Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Chúng ta đã thấy rằng cuộc đời của chúng ta là một đông những vấn nạn rắc rối không ngừng. Chúng ta cũng đã xác định những nguyên nhân của rió: vô minh, những thái độ gây phiền não do vô minh phát sanh và những hành động có động cơ là những thái độ gây phiền não ấy. Bấy giờ người ta có thể tự hỏi những cá nhân đầy tham luyến và tức giận có thể một ngày nào đạt đến Phật tánh. Có chăng một phương tiện để ra khỏi vòng những cuộc đời lẩn quẩn này? Nếu có, nó là gì?

Vâng, có thể thoát khỏi vòng sanh tử của những vấn nạn tái hồi. Người ta có thể đạt đến một trạng thái bình an và vui vẻ lâu dài ngay khi người ta sử dụng mọi phẩm tính tốt đẹp của mình để giúp đỡ những người khác. Điều đó có thể, vì chúng ta có trong chúng ta bản tánh Phật, lòng tốt không thể hủy hoại của chúng ta. Tiếp theo chúng ta xếp đặt cuộc đời quý báu của chúng ta, đời làm người này cho chúng ta cơ hội để thể hiện Phật tánh của chúng ta. Đó sẽ là mục đích của đoạn tới.

Bạn có khi nào đến một đỉnh núi và nhìn bầu trời hoàn toàn trong sáng và không mây? Cảm giác về không gian yên bình và sáng tỏ vừa ấn tượng vừa kích thích. Nhưng khi chúng ta nhìn bầu trời giữa lòng thành phố/ cái nhìn của chúng ta bị giới hạn bởi những tòa nhà, mây và khí ồ nhiễm. Từ quan điểm của bầu ữời, không có gì thay đổi cả. Bầu ữời luôn luôn thanh tịnh thuần khiết, trống rỗng và chiếu sáng. Nhưng chúng ta không thây nó, vì cái nhìn của chúng ta bị giới hặn và bầu trời có mây và khói ô nhiễm.

Bản tánh của tâm thức chúng ta cũng tương tự. Nó hoàn toàn thanh tịnh. Những đám mây ngăn chúng ta thấy nó là những yếu tô" gây nhiễu loạn như tham, sân và vô minh, cũng như những dấu in của những hành động quá khứ.

Bầu ười và mây không cùng một thực thể. Chứng không thể hòa lẫn. Mây và ô nhiễm là những màn che tạm thời, khi tan biến thì để lộ bầu trời trong trẻo và trống trải. Cũng thế, phiền não và dấu in ô nhiễm không phải là bản tánh tối hậu của tâm thức chúng ta. Chúng có thể được tịnh hóa và loại bỏ để chúng ta thấy biết bản tánh của chúng ta bao la như không gian và hợp nhất với nó.

Làm sao biết những yếu tô" phiền não và những dấu in ô nhiễm không là bản tánh của tâm thức? Nếu tức giận là bản tánh của tâm thức chúng ta, chúng ta sẽ luôn luôn tức giận. Nhưng không phải thế: giận đến rồi đi. Những dấu in ô nhiễm của nghiệp cũng không phải là bản tánh của tâm thức, vì chúng có thể được tịnh hóa và loại bỏ.

Người ta có thể đoạn trừ hẳn tức giận? Có thể, vì tức giận là một trạng thái sai lầm của tâm thức, một thái dộ căn cứ trên một lầm lẫn. Người ta phát sanh tức giận mỗi khi người ta phóng chiếu những tính châ't tiêu cực lên những người khác và những sự vật. Sự giải thích sai lầm của chúng ta về những hoàn cảnh làm cho chúng xuất hiện với chúng ta nhi# là xấu xa, tai hại. Lầm lẫn những phóng chiếu của chúng ta với những tính chất thật của những người khác, rồi người ta nổi giận với cái người ta đã tự gán ghép. Bi kịch là người ta không ý thức tiến trình này, tin lầm rằng hình ảnh mà người ta tri giác là xấu và ù lì thực sự hiện hữu.

Khi phát triển trí tuệ người ta thấy rằng một đối thủ bên ngoài chỉ là một phóng chiếu quá đáng của tâm thức loạn động của chúng ta. Tức giận tự nó biến mất, bởi vì trí huệ không biểu lộ cùng lúc với tức giận của vô minh. Chăm chỉ trau dồi trí huệ, chúng ta sẽ đến chỗ đoạn dứt tức giận.

Những thái độ xấu, hại như tức giận, ghen tỵ và khoe khoang có thể bị loại trừ vì chúng đặt nền trên những tri giác sai lầm. Những tính tình tốt như nhẫn nhục, tình thương và lòng bi có những nền tảng vững chắc, vì chúng nhận biết những phẩm tính mà mọi người đều có. Do đó những thái độ này không bao giờ bị nhổ khỏi dòng tựơng tục tâm thức và có thể được phát triển đến vô cùng.

Mỗi chúng sanh có khả năng thành Phật, vì chúng ta đều có hai loại tiềm năng Phật trong chúng ta. Một là bản tánh tối hậu của tâm thức, cách thức hiện hữu thật sự của tâm thức chúng ta. Cách thức hiện hữu này là một phủ định tất cả hiện hữu giả tạm và ảo tưởng của tâm thức. Cái kia là một hiện hữu khẳng định: đó là bản tánh của tâm thức, những phẩm tính của nó.

Bản tánh 'tối hậu của tâm thức chúng ta cũng được gọi là Phật tánh tiềm năng tự nhiên của chúng ta. Nó giông như bầu trời bao la thuần khiết và trống không. Nghĩa là bản tánh tối hậu của chúng ta là trống không mọi cách thế hiện hữu có thể quan niệm. Nó không có mọi phóng chiếu sai lầm nhìn nó như một vật bất động và độc lập. Tâm thức chúng ta thì không có tự tánh. Chúng ta sẽ trở lại điều này trong đoạn về trí tuệ trong chương V.

Bản tánh tối hậu của tâm thức chúng ta không bị những trạng thái tâm thức tiêu cực của chúng ta ảnh hưởng, làm ô nhiễm. Nó là vô thủy vô chung. Không có cái gì phá hoại nó được. Không ai có thể lấy nọ đi khỏi chúng ta. Bản tánh trống không tâm thức của chúng ta này là của chúng ta. Biết rằng chúng ta có thể thành Phật sẽ cho chúng ta sự tự tin.

Loại tiềm năng Phật tánh thứ hai là tiềm năng Phật tánh đang trở thành. Nó bao gồm vừa bản tánh của tâm thức - sự sáng tỏ và tỉnh biết - và những trạng thái tích cực như lòng bi.

Tâm thức là một thực thể không hình dáng không do nguyên tử hay vật chất tạo thành. Nó là sáng tỏ theo nghĩa nó chiếu sáng và soi sáng những đối tượng. Nó là thức giác bởi khả năng biểu tượng sự vật và tri giác chúng.

Tức giận cũng như lòng bi là những trạng thái sáng tỏ và thức giác của tâm thức. Bản chất sáng tỏ; và thức giác là một trong những tiềm năng của Phật đang trở thành. Tuy nhiên tức giận không tham dự vào tiềm năng thành Phật, vì nó đặt nền trên những quan niệm sai lầm có thể bị loại bỏ.

Về phần lòng bi nó không phải là những sản phẩm của những phóng chiếu sai lầm và như vậy có thể phát triển đến vô hạn. Cũng thế là những trạng thái khác của tâm thức do một tri giác đúng về sự vật - tình thương, nhẫn nhục, tự tin, không bám luyến, chăm lo cho người khác, nồng nhiệt... Những phẩm tính tốt này, tất cả hiện diện nơi chúng ta, tiến hóa khi chúng ta tiến bộ. Vào cuối con đường chúng chuyển hóa để trở thành những phẩm tính của một vị Phật mà chúng ta sẽ trở thành. Thế nên người ta cũng nói về bản tánh Phật đang trở thành của chúng ta.

Đại hiền triết Ấn Độ (và nhà lỷ luận) Dharmakirti đã nói:

Bản tánh của tâm thức ỉà ánh sáng trong trẻo.

Bóng tô'i chỉ là thoáng qua.

Dharmakirti tái xác nhận khả năng trở thành một vị Phật của chúng ta bằng cách nhắc rằng bản tánh của tâm thức chúng ta là ánh sáng trong trẻo (tịnh quang). Điều đó muốn nói- hai điều, tương ưng với hai loại tiềm năng Phật tánh. Thứ nhất, tâm thức chứng ta là ánh sáng trong trẻo theo nghĩa nó không có mọi cách thức hiện hữu tưởng tượng. Khi trí huệ của chúng ta tri giác trực tiếp ánh sáng trong trẻo này, cái không có hiện hữu nội tại tự thân, chúng ta có thể nhổ sạch những thái độ gây phiền não của chúng ta. Thứ hai, tâm thức chúng ta là ánh sáng trong trẻo bởi vì bản tánh sáng tỏ và thức giác của nó luôn luôn hiện diện. Những thái độ phiền não và những dấu in nghiệp quả không trộn lẫn với bản tánh sáng tỏ và thức giác này của tâm thức chúng ta. Nói cách khác, chúng ta không phải là sự tức giận của chúng ta, chúng ta không phải là những tính xấu của chúng ta. Đó chỉ là những tấm màn có thể bị gỡ bỏ.

Vấn đề Phật tánh sâu xa đến độ có vẻ khó hiểu lúc đầu. Nhưng chúng ta có thể thoáng thấy tiềm năng bẩm sinh vốn sẵn và cái đẹp vôn sẵn của chúng ta, Phật tánh của chúng ta tạm thời bị những đám mây tham, sân, và những yếu tố phiền não che lấp. Dần dần chúng ta làm tan mây, ý nghĩa của hai loại tiềm năng Phật tánh trở nên rõ ràng hơn. Có nói trong Hevajra:

Những chúng sanh hữu tình là những vị Phật

Nhưng họ bị tấm màn nhất thời che phủ.

Một khỉ những tấm mần được gỡ bỏ, họ sẽ là những vị Phật.

Những chúng sanh là những vị Phật, bởi vì họ đều vốn có tịnh quang, tịnh quang đó không phải là cái gì mớỉ được làm ra hay do một thực hành nào cung cấp. Nhưng hiện thời tịnh quang ấy bị che phủ bởi những tấm màn phiền não nhất thời. Khi những tấm màn ấy tan biến, họ sẽ trở thành cái họ vôn là.

Phật giáo có một quan kiến rất tích cực và lạc quan như vậy về cuộc đời và bản chất của con người. Tất cả chúng ta đều có những hạt giông của sự toàn thiện, tiềm năng Phật vôn sẵn và tiềm năng Phật trở thành, và không có ai có thể đánh cắp hay hủy hoại chúng. Vậy thì không có lý do gì để cảm thấy bị tước đoạt hay không hy vọng. Tiềm năng Phật tánh không thể xa lìa chúng ta, luôn luôn có nền tảng của sự tự tin và nguyện vọng tích cực.

Hiện giờ, Phật tánh tiềm năng của chúng ta đang ngủ, bị che phủ bởi những đám mây phiền não và những dấu in của nghiệp. Đôi khi nó được ví như mật bị quấy nhiễu bởi một đàn ong đói, hay vàng ròng phủ chất bẩn. Ong và chất bẩn, cũng như những thái độ và những dấu in của những hành động, là những màn che tạm thời, thoáng qua.

Làm sao tháo chúng ra? Theo con đường đức Phật diễn tả: trau dồi trí huệ và lòng bi. Trí tuệ chứng ngộ tánh Không cho phép chúng ta thấy biết tiềm năng Phật vôn sẵn của chúng ta, không có mọi cách thức hiện hữu ảo tưởng. Lòng bi là một thái độ hiện thực, sự mong ước là mọi chúng sanh được giải thoát khỏi mọi điều kiện bất toại nguyện và khổ đau. Ý chí vượt qua những vấn nạn tái hồi là giai đoạn đầu của con đường. Đó là điểm khởi hành để trau dồi lòng bi và trí tuệ để tiềm năng Phật tánh bừng nở. Chúng ta có thể học những kỹ thuật đức Phật dạy để tịnh hóa và trau dồi tâm thức chúng ta cho mục đích trên.

Xem mục lục