Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Những lời dạy nền tảng của Gautama (đức Phật) mà từ nay chúng ta có thể đi vào bằng nghiên cứu những nguồn bản văn, thì rõ ràng và đơn giản, hòa điệu trọn vẹn vôi những ý tưỗng hiện đại. Chắc hẳn chúng tạo thành tuyệt 'điểm của một trong những trí thông minh sâu sắc nhất mà thế giới đã từng biết.

  1. G. Well (sử gia và nhà văn Anh)

Lần đầu tiên tôi tham dự một lớp học giới thiệu vào Phật giáo, vị thầy đã nói: "Đức Phật đã nói với những đệ tử: 'Chớ chấp nhận những lời giảng của ta chỉ vì kính ữọng ta, mà hãy phân tích chúng và chứng mình chứng trước đã, như một thợ vàng phân tích vàng, chà xát nó, cắt nó ra và nấu chảy nó/ Các bạn có trí thông minh vậy các bạn hãy suy nghĩ cái các bạn được nghe chứ không chấp nhận nó một cách mù quáng."

"Chà, tôi tự nhủ không ai bắt mình tin bất kỳ cái gì, cũng không loại mình ra nếu mình không gắn bó với tất cả mọí điều được nói." Trong lớp học này, người ta đã khuyên chúng tôi thảo luận và tranh luận những chủ đề được đề cập. Tôi tán thưởng cách làm này, vì nó thích hợp với khuynh hướng phân tích và thăm dò những sự việc theo những quan điểm khác nhau.

Đó là lối tiếp cận Phật giáo. Trí thông minh của chúng ta được tôn trọng và. khuyến khích. Không có một giáo điều nào để theo một cách mù quáng Chúng ta tự do chọn lựa những giáo lý nào thích hợp với chúng ta ở một thời điểm và để qua một bên những cái khác trong khi chờ đợi mà không phê phán. Những lời dạy của Phật có thể ví như một tủ đồ ăn. Mỗi người sẽ chọn ra món mình thích. Không có bắt buộc nào phải ăn hết và chúng ta không bị ép phải chọn cùng một cái với các bạn của chúng ta.

Cũng thế, người tạ có thể bị thu hút bởi một đề tài hay kỹ thuật thiền định Phật dạy, trong khi một người khác sẽ bị thu hút bởi một đề tài hay một kỹ thuật thiền định khác. Chúng ta phải học và hành theo khả năng riêng của chúng ta có lúc đó, để cải thiện phẩm chất cuộc đời chứng ta. Chính như vậy mà chúng ta từ từ hiểu và hâm mộ những lời dạy có thể như khó hiểu hay chẳng quan trọng gì vào lúc bắt đầu.

Thái độ cởi mở này là có thể, bởi vì đức Phật đã diễn tả kinh nghiệm làm người của chúng ta và cách để cải thiện nó. Ngài không sáng tạo ra hoàn cảnh của chúng ta, cũng không sáng chế con đường đựa đến giác ngộ Ngài nói đến kinh nghiệm của chúng ta, đến chức năng của tâm thức và những phương tiện hiện thực và thực hành cho phép chúng ta đôi mặt với những vân đề hàng ngày. Sau khi đã diễn tả những khó khăn của chúng ta và những nguyên nhân của chúng, đức Phật cũng đã giải thích cách loại bỏ chúng. Ngài đã nói về sự giàu có của tiềm năng con người của chúng ta và cách khai triển nó Chúng ta cũng cần xác chứng bằng luận lý và bằng kinh nghiệm riêng sự thật của điều ngài đã dạy. Đó là điều bảo đảm cho sự vững chắc kiên cố của những niềm tin của chúng ta.

Phật giáo không tập trung hết vào Phật vỡi tư cách một con người hay vào những đệ tử của ngài, Tăng, mà còn vào Pháp, những lời dạy và những thực hiện. Đức Phật Thích Ca đã từng là một người như chúng ta, từng chạm mặt với những vấn nạn và những nghi ngờ cũng như chúng ta. Chính khi theo con đường giác ngộ mà ngài đã thành một vị Phật.

Chúng ta đều có khả năng trau dồi, nuôi dưỡng lòng bi, ữí huệ và sự khéo léo (phương tiện thiện xảo). Hô" ngăn cách chúng ta với đức Phật không phải là không thể vượt qua, vì chúng ta cũng có thể trở thành những vị Phật. Tạo ra những phương tiện của giác ngộ, tích tập một tiềm năng tích cực và phát triển trí huệ, chúng ta chắc chắn sẽ đạt đến giác ngộ. Nhiều con người đã đạt đến đó, và dù chúng ta thường nói đến Phật Thích Ca, thực ra đã có nhiều người giác ngộ.

Phật Thích Ca Mâu Ni được kính trọng bởi vì ngài đã tịnh hóa mọi nhilm ô của tâm ngài và phát triển trọn vẹn những khuynh hướng tốt của ngài. Phật đã thực hiện điều chúng ta ao ước và những lời dạy của ngài chỉ cho chúng ta con đường chiến thắng những khuyết điểm của chúng ta và phát triển tất cả những tiềm năng của chúng ta. Ngài đã cho chúng ta trí huệ của ngài mà chúng ta tự do chấp nhận hay không. Phật không đòi hỏi niềm tin hay sự vâng lời về phía chúng ta, ngài cũng không kết án chúng ta nếu ý kiến chúng ta khác.

Để chiến thắng những khuyết điểm và nuôi dưỡng sự tốt đẹp bên trong, phải tiến theo những giai đoạn. Chúng ta bắt đầu bằng nghe những lời dạy hay đọc một cuốn sách, rồi chúng ta suy nghĩ về nó, nhờ lý luận để phân tích cái chứng ta đã hiểu. Tiếp theo, chứng ta thử thấy trong mức độ nào điều đó liên hệ vái những kinh nghiệm của chúng ta và của những người cạnh ta. Cuối cùng, chúng ta hấp thụ cái hiểu mới này bây giờ đã trở thành thành phần của bản thân chúng ta.

Tinh túy của những lời dạy của Phật thì đơn giản và hoàn toàn có thể áp dụng trong đời sống trựớc mắt: chúng ta phải cố gắng giúp đỡ những người khác, hay ít ra cũng tránh làm tổn hại cho họ.

Đó là lòng bi và trí huệ Đó là lương toi. Nó không huyền bí, không phép lạ, không phi lý, không giáo điều. Tất cả mọi lời dạy của Phật nhằm làm cho chúng ta phát triển trí huệ và lòng bi và hội nhập chúng vào đời Sống mỗi ngày của chúng ta. Lương tri không phải để bàn luận một cách trí thức, nó để sông.

Những lời dạy của Phật được gọi là "Con Đường giữa", vì nó không rơi vào những cực đoan. Sự tìm kiếm những lạc thú xa hoa và tình xảo là một cực đoan cũng như khổ hạnh là một quá độ khác. Mục đích của pháp là giúp chúng ta thư giãn và rút lợi lạc từ đời sống, nhưng không phải theo nghĩa bình thường chúng ta thường hiểu. Chúng ta học tháo gỡ những phiền não và những thái độ tiêu cực ngăn chúng ta không được hạnh phúc và học hân thưởng đời sống mà không tham luyến cũng không lo âu.

Người ta thường tin rằng, để là một người tôn giáo hay "thánh" phải từ chối hạnh phúc. Điều đó không đúng. Mọi người muôn được hạnh phúc, sẽ tuyệt vời nếu có hạnh phúc. Nhưng để điều đó xảy đến phải hiểu cái gì là hạnh phúc và cái gì không.

Trong Phật giáo, trước tiên người ta học phân biệt những loại hạnh phúc khác nhau. Tiếp theo người ta tìm những nguyên nhân của hạnh phúc đích thực, những nguyên nhân khiến những nỗ lực của chúng ta sản xuất ra những kết quả bị giảm trừ, để cuối cùng tạo ra những nguyên nhân của hanh phúc. Hanh phúc - cũng như khổ đau - không phải là kết quả của ngẫu nhiên, cũng chẳng phải dành riêng cho những người ưu tú. Cũng như mọi sự trong vũ trụ, hạnh phúc là sản phẩm của những nguyên nhân riêng biệt. Nếu người ta tạo ra những nguyên nhân của hạnh phúc, hạnh phúc sẽ đến nơi hẹn. Điều đó thuộc một tiến trình hệ thống từ nhân đến quả, nó sẽ được giải thích trong những chương tới

Mục đích của đạo Phật là sự giản dị/ tròng sáng và tự nhiên. Một con người-có những phẩm tính này là phi thường. Với sự giản dị, người ta bỏ qua một bên sự đạo đức giả và ích kỷ để cho tình thương và lòng bi với tất cả chúng sanh có thể lớn lên trong chúng ta. Vói sự trong sáng, người ta từ bỏ sự mê lầm của vô minh nhờ một nhận thức trực tiếp thực tại. Với sự tự nhiên, người ta không bị ảnh hưởng nữa bởi những tư tưởng xúi dục và người ta biết một cách tự nhiên làm thế nào giúp đỡ những người khác với sự tốt nhất của mình trong mỗi tình huông.

Khi khai triển trí và bi, chúng ta sẽ hạnh phúc hơn và chúng ta biết cái gì là quan trọng trong đời chúng ta. Thay vì chiến đấu chông lại thế giới trong một trạng thái bất toại nguyện mãi mãi, chúng ta chuyển hóa thái độ của chúng ta để được hạnh phúc và để tìm thấy một ý nghĩa cho đời sông chúng ta, dù hoàn cảnh có thế nào.

Một số người tin sai lầm rằng Phật giáo cổ vũ tính thụ động và giữ một khoảng cách nào đó đối với những người khác. Nếu tốt đẹp là lìa xa những quan niệm xúc cảm sai lầm, điều đó không muôn nói rằng phải sông không nghị Ịực và không mục đích. Hoàn toàn ngược lại! Thoát khỏi mê mờ, chúng ta sẽ vui vẻ hơn, tỉnh táo hơn và chú tâm hơn đến những người khác. Hoàn toàn chấp nhận mỗi hoàn cảnh mới, chúng ta sẽ làm đến mức tốt nhất của ưùnh để giúp đỡ những người chung quanh.

Xem mục lục