói về những chất giống như hạt, giọt theo ba cách : những hạt được phát sanh trên bốn dịp (thức, mộng, ngủ sâu và kích thích tình dục) ; những hạt của thân, ngữ, tâm và trí huệ ; và những hạt của sắc, thanh, tư tưởng và trí huệ bổn nguyên. Những từ này có cùng những ám chỉ như nhau, và có một cái hiểu về nền tảng, bản chất và những chức năng của chúng thì cần thiết cho những thực hành giai đoạn thành tựu.

Chỗ của trạng thái thức, thân và sắc ở nơi trán. Chỗ của hạt của trạng thái mộng, ngữ và thanh ở nơi trái tim. Cuối cùng, chỗ của hạt của xuất thần tình dục, trí huệ và trí huệ bổn nguyên ở nơi rốn.

Lại nữa, cách thức làm việc với những hạt này là đưa chúng xuống từ trên qua kinh mạch trung ương đến trung tâm đầu hạt ngọc, bắt đầu với hạt trạng thái thức và chỗ cùng hợp nhất với hạt của trí huệ bổn nguyên.

Hơn nữa, khi hạt của dịp thứ tư (xuất thần tình dục) tan chảy và những chất chung được đưa đến rốn và viên ngọc qua những trung tâm năng lực, người ta kinh nghiệm một lạc phúc lớn lao mãnh liệt đặc biệt. Lý do của sự việc này là hạt của dịp thứ tư trước hết phát sanh ở hai điểm này.

Trán và viên ngọc là những chỗ chánh của những chất Bồ đề tâm trắng, và ở đây những chất đỏ yếu hơn. Chỗ ở thực sự của những chất trắng, chúng tác động như nền tảng làm tăng trưởng những năng lực nam, là luân xa ở trán.

Những chỗ chánh của chất Bồ đề tâm đỏ là những trung tâm năng lực ở rốn, chỗ bí mật và cổ họng. Ở đây sức mạnh của chất đỏ thống trị, và chất trắng yếu hơn.

Ở trung tâm năng lực của trái tim hai chất (trắng và đỏ) trú ngụ với sức mạnh ngang nhau.

Như Tantra Vòng Chuỗi Kim Cương giải thích, những hạt được tạo thành từ những hạt trắng và đỏ nhỏ trú ngụ trong mỗi trung tâm năng lực này được quán tưởng bằng cỡ hạt mè.

Trong truyền thống Kalachakra tất cả những che chướng được xếp vào những hạt của bốn dịp. Về phần những che chướng liên hệ với những hạt như thế nào. Ở đây có nói rằng những hạt là những điểm tập trung cho những năng lực và những trạng thái tâm thức cực kỳ vi tế, và những bản năng của những che chướng trú dựa trên chúng. Những bản năng này làm sanh khởi cả những che chướng đối với giải thoát (hay 84.000 mê lầm) và những che chướng đối với hiểu biết.

Như vậy dù những hạt được tạo thành bởi những nguyên tử (và do đó không thực sự tác động như một cơ sở của che chướng, chúng tác động như những điểm tập trung của những năng lực và những trạng thái của thức, những cái này mang theo những bản năng của che chướng), nói về chúng trong cách này là hợp lý.

Những hạt của hai trạng thái thức và dịp thứ tư ở nơi rốn. Qua sự phát sanh một cái hoặc cả hai, người ta kích thích những bản năng tương đương và kinh nghiệm dịp tương đương (nghĩa là sự thức tỉnh hay xuất thần tình dục).

Về hạt ở trái tim, nó tiêu biểu cơ sở của thân trong đó người ta kinh nghiệm giấc ngủ sâu.

Những hạt của giấc ngủ sâu, giấc mộng và khiến chúng ta kinh nghiệm ba trạng thái này theo cách như sau.

Khi những năng lực thô rút vào những luân xa ở viên ngọc và trái tim, người ta kinh nghiệm giấc ngủ sâu. Khi những năng lực này sanh khởi và đi vào cả hai cổ họng và chỗ bí mật, người ta kinh nghiệm những giấc mộng rất sáng sủa trong một thời gian dài. Những năng lực này chuyển đến rốn và trán, người ta thức dậy khỏi giấc ngủ và có thể tri giác những đối vật biểu lộ của thế giới bên ngoài.

Như vậy trong dòng kinh nghiệm hàng ngày tâm thức chúng ta sanh khởi đồng bộ với những thay đổi bên trong này. Điều này gợi ý rằng sự kiểm soát những năng lực và những hạt này có một hiệu quả lớn lao trên dòng hiện sinh của chúng ta, và nếu người ta có thể áp dụng những yoga thiện xảo của con đường Mật thừa thì người ta có thể kiểm soát những trạng thái của tâm thức trên cấp độ nguyên sơ này và chuyển hóa chúng thành những phẩm tính của Phật quả. Kỹ thuật mạnh mẽ này của sự làm việc với những năng lực vi tế và những trung tâm năng lực chỉ tìm thấy trong những hệ thống yoga tantra tối thượng.

Với người thường những hạt của bốn dịp – thức, mộng, ngủ sâu và xuất thần tình dục – chuyên chở những tiềm năng khơi dẫn tri giác về những đối vật bất tịnh của thế giới, những tiềm năng gây ra những hình tướng và âm thanh mê lầm, những tiềm năng làm khởi lên bóng tối của tâm và vô minh, và những tiềm năng làm khởi lên lạc phúc tiêu tan.

Những tiềm năng này được những yoga Kalachakra tịnh hóa. Đặc biệt, chúng được chuyển hóa thành thân trống không, âm thanh không mê lầm, trí huệ không phải ý niệm và lạc phúc bất biến. Những cái ấy được trau dồi đến hoàn thiện, làm sanh khởi thân, ngữ và tâm kim cương của một vị Phật, và làm hiển lộ trọn vẹn trí huệ bổn nguyên.

Sáu yoga tịnh hóa những căn cứ nền tảng như thế nào ?

Những dấu vết nhiễm ô phát sanh nơi dịp của trạng thái thức được tịnh hóa và chuyển hóa thành một sự tương tự của con đường bằng một áp dụng tập trung những yoga phối hợp của rút lui cá thể, dhyana, và chánh niệm có từ đó. Hạt của giấc ngủ được tịnh hóa và chuyển hóa thành con đường bằng yoga kiểm soát năng lực và giữ lại. Những hạt của giấc ngủ và cực điểm tình dục được tịnh hóa bằng những yoga chánh niệm và chánh định (samadhi), và như vậy chuyển thành bản chất của con đường.

Cái thứ nhất của những sự tịnh hóa này – yoga rút lui cá thể – loại bỏ những nhiễm ô của hạt phát sanh trong trạng thái thức của trán và chuyển hóa nó thành bản chất của con đường. Yoga chánh niệm tiếp theo loại bỏ những nhiễm ô của hạt trạng thái thức ở rốn, và được dùng theo một cách khác, cũng tịnh hóa những nhiễm ô của hạt xuất thần tình dục. Như giải thích ở trước, hạt ở rốn mang những tiềm năng phát sanh trạng thái thức và cả những kinh nghiệm xuất thần tình dục (thế nên cách tiếp cận theo yoga phối hợp này là cần thiết).

Một Giải Thích Tổng Quát Sáu Yoga được Áp Dụng Như Thế Nào

Những giáo lý Kalachakra về sáu yoga và cách chúng làm việc với những hạt, những năng lực, những kinh mạch v.v… căn cứ vào những bản văn nguyên thủy nào và vào những bình giảng về sau nào ?

Hình như bản văn Tantra Kalachakra Gốc (mà đức Phật dạy cho Suchandra) còn ở Shambala và không bao giờ xuất hiện ở Ấn Độ hay Tây Tạng. Chỉ có phần của Tantra Kalachakra Gốc có tựa đề Luận về những Quán Đảnh được truyền đến chúng ta ngày nay. Naropa đã viết một bình giảng quan trọng cho phần này, và cả hai thường được nghiên cứu chung với nhau.

Những bản văn sơ thời quan trọng khác (được viết ở Shambala và Ấn Độ) là Tantra Kalachakra Giản Lược (do Manju Yashas của Shambala) ; bộ ba tập Ba Tập của những Bồ Tát(14) (nghĩa là Đại Bình Giảng : Ánh Sáng Không Vết Mờ, Bình Giảng Vajragarbha, và Bình Giảng Vajrapani) ; luận văn về sáu yoga của đại thành tựu giả Anupamarakshita, vị mà người Tây Tạng chúng ta gọi là Pemetso ; và bình giảng về nó bởi Suryashri.(15) Cũng có (bốn) tác phẩm của Shavari : một về sáu yoga, một về những huệ quán của ngài, sự tóm lược của ngài, và sự tiếp cận của ngài đến cái tối hậu.(16)

Sự thảo luận công khai về sáu yoga sẽ đề cập ba chủ đề : một giới thiệu tổng quát sáu yoga ; sự chắc chắn con số của chúng ; và sự chắc chắn trong thứ tự thực hành của chúng.

Sáu Yoga được Giới Thiệu Thế Nào

Chủ đề thứ nhất gồm bốn đề mục : tên của sáu yoga ; sáu yoga này vận hành như là bốn nhánh tiếp cận và thành tựu như thế nào ; chúng hợp thành yoga kim cương ba phần và công đức ba phần như thế nào ; và chúng hợp thành ba nhánh (chứng đắc) như thế nào.

Tên của sáu yoga là : rút lui cá thể, dhyana, kiểm soát năng lực, giữ lại, chánh niệm tiếp theo, và samadhi hay nhập định.

Về phần đề mục thứ hai (những yoga này vận hành như là tiếp cận và thành tựu như thế nào), ở đây những yoga rút lui cá thể và dhyana là sự tiếp cận. Những yoga kiểm soát năng lực và giữ lại như phục vụ sự gần thành tựu. Yoga chánh niệm tiếp theo phục vụ như sự thành tựu ; và yoga samadhi được liên kết với đại thành tựu, sự chứng đắc trạng thái đại thành tựu giả, một vị lão luyện Mật thừa đầy uy lực.

Đề mục thứ ba gồm yoga kim cương ba phần và công đức ba phần. Những cái này được giải thích như sau. Khi bắt đầu thực hành, những yoga rút lui cá thể và dhyana phục vụ như là yoga thân kim cương công đức. Chặng giữa, những yoga kiểm soát năng lượng và giữ lại phục vụ như yoga ngữ kim cương công đức. Cuối cùng, những yoga chánh niệm tiếp theo và samadhi phục vụ như yoga tâm kim cương công đức.

Khi những cái này được nói là bốn thay vì ba kim cương, thì phạm trù chót được chia làm hai, khi đó yoga chánh niệm tiếp theo phối hợp với tâm kim cương, và yoga samadhi liên kết với trí huệ kim cương bổn nguyên.

Sáu yoga cũng có thể xếp thành ba nhánh, trong đó những yoga rút lui cá thể và dhyana phối hợp như nhánh thành tựu sắc tướng ; những yoga kiểm soát năng lực và giữ lại phối hợp như nhánh thành tựu năng lực cao hơn ; và những yoga chánh niệm tiếp theo và samadhi phối hợp như nhánh thành tựu lạc.

Giải thích điều này theo từ ngữ dễ hiểu, thì chúng ta áp dụng những yoga rút lui cá thể và dhyana để sản sanh một sắc tướng chưa được biết trước, và rồi nhờ làm cho sự hoàn thành này vững chắc, chúng ta làm kiên cố thân trống không (thay thế). Do vậy hai yoga này được nói là những nhánh thành tựu sắc tướng.

Bấy giờ chúng ta đi vào yoga kiểm soát năng lực và áp dụng những kỹ thuật đặc biệt để hướng dẫn những năng lực duy trì đời sống và những năng lực chuyển xuống đi đến trung tâm năng lực rốn, nơi đó chúng hài hòa với nhau và được sử dụng để kiểm soát những năng lực khác. Sau đó, yoga giữ lại được áp dụng để đem những năng lực của tất cả sáu trung tâm đến rốn như trước. Thế nên hai yoga này phục vụ như những nhánh tạo ra năng lực cao hơn. Bởi thế đôi khi chúng cũng được ám chỉ như nhánh thiết lập sự kiểm soát đối với những năng lực sinh khí.

Như thế những yoga rút lui cá thể và dhyana phát lộ thân trống không, và những yoga kiểm soát năng lực và giữ lại đem những năng lực sinh khí vào sự kiểm soát. Thiền giả áp dụng chánh niệm tiếp theo vào thân trống không của mình và đạt được khả năng sanh khởi trong sắc tướng của Kalachakra và Phối Ngẫu. Vào lúc ấy xuất hiện những sắc tướng của những shakti thân trống không khác nhau. Điều này được biết như là ‘đại ấn thân trống không’. Thiền giả, đã sanh khởi trong sắc tướng của bổn tôn thân trống không, bấy giờ kết hợp với những thiên nữ này, làm sanh khởi phúc lạc phi thường, tối thượng, bất biến. Đây là quả và kinh nghiệm cuối cùng của yoga samadhi, và chính vì lý do này mà yoga thứ năm và yoga thứ sáu được gom thành nhánh sản sinh lạc.

Số những Yoga

Như chúng ta có thể thấy từ mô tả ở trên, bằng cách thành tựu bốn yoga đầu người ta đi vào cái thứ năm (yoga chánh niệm tiếp theo) và đạt được khả năng sanh khởi trong một thân trống không đủ phẩm cách. Sức mạnh của sự chứng đắc này lại cung cấp cơ sở cho thành công trong yoga thứ sáu cuối cùng, yoga samadhi.

Như vậy, sáu yoga tự chúng có thần lực phát sanh sự đạt đến giác ngộ trọn vẹn, và do đó không cần phụ thêm cho chúng những thực hành hỗn hợp khác. Ngược lại, bỏ đi cái gì trong chúng sẽ làm mất quân bình khả năng của hệ thống (làm cho giác ngộ).

Thứ Tự của chúng trong Thực Hành

Sáu yoga được thực hành theo thứ tự ở trên. Nghĩa là người ta thông thạo cái thứ nhất trước khi đến cái thứ hai… Thực hành những yoga về sau trước khi thành tựu những cái trước thì không sản sanh những kết quả mong ước. Chính sự hoàn toàn của một cái mới đưa thiền giả qua những giai đoạn của con đường một cách thành công, và nó chuẩn bị cho sự tiếp cận yoga kế tiếp. Hiểu tiến trình này làm việc như thế nào, và đi vào sự tu hành một cách thích hợp như sao là điều quan trọng.

Giáo pháp Kalachakra về thân trống không phi thường thì tương tự với giáo pháp thân huyễn của những hệ thống yoga tantra dòng chánh, dù căn cứ của sự thành tựu này phải được thực hiện nhờ yoga đầu tiên trong sáu yoga, yoga rút lui cá thể. Yoga thứ hai, yoga dhyana, bấy giờ làm cho sự đạt được này thêm vững chắc. Thân trống không như vậy được sản sanh bởi hai yoga này, chúng được xếp thành nhánh thành tựu sắc tướng, thân trống không ấy trở thành thân phi thường của người ta (được dùng như căn cứ nâng đỡ cho tâm trong thiền định). Yoga thứ ba và thứ tư – kiểm soát năng lực và giữ lại – bấy giờ được áp dụng để kiểm soát những năng lực vi tế. Kế đó, dựa trên điều kiện bên ngoài của một ấn (mudra), người ta áp dụng chánh niệm tiếp theo vào sự chứng đắc của chính mình và sanh khởi trong sắc tướng thân trống không của Kalachakra và Phối Ngẫu. Điều này sanh ra lạc phúc, lạc này là yoga samadhi an trụ trong hợp nhất.

Ở đây thân trống không do yoga chánh niệm tiếp theo sanh ra thì tương tự với sự chứng đắc thân huyễn ở giai đoạn thứ ba của những yoga giai đoạn thành tựu của những đường lối tantra dòng chánh, như Guhyasamaja (nghĩa là thân huyễn ‘bất tịnh’).

Hơn nữa, yoga samadhi tương tự với yoga đại hợp nhất trong những hệ thống khác, dù có những khác nhau đáng kể trong những ranh giới của những giai đoạn và thế nào chúng được xem là thành tựu. Chẳng hạn, trong Guhyasamaja v.v… yoga đại hợp nhất chỉ được nối kết với những cấp bậc thánh, trong khi trong truyền thống Kalachakra yoga samadhi cũng bao gồm những cấp bậc chưa phải thánh. Từ lúc người ta đi vào yoga samadhi lần đầu cho đến lúc yoga này được hoàn thành, người ta kinh nghiệm mười hai cấp độ như là kết quả của 1.800 sự tiêu tan do 21.600 khoảnh khắc của lạc bất biến tạo ra. Cấp độ thứ nhất của những cấp độ ấy bắt đầu ở cấp độ bình thường (nghĩa là chưa phải thánh).

Theo giáo pháp thân huyễn trong những hệ thống giống như Guhyasamaja, nền tảng của sự thành tựu được thiết lập bởi chính yoga đầu tiên, đó là yoga biệt lập thân. Rồi yoga này dần dần được làm mạnh thêm nhờ yoga biệt lập ngữ, cho đến cuối cùng người ta đến giai đoạn thứ ba và sanh khởi trong một thân huyễn.

Nếu chúng ta so sánh điều này với tiến trình thân trống không được nói đến trong truyền thống Kalachakra, thì ở đây một sự tương tự chắc chắn về thân đặc biệt này trước hết được sanh ra bởi yoga thứ hai, yoga dhyana. Sự thành tựu này dần dần được tăng cường từ điểm đó cho đến yoga giữ lại ; nhưng bản thân trống không không thực sự được sản sanh cho đến khi yoga thứ năm được áp dụng, tức là yoga chánh niệm tiếp theo. Thân trống không được sản sanh ở đây rất ít tương đương với giai đoạn yoga rút lui cá thể (vì cái này là rốt ráo phi vật chất).

Đã áp dụng yoga chánh niệm tiếp theo, trong những trường hợp hay dịp sau đó, người ta thanh toán tất cả những thuộc tính vật chất và sanh khởi duy nhất trên nền tảng của thân trống không Kalachakra.

Một Giải Thích về Mỗi Yoga

Ở đây mỗi cái trong sáu yoga được giải thích lần lượt, bắt đầu với yoga rút lui cá thể.

1. Yoga Rút Lui Cá Thể. Điều này được giải thích trong bảy đề mục : (a) nghĩa của tên yoga, (b) chỗ để thực hành thiền định, (c) thời gian cho thiền định, (d) xác định tư thế thân thể, (e) cách xem lướt qua, (f) đi vào tánh như của tâm, và (g) những dấu hiệu tiến bộ.

(a) Yoga rút lui cá thể được gọi như vậy bởi vì chức năng chánh của nó là cắt đứt với hoạt động cá thể của những năng lực sinh khí trong sáu giác quan và sáu lãnh vực của tri giác giác quan, và rút lui những năng lực này vào tĩnh lặng hoàn toàn, và rồi giải phóng chúng một cách cá thể.

Như có nói trong ‘Chương Thành Tựu’ của Tantra Kalachakra Giản Lược, ‘Trong yoga rút lui cá thể, những năng lực sinh khí không được để cho hướng vào những đối tượng hay những cái tri giác đối tượng.’ Nghĩa là những dòng năng lực đi đến những chỗ khác nhau của tri giác giác quan và đến những đối tượng bị cắt đứt.

Điều này cũng được nói trong Luận Văn về Cắt Đứt những Nối Kết :

Phương pháp không phải là áp dụng đơn giản chánh niệm chú ý (như trong con đường Kinh thừa). Chỉ giữ tâm trong sự tập trung nhất tâm vào một đối tượng tâm thức thì không đủ để rút lui những năng lực khỏi những giác quan. Giữ tâm trên một đối tượng phụ không có sức mạnh để khiến những năng lực rút lui khỏi hoạt động.

Lý do là chỉ một áp dụng thì không đủ sức mạnh để loại bỏ hoạt động của những năng lực vi tế trong những lãnh vực giác quan…

Thế nên trong những yoga Kalachakra có nói rằng người ta cần kích động những điểm của thân kim cương, khiến cho những năng lực sinh khí mà thức cưỡi lên được hướng vào kinh mạch trung ương. Ở đây chúng đi vào, ở đó và tan vào, làm khởi lên một kinh nghiệm yoga : thức giác quan quay lại không chuyển đến những đối tượng giác quan, và những nối kết với những chủ thể có thể bị cắt đứt.

(b) Chỗ để thực hành thiền định này là một phòng cực kỳ tối.

(c) Về thời gian thực hành, có nói rằng yoga này được áp dụng khi những năng lực thuộc đất chảy mạnh hơn trong lỗ mũi phải. Đây là thời gian khi hệ thống của người ta ở trong một tư thế rút lui tự nhiên, thế nên áp dụng những yoga rút lui cá thể vào lúc đó thì dễ dàng có kết quả.

(d) Tư thế ngồi để thực hành yoga rút lui cá thể thì hoặc là tư thế kim cương (vajra) hay sattva. Hai bàn tay tạo thành nắm tay kim cương, ngón tay quay lên trên và lưng hai bàn tay ép chặt hai động mạch chính ở đùi. Hai cùi chỏ giữ sát thân và lưng thật thẳng.

Người ta cần ngồi trong tư thế này không động trong suốt cả thời thiền, bất kể đau ở tay chân, mắt v.v…

(e) Tiến bộ trong yoga rút lui cá thể đi cùng với mười dấu hiệu. Những dấu hiệu ấy sanh khởi trong kinh mạch trung ương.

Như có nói trong ‘Chương Trí Huệ’ của Tantra Kalachakra Giản Lược của Kalkin Manju Yashas ở Shambala :

…cho đến khi người ta thấy một hình dáng màu đen phát ra ánh sáng không bóng mờ trong kinh mạch thời gian.

Đại Giảng Luận : Ánh Sáng Không Vết Mờ (của Kalkin Pundarika ở Shambala) cũng nói, ‘…cho đến khi những dấu hiệu xuất hiện trong abadhuti, kinh mạch thời gian.’

Cũng vậy, ‘Chương Trí Huệ’ của Tantra Kalachakra Giản Lược nói, ‘Những dấu hiệu không xuất hiện ở bên ngoài, như trong bầu trời. Hai mắt nhắm hờ, một cái nhìn hướng lên trên, và những dấu hiệu được quan sát trong kinh mạch trung ương.’

Đại Giảng Luận nói thêm :

Người ta nhìn vào con đường kim cương. Khi những năng lực sinh khí đi vào trung tâm con đường này và chỉ kinh nghiệm tánh Không, người ta thấy những dấu hiệu, như khói.

Nghĩa của đoạn này là : do đem những năng lực sinh khí vào kinh mạch trung ương, giữ chúng ở đó, và rồi làm tan chúng, người ta dần dần đạt được mười dấu hiệu tiến bộ, như khói.

Như nói ở trên, mắt và tâm cần tập chú vào kinh mạch trung ương ở điểm nó đi ngang qua trung tâm trán. Điều này được chỉ ra trong ‘Chương Thành Tựu’ của Tantra Kalachakra Giản Lược :

Trong cái đầu tiên của mười áp dụng yoga, thiền giả phóng cái nhìn phẫn nộ của người mang bánh xe. Cái nhìn này, kẻ hủy diệt quỷ ma, đi vào con đường cam lồ và phát hiện những dấu hiệu tiến bộ trong yoga sáu nhánh.

Đại Giảng Luận : Ánh Sáng Không Vết Mờ nói thêm :

Từ ngữ ‘người mang bánh xe’ ám chỉ cái nhìn phẫn nộ mà thiền giả phóng đến chỗ lồi ở đỉnh đầu, hai mắt nhắm hờ và nhìn lên trên. Điều này khiến cho những dấu hiệu xuất hiện.

Như vậy trong yoga rút lui cá thể và yoga dhyana sự phóng cái nhìn lên phía trên được nói là cốt yếu cho thực hành.

Đại Giảng Luận : Ánh Sáng Không Vết Mờ nói tiếp :

…trong thành ngữ ‘cái nhìn tiêu diệt quỷ ma’, người tiêu diệt quỷ ma là hạt của cam lồ xoáy tròn. Cái nhìn hướng đến chỗ của cam lồ, nghĩa là nó hướng đến luân xa trán.

Đây nói về hạt nhỏ của chất Bồ đề tâm, được ví với cam lồ kunda, ở trong kinh mạch trung ương của luân xa trán. Phóng cái nhìn đến đó nghĩa là tập chú vào chỗ của hạt nhỏ cam lồ.

Lý do phóng cái nhìn đến điểm ấy là nhờ hai yoga rút lui cá thể và dhyana người ta lần đầu tiên phát sanh thân trống không và rồi làm cho sự đạt được này vững chắc. Như có nói ở trước, hạt của trạng thái thức ở chỗ trung tâm năng lực đỉnh đầu, và chính hạt này mang những tiềm năng làm sanh khởi những hình tướng xuất hiện đặc trưng của trạng thái thức. Do tập chú vào hạt này và đi vào thiền định, những kinh nghiệm về những sự vật khác nhau biểu lộ với tâm thức căn cứ vào hạt này bị cắt đứt. Khi điều này xảy ra, những hình ảnh của những bổn tôn trống không bắt đầu sanh khởi ở chỗ ấy.

Về những dấu hiệu, Tantra Guhyasamaja nói :

Cái thứ nhất giống một ảo ảnh, cái thứ hai như khói, cái thứ ba như lập lòe của đom đóm, cái thứ tư giống một cây đèn sáp và cái thứ năm như không gian có mây. Đó là năm dấu hiệu xuất hiện.

Trong Kalachakra, hai dấu hiệu đầu có thứ tự ngược lại. Tantra Arali cũng nói :

Hai mắt nhắm hờ và phóng cái nhìn lên điểm giữa hai lông mày.

Thiền giả phóng một cái nhìn lên trung tâm giữa hai lông mày và tập chú vào không gian trống không của chỗ mở ở trên của kinh mạch trung ương, do vậy tập trung vào những năng lực sinh khí.

Ở đây dùng thành ngữ ‘tâm thức tập chú vào không gian’. ‘Không gian’ này để chỉ cái bên trong chỗ mở ở trên của kinh mạch trung ương. Tỉnh giác không được để cho lang thang ở đâu khác. Từ ‘không gian’ ở đây không phải ám chỉ chúng ta đặt tỉnh giác nơi bản chất của không gian bên ngoài ; mà là cái hoàn toàn khác. Đây là ‘không gian bên trong chỗ mở ở trên’.

(f) Ở giai đoạn về sau của thực hành, khi chúng ta áp dụng những yoga kiểm soát năng lực và giữ lại (thứ ba và thứ tư trong sáu yoga của Kalachakra), những năng lực sinh khí được kiểm soát và đưa vào kinh mạch trung ương. Điều này làm cho lửa của sức nóng huyền bí bốc lên và làm tan chảy những chất Bồ đề tâm, sanh ra đại lạc. Thức của đại lạc này bèn trở thành tâm thức chủ thể đi vào thiền định đối tượng tánh như.

Tuy nhiên ở đây khi chúng ta còn ở trong hai yoga rút lui cá thể và dhyana, mục tiêu của chúng ta chỉ là lần đầu tiên tạo ra một cái thay cho một thân trống không, và rồi củng cố nó. Đây không phải là thiết lập một thiền định về tánh như, như là một nguyên nhân đồng bản tánh với pháp thân, mà chỉ là thiết lập một cái tương tự với thân trống không.

(g) Nhiều cấp độ dấu hiệu xuất hiện trong hai yoga rút lui cá thể và dhyana, bắt đầu với những dấu hiệu sanh khởi khi người ta tập trung năng lực vào những cửa giác quan và những chỗ khác. Ở điểm thực hành này, những dấu hiệu có vẻ sanh khởi trong căn lều của thiền giả.

Kế tiếp người ta đem những năng lực vào kinh mạch trung ương lần thứ nhất. Những dấu hiệu của kinh nghiệm này có vẻ xuất hiện ở nhiều chỗ khác nhau khắp thân, nhưng không ở trong bản thân kinh mạch trung ương.

Những dấu hiệu có vẻ xuất hiện bên trong bản thân chỗ mở ở trên là những cái chỉ cho thấy tiến bộ trong sự phát sanh thân trống không ở chỗ mở ở trên.

Những kinh điển nêu lên rằng bốn dấu hiệu sanh khởi ban ngày và sáu dấu hiệu vào ban đêm, xác định cách xuất hiện của chúng. Những dấu hiệu xuất hiện theo thứ tự, và cái thứ ba phải trước cái thứ tư…, mới có ý nghĩa. Mỗi giai đoạn của kinh nghiệm yoga phải được làm rõ ràng và vững chắc trước khi tiến hành cái kế tiếp.

Trong những yoga Guhyasamaja dấu hiệu thứ nhất xuất hiện là giống như một ảo ảnh. Nhưng trong những yoga Kalachakra cái thứ nhất xuất hiện thì giống như khói. Có một số lý do cho việc này, liên hệ với nơi chốn, thời gian và cách thức mà những kỹ thuật yoga đặc biệt được áp dụng, và cách thức quan sát chúng.

Trong hệ thống Kalachakra, những dấu hiệu như khói v.v… sanh khởi khi thiền giả bắt đầu tạo ra lần đầu thân trống không đặc biệt, sanh khởi theo thứ tự như vậy vì chúng nghĩa là những biểu hiện liên tiếp của mười năng lực chảy qua những ‘cánh’ của những kinh mạch quy tụ ở tim.

Trước tiên những năng lực sinh khí đi qua bốn cánh của bốn hướng phụ ở luân xa tim – những năng lực rupel, tsangpa, lhachin, và norlegyal – lần lượt được giữ lại, bắt đầu với những năng lực của kinh mạch đông nam và chạy vòng đến ‘cánh’ tây bắc. Từ điều này người ta kinh nghiệm bốn dấu hiệu : khói, ảo ảnh, đom đóm lập lòe, và đèn sáp. Rồi bắt đầu ở hướng đông và chạy đến hướng tây, những năng lực chảy qua những kinh mạch của những hướng chính được giữ lại. Đấy là những năng lực ở khắp cả, như nhau, hướng lên trên và lu. Người ta tri giác những dấu hiệu giống như sự xuất hiện trên bầu trời của hành tinh kalagni, mặt trăng, mặt trời và hành tinh rahu.

Rồi người ta cắt đứt dòng những năng lực duy trì đời sống và những năng lực chuyển xuống thôi đi lên và đi xuống, như vậy kinh nghiệm những dấu hiệu tia chớp và hạt.

Phần này của những yoga giai đoạn thành tựu khiến người ta kinh nghiệm những dấu hiệu chứng tỏ kiểm soát được mười năng lực trong việc sanh thân trống không thay thế (hay tương tự) và nó nhờ vào những cơ sở của yoga giai đoạn phát sanh. Điều này bao gồm thiền định về tám shakti, được chiêm nghiệm như là bản chất của các nút thắt trong những kinh mạch ở tim và rốn, cùng với những cánh của luân xa lạc phúc ở rốn. Trong giai đoạn phát sanh, tám shakti này trở thành mười do tính thêm Kalachakra và Phối Ngẫu, như vậy biểu hiện sự kiểm soát tất cả mười lực. Ở đây Kalachakra tượng trưng nguyên tố không gian, và Phối Ngẫu tượng trưng tánh giác bổn nguyên. Sự kết hợp tình dục của hai vị là sự nối kết của những chỗ mở ở trên và ở dưới và sự hợp nhất của hai năng lực chánh.

Theo cách này những yoga giai đoạn phát sanh làm cho người ta thành một pháp khí cho những thực hành giai đoạn thành tựu. Thiền định trên những năng lực sinh khí của người học như là những nữ thần đầy năng lực cũng được liên kết với quán đảnh mũ lụa.

Lúc chấm dứt sự xuất hiện của mười dấu hiệu, có sanh khởi một hình ảnh một viền nét màu đen lung linh, dày cỡ sợi tóc, trong hạt. Điều này nghĩa là sự sanh ra của một hình tướng báo thân có năm cái chắc chắn. Ở đây thời gian chắc chắn là vào lúc chấm dứt sự thành tựu của mười dấu hiệu sanh khởi, và nơi chốn chắc chắn là trong kinh mạch trung ương. Bản chất chắc chắn là thân này không đặt nền trên những nguyên tử thô hay tế mà thuần sanh ra bởi sự xuất hiện trong tâm. Thân chắc chắn là thân Vajrasattva, Hiện Thể Kim Cương. Cuối cùng, hình dạng chắc chắn là cái hôn lạc phúc của những sức mạnh nam và nữ ở bên trong. Như vậy năm sự chắc chắn được hoàn thành ở đây không giống như những kinh điển khác.

Hình tướng được tạo ra ở cấp độ thực hành này sau mười dấu hiệu thì có thể tri giác được (tức là kinh nghiệm nó) vào bất cứ lúc nào người ta muốn. Điều này đem lại khả năng trọn vẹn của yoga, và chuẩn bị cho thiền giả đi vào yoga dhyana, nhánh thứ nhì trong sáu nhánh của giai đoạn thành tựu.

Lý do thực hành yoga rút lui cá thể trong các thời thiền cả ngày lẫn đêm là những dấu hiệu khác nhau dễ đạt được hơn trong các thời gian khác nhau. Chẳng hạn, trong những giai đoạn thực sự, thân trống không được nói là dễ đạt trong bóng tối và khó phát sanh trong ánh sáng.

Giải thích những giai đoạn bằng lời đơn giản, nếu các giác quan của hành giả bị những hình tướng bên ngoài kích động vào lúc cái nhìn phóng lên và sự quan sát những dấu hiệu, thiền giả ấy sẽ không thể cắt đứt những hiệu quả can thiệp của những hình tướng ấy. Kết quả là khó sanh khởi trong một thân trống không vào những lúc ấy. Sự quấy nhiễu này không xảy ra trong những lúc tối.

Phạm vi thành tựu trong yoga rút lui cá thể này được nói rõ trong những diễn tả của Tantra Kalachakra Rút GọnBa Bộ của các Bồ tát.

Kinh điển Bình Giảng Vajragarbha giảng rằng kinh nghiệm giống như một tri giác giác quan trực tiếp. Vào lúc đó sự xuất hiện của năm loại đối tượng giác quan sanh khởi trực tiếp trong ý thức.

2. Yoga Dhyana. Tư thế thân để thực hành yoga dhyana đã giải thích ở trước.

Vào lúc áp dụng thực sự yoga này, người ta lấp đầy bầu trời với những cái ‘chắc chắn’, như những hình tướng thân trống không khác nhau đã xuất hiện trước kia trong hạt, cũng như với những cái ‘không chắc chắn’, như những biểu tượng v.v… Những cái này bấy giờ tan vào nhau, cho đến cuối cùng chúng đều được hấp thu vào trong hình tướng báo thân đã tả ở trên. Người ta ổn định kiêu hãnh thiêng liêng đặc biệt trong cõi giới thiền định này, cho đến khi nó sanh khởi không cần cố gắng. Sức mạnh của nó tăng thêm, cho đến sau cùng tâm người ta tự nhiên phóng xuất sự kiêu hãnh thiêng liêng được ghi dấu bởi sự chắc chắn trọn vẹn.

Khi sự hoàn thành này đã được làm cho vững chắc, yoga dhyana được làm tròn và người ta sẵn sàng để đi vào cái thứ ba trong sáu yoga, tức là yoga kiểm soát năng lượng.

Yoga dhyana gồm có năm nhánh. Chúng được gọi là ý niệm hóa, kinh nghiệm, hỷ, lạc và nhất tâm.

Nghĩa của chúng được cho biết trong Bình Giảng Luận Văn về những Quán Đảnh của Naropa :

Chỉ thấy bản chất của thân trống không thô là ý niệm hóa ; thấy sâu vào bản chất của thân trống không vi tế là kinh nghiệm. Những cảm nhận hòa hợp với ý thức sanh khởi từ sự mềm dẻo của tâm được tác động như vậy làm khởi dậy hỷ. Những cảm nhận hòa hợp với thân thức sanh khởi từ sự mềm dẻo của thân làm khởi dậy lạc. Cuối cùng, những hình ảnh của tâm sanh khởi trong hình tướng của Vajrasattva có năm chắc chắn thì hòa lẫn không tách rời bản tánh của tâm mình, làm khởi dậy một thức, nó là một hợp nhất của hình tướng và thức. Đây là nhành nhất tâm.

Hai cái đầu của năm nhành này phối hợp như là sự thực hành vipashyana, hay thiền quán. Ba cái sau phối hợp như là shamatha, thiền định. Như thế yoga dhyana chủ yếu là chánh định (samadhi), nó là sự hợp nhất bất khả phân của vipashyana và shamatha, thiền quán và thiền định.

3. Yoga Kiểm Soát Năng Lực. Yoga kiểm soát năng lực được phối hợp với nhánh thành tựu năng lực cao hơn. Trong bối cảnh này, từ ‘năng lực’ ám chỉ những khí vi tế. Nghĩa của ‘kiểm soát năng lực’ là người ta dừng dòng chảy của những năng lực chuyển động trong kinh mạch phải và trái.

Lý do đi vào yoga này là dù trước đây người ta đã phát sanh sự kiêu hãnh thiêng liêng của bản chất không thể tách lìa của tâm mình và những thân trống không được thấy trong kinh mạch trung ương, sự nhiễu của những năng lực ngoại vi này vẫn duy trì một cảm giác khoảng cách (giữa hai cái). Bằng cách dừng lại chuyển động của những năng lực này người ta có được khả năng an trụ vững chắc trong sự kiêu hãnh chân thực của hình tướng Vajrasattva. Hơn nữa, thêm vào những phương pháp được dạy trước kia để kích thích những trung tâm năng lực, ở đây trong yoga kiểm soát năng lực chúng ta đặc biệt chú tâm vào luân xa rốn và áp dụng những kỹ thuật làm bùng lên nhiệt huyền bí, làm cho nó cháy to với sức mạnh đặc biệt. Nó cháy bừng nơi kinh mạch trung ương, làm chảy những chất Bồ đề tâm, và làm sanh ra một kinh nghiệm về đại lạc chưa từng có.

Một điều cần thiết thứ hai đối với yoga kiểm soát năng lực là làm việc với những năng lực duy trì đời sống và năng lực chuyển xuống dưới, đặc biệt với tiến trình đưa chúng vào luân xa rốn và hòa lẫn chúng. Điều này những yoga trước chưa hoàn thành được. Ở đây chúng ta thiền định về hai năng lực này, áp dụng yoga kiểm soát năng lực với chúng và thực hiện sự hòa lẫn.

Hai kỹ thuật chính được dùng trong yoga kiểm soát năng lực là trì tụng kim cương và những phương pháp thở cái bình.

Cái thứ nhất, kỹ thuật gọi là trì tụng kim cương, gồm những phương pháp tập trung, giữ lại và hòa tan những năng lực sinh khí, như diễn tả trong Bình Giảng Vajrapani và các bản văn khác.

Về phần thứ tự (của hai cái, trì tụng kim cương và thở cái bình), người ta bắt đầu bằng cách áp dụng kỹ thuật trì tụng kim cương cho đến khi bản tánh của người ta trở nên trong sáng và những nguyên tố của thân được thư giãn. Điều này khiến những năng lực sinh khí trôi chảy đặc biệt êm ả. Rồi người ta chuyển qua thiền định về hơi thở cái bình.

Về cách áp dụng kỹ thuật trì tụng kim cương, một số thiền giả Tây Tạng nói rằng khi những năng lực hơi thở chảy đều qua cả hai lỗ mũi, nó cần được quán tưởng như là đi vào hai kinh mạch hai bên và cũng kinh mạch trung ương nữa. Họ khuyên rằng bấy giờ nó cần được quán tưởng đi vào, ở lại và tan biến trong hình thức ba chữ om, hmh. Cũng có nói như thế nào sự trì tụng kim cương được tập chú lần lượt vào mỗi kinh mạch chính là những trì tụng kim cương của thân kim cương, ngữ kim cương và tâm kim cương. Không có cái nào của việc này là đặc biệt ý nghĩa.

Trong truyền thống của chúng ta, trì tụng kim cương ba chữ mật chú được giải thích trong Bình Giảng về Tán Thán Chakrasamvara và cũng trong Một Bình Giảng Luận Văn về những Quán Đảnh (của Naropa). Ở đây khi người ta thiền định về yoga kiểm soát năng lực, người ta phóng cái nhìn loại bỏ những ma quỷ, và canh chừng những dấu hiệu ẩn dụ và xác định như có giải thích ở trước trong yoga rút lui cá thể. Người ta quan sát những hình ảnh thân trống không hợp nhất với những năng lực sinh khí.

Vào lúc những năng lực đi vào trong (nghĩa là, khi thở vào), hãy thiền định những năng lực sanh khởi với sự rung động của âm om. Cái này được đưa đến luân xa trán, tại trung tâm của luân xa đó thân trống không đã sanh ra trước kia qua hai yoga đầu. Rồi những năng lực này được đưa xuống luân xa rốn, ở trung tâm của dhuti (kinh mạch trung ương).

Khi những năng lực ở lại (nghĩa là, khi hơi thở nghỉ giữa thở vào và thở ra), hãy thiền định những năng lực sanh khởi với sự rung động của âm hm. Những năng lực và thân trống không cùng được đưa đến an nghỉ ở trung tâm luân xa rốn.

Bấy giờ khi những năng lực được giải phóng (nghĩa là khi thở vào), hãy thiền định những năng lực sanh khởi với sự rung động của âm h. Sức mạnh của những năng lực trôi chảy làm cho thân trống không di chuyển trên con đường của kinh mạch trung ương đến chỗ mở phía trên.

Nếu người ta thiền định liên tục theo cách này, những hơi thở vào và ra dần dần ngắn lại và thời kỳ giữ lại tăng lên cho đến cuối cùng có thể giữ được thân trống không và những năng lực sinh khí trong dhuti ở luân xa rốn trong những thời kỳ kéo dài. Cuối cùng người ta đạt được khả năng cắt đứt hoàn toàn dòng năng lực (nghĩa là hơi thở) đi qua mũi, và trụ không dao động trong thiền định ở trung tâm rốn. Điều này xác định biên giới trong đó yoga kiểm soát năng lực được hoàn thành. Bây giờ người ta đã sẵn sàng để tiến hành kỹ thuật thở cái bình. Từ điểm này trở đi, bất cứ khi nào những năng lực (và hơi thở) chuyển động, người ta cần thấy chúng như chảy trong chính kinh mạch trung ương.

Về kỹ thuật hơi thở cái bình, nó là như sau. Những năng lực duy trì đời sống và chuyển xuống được đem đến chỗ mở phía dưới của kinh mạch trung ương, và đến trung tâm của luân xa rốn. Ở đây với sức mạnh của tâm, chúng đi vào hạt mang tiềm năng gây ra kinh nghiệm xuất thần tình dục. Hai năng lực này, cùng với tâm mình và thân trống không đặc biệt, được hòa thành một vị, và trạng thái tâm thức này được giữ gìn cẩn thận. Bấy giờ người ta thiền định về hơi thở cái bình. Đó là ý nghĩa đoạn kinh :

Những năng lực đi lên và đi xuống

Được đưa lại với nhau trong một cái hôn của tâm.

Thiền định theo cách này, người ta tạo ra một cái bình với những năng lực và đốt lên ngọn lửa của nhiệt huyền bí trong kinh mạch trung ương ở luân xa rốn. Điều này làm khởi lên bốn hoan hỷ từ trên (do sự đi xuống của hạt qua bốn luân xa chính). Khi người ta đã hoàn thành năng lực phát sanh kinh nghiệm này theo ý muốn, yoga kiểm soát năng lực được thành tựu. Bấy giờ người ta cần đi vào yoga giữ lại.

4. Yoga Giữ Lại. Những thiền định tạo thành yoga giữ lại sử dụng thở cái bình rất giống cách trong yoga trước.

Về chỗ và những cấp độ thực hành, trước hết giải thích về chỗ.

Người ta bắt đầu với thiền định làm tan biến những nguyên tố theo cách chúng tan biến khi chết. Trước hết, trong kinh mạch trung ương hay dhuti ở luân xa tim, nguyên tố đất tan vào trong nguyên tố nước ; rồi trong luân xa cổ họng, nước tan vào trong lửa ; tiếp theo trong luân xa trán, lửa tan vào không khí ; rồi trong luân xa đỉnh đầu, không khí tan vào nguyên tố không gian ; và cuối cùng trong trung tâm của luân xa ở chỗ bí mật, không gian tan vào trí huệ. Ở mỗi vị trí này người ta thiền định trong khuôn khổ kinh nghiệm bản tánh không thể tách lìa của hai năng lực chính yếu, tâm, và thân trống không, như đã làm trong yoga trước. Thực hành theo cách này sau cùng người ta hoàn thành khả năng di chuyển tập hợp cái bình (gồm chứa những năng lực, tâm, và thân trống không) đến mỗi mỗi luân xa, và giữ lại nó ở những vị trí đó. Người ta cũng hoàn thành khả năng dẫn khởi bốn hoan hỷ đi lên từ dưới. Vào lúc này người ta nên chú tâm vào lạc và tánh không hợp nhất không thể phân.

Như một sơ bộ cho cấp độ nỗ lực này, người ta phát sanh mạnh mẽ tư tưởng, ‘Chính ta sẽ sanh khởi trong hình tướng Kalachakra và Phối Ngẫu.’ Sức mạnh của quyết tâm này hoạt hóa những khuynh hướng để sanh khởi trong một hình tướng thân trống không hay một cái tương tự của nó.

Sự trình bày yoga giữ lại của Kalachakra thì tương tự với sự trình bày yoga tịnh quang trong các hệ thống tantra khác như Guhyasamaja. Tuy nhiên, những đặc trưng duy nhất của nó bao gồm những phương pháp phi thường để chia tách hạt của bốn dịp (thức, mộng, ngủ say, và xuất thần tình dục) khỏi những che ám. Người ta cần hiểu rõ điều này.

Khi người ta đã hoàn thành khả năng hòa lẫn vào một lúc hai năng lực chính, tâm và thân trống không, thành một thực thể không thể tách lìa trong mỗi cái của sáu luân xa, và giữ lại đối tượng thiền định (tập hợp với ba phần) theo ý muốn, yoga giữ lại đã tới chỗ hoàn thành. Bây giờ người ta sẵn sàng để đi vào yoga chánh niệm tiếp theo.

5. Yoga Chánh Niệm Tiếp Theo. Cũng được gọi là ‘yoga tâm kim cương’, phối hợp với nhánh tạo ra lạc.

Tên theo từ nguyên học của nó được nói trong Đại Giảng Luận : Ánh Sáng Không Vết Mờ :

Kinh điển (Tantra Kalachakra Rút Gọn) nói, ‘Trước hết người ta nhớ lại hình ảnh của hình tướng, và thứ hai là áp dụng chánh niệm vào nó. Như vậy nói là hai.’ Nghĩa của đoạn này là có hai chánh niệm, một cái áp dụng trước hết cho hình ảnh của thân trống không thành tựu trước kia, và rồi một loại thứ hai đến sau.

Trước đó khi thực hành yoga dhyana chúng ta tạo ra một tương tự của thân trống không ; đây là đối tượng thứ nhất của chánh niệm được trau dồi. Sau đó người ta hoàn thành một thân trống không đầy đủ hơn ; đây là đối tượng thứ hai của chánh niệm.

Trong phần sau của yoga giữ lại người ta sanh khởi trong hình tướng bổn tôn thân trống không hợp nhất một cách tính dục với phối ngẫu, và hoàn thành năng lực thiết lập kiêu hãnh thiêng liêng một cách không cố gắng. Các bổn tôn ‘Nam và Phối Ngẫu’ thân trống không lấp đầy vũ trụ với quang minh phóng xuất từ những lỗ chân lông, và rồi kết hợp. Tuy nhiên, điều này không làm khởi lên lạc bất biến. Bởi thế sự đạt được chỉ duy trì ở cấp độ một tương tự của thân trống không.

Người ta kiên trì thiền định cho đến khi tâm tự nhiên sanh khởi trong hình tướng thân trống không Kalachakra và Phối Ngẫu. Điều này khiến ánh sáng phóng xuất từ những lỗ chân lông của người ta, làm khởi lên tham muốn của những bổn tôn thân trống không của đại ấn, như là phối ngẫu nhiều màu sắc và những phối ngẫu mười lực. Bấy giờ người ta thực hành kết hợp tình dục với những bổn tôn thân trống không trong đại ấn này và thành tựu đại lạc bất biến. Khi người ta đã hoàn thành thần lực trọn vẹn của ấn dẫn khởi lạc bất biến này, yoga chánh niệm tiếp theo được thành tựu.

Về sự thực hành này, Tantra Kalachakra Rút Gọn cũng như Đại Giảng Luận : Ánh Sáng Không Vết Mờ liệt kê bốn loại ấn : karmamudra (ấn hành động hay ấn nghiệp vì karma là hành động hay nghiệp) ; jnanamudra (ấn trí huệ), mahamudra (đại ấn) và samayamudra (ấn cam kết).

Ba cái đầu làm khởi lên lạc bất biến ; ấn thứ tư được giải thích như là lạc sanh khởi dựa vào cái được thành tựu bằng ba ấn trước.

Ấn hành động được giải thích là sự thực hành với một thiếu nữ có những tính chất của một người đàn bà, như tóc đẹp v.v… người đó có một nối kết nghiệp báo mạnh mẽ với người ta. Ở đây bản thân thiếu nữ có khả năng dẫn khởi kinh nghiệm trọn vẹn nhờ sự ôm ấp khéo léo mà không dựa vào những năng lực của thiền định.

Ấn trí huệ là một thiếu nữ được tạo ra bằng năng lực phóng chiếu của tâm thức.

Về phần đại ấn, điều này ám chỉ những thân trống không sanh khởi như những phối ngẫu từ những xuất hiện trong tâm mình.

Người ta dựa vào (một trong) ba loại ấn này, và khi kinh nghiệm lạc sanh khởi, nó khiến những chất Bồ đề tâm ở trong những vị trí ở trên đi xuống. Chúng đến đầu hạt ngọc, nơi đó chúng được giữ lại và không cho thoát mất, biến đổi hay di chuyển (đến những vị trí khác).

Về những từ này (rơi xuống, chuyển động và biến đổi của lạc sanh khởi từ sự chuyển động của những hạt Đại Giảng Luận : Ánh Sáng Không Vết Mờ nói :

Ấn hành động là thiếu nữ cho lạc rơi xuống.

Ấn trí huệ là thiếu nữ cho lạc chuyển động.

Đại ấn là thiếu nữ cho lạc bất biến.

Điều này là sao ? Nếu thiền giả không thể kiểm soát sự chuyển động của những hạt chỉ bằng thần lực của thiền định, y sẽ chọn thực hành ấn hành động. Bởi vì ấn hành động cho nó thần lực để hướng những chất sinh lực đến đầu viên ngọc, ấn đó được gọi là ‘thiếu nữ ban cho lạc rơi xuống’.

Hợp nhất với ấn trí huệ khiến những hạt rơi xuống từ những trung tâm năng lực phía trên đến đầu hạt ngọc ; nhưng khi chúng không thể được giữ lại bất động, chúng được hướng qua nhiều điểm khác của thân. Như thế ấn này được gọi là ‘thiếu nữ đem đến lạc chuyển động’.

Người ta ngồi kết hợp với đại ấn, ấn này làm cho những chất chảy tan và đi đến đầu viên ngọc. Không những chớ để những chất này thoát đi ; chúng cũng phải được không cho chảy đến các chỗ khác. Như vậy, ấn đó được gọi là ‘thiếu nữ đem đến lạc bất biến’.

Những thiền giả thực sự sanh khởi trong thân trống không của Kalachakra và Phối Ngẫu có ba loại : sắc bén, trung bình và cùn lụt.

Hạng sắc bén riêng dựa vào đại ấn. Họ có thể kinh nghiệm đại lạc bất biến chỉ bằng kết hợp với đại ấn. Hạng thứ hai trước hết phải dựa vào ấn trí huệ để phát sanh một cơ sở của lạc và qua đó họ có thể đi vào đại ấn.

Theo cách này, cả ba loại hành giả rốt cuộc đều đến đại ấn. Họ đi vào kết hợp với đại ấn. Hạt của chất trắng ở trong đỉnh đầu trong hình thức một chữ hm được làm chảy tan và rơi xuống luân xa ở đầu hạt ngọc. Đồng thời, hạt đỏ đi đến trung tâm năng lực ở đỉnh đầu. Bấy giờ hai chất được giữ lại không để cho đổi đến các vị trí khác. Sự hiện diện của hai hạt ngọc ở hai luân xa được làm vững chắc cho đến khi kinh nghiệm được lạc bất biến tối thượng. Lần đầu tiên lạc bất biến này sanh khởi từ sự hiện diện vững chắc (của hai hạt trong hai luân xa, xếp đặt trái nghịch), là biên giới đánh dấu sự thành tựu của yoga chánh niệm tiếp theo. Bây giờ người ta sẵn sàng đi đến yoga thứ sáu, yoga samadhi (tam ma đề, đại định).

6. Yoga Samadhi. Như vậy khi người ta đồng thời đưa những chất trắng đến đầu bộ phận sinh dục và hạt đỏ đến đỉnh đầu và giữ chúng ở đó một cách vững chắc, điều này làm khởi lên một chớp nhoáng khoảnh khắc của lạc vững chắc. Một yếu tố trong 21.600 nhân tố tạo thành thân thể thô được tan biến. Đồng thời, một phần của một bộ 1.800 trong 12 bộ gồm 21.600 năng lực nghiệp đi qua lỗ mũi được dừng lại.

Khi (trong bộ đầu tiên) 1.800 kinh nghiệm lạc đã được hoàn thành và 1.799 hạt sinh khí được dồn lại, người ta đạt đến ‘pháp vĩ đại tối thượng’ của con đường áp dụng (giai đoạn thứ tư và cuối cùng của cấp độ thứ nhì của con đường giác ngộ, nghĩa là Thế đệ nhất địa trong bốn gia hạnh vị). Một phần nữa của 1.800 khoảnh khắc như vậy đặt người ta vào giai đoạn của một bậc thánh, con đường thấy trực tiếp (kiến đạo vị hay sơ địa, cấp độ thứ ba của năm con đường đến giác ngộ).

Nếu theo cách này người ta có thể đưa 21.600 hạt trắng dương, những hỗ trợ của lạc, đến đầu hạt ngọc và chồng chất chúng thành một cột trụ vững chắc lên đến luân xa đỉnh đầu và nếu người ta cũng có thể đưa 21.600 hạt đỏ lên và tạo chúng thành một cột trụ đỏ bắt đầu ở luân xa đỉnh đầu trải dài xuống đầu hạt ngọc, trên cơ sở của mỗi cặp của 21.600 cặp hạt đỏ và trắng, người ta kinh nghiệm một khoảnh khắc lạc vững chắc. Theo cách này 21.600 khoảnh khắc lạc bất biến ‘được nâng đỡ’ sanh khởi. Mỗi khoảnh khắc này đoạn trừ một phần của 21.600 khí nghiệp, và điều này lại gây ra sự tan biến rốt ráo của một trong 21.600 nhân tố của thân vật chất.

Năm uẩn của người ta, cùng với những nguyên tố và những đối tượng liên hệ với nó, thoát khỏi che ám. Người ta siêu vượt khỏi mọi che ám đối với hiểu biết và đồng thời ngay trong đời này đạt đến trạng thái giác ngộ trong hình dạng của Phật Bổn Nguyên Kalachakra.

Tantra Kalachakra Rút Gọn nói :

Khi người ta thực hiện thân, ngữ và tâm phát sanh bởi con đường của những yoga Kalachakra, thân thể người ta siêu vượt khỏi tính chất thể bình thường, trở nên trong sáng như bầu trời, và biểu lộ mọi tướng tốt chánh và phụ của sự hoàn thiện. Tâm người ta tràn đầy lạc tối thượng và đi vào một sự ôm ấp vĩnh cửu với trí huệ bất động vốn có sẵn.

Ý nghĩa ở đây là thiền giả Kalachakra hoàn thành giác ngộ trong một đời theo cách thân thể đạt được những đặc tính của hình tướng Kalachakra và Phối Ngẫu, một thân trống không bao la trang hoàng với mọi tướng hảo, một thân tương tự như bản thân không gian. Nó ‘trong và sáng’ bởi vì không phải vật chất, không có cấu trúc của nguyên tử phàm trần.

Đây là sự chứng đắc về thân. Về sự chứng đắc về tâm thức, bản tánh của nó là lòng bi sanh khởi như là lạc bất biến, không chuyển động, tối thượng, khóa kín trong sự hợp nhất vĩnh cửu với một vị trí huệ thấy biết tánh không của hiện hữu vô tự tánh, ‘tánh không vô tướng’.

Khi theo cách này thân và tâm được kinh nghiệm là một thực thể không thể tách lìa dựa trên thân trống không nâng đỡ và trí huệ được nâng đỡ của lạc bất biến, đây nghĩa là ‘Kalachakra Bổn Nguyên’. Trong sáu nhánh yoga của hệ thống Kalachakra, nó là yoga thứ sáu, yoga samadhi, yoga đại định.

Trong văn học Kalachakra người ta thấy những bàn luận tập trung vào những chủ đề ‘tánh không có tướng’ và ‘tánh không chân thật vô tướng’.

Trong cái thứ nhất, tâm trực tiếp thấy biết thân trống không sanh khởi trong một cảm nhận về một ánh sáng vi tế của hình tướng nhị nguyên. Tuy nhiên nó được gọi là ‘tánh không’ bởi vì trong nó đối tượng để phủ định, cơ cấu nguyên tử thô và tế của thân, đã bị đoạn trừ, và nó hoàn toàn không có vật chất.

Trong trường hợp tánh không vô tướng, điều này ám chỉ tâm trực tiếp thấy biết tánh không của đối tượng để phủ định, nghĩa là tánh không của hiện hữu có tự tánh. Bởi vì tâm ấy đã hủy hoại mọi hình tướng nhị nguyên, nó được gọi là ‘vô tướng’.

Như vậy, trong truyền thống Kalachakra, sự bàn luận về thân trống không như giải thích ở trên, trong đó trí huệ về tánh không được hòa thành một vị với đại lạc bất biến tối thượng, là một thay thế cho giáo lý tịnh quang và thân huyễn trong những hệ thống yoga tantra tối thượng khác. (Nghĩa là thân trống không thay thế cho thân huyễn, và một vị của lạc bất biến và trí huệ thay thế cho tịnh quang). Sự hòa hợp của hai cái, thân trống không và lạc bất biến nhập vào trí huệ về tánh không, trong dòng thân và tâm của người ta thì thay thế cho Đại Hợp Nhất (của tịnh quang và thân huyễn) trong những yoga tantra tối thượng khác.

Tuy nhiên trong Kalachakra, thiền giả đi qua mười hai cấp bậc liên tiếp, gọi là ‘mười hai địa Kalachakra’, mỗi địa gồm một lô những sự kiện phi thường. Trên mỗi địa người ta trải qua 1.800 (khoảnh khắc của) trí huệ về lạc là tánh không, chúng sanh khởi từ 1.800 kinh nghiệm về lạc bất biến. Chúng làm dừng lại 1.800 dòng chảy năng lực vi tế, khiến 1.800 (của 21.600) nhân tố của thân vật chất tiêu tan, và loại bỏ 1.800 mê lầm (tức là ‘phần vốn’ của cấp bậc đó). Cùng lúc người ta xếp chồng được 1.800 hạt.

Sự hiện diện đầy đủ một bộ 1.800 nhân tố sẽ tạo thành một địa trong mười hai địa Kalachakra đưa đến giác ngộ. Vượt qua mười hai địa nghĩa là 21.600 nhân tố đã được kinh nghiệm.

Tóm tắt, trước hết người ta thiết lập thân trống không của bổn tôn và phối ngẫu ở luân xa chỗ bí mật, và rồi từng giai đoạn đưa nó lên qua những luân xa khác, từ rốn đến đỉnh đầu.

Ngoại trừ giáo lý về thân trống không, sự trình bày của Kalachakra về cách đi qua những địa siêu thường của con đường thì hoàn toàn giống với sự trình bày trong giáo lý Lam Drey (của phái Sakya Phật giáo Tây Tạng).

Hãy lắng nghe !

Luận văn ngắn này về sáu yoga

Của giai đoạn thành tựu Phật Bổn Nguyên Kalachakra

Được rút từ những kinh điển cổ Ấn Độ

Và trình bày tư tưởng của chúng không sai lầm.

Được vài đệ tử yêu cầu,

Tôi, Gendun Druppa, viết nó ra để hưng phấn tâm tôi ;

Và để biểu lộ sự kính trọng của tôi đối với thực hành

Và những giáo lý của những đại thiền giả thời xưa.

Nguyện nó làm lợi lạc cho những ai có cùng ý hướng.

Nguyện bất cứ công đức nhỏ nào nó có

Khiến chúng sanh đi vào Kim Cương thừa ;

Họ được tràn đầy vinh quang

Của lạc tối thượng và trí huệ tánh không,

Và đạt đến trạng thái Phật Bổn Nguyên Kalachakra.

Phụ chú : Do Gendun Druppa, một đệ tử nhỏ của đạo sư toàn giác Pakpa Yonten Gyatso, viết ra.

Xem mục lục