Từ khi ý thức tất cả tiềm năng của mình, chúng ta muốn biết làm sao triển khai nó. Cái gì là những thứ ngăn cản cái đẹp con người và chướng ngại tiến bộ tâm linh/ và do đó phải từ bỏ? Câu trả lời nằm trong giới.
Cái nhìn Phật giáo về giới có từ sự liên hệ giữa những hành vi của chúng ta và hậu quả của chúng. Những hành vi được gọi là "tiêu cực" hay "có hại", nếu chúng sanh ra những hậu quả khốn khổ, và "tích Cực" hay "đức hạnh" nếu chúng là nguồn hạnh phúc của chính mình và người khác. Vì chúng ta muốn nhận biết hạnh phúc và tránh thoát khổ đau, học sống theo nhân quả là khôn ngoan. Hiểu nhân quả, chúng ta sẽ quyết định xử sự như thế nào.
Như đường lối chủ đạo, đức Phật đã khuyên chúng ta ữárth mười hành động không đức hạnh, nghĩa là những cái hủy hoại hạnh phúc của cá nhân và của người khác. Ba hành động của thân: giết, trộm và tà dâm; bốn cái về lời nói: nói dối, vu khống, nói huyên thuyên vô ích và bạo lực ữong lời nói và ba cái về t-âm thức: tham lam, ác tâm và những quan điểm sai lain.
Giết, đó là cắt đứt đời sống của một sinh vật. Đấy là cái nặng nhất trong mười hành động làm hại. Mọi sinh vật đều muốn sống hơn thứ gì hết. Nếu chúng ta phải đối mặt với những hoàn cảnh có thể đưa đến sự giết (dất nước bị tấn công, người nào hay con vật tấn công em bé, nhà chúng ta bị mối...), với một chút sáng tạo chúng ta thấy rằng luôn luôn có những giải pháp khác thay vì giết chóc: ngoại giao vớỉ chiến ữanh, dùng bẫy thuốc mê, thuốc làm cho bỏ đi...
Sự làm chết nhẹ nhàng và sự uống thuốc phá thai là những vấn đề khó khăn. Trong viễn cảnh Phật giáo, cả hai trường hợp là phá hủy đời sông. Nhưng hiếm có một giải pháp hoàn hảo cho mỗi tình huống.
Trí thông minh và lòng bi của chúng ta đối mặt với một thách thức. Thế nên cần suy nghĩ sâu xa đến lợi hại cho chính mình và người' khác về những biện pháp thay thế khác nhau có thể được và làm cách tốt nhất.
Trộm là lấy cái không cho. Mượn không trả hay trôn thuế cũng là một hình thức trộm, cũng như lấy những đồ vật nơi công sở để dùng riêng. Không muốn sử dụng một cách bừa bãi của cải người khác khiến chúng ta chú ỷ hơn vào hạnh kiểm và hành vi của chúng ta. Điều đó rất ích lợi và giúp chúng ta tránh những xung đột với những đồng loại. Do đó, những người khác tin cậy chúng ta, họ không ngần ngại cho chúng ta mượn và không sợ thấy tài sản của họ biến mất nếu chúng ta đang khó khăn.
Tà dâm ám chỉ trước hết đến ngoại tình: chúng ta dấn thân vào một quan hệ - dù chúng ta lập gia đình hay chưa - và chúng ta có một ái tình "ngoài lề", chỉ nói trên bình diện xã hội/ nó sẽ gây ra những rắc rối, khổ đau, lo nghĩ, cho những người khác, chỉ riêng điều này đủ để chúng ta nên tránh.
Nói dối, đó là xác nhận điều gì mà người ta biết là saiễ Nếu nói dối trước hết là một hành động thuộc lời nói, người ta cũng có thể nói dối bằng thân thể, mệt cái gật đầu, một cử chỉ. Nói dối tạo cho chúng ta sự lầm lẫn trong những đời tới, mà ngay đời này cũng hủy hoại những tương quan. Nếu nói dối, người ta không tin chúng ta nữa, ngay cả khi chúng ta nói sự thậtẾ Nhưng nếu vì người khác mà chúng ta phải không trả lời thẳng mà nói qua hướng khác thậm chí phải nói dối, thì lúc đó hành động (nghiệp) của chúng ta hoàn toàn do động cơ chi phốiề
Vu không, nói xấu thường là do ghen tỵ. Những lời nói gieo rắc bất hòa hay ngăn cản sự giảng hòa được xem như một hình thức vu không. Những tai hại của những lời đem đến sự chia rẽ thì chắc chắn. Những người khác nhanh chóng nhận ra và họ thôi thân thiện với chúng ta. Chúng ta sẽ có tiếng là những kẻ gây rối, chia rẽ và họ sẽ tránh xa chúng ta.
Những lời nói làm thương tổn như kêu ca, chỉ trích với ác ý và chế giễu. Cũng như công kích ai bằng cách làm họ thương tổn hay chế nhạo họ. Ngay dù chúng ta thường có cảm giác có lý khi dùng những lời gây thương tổn, với cái nhìn sâu xa chúng ta sẽ thấy điều đó không làm cho chúng ta hạnh phúc. Nếu chúng ta quan sát kỹ cách chúng ta nói với người khác, chúng ta sẽ thấy tại sao đôi khi họ lảng tránh chúng ta. Nhưng nếu chúng ta phát triển sự tôn trọng họ và tình cảm của họ là điều quan trọng với chúng ta. Thì không những chúng ta tôn trọng chính mình, mà những người khác cũng tìm kiếm sự bầu bạn với chúng ta.
Những lời nói phiếm là một trong những cách chính để phí phạm thời giờ và làm rối tâm thức những người khác. Chúng ta có thể không có thì giờ để làm một việc có ý nghĩa, nhuhg chúng ta rất chịu khó dành thì giờ để nói những chuyện vô nghĩa, nói tất cả mà chẳng nói gì cả. Chúng ta càng nói về một vấn nạn, nó càng trở nên cứng dặc. Cái ban đầu chỉ là một khó khăn nhỏ trở thành một vẩn nạn lớn khi chúng ta kiếm một người bạn để nói. Rồi người này lại nói cho người khác, và cứ thế một chuyện nhỏ thành ra lớn lao.
Nhưng cẩn thận, tôi không nói rằng chúng ta phải đừng nói với ai những những vấn nạn của chúng ta và đừng tin cậy ai cả. Thường thì rất ích lợi khi nhận được một ý kiến từ bên ngoài về một tình huống nào đó. Nhưng nếu chúng ta chỉ chờ đợi một người bạn xác nhận cho lập trường của chúng ta thay vì khám phá với chúng ta những giải pháp nhân ái để dàn xếp sự việc, thì sự nói chuyện có nguy cơ lạc hướng và trở nên phù phiếm.
Điều đố không có nghĩa là cấm cười đùa, sống vui vẻ! Nhưng chúng ta phải có một động cơ tốt trong những cuộc nói chuyện của chúng ta. Tóm lại chúng ta cần sử dụng lời nói không lạc ngoài đường hướng chúng ta đi, để làm lợi lạc cho người khác mà không làm tôn hại họ.
Không ai biết chính xác khi nào một trong ba hoạt động tiêu cực này của tâm thức bị mắc phạm.
Tuy nhiên chúng để lại những khuynh hướng tiêu cực trong dòng tâm thức chúng ta. Có sự tham lam thèm khát khi người ta chú ý đến một vật gì thích thú và nghĩ cách sở hữu nó. Sự tham lam làm chúng ta bị kích động, căng thẳng đôi khi đẩy chúng ta đến làm và nói theo cách hủy hoại. Chúng ta sẽ vui vẻ hơn khi bằng lòng với những sở hữu của mình và vui theo sự may mắn của người khác.
Ác tâm, là trau dồi ý chí làm ai đó đau khổ. Đó là một nghệ thuật mà chúng ta thường khá giỏi. Chứng ta có khả năng hoạch định một kế hoạch để trả thù hay suy nghĩ lâu về điều chúng ta sắp nói để lầm lau đớn người khác và "đặt hắn vào đúng chỗ củà hắh"ẵ Đôi khi chúng ta không ý thức rằng tâm thức chúng ta đang lạc vào những tư tưởng xấu. Bởi thế chúng ta phải quan sát những tư tưởng của chúng ta một cách cẩn trọng để thấy khi nào chúng ta mong muốn điều xấu cho những người khác hay thích thú vì sự không may của họ.
Có những quan điểm sai lầm (tà kiến) là bác bỏ cái gì có hay xác nhận cái gì không có. Điều đó áp dụng cho những chủ đề quan trọng hợp thành cách nhìn toàn diện cuộc đời. Chẳng hạn người ta tin không có tái sanh và cứng đầu không nghe ý kiến ngườỉ khác, người ta rơi vào quan điểm sai lầmế Có quan điểm sai lầm khi một người kiên trì bảo vệ một ý kiến triết học hay đạo đức sai lầm, và do đó độc hại.
Không làm mười hành động có hại tức là chúng ta tự động thực hành mười hành động đức hạnh, và càng ừở nên tình thức về tính khí cư xử của chúng ta, chúng ta làm cho đời mình và đời người khác quanh ta ưở nên thoải mái hơn nhiều. Tất cả tôn giáo có một cái nhìn tương tự về đạo đức, cốt từ bỏ mười hành động xấu này.
Thay đổi tính khí cần thời gian. Phải bắt đầu bằng học nhận ra rằng hành động xấu mà người ta phạm. Thường chúng ta không ý thức những tư tưởng của mình/ lời nói và hành động của mình/ vì chúng ta bận rộn xao lãng, kiêu căng hay thờ ơ. Và chúng ta đôi khi cần hàng năm để nhận biết rằng chúng ta đã làm tổn thương người nào.
Sau khi nhận biết những hành động xấu, phải kiên trì không tái phạm. Điều này khó khăn hơn chúng ta tưởng, vì nếu người ta đã quen hành động theo một cách, thì ỷ chí không đủ để thay đổi hạnh kiểm, cần hiểu đầy đủ những tai hại của tính khí đó, chú tâm và nỗ lực ữánh nó. Đức Phật đã dạy những kỹ thuật khác nhau để chuyển hóa những thái đệ phiền não của chúng ta. Nghiên cứu và thực hành chúng hàng ngày là ích lợi. Có lẽ người ta không thành công ngay, nhưng kiên trì thì người ta sẽ thấy nó xảy đến. Sự chuyển hóa bên ữong là một tiến trình đòi hỏi nhẫn nhục với chính mình.
Một số người muốn đạt đến chứng ngộ tâm linh mà không phải thay đổi cách sông hàng ngày. Họ nói dôi và lừa gạt người khác khi thuận tiện, ngồi lê đôi mách và chỉ trích những người họ không thích. Nhưng điều đó không ngăn cản họ muôn hoàn thành những thực hành thiền đinh cao cấp và muốn có những thần lực phi thường.
Như vậy họ sẽ không tạo ra những nguyên nhân cho phép họ tiến bộ. Nếu chúng ta bất lực trong việc kiểm soát những hành động thồ nhất của chúng ta - những lời nói, những hành vi - làm sao hy vọng thay đổi được tâm thức, nguồn gốc mọi hành động? Kiểm soát những lời nói và hành vi thì dl dàng hơn nhiều những tình cảm và thái độ tiêu cực. Đó là lý do người ta phải bắt đầu bằng cách loại bỏ ba hoạt động tiêu ẽực eủa thân và bốn hoạt động tiêu cực của lời nói, đồng thời tránh ba loại hoạt động tiêu cực của tâm thức. Sau đó người ta qua những thực hành cao hơn. Đức Phật đã nói:
An vui trong thế giới này, an vui trong thế giới khác, ngúời ta hành động tốt. Nó an vui ở đây và ỗ kia, trong sự thanh tịnh của những hành vi của nó.